hướng dẫn chấm duyên hải 16

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ IX, NĂM HỌC 2015 – 2016

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 11


Ngày thi: 23/4/2016
Ngày chấm: 24/4/2016
(HDC gồm 07 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như
trong Hướng dẫn chấm thi thì vẫn cho đủ điểm.
2. Thí sinh vận dụng kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được
khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của
toàn bài.
3. Tổng điểm toàn bài 20 điểm; điểm thành phần chi tiết đến 0.25 điểm.
II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT Điểm
1 Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn 1858-1884, hãy
làm rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh làm
chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Hiện nay, vai trò của 3.0
nhân dân được phát huy như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Ý 1 Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn 1858-1884, hãy
làm rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh làm 2.0
chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp...
Ở Đà Nẵng và Gia Định: Nhân dân chủ động phối hợp với quan
quân triều đình chống Pháp làm thất bại kế hoạch “ Đánh nhanh,
thắng nhanh của Pháp”. Đốc học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân
0.5
tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường giết giặc…
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng
Nam khi Pháp đánh Đà Nẵng (1858)...
Ở Nam Kì: Nhân dân chủ động thành lập các đơn vị vũ trang, hình
thành các trung tâm kháng chiến chống Pháp, liên tục tiến công tiêu
diệt địch. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê
0.5
Huy chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công. Nguyễn Trung Trực đã
chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Et-pê-răng (Hi vọng) ...Sử dụng nhiều
biện pháp đấu tranh hiệu quả như dùng văn thơ, phong trào tị địa…
Ở Bắc Kì: Nhân dân chiến đấu khi quân Pháp kéo đến các địa 0.5
phương…100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến
đấu anh dũng hy sinh đến người cuối cùng ... Tổng đốc Nguyễn Tri
Phương và con trai Nguyễn Lâm đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội
khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh
1
đồng bằng Bắc Kì chiến đấu kiên cường làm nên hai lần chiến thắng
Cầu Giấy (21/12/1873 và 19/5/1883)...
Nhận xét: Cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra kịp thời, chủ
động, sáng tạo, quyết liệt…góp phần làm chậm lại quá trình xâm
0.5
lược của Pháp, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề ngay cả khi triều
đình Huế chủ trương cầu hòa, hèn nhát, đầu hàng từng bước…
Ý2 Hiện nay, vai trò của nhân dân được phát huy như thế nào trong
1.0
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
HS có thể viết theo cách riêng nhưng cần đảm bảo được hai ý cơ
bản:
- Quan điểm của Đảng về vai trò của quần chúng nhân dân…
- Vai trò thực tế của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc hiện nay….
2 Việc Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp 3.0
đã có tác động như thế nào đối với các văn thân, sĩ phu yêu nước?
Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
đã đánh dấu bước phát triển mới của cuộc đấu tranh chống thực dân
Pháp trong nửa sau thế kỉ XIX.
Ý1 Việc Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp đã 1.0
có tác động đối với văn thân, sĩ phu...
Văn thân , sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học vấn trong
xã hội phong kiến lúc bấy giờ, họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng nho
giáo – tư tưởng “trung quân, ái quốc”. Tháng 7-1885, chiếu Cần Vương
ban ra, lập tức các sĩ phu, văn thân hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình. Biểu
hiện là họ đứng ra tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ lãnh đạo nhân dân
chống thực dân Pháp...
Ý2 Chứng minh phong trào Cần Vương (1885-1896) đã đánh dấu bước 2.0
phát triển mới của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong nửa sau
thế kỉ XIX.
Từ 1858 - 1884, phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra trong hoàn 0.5
cảnh: Pháp đang từng bước xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn chưa
hoàn toàn đầu hàng... Phong trào diễn ra theo tiến trình xâm lược của thực
dân Pháp, mang tính chất tự phát, cục bộ, thiếu sự lãnh đạo thống nhất...
Phong trào Cần Vương (1885 - 1896), đánh dấu bước phát triển của 0.5
phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Phong trào

2
nổ ra trong hoàn cảnh: thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm
lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và trở thành tay sai cho
Pháp. Mục đích phong trào cao hơn giai đoạn trước...

Phong trào được chuẩn bị và khởi xướng bởi vua Hàm Nghi và Tôn Thất 0.25
Thuyết. Do đó, trong một chừng mực nhất định phong trào được đặt dưới
sự chỉ huy thống nhất (1885 - 1888)...
Phong trào do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo diễn ra với qui mô 0.5
rộng lớn hơn trước, phong trào nổ ra cùng một lúc ở Bắc và Trung Kì, tồn
tại lâu dài (1885 - 1896)...
Phong trào Cần vương có nhiều cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, trình độ 0.25
tổ chức, phương thức đấu tranh linh hoạt, có tính sáng tạo như: Khởi nghĩa
Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê ... gây cho thực dân Pháp gặp nhiều khó
khăn trong việc bình định nước ta...
3 Đầu thế kỉ XX, bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam 3.0
“...bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và
“nước” gắn liền với nhau...”...

Đây là sự nhận thức mới của các sĩ phu yêu nước tiến bộ về con 0,5
đường cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Lãnh đạo phong trào: Là những sĩ phu yêu nước tiến bộ (những trí 0,5
thức nho học có lòng yêu nước, tiến bộ, thức thời, không bảo thủ, tiếp
nhận tư tưởng mới - tư tưởng dân chủ tư sản), mà tiêu biểu là Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh...

Hệ tư tưởng: Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến...Họ đoạn 0,5
tuyệt với hệ tư tưởng phong kiến, tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản
để cứu nước…

3
Mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh: Các sĩ phu tiến bộ đã nhận ra rằng, 0,5
công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi
chế độ xã hội. Cách mạng Việt Nam lúc này là phải đoàn kết dân tộc,
đánh đổ thực dân Pháp và tay sai phong kiến, khôi phục độc lập, để
Việt Nam phát triển tự do trên con đường TBCN...

Hình thức đấu tranh: Kết hợp nhiều biện pháp, tuyên truyền vận động 0,5
đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận
động cải cách sâu rộng...

Cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã bị thất bại. 0,5
Những cố gắng đáng khâm phục của họ rốt cuộc cũng chỉ mới tạo ra
được một cuộc vận động theo khuynh hướng DCTS chứ chưa có khả
năng làm bùng nổ thành một cuộc CMTS thực sự ở nước ta. Tuy thất
bại nhưng phong trào đã dấy lên một cuộc vân động sâu rộng, thu hút
đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, tạo ra
được ý thức tự lực tự cường đất nước...

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định 3.0
và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Lí luận đó được
trình bày trong những tài liệu nào? Nêu ý nghĩa của nó đối với sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý1

Lí luận mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam 0.5

4
là lí luận cách mạng giả phóng dân tộc theo con đường cách mạng
vô sản.

Ý2

Thể hiện qua các tài liệu. 1.5

Thông qua các tờ báo, các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên 0.5
báo “Nhân đạo” của Đảng cộng sản Pháp; Báo “Đời sống công
nhân” của Liên đoàn Lao động Pháp; Báo “Sự Thật” của ĐCS Liên
Xô; “Tạp chí thư tín Quốc tế” của QTCS; Báo “Thanh niên”; Báo “
Người cùng khổ”...

Qua các bài tham luận của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Đại hội 0.5
Quốc tế Cộng sản lần V; Đại hội Quốc tế Thanh niên; Nông dân; Phụ
nữ (1924)...Qua các tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp”
(1925), “Đường Kách Mệnh” 1927...

Ý3

Ý nghĩa... 1.0

Những tư tưởng này là ngọn cờ hướng đạo cho phong trào cách
mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là ánh sáng
soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang đi tìm chân lí
đầu thế kỉ XX...

5
Là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đặt nền móng để xây dựng cương lĩnh của Đảng sau này...

Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam từ năm 3.0
1926 đến đầu năm 1930. Ý nghĩa của phong trào công nhân đối
với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý1

Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam từ năm 2.0
1926 đến đầu năm 1930.

Trong 2 năm 1926- 1927 , ở nước ta liên tiếp diễn ra nhiều cuộc bãi 0.5
công của công nhân, học sinh học nghề: Bãi công của 1000 công
nhân nhà máy sợi Nam Định; 500 công nhân đồn điền cao su Cam
Tiêm; bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna....

Năm 1928 sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội 0.5
Việt Nam cách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ... Trong
hai năm 1928 – 1929 có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân từ
Bắc đền Nam... Bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền
Lộc Ninh, Bến Thủy...xi măng Hải Phòng, công nhân nhà máy xe lửa
Trường Thi, nhà máy Avia (Hà Nội)...đồn điền Phú Riềng... Tại
nhiều nhà máy, xí nghiệp sự lãnh đạo của tổ chức Thanh niên hay
Tân Việt được mở rộng...

6
Phong trào công nhân ngày càng lên cao vượt khỏi tầm lãnh đạo của 0.5
các tổ chức cách mạng. Do đó, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
và Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa hình thành các tổ chức cộng
sản...Đầu năm 1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được tiến
hành...

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt 0.5
Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, phong trào công
nhân đã đóng vai trò trung tâm trong phong trào giải phóng dân tộc...

Ý2

Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng 1.0
sản Việt Nam.

Phong trào công nhân là cơ sở để tiếp thu sự truyền bá của chủ nghĩa 0.25
Mác Lê nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc....

Phong trào công nhân đóng vai trò trung tâm trong phong trào giải 0.25
phóng dân tộc, có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển
theo khuynh hướng vô sản...

Phong trào công nhân thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành các tổ 0.25
chức cộng sản năm 1929, để đến đầu năm 1930 được Nguyễn Ái

7
Quốc thống nhất thành Đảng cổng sản Việt Nam...

Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp 3 yếu tố: chủ 0.25
nghĩa Mác Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của
nhân dân Việt Nam....

Vì sao trong năm 1917 nước Nga phải tiến hành hai cuộc Cách 2.5
mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười? Em
hãy phân tích tính chất của Cách mạng tháng Mười.

Ý1

Vì sao trong năm 1917 nước Nga phải tiến hành Cách mạng tháng 1.0
Hai.

Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước Quân chủ chuyên chế... Nga hoàng 0.25
tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất khiến mâu thuẫn càng thêm
trầm trọng...

Kinh tế TBCN Nga kém phát triển, kiệt quệ mọi mặt vì sự tồn tại của 0.25
chế độ nông nô và những tàn tích phong kiến...

Xã hội Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn... đất nước lâm vào khủng 0.25

8
hoảng... Phong trào đấu tranh của nhân dân đòi lật đổ chế độ Nga
hoàng lên cao, Chính phủ Nga hoàng bất lực...

Lê nin và Đảng Bôn sê vích Nga đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng... 0.25
Tình thế cách mạng đã chín muồi ở Nga...tháng 2 năm 1917 cách
mạng tháng Hai bùng nổ...

Ý2

Vì sao trong năm 1917 nước Nga phải tiến hành Cách mạng tháng 0.75
Mười.

Cách mạng tháng Hai là cách mạng DCTS kiểu mới đã lật đổ chế độ 0.25
Nga hoàng nhưng lại hình thành ở nước Nga một cục diện đặc biệt
hai chính quyền cùng song song tồn tại.

Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của 2 giai cấp khác nhau 0.25
thậm chí đối lập nhau nên không thể cùng song song tồn tại và xung
đột là khó tránh khỏi...Chính phủ tư sản đã tỏ rõ bộ mặt phản động
khi đối mặt với những vấn đề cấp bách của đất nước...

Đảng Bôn sê vích đã thông qua Luận cương tháng Tư của Lê nin: 0.25
Chuyển từ cách mạng tháng Hai sang cách mạng XHCN tháng Mười
với mục tiêu chủ yếu là “đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản,
những tầng lớp nghèo và nông dân”...

9
Ý3

Tính chất của Cách mạng tháng Mười... 0.75

Cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới và cũng là cuộc cách 0.25
mạng giải phóng dân tộc cho các dân tộc thuộc Nga.

Là cuộc cách mạng XHCN: Lãnh đạo: Giai cấp vô sản Nga đội tiên 0.25
phong Đảng Bôn sê vích; Nhiệm vụ: Lật đổ chính phủ tư sản Lâm
thời; Kết quả: Thành lập chính quyền Xô Viết của công nhân, nông
dân và binh lính cách mạng, thiết lập nền chuyên chính cách mạng
của giai cấp công nhân; Xu hướng: Đưa nước Nga tiến theo con
đường XHCN...

Là cuộc cách mạng GPDT: Giải phóng được tất cả các dân tộc 0.25
thuộc địa của Nga hoàng trước đây; Nước Nga thoát khỏi sự lệ thuộc
vào các nước tư bản phương Tây; Mở đường cho sự nghiệp cách
mạng GPDT trên thế giới đi theo ngọn cờ cách mạng vô sản...

Nêu tóm tắt diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 2.5
09- 1939 đến tháng 06- 1941. Những sự kiện trên tác động như
thế nào đến chủ trương của Đảng ta trong thời gian đó.

Ý1

Nêu tóm tắt diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 09- 1.5
1939 đến tháng 06- 1941.

10
Ngày 1-9-1939, quân Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh- Pháp 0.25
tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ...

Tháng 4 -1940, Phát xít Đức tấn công các nước Đan Mạch, Na Uy, 0.25
Pháp, Hà Lan, Bỉ. Đến 22-6-1940 Pháp kí hiệp ước đình chiến với
Đức....

Tháng 9-1940, quân Nhật đã xâm nhập Đông Dương buộc chính 0.25
quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ......

Sau đó quân Đức tấn công các nước Đông Nam Âu, chiếm một loạt 0.25
các nước Ru- ma-ni, Hung –ga- ri, Bun- Ga ri...Đến giữa năm 1941,
phe trục đã thống trị phần lớn châu Âu.

Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô bằng một cuộc chiến 0.5
tranh chớp nhoáng, quân Đức chia làm 3 mũi tấn công với 5,5 triệu
quân...

Ý2

Những sự kiện trên tác động như thế nào đến chủ trương của 1.0
Đảng ta trong thời gian đó.

11
Trước tình hình đó, BCH TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu 0.5
tập Hội nghị tháng 11-1939 với nhiều quyết định quan trọng, giương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu...; thành lập Mặt trận
dân tộc thống nhất... Hội nghị đánh dấu mốc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng...

Tháng 6-1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi... 0.5
Trong bối cảnh đó, BCH TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu
tập hội nghị lần thứ 8(tháng 5/ 1941): Tiếp tục giương cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu; thành lập mặt trận Việt Minh; xác
định hình thái khởi nghĩa đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng
khởi nghĩa ....Những quyết định quan trọng của hội nghị BCH TƯ
Đảng lần thứ 8 đánh dấu bước hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đề ra tại Hội nghị tháng 11/1939...

TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20

12

You might also like