Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

Chương 4

Kiểm định những giả định của mô hình


hồi quy tuyến tính
(Diagnostic tests)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 1


Những giả định mô hình CLRM
(assumptions of CLRM)

• Từ chương 2 và 3, chúng ta đã nắm được những giả định cơ bản cho mô


hình hồi quy tuyến tính cổ điển - CLRM và kiểm định các giả thiết của mô
hình:

A1. Mô hình hồi quy tuyến tính hay DGP: yt = α + βxt + ut


A2. Phần dư có giá trị kỳ vọng là 0: E(ut) = 0
A3. Không có hiện tượng đa cộng tuyến (no Perfect Collinearity)
A4. Không có hiện tượng nội sinh hay biến giải thích X không có tương
quan với phần dư (error term): E(X’u) = 0
A5. Không có hiện tượng phương sai thay đổi: Var(ut) = σ2 < ∞
A6. Không có hiện tượng tự tương quan: Cov (ui,uj) = 0
A7. Phần dư có sai số chuẩn: ut ∼ N(0,σ2)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 2


Kiểm định những vi phạm giả định mô hình CLRM
(Diagnostic tests)

• Sau khi đã nhận diện được những giả định quan trọng của CLRM, chúng ta
sẽ tìm hiểu các nội dung tiếp theo:

- Các vi phạm giả định sẽ được kiểm định như thế nào

- Nguyên nhân gây ra những vi phạm của giả định

- Hệ quả của việc vi phạm này

- Khắc phục những vi phạm

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 3


Phân phối thống kê được sử dụng trong các kiểm định giả thiết mô
hình CLRM (Statistical Distributions for Diagnostic Tests)

• Hai phân phối thống kê F và Chi-squares (F- và χ2- statistics) được sử dụng
phổ biến trong kiểm định những vi phạm giả định hồi quy

• Kiểm định F (F test) với phân phối F sẽ ước lượng các phương trình hồi
quy bao gồm có và không có ràng buộc và sau đó so sánh các giá trị RSS
(hay ESS) tương ứng từ các phương trình hồi quy này.

• Kiểm định Lagrange Multiplier với phân phối χ2 thường được gọi là “LM
test” với một thông số về bậc tự do chính là số ràng buộc cần kiểm định, m.

• Khi mẫu quan sát càng lớn và có thuộc tính tiệm cận (asymptotically) thì cả
hai kiểm định F và LM là tương tự như nhau vì phân phối χ2 chỉ là một
trường hợp đặc biệt của phân phối F:
χ 2 (m )
→ F (m, T − k ) as T − k → ∞
m
• Đối với trường hợp mẫu nhỏ (small samples) thì kiểm định F được ưa thích
hơn (preferable).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 4


Kiểm định giả định mô hình hồi quy là tuyến tính
(Wrong Functional Form test)
• Chúng ta đã giả định rằng phương trình hồi quy là tuyến tính: yt = α + βxt + ut
và điều này không phải luôn luôn đúng.

• Để kiểm định giả định này có thể sử dụng kiểm định Ramsey’s RESET test, và
đây là kiểm định tổng quát nhất cho các trường hợp sử dụng sai mô hình
(misspecification of functional form).

• Một cách cơ bản nhất, phương pháp này sẽ hồi quy “phần dư” (auxiliary
regression) ut đối với các biến phụ thuộc ở bậc mũ cao hơn (e.g. yt2 , yt3...:
ut = β0 + β1 yt2 + β2 yt3 +...+ β p −1 ytp + vt
• Sử dụng giá trị R2 có được từ hồi quy này để tính toán giá trị thống kê của kiểm
định (LM statistic) theo công thức sau:
LM = TR2 và có phân phối Chi-squares như sau: χ 2 ( p − 1)

• Nếu giá trị LM statistics > giá trị LM so sánh (LM critical value)
=> Bác bỏ giả thiết Null (mô hình đúng) hay kết luận rằng mô hình đã xây
dựng là không đúng.
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 5
Kiểm định giả định mô hình hồi quy là tuyến tính
(misspecification of functional form ) – Thực hành trên Eviews

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 6


Kiểm định hiện tượng mô hình sai
(misspecification of functional form ) – Thực hành trên Eviews

H0 : không bỏ sót biến bậc 2

Cả 2 giá trị của kiểm định


thống kê đều được báo cáo:
F và Chi-Squares statistics.

Kết quả cho thấy mô hình


tuyến tính là phù hợp.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 7


Khắc phục hiện tượng mô hình không đúng
(misspecification of functional form )

• Kiểm định RESET giúp phát hiện ra mô hình sai nhưng không chỉ ra mô
hình đúng phải là mô hình gì.

• Một trong những khả năng dẫn đến việc loại bỏ mô hình ban đầu là vì mô
đúng có thể có dạng như sau:
yt = β1 + β 2 x2t + β 3 x22t + β 4 x23t + ut

Trong trường hợp này việc chỉnh sửa mô hình là cần thiết.

• Có thể sử dụng phương pháp chuyển đổi (transformation) để chuyển đổi dữ


liệu. Ví dụ có thể sử dụng hàm lôgarit (logarithms) như sau:

yt = Axtβ e ut ⇔ ln yt = α + β ln xt + ut

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 8


Kiểm định giả định giá trị kỳ vọng của sai số hồi quy là
bằng không: E(ut) = 0

• Giả định này cho rằng giá trị kỳ vọng của sai số (errors hay
disturbances) sẽ bằng 0.

• Trong tất cả các kiểm định chẩn đoán (diagnostic tests), chúng ta
không thể quan sát được các giá trị đúng của sai số (disturbances) và
do vậy chúng ta sẽ thực hiện kiểm định trên các phần dư (residuals).

• Sự hiện diện của hằng số (constant term) trong mô hình hồi quy là điều
kiện cần thiết để cho phần dư luôn có giá trị kỳ vọng bằng 0.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 9


Kiểm định giả định giá trị kỳ vọng của sai số hồi quy là
bằng không: thực hành trên Eviews

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 10


Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 11
Kiểm định giả định hiện tượng đa cộng tuyến
(Multicollinearity) :
• Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập có tương quan cao
với nhau.
• Ví dụ: ta có mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
yt = β1 + β2x2t + β3x3t + β4x4t + ut
• Và nếu một biến có mối quan hệ tuyến tính với một biến số khác, chẳng
hạn x3 = 2x2 => hiện tượng đa cộng tuyến.
• Các vấn đề nảy sinh khi có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng bị bỏ qua
- R2 sẽ rất cao nhưng các hệ số ước lượng (individual coefficients) cũng sẽ
có sai số chuẩn (standard errors) lớn.
- Kết quả hồi quy sẽ trở nên rất nhạy cảm với chỉ một thay đổi nhỏ trong
phương trình hồi quy ban đầu.
- Khoảng tin cậy đối với các hệ số ước lượng sẽ trở nên “rất rộng” và ý
nghĩa thống kê có được sẽ không còn chính xác và việc đưa ra kết luận dựa
trên nhưng kết quả này sẽ không phù hợp.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 12


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
(Multicollinearity)

• Cách 1: là cách đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất là quan sát ma trận tương
quan giữa các biến giải thích. Ví dụ:

Corr x2 x3 x4
x2 - 0.2 0.8
x3 0.2 - 0.3
x4 0.8 0.3 -

• Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là nếu có nhiều hơn 2 biến
có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì rất khó để phát hiện qua quan sát, ví
dụ:
x2t + x3t = x4t

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 13


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
(Multicollinearity)

• Cách 2: sử dụng kiểm định V.I.F (Variance Inflation Factor) để giúp


phát hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến.

• Vẫn chưa có lý thuyết thống kê nào giúp xác định rõ là khi giá trị kiểm
định VIF (hoặc nghịch đảo của VIF là tolerance statistics) vượt qua
ngưỡng giới hạn là bao nhiêu thì có thể kết luận là có hiện tượng đa
cộng tuyến (một số cho rằng là 2, 5 ....10, nhưng không quá 10).

• Lưu ý: Mức độ tương quan cao giữa biến phụ thuộc y và một trong các
biến giải thích x’s không phải là hiện tượng đa cộng tuyến.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 14


Các giải pháp cho mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến
(Multicollinearity)

• Một số phương pháp truyền thống như “ridge regression” hay “principal
components” cho phép thực hiện ước lượng hồi quy ngay cả khi mô hình có hiện
tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không sử dụng nhiều vì :
o Phức tạp và đặc biệt là khó thông đạt các thuộc tính của phương pháp này so
với phương pháp OLS.
o Một số nhà kinh tế lượng cho rằng vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là
thuộc về thuộc tính của dữ liệu (data) hơn là nằm ở phương pháp hồi quy.

• Các phương pháp đơn giản khác để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến:
o Một số nhà kinh tế lượng cho rằng nếu mô hình là “OK” thì chỉ đơn giản là
bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến vì OLS estimators vẫn là BLUE => tuy
nhiên vẫn còn gây tranh cãi => ít được áp dụng.
o Loại khỏi mô hình biến số gây ra hiện tượng đa cộng tuyến
o Chuyển đổi biến (transformation) gây ra hiện tượng đa cộng tuyến dưới dạng
tỷ số (ratio) và chỉ những biến dưới dạng tỷ số được đưa vào mô hình.
o Thu thập thêm dữ liệu theo hướng:
- Dữ liệu quan sát trong thời gian dài hơn (a longer run of data)
- Chuyển đổi dữ liệu từ tần xuất thấp sang tần xuất cao (switch to a
higher frequency)
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 15
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity)

• Cách 1: Thiết lập bảng hệ số tương quan giữa các biến và quan sát độ lớn
của những giá trị này.
Quick/ Group Statistics / Correlations

• Cách 2: Thực hiện kiểm định VIF


Coeeficient Diagnostic / Variance Inflation Factor

Lưu ý: hầu các tiến trình hồi quy trong Eviews đều sẽ tự động nhận diện
hiện tượng đa cộng tuyến và sẽ cho ra thông báo lỗi “near singular
matrix”.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 16


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) - Thực
hành trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 17


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) - Thực hành
trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 18


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) - Thực hành
trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 19


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) -
Thực hành trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 20


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) - Thực
hành trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 21


Kiểm định giả định không có hiện tượng nội sinh: E(X’u) = 0

• Mô hình hồi quy OLS giả định rằng : E(X’u) = 0 hay một hoặc nhiều hơn
biến giải thích không có tương quan với phần dư trong cùng một thời kỳ
quan sát.

• Nếu giả định này bị vi phạm thì các giá trị ước lượng vẫn không thiên lệch
nhưng có thể sẽ không còn “nhất quán” (consistent)

• Để xác định mô hình hồi quy đề xuất ứng với mẫu dữ liệu cho trước có bị
hiện tượng nội sinh hay không, chúng ta có thể sử dụng kiểm định
Hausman

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 22


Kiểm định giả định không có hiện tượng nội sinh – Thực
hành trên Eviews7

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 23


Kiểm định giả định không có hiện tượng nội sinh – Thực hành
trên Eviews7

View/IV Diagnostics & tests


chỉ xuất hiện khi mô hình
hồi quy 2SLS hoặc GMM
đã được chọn và ước lượng

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 24


Durbin-Wu-Hausman Test
H0 : một hay nhiều biến nội sinh
đang được kiểm định là biến ngoại
sinh (không có hiện tượng nội sinh)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 25


Nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi
(Heteroscedasticity) : Kiểm định GQ

• Phương pháp đồ thị: độ chính xác không cao

• Kiểm định chính thức: có rất nhiều kiểm định để giúp nhận diện hiện
tượng phương sai thay đổi: chúng ta chỉ đề cập 2 phương pháp phổ biến là
kiểm định Goldfeld-Quandt và kiểm định White’s

o Kiểm định Goldfeld-Quandt (GQ test) được thực hiện sau:

1. Chia mẫu dữ liệu với khoảng thời gian T thành 2 mẫu dữ liệu nhỏ (sub-
samples) với khoảng thời gian quan sát là T1 and T2. Sau đó hồi quy cho
mỗi sub-samples này và lưu giữ lại các giá trị phần dư tương ứng.

2. Giá thiết Null H0 sẽ là phương sai của các phần dư là bằng nhau,
H0: σ 12 = σ 22
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 26
Nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi
(Heteroscedasticity) : Kiểm định GQ (tiếp theo)

4. Giá trị thống kê của kiểm định GQ statistic, chỉ đơn giản là tỷ số giữa 2 giá
trị phương sai và giá trị lớn hơn sẽ nằm ở tử số:
s12
GQ = 2
s2
5. Giá trị thống kê của kiểm định GQ sẽ có phân phối F(T1-k, T2-k) cho giả
thiết Null là không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Tuy nhiên kiểm định GQ có nhược điểm là thời điểm chọn để chia tách
mẫu quan sát ban đầu có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kiểm định.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 27


Nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi
(Heteroscedasticity): kiểm định White

o Kiểm định White tổng quát là một trong những phương pháp tốt nhất để
nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi (heteroscedasticity) bởi vì nó
dựa trên rất ít giả định cần thiết về mẫu hình của phương sai thay đổi.

o Kiểm định White được thực hiện như sau:


1. Giả dụ ta thực hiện hồi quy với phương trình sau:
yt = β1 + β2x2t + β3x3t + ut
và cần kiểm định Var(ut) = σ2.
Ước lượng mô hình và lưu giữ lại phần dư , ut

2. Thực hiện hồi quy với phần dư (auxiliary regression ):

uˆt2 = α1 + α 2 x2t + α 3 x3t + α 4 x22t + α 5 x32t + α 6 x2t x3t + vt

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 28


Nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi
(Heteroscedasticity): kiểm định White

3. Tính toán R2 từ hồi quy trên phần dư và sau đó tính toán giá trị thống kê
kiểm định LM như sau:
LM stat. = n R2 ∼ χ2 (q)
với n là số quan sát và q là số lượng các thông số cần ước lượng (không
bao gồm hằng số (constant term).

4. Nếu giá trị χ2 > giá trị so sánh kiểm định (critical value) tương ứng từ
bảng thống kê => bác bỏ giả thiết Null hay kết luận rằng các sai số kiểm
định có phương sai thay đổi.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 29


Những hệ quả khi hồi quy OLS có hiện tượng phương sai
thay đổi (Heteroscedasticity)

• Hồi quy OLS sẽ vẫn cho ra kết quả các hệ số ước lượng là không chệch
(unbiased) nhưng nó không còn thuộc tính BLUE.

• Điều này có nghĩa rằng nếu chúng ta vẫn sử dụng hồi quy OLS với sự hiện
diện của phương sai thay đổi thì các giá trị sai số chuẩn “standard errors”
có được không còn phù hợp và do vậy bất kỳ kết luận nào cũng sẽ không
còn đúng.

• Độ lớn của sai số chuẩn ước lượng (standard errors) được tính toán từ
phương trình hồi quy vẫn có thể là “rất lớn” hay có thể “rất nhỏ” sẽ tùy
thuộc vào mẫu hình phương sai thay đổi (heteroscedasticity).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 30


Giải quyết hiện tượng phương sai thay đổi
(Heteroscedasticity) như thế nào?
• Nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng pương sai thay đổi là có thể biết được,
khi đó chúng ta có thể sử dụng phương pháp ước lượng GLS (Generalised
Least Squares).

• Phương pháp GLS có thể được diễn giải tóm gọn và đơn giản hóa như sau:
giả định phương sai của phần dư (error variance) có liên quan đến một biến
số khác zt như sau:
var(ut ) = σ zt
2 2

• Để loại bỏ hiện tượng “heteroscedasticity”, chia 2 vế của phương trình hồi


quy bởi zt
yt 1 x x
= β1 + β 2 2t + β 3 3t + vt
zt zt zt zt
ut
với vt = là sai số hồi quy mới
zt
 ut  var(ut ) σ 2 zt2
• Bây giờ var(vt ) = var  = = = σ với zt đã biết
2
2 2
• Và như vậy phần dư từ t mô
z  z zt
hìnht hồi quy mới sẽ không còn hiện tượng
phương sai thay đổi .
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 31
Những cách tiếp cận khác để giải quyết hiện tượng
phương sai thay đổi (Heteroscedasticity)

• Những phương pháp khác bao gồm:


1. Chuyển đổi các biến (Transformation) bằng cách lấy lôgarit hoặc
giảm thiểu độ lớn “size” của một số biến (ví dụ sử dụng tỷ số)....

2. Sử dụng hồi quy với White’s heteroscedasticity consistent standard


error.
 Hệ quả từ việc sử dụng hiệu ứng White này là sai số chuẩn của
các hệ số ước lượng sẽ gia tăng so với mức độ trước đây khi hồi quy
OLS thông thường.
 Và như vậy để có thể bác bỏ giả thiết sẽ trở nên khó hơn (more
“conservative”).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 32


Kiểm định giả định phương sai thay đổi (Heteroscedasticity)
– thực hành trên Eviews
• Cách 1: quan sát đồ thị của phần dư (không chính xác và cảm tính)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 33


Kiểm định giả định phương sai thay đổi (Heteroscedasticity) – thực hành trên Eviews

• Cách 2: sử dụng kiểm định Breush-Pagan-Goldfrey

H0 : không có hiện tượng


phương sai thay đổi

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 34


Kiểm định giả định phương sai thay đổi (Heteroscedasticity) – thực hành trên Eviews

• Cách 3: sử dụng kiểm định White

H0 : không có hiện tượng phương sai thay đổi

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 35


Giải quyết hiện tượng phương sai thay đổi (Heteroscedasticity) – sử dụng White’s
heteroscedasticity consistent standard error

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 36


Kiểm định giả thiết tự tương quan (Autocorrelation)
Cov (ui , uj) = 0 for i≠j, i.e

• Mô hình CLRM giả định rằng phần dư không có hiện tượng tự tương quan
hay Cov (ui , uj) = 0 for i≠j, i.e.
hay không tồn tại mẫu hình nào trong sai số kiểm định (errors).

• Thực tế là sai số kiểm định (u’s) từ tổng thể là không thể quan sát được,
nên chúng ta sẽ sử dụng phần dư (residuals) ut có được hồi quy trên mẫu
dữ liệu quan sát .

• Dùng đồ thị để quan sát mẫu hình của phần dư: nếu có tồn tại một mẫu
hình tự tương quan thì chúng ta sẽ kết luận những phần dư này có hiện
tượng tự tương quan (autocorrelated).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 37


Ôn lại kiến thức nền tảng –
Các khái niệm về giá trị độ trễ (Lagged Value) và sai phân
bậc 1 (first differences)

t yt yt-1 ∆yt
1989M09 0.8 - -
1989M10 1.3 0.8 1.3-0.8=0.5
1989M11 -0.9 1.3 -0.9-1.3=-2.2
1989M12 0.2 -0.9 0.2--0.9=1.1
1990M01 -1.7 0.2 -1.7-0.2=-1.9
1990M02 2.3 -1.7 2.3--1.7=4.0
1990M03 0.1 2.3 0.1-2.3=-2.2
1990M04 0.0 0.1 0.0-0.1=-0.1
. . . .
. . . .
. . . .

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 38


Một số mẫu hình cơ bản có thể giúp chúng ta kết luận về hiện
tượng tự tương quan.

Tự tương quan dương (Positive Autocorrelation)

+
û t û t
+

- +
uˆ t −1 Time

Tự tương quan dương (Positive Autocorrelation) được thể hiện theo đó các giá
trị phần dư sẽ thay đổi có tính chu kỳ theo thời gian.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 39


Một số mẫu hình cơ bản có thể giúp chúng ta kết luận về hiện
tượng tự tương quan (tiếp theo).
Tự tương quan âm (Negative Autocorrelation)

+ û t
û t
+

- +
uˆ t −1 Time

- -

Tự tương quan âm (Negative Autocorrelation) được thể hiện theo đó các giá trị
phần dư sẽ thay đổi theo hướng cắt ngang trục hoành (trục thời gian) thường
xuyên hơn so với trường hợp nó có phân phối chuẩn.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 40


Một số mẫu hình cơ bản có thể giúp chúng ta kết luận về hiện
tượng tự tương quan (tiếp theo).

Không có hiện tượng tự tương quan (No autocorrelation)

û t
+
û t +

- +
uˆ t −1

Không có hiện tượng tự tương quan được thể hiện theo đó các giá trị phần dư
sẽ thay đổi không theo mẫu hình nào như trong 2 trường hợp trên.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 41


Nhận diện hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation):
kiểm định Durbin-Watson
Kiểm định Durbin-Watson (DW) là mức độ tự tương quan bậc 1 “first
order autocorrelation” :
ut = ρut-1 + vt (1)
với vt ∼ N(0, σv2).

• Giá trị thống kê DW sẽ kiểm định giả thiết sau:


H0 : ρ=0 và H1 : ρ≠0

• Giá trị thống kê DW được tính toán theo công thức sau:
T
∑ ( ut − ut −1) 2
DW = t = 2 T
∑ ut 2
t =2

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 42


Kiểm định Durbin-Watson : giá trị thống kê so sánh
(Critical Values)

• Chúng ta có thể viết lại công thức như sau:


DW ≈ 2(1 − ρ ) (2)
với ρ là hệ số tương quan ước lượng. Bởi vì ρ chính là hệ số tương
quan nên: − 1 ≤ pˆ ≤ 1

Từ (2) ta có 0 ≤ DW ≤4.

• Nếu ρ= 0, DW = 2. Không thể bác bỏ giả thiết Null.


• Nếu DW is gần 2 → Có rất ít khả năng có hiện tượng tự tương quan

• Giá trị thống kê của kiểm định DW có 2 critical values, giá trị trên
“upper critical value” (du) và giá trị dưới “lower critical value” (dL),.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 43


Kiểm định Durbin-Watson: diễn giải kết quả

Các điều kiện để kiểm định DW có giá trị


1. Phương trình hồi quy phải có hằng số c (Constant term in regression)
2. Các biến số phải là không thay đổi ngẫu nhiên (Regressors are non-
stochastic) hay không có tương quan với phần dư (error term): E(X’u) = 0
– giả thiết 4
3. Không có biến trễ của biến phụ thuộc ở phần bên phải của phương trình
hồi quy
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 44
Kiểm định Durbin-Watson: những nhược điểm

Các nhược điểm của kiểm định Durbin-Watson:


1. Phân phối của DW statistic có một vùng “đệm” giữa có và không có hiện
tượng tự tương quan => không thể đưa ra kết luận.

2. Nếu vế bên phải của phương trình hồi quy có biến trễ của biến phụ thuộc
thì khi đó kiểm định DW sẽ không còn giá trị.

3. Kiểm định DW được thiết kế để kiểm định giả thiết H0 là không có hiện
tượng tự tương quan chỉ đến bậc 1 (first-order serial correlation).

• Hai phương pháp kiểm định tự tương quan của phần dư khắc phục được
các khiếm khuyến của DW test và được sử dụng phổ biến là:
o sử dụng đồ thị Q-statistic và
o kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey (LM test)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 45


Các kiểm định tự tương quan khác (Autocorrelation):
kiểm định Breusch-Godfrey

• Đây là kiểm định tổng quát cho trường hợp giả định mô hình có hiện tượng
tự tương quan đến bậc r (rth order autocorrelation):

ut = ρ1ut −1 + ρ2 ut − 2 + ρ3ut − 3 +...+ ρr ut − r + vt , vt ∼N(0, σ v2 )

• Giả thiết Null và giả thiết thay thế sẽ là:


H0 : ρ1 = 0 và ρ2 = 0 và ... ρr = 0
H1 : ρ1 ≠ 0 hoặc ρ2 ≠ 0 hoặc ... ρr ≠ 0

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 46


Các kiểm định tự tương quan khác (Autocorrelation):
kiểm định Breusch-Godfrey

• Kiểm định Breusch-Godfrey được thực hiện như sau:


1. Hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp OLS và giữ lại phần dư
(residuals), ut ut −1 , ut − 2 ,..., ut − r

2. Hồi quy phần dư ut đối với các biến số giải thích ở giai đoạn 1 (các biến
số x’s)
Giữ lại giá trị R2 từ phương trình hồi quy này.

3. Và sau đó tính toán giá trị thống kê của kiểm định (T-r)R2 ∼ χ2(r)

• Nếu giá trị thống kê này > giá trị Chi-squares (Critical value) so sánh có
được từ tra bảng thống kê => bác bỏ giả thiết Null hay kết luận rằng có hiện
tượng tự tương quan.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 47


Các hệ quả nếu bỏ qua hiện tượng tự tương quan
(Autocorrelation)

• Các hệ số ước lượng có được từ hồi quy OLS vẫn là không chệch
(unbiased) nhưng nó sẽ không còn hiệu quả (inefficient), hay không còn
thuộc tính BLUE ngay cả với mẫu dữ liệu lớn.

• Do đó nếu sai số chuẩn ước lượng là không còn phù hợp, thì sẽ có khả năng
là chúng ta đưa ra kết luận sai.

• R2 có thể bị phóng đại so với mức giá trị đúng của nó cho trường hợp tự
tương quan dương (positively correlated residuals).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 48


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)

• Nếu mô hình có hiện tượng tự tương quan và chúng ta biết rõ về mẫu


hình của nó, thì có thể sử dụng phương pháp GLS – phương pháp hồi
quy cho phép có sự tự tương quan (xem Cochrane-Orcutt).

• Tuy nhiên cần lưu ý là phương pháp GLS sẽ tự “chỉnh sửa” hiện tượng
tự tương quan với giả định mẫu hình tự tương quan là được biết trước.

• Nếu giả định này không đúng hay chúng ta không biết về mẫu hình
của hiện tượng tự tương quan thì việc sử dụng phương pháp GLS sẽ
mang đến kết quả tồi tệ hơn (xem Hendry and Mizon -1978).

• Tuy nhiên rất khó để có thể nhiện diện rõ mẫu hình của hiện tượng tự
tương quan và các quan điểm “hiện đại” đề xuất chỉnh sửa mô hình hồi
quy (modify the regression) để khắc phục hiện tượng này.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 49


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)

• Phương pháp hồi quy sử dụng White’s Heteroscedasticity Consistent


Standard Error giúp khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi với giả
định rằng phần dư có hiện tượng này nhưng không có hiện tượng tự
tương quan.

• Newey and West (1987) đã phát triễn một phương pháp mang tên 2 tác
giả và có thể giúp khắc phục cả hiện tượng phương sai thay đổi và tự
tương quan bằng cách sử dụng các sai số chuẩn ước lượng (standard
error estimates) được chỉnh sửa phù hợp.

• Lưu ý: nếu phương pháp khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi sử
dụng White’s Heteroscedasticity Consistent Standard Error không đòi
hỏi người sử dụng phải khai báo thêm bất cứ thông tin nào, thì phương
pháp Newey-West yêu cầu xác định độ trễ tối ưu cho phần dư của mô
hình.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 50


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)

• Mô hình năng động (Dynamic Models)


• Các mô hình hồi quy mà chúng ta đã thảo luận đến hiện tại đều là mô hình
“tĩnh” (static version):
yt = β1 + β2x2t + ... + βkxkt + ut

• Xém xét mô hình “động” (dynamic version) như sau theo đó giá trị hiện tại
của yt sẽ được hồi quy với giá trị của chính nó hoặc các giá trị của x’s trong
quá khứ:
yt = β1 + β2x2t + ... + βkxkt + γ1yt-1 + γ2x2t-1 + … + γkxkt-1+ ut

• Chúng ta thậm chí có thể mở rộng mô hình xa hơn bằng cách sử dụng biến
có độ trễ : x2t-2 , yt-3 ...

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 51


Việc sử dụng biến trễ có tác dụng gì trong khắc phục hiện
tượng tự tương quan?

• Giúp khắc phục hiện tượng tự tương quan do “quán tính” (Inertia) của biến
phụ thuộc (dependent variable).
• Giúp khắc phục hiện tượng tự tương quan do “phản ứng thái quá” (Over-
reactions)
• Giúp khắc phục hiện tượng tự tương quan do chuỗi thời gian có thuộc tính
như là “chuyển động trượt có trùng lặp” (overlapping moving averages)

• Tuy nhiên hiện tượng tự tương quan vẫn có thể do các nguyên nhân khác
gây ra và việc sử dụng biến trễ sẽ không thể khắc phục hoàn toàn:
– Biến giải thích có liên quan bị bỏ sót (Omission of relevant variables)
mà bản thân những biến này tự tương quan với nhau (themselves
autocorrelated).
– Sử dụng sai mô hình (inappropriate functional form).
– Không kiểm soát biến mùa vụ (unparameterised seasonality).
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 52
Khắc phục hiện tượng tự tương quan: hồi quy với biến số sai
phân bậc 1 (Models in First Difference Form)

• Một các khác đôi khi có thể khắc phuc hiện tượng tự tương quan là lấy
sai phân bậc 1 cho tất cả các biến số trong mô hình.

• Ký hiệu sai phân bậc 1 của yt, hay yt - yt-1, như là ∆yt;
• Tương tự cho các biến giải thích x, ∆x2t = x2t - x2t-1 , ∆x3t = x3t – x3t-1 ,
.... , ∆xkt = xkt - xkt-1

• Mô hình mới bây giờ sẽ là:


∆yt = β1 + β2 ∆x2t + ... + βk∆xkt + ut

• Đôi khi có thể thêm vào biến trễ của biến phụ thuộc gốc (không lấy sai
phân) :
∆yt = β1 + β2 ∆x2t + β3x2t-1 +β4yt-1 + ut
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 53
Khắc phục hiện tượng tự tương quan: giải pháp đạt cân
bằng tĩnh trong dài hạn (Long Run Static Equilibrium)
• Một thuộc tính quan trọng của mô hình động chính là giải pháp đạt
cân bằng tĩnh trong dài hạn của nó (long run or static equilibrium
solution).

• “Điểm cân bằng” (Equilibrium) ngụ ý rằng các biến số đã đạt được
một mức độ ổn định nào đó và sẽ không còn tiếp tục thay đổi.

• Ví dụ nếu biến y và biến x đạt mức cân bằng thì chúng ta có thể nói
rằng:

yt = yt+1 = ... =y và xt = xt+1 = ... =x


hệ quả là:

∆yt = yt - yt-1 = y - y = 0 .
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 54
Khắc phục hiện tượng tự tương quan: giải pháp đạt cân
bằng tĩnh trong dài hạn (Long Run Static Equilibrium)

• Vì vậy cách thức để đạt được cân bằng tĩnh dài hạn là:
1. Loại bỏ tất cả các ký hiệu về thời gian của các biến số
(subscripts t)
2. Thiết lập ràng buộc sai số hồi quy bằng với giá trị kỳ vọng của
nó, hay E(ut)=0
3. Loại bỏ tất cả các biến có sai phân bậc 1.
4. Giữ lại các biến giải thích x ở hiện tại (không có độ trễ) và biến y
ở hiện tại (không có độ trễ).

• Các bước trên có thể được thực hiện theo bất cứ trình tự nào.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 55


Khắc phục hiện tượng tự tương quan: giải pháp đạt cân
bằng tĩnh trong dài hạn (Long Run Static Equilibrium) :
Một ví dụ

Giả dụ mô hình với sai phân của chúng ta là:


∆yt = β1 + β2 ∆x2t + β3x2t-1 +β4yt-1 + ut

khi đó giải pháp tĩnh với mối quan hệ dài hạn sẽ là:
0 = β1 + β3x2t-1 +β4yt-1

β4yt-1 = - β1 - β3x2t-1

− β1 β3
y= − x2
β4 β4

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 56


Vấn đề phát sinh khi sử dụng biến hồi quy với độ trễ để
khắc phục hiện tượng tự tương quan
• Việc bao gồm các biến trễ của biến phụ thuộc đã vi phạm giải định
của OLS rằng các biến số của vế bên phải phương trình là không
thay đổi ngẫu nhiên (non-stochastic).

• Như vậy những hệ quả thật sự của mô hình hồi quy với số lượng lớn
các biến trễ là gì?
• Khó thông đạt kết quả hồi quy
• Nhiều khi rất khó để kiểm định câu hỏi nghiên cứu đã dẫn đến mô
hình gốc ban đầu

• Lưu ý rằng nếu mô hình bao gồm các biến trễ vẫn còn hiện tượng tự
tương quan trong phần dư, khi đó các hệ số ước lượng (OLS
estimators) sẽ thậm chí không còn đặc tính “Consistent”.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 57


Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) –
thực hành trên Eviews
• Cách 1: kiểm định Durbin-Watson

Nếu không có hiện tượng tự tương quan thì


DW statistic có giá trị gần xung quanh 2.
Khi DW statistic < 2 => positive serial
correlation.
Ngược lại khi 2 < DW < 4 => negative
correlation.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 58


Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) –
thực hành trên Eviews
• Cách 2: quan sát đồ thị Q-statistic của phần dư

Nhận định từ quan sát đồ thị Q-statistic:


1. Đồ thị hình thanh nhô lên “spike” quá mức
giới hạn ở lags 1 và 15.
2. Autocorrelations và partial autocorrelations
với mọi lags không gần zero.
3. Tất cả Q-statistics đều có ý nghĩa với p-
values rất nhỏ.
(1) và (2) : có hiện tượng tự tương quan
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 59
Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) –
thực hành trên Eviews
• Cách 3: kiểm định Breush - Godfrey

Cả LM và F – statistics đều lớn hơn


giá trị critical value (tra gảng thống kế
Chi-squares và F) => P – values < 1%
=> Có hiện tượng tự tương quan.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 60


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) –
thực hành trên Eviews
Cách 1: sử dụng hồi quy với Newey-West HAC Standard Erross & Covariance

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 61


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)
– thực hành trên Eviews
Cách 2: sử dụng hồi quy với biến trễ của biến phụ thuộc (AR1, AR2....)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 62


Khắc phục hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)
– thực hành trên Eviews
Cách 3: sử dụng mô hình hồi quy “Dynamic” với biến sai phân bậc 1 và
biến “levels”

Phương trình mối quan hệ dài hạn


giữa TSSL cổ phiếu Microsoft và
Consumer_Credit như sau:
− β1 β5
y= − x2
β7 β7
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 63
Kiểm định giả định phần dư u có phân phối chuẩn
(Normality Assumption) - u ~ N(0, σu2I)
• Tại sao chúng ta cần giả định là phần dư có phân phối chuẩn – A(7)
(normality)? => để kiểm định các giải thiết (hypothesis testing)

Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn (The Bera Jarque normality
test)

o Một phân phối được gọi là phân phối chuẩn nếu nó đối xứng xung
quanh giá trị trung bình và không bị méo lệch về bên trái hay lệch về
bên phải (not skewed).

o Phân phối chuẩn cũng sẽ có hình dạng với 2 đuôi mỏng hơn và có
đỉnh ít “nhọn” hơn tại giá trị trung bình của mình và khi đó nó sẽ có
giá trị hệ số của “Kurtosis” là 3.

o Giá trị kurtosis của phân phối chuẩn là 3 vì vậy giá trị lệch khỏi
điểm cân bằng (b2-3) của phân phối sẽ bằng zero. Hầu hết các biến
chuỗi thời gian trong tài chính đều có đặc điểm “Leptokurtic” hay
lệch khỏi phân phối chuẩn theo tiêu chí kurtosis.
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 64
Phân phối chuẩn so với phân phối bị lệch (Skewed)

f(x ) f(x )

x x

Phân phối chuẩn (normal distribution) Phân phối bị lệch (Skewed)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 65


Phân phối Leptokurtic so với phân phối Normal

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0.0
-5.4 -3.6 -1.8 -0.0 1.8 3.6 5.4

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 66


Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn (Normality test)

• Bera và Jarque (1981) đã dựa vào đặc điểm một biến có phân phối chuẩn để
kiểm định giả thiết các giá trị Skewness và Kurtosis lệch khỏi cân bằng đồng
thời bằng zero.

• Hệ số Skewness và Kurtosis có thể được tính toán theo các công thức tương
ứng sau:
E[u3 ]
b1 = E[u4 ]
(σ )
2 3/ 2 và b2 =
( )
σ2
2

• Giá trị thống kê của kiểm định Jarque- Bera được tính như sau:
 b12 (b2 − 3)2 
W =T +  ~ χ (2 )
2

6 24 
• Các hệ số b1 và b2 được tính toán từ phần dư của ước lượng OLS: u

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 67


Kiểm định hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn – thực
hành trên Eviews
Cách 1: sử dụng đồ thị phần dư “Histogram-Normality test”

Nếu phần dư không có phân phối


chuẩn:
1. đồ thị sẽ cho thấy có các giá trị
ngoại biên “larger outliers”
2. Ví dụ, thời điểm đầu năm 1997
và 1999

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 68


Kiểm định giả định phần dư u có phân phối chuẩn – thực hành trên Eviews
Cách 2 : sử dụng đồ thị phần dư “Histogram-Normality” kết hợp với Jarque-Bera
Normality test
Nếu phần dư có phân phối chuẩn:
1. Hình dạng đồ thị sẽ có dạng hình
chuông đối xứng (Bell-shaped)
2. P-value của Jarque-Bera statistic
phải > 5%
=> Kết luận: bác bỏ giả thiết H0 hay
kết luận phần dư không có phân
phối chuẩn

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 69


Khắc phục hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn
(Non-Normality)

• Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp ước lượng không cần giả định
phân phối chuẩn của phần dư. Tuy nhiên thường những phương pháp này
là rất phức tạp và những thuộc tính của nó sẽ yêu cầu những giả định khác
=> nên sử dụng OLS

• Sử dụng mẫu quan sát lớn: khi mẫu dữ liệu càng lớn thì bằng cách áp dụng
Lý Thuyết giới hạn trung tâm (Central Limit Theory), vi phạm trong giả
định phân phối chuẩn của phần dư sẽ không còn là vấn đề.

• Thường là các giá trị quá mức trong phần dư (extreme residuals) dẫn đến
việc bác bỏ giả thiết phân phối chuẩn => Cách khắc phục là sử dụng biến
giả (dummy variables).

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 70


Khắc phục hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn
û t
(Non-Normality)
+

Oct Time
1987

• Ví dụ, ước lượng mô hình hồi quy có dữ liệu theo tháng của TTSL các cổ
phiếu từ 1980-1990, vẽ đồ thị phần dư , và chúng ta phát hiện các giá trị cá
biệt (large outlier) tại thời điểm October 1987.
• Do đó chúng ta sẽ tạo biến giả như sau:
Biến giả D87M10t có giá trị =1 cho các quan sát trong tháng 10 năm 1987
và khác đi sẽ có giá trị là 0.
Điều này sẽ có thể loại bỏ các tác động ngoại biên từ các các quan sát này.
Tuy nhiên chúng ta cần phải có những lý do xác đáng (ví dụ hỗ trợ bới các
lý thuyết tài chính – kinh tế) cho việc bổ sung các biến giả này.
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 71
Khắc phục hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn – thực hành trên
Eviews
Sử dụng biến giả (dummy variables)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 72


Khắc phục hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn – thực hành trên
Eviews
Sử dụng biến giả (dummy variables)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 73


Kiểm định bỏ sót biến quan trọng (Omission of an
Important Variable) hoặc đưa vào mô hình các biến
không có liên quan (Irrelevant Variable)

Bỏ sót biến giải thích quan trọng


• Hệ quả: các hệ số hồi quy được ước lượng trên các biến giải thích hiện hữu
sẽ bị chệch (biased) và không còn đặc tính “consistent” ngoại trừ các biến
bị bỏ sót không có tương quan gì với với tất cả các biến hiện hữu trong mô
hình.

• Ngay cả nếu như điều kiện này được thỏa mãn, thì giá trị ước lượng hồi
quy đối với hằng số cũng sẽ bị thiên lệch (biased).

• Và sai số chuẩn cũng sẽ bị chệch (biased).

Đưa vào mô hình các biến không có liên quan

• Các hệ số ước lượng sẽ vẫn “consistent” và không thiên lệch, nhưng sẽ trở
nên “inefficient”.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 74


Kiểm định bỏ sót biến quan trọng
(Omission of an Important Variable)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 75


Kiểm định bỏ sót biến quan trọng
(Omission of an Important Variable)

H0: không bỏ sót biến


(hệ số hồi quy trên các
biến mới đưa vào
đồng thời =0)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 76


Kiểm định đưa vào mô hình các biến không có liên quan
(Irrelevant Variables)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 77


Kiểm định bỏ sót biến quan trọng
(Omission of an Important Variable)

H0: biến không có liên


quan (hệ số hồi quy
trên các biến cần kiểm
định đồng thời =0)

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 78


Kiểm định sự ổn định của các hệ số hồi quy
(Parameter Stability test)
• Đến giờ chúng ta vẫn đang thảo luận mô hình hồi quy tuyến tính có dạng
như sau:
yt = β1 + β2x2t + β3x3t + ut
• Các hệ số hồi quy (β1, β2 and β3) được ngầm giả định là không thay đổi
hay ổn định trong suốt quãng thời gian của mẫu nghiên cứu.

• Chúng ta có thể kiểm định giả định ngầm này bằng cách sử dụng
Parameter Stability tests.

• Thiết kế của kiểm định này dựa trên ý tưởng là chia mẫu dữ liệu thành các
mẫu quan sát có có thời kỳ tách biệt (sub-periods) và sau đó ước lượng hồi
quy cho các mẫu quan sát này (nhiều nhất là 3). Và cuối cùng là so sánh
các giá trị RSS của các mô hình.

• Có 2 loại kiểm định về tính ổn định:


- Chow test (hay phân tích phương sai - analysis of variance )
- Kiểm định sai số dự báo (Predictive failure tests)
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 79
Kiểm định Chow

• Các bước thực hiện bao gồm:


1. Chia mẫu dữ liệu ban đầu thành 2 phần không trùng lặp (two sub-
periods). Sau đó ước lượng phương trình hồi quy cho toàn bộ thời kỳ quan
sát và sau đó là cho 2 thời kỳ tách biệt nhau (3 phương trình hồi quy). Lưu
giữ lại giá trị RSS cho mỗi hồi quy.

2. Lưu ý: phương trình hồi quy giới hạn (restricted regression) bây là là
phương trình cho toàn bộ thời kỳ quan sát trong phương trình không bị
giới hạn bây giờ (unrestricted regression) bây giờ lại bao gồm 02 phương
trình hồi quy cho mỗi kỳ quan sát thành phần.

Do vậy chúng ta có thể xác định giá trị F-test chính là sự khác biệt trong
các giá trị của RSS.

RSS − ( RSS1 + RSS2 ) T − 2k


F-statistic = ×
RSS1 + RSS2 k
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 80
Kiểm định Chow (cont’d)
với :
RSS = RSS cho toàn bộ mẫu dữ liệu
RSS1 = RSS cho mẫu dữ liệu 1
RSS2 = RSS cho mẫu dữ liệu 2
T = số quan sát
2k = số lượng các thông số ước lượng trong các mẫu quan sát thành phần
(“unrestricted” regression )
k = số lượng các thông số ước lượng cho mỗi mẫu quan sát thành phần
(“unrestricted” regression)

3Thực hiện kiểm định.


Nếu F-Statistic > Giá trị F so sánh (critical value) từ bảng tra F-
distribution, với F(k, T-2k) => bác bỏ giả thiết Null hay kết luận rằng các
thông số ước lượng không ổn định theo thời gian.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 81


Một ví dụ của kiểm định Chow

• Xem xét phương trình hồi quy sau với các giá trị của hệ số β cho mô
hình CAPM và TSSL của công ty Glaxo.

• Mô hình hồi quy ước lượng Beta cho dữ liệu tháng từ 1981-1992. Mô
hình cho mỗi thời kỳ thành phần (sub-period) như sau:

• 1981M1 - 1987M10
0.24 + 1.2RMt N= 82 RSS1 = 0.03555
• 1987M11 - 1992M12
0.68 + 1.53RMt N = 62 RSS2 = 0.00336
• 1981M1 - 1992M12
0.39 + 1.37RMt N = 144 RSS = 0.0434

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 82


Một ví dụ của kiểm định Chow – Kết quả

• Giả thiết H0 sẽ là:

H0 : α1 = α 2 and β1 = β2
• Mô hình không bị giới hạn (unrestricted model) là mô hình mà không bị
áp đặt các ràng buộc. Ta có:

0.0434 − ( 0.0355 + 0.00336) 144 − 4


Test statistic = ×
0.0355 + 0.00336 2
= 7.698

So sánh với 5% F(2,140) = 3.06

• Bác bỏ H0 với mức ý nghĩa 5% và chúng ta có thể nói rằng các hệ số ước
lượng đã không ổn định trong toàn bộ quãng thời gian của mẫu dữ liệu
quan sát.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 83


Kiểm định Chow – thực hành trên Eviews

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 84


Kiểm định sai số dự báo (Predictive Failure Test)

• Nhược điểm của kiểm định Chow là chúng ta cần có đủ dữ liệu quan
sát để thực hiện hồi quy cho từng mẫu quan sát thành phần hay T1
>> k và T2 >> k.

• Một phương pháp có thể giúp khắc phục nhược điểm này là thực
hiện kiểm định sai số dự báo (predictive failure test).

• Đầu tiên chúng ta sẽ hồi quy trong suốt quãng thời gian dài, gần hết
quãng thời gian cũa mẫu dữ liệu. Sau đó thực hiện các giá trị dự báo
cho thời kỳ còn lại và sau đó so sánh kết quả dự báo.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 85


Kiểm định sai số dự báo (Predictive Failure Test)

• Kiểm định được thực hiện như sau:


- Thực hiện hồi quy với toàn bộ mẫu dữ liệu (restricted regression) và lưu lại
giá trị RSS
- Thực hiện hồi quy với toàn bộ phần lớn dữ liệu (“large” sub-period) và
lưu giữ lại giá trị RSS tương ứng (gọi là RSS1).

Lưu ý: gọi số lượng quan sát của “large” sub-period là T1.

với T2 = số quan sát mà chúng ta đang cố gắng dự báo. Giá trị thống kê của
kiểm định sẽ tuân theo phân phối F như sau: F(T2, T1-k).

RSS − RSS1 T1 − k
Test Statistic = ×
RSS1 T2

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 86


Kiểm định sai số dự báo trong tương lai và ngược về quá khứ
(Forwards vs Backwards Predictive Failure Tests)
• Có 02 loại kiểm định sai số dự báo :

- Kiểm định sai số dự báo cho tương lai: chúng ta sẽ giữ lại một số ít các
quan sát dự trữ cho kiểm định có tính dự báo. Ví dụ có các quan sát từ 2000
Q1-2013Q4. Vì vậy sẽ thực hiện hồi quy từ 2000Q1-2012Q4 và sau đó
thực hiện dự báo từ 2013Q1-2013Q4.

- Kiểm định sai số dự báo ngược về quá khứ: chúng ta sẽ làm tương tự
nhưng ngược lại. Ví dụ hồi quy ban đầu từ 2001Q1-2013Q4, và ước lượng
dự báo ngược về (backcast) từ 2000Q1-2000Q4.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 87


Kiểm định sai số dự báo – Một ví dụ

• Có mô hình dự báo sau cho hệ số Beta - β của cổ phiếu công ty Glaxo sử


dụng mô hình CAPM:
• 1980M1-1991M12
0.39 + 1.37RMt T = 144 RSS = 0.0434
• 1980M1-1989M12
0.32 + 1.31RMt T1 = 120 RSS1 = 0.0420
Mô hình hồi quy là phù hợp để “dự báo” các giá trị trong 2 năm gần nhất?
0.0434 − 0.0420 120 − 2
Test Statistic = × = 0.164
0.0420 24
• So sánh với F(24,118) = 1.66.
Không bác bỏ giả thiết H0 là mô hình là phù hợp để “dự báo” cho một số ít
quan sát.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 88


Chiến lược xây dựng mô hình kinh tế lượng

Mục tiêu:
• Xây dựng một mô hình kinh tế lượng đáp ứng đầy đủ các yâu cầu về mặt
thống kê như sau:
- thỏa mãn các giả định của mô hình CLRM
- đơn giản
- dễ dàng thông đạt kết quả phân tích hồi quy
- có kết quả hồi quy:
- với các hệ số hồi quy đều có đúng dấu với dấu kỳ vọng ban đầu
- Độ lớn của các hệ số số hồi quy là phù hợp
• Có khả năng trong việc giải thích kết quả của tất cả các mô hình cạnh tranh
khác.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 89


Hai phương pháp tiếp cận để xây dựng mô hình kinh tế lượng

• Phương pháp đi từ mô hình cá biệt đến mô hình tổng quan (Specific-to-


general) được sử dụng phổ biến cho đến giữa thập kỷ 1980. Mô hình
này khởi đầu với một mô hình đơn giản nhất và sau đó tăng dần số
lượng biến gải thích.

• Rất ít nếu kiểm định “chẩn đoán” được thực hiện do vậy tiềm ẩn các kết
luận không giá trị.

• Một phương pháp tiếp cận khác có tính hiện đại trong việc xây dựng
mô hình còn được gọi là phương pháp “LSE” do Hendry đề xuất có tên
là “từ tổng quát đến cụ thể” (general-to-specific” methodology)

• Ưu điểm của phương pháp này là nó thể hiện sự hợp lý về mặt thống kê
và nó cũng phù hợp với quan điểm cho rằng các lý thuyết mà mô hình
được xây dựng trên đó không có liên quan gì nhiều đến cấu trúc độ trễ
của mô hình.

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 90


Phương pháp tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể (General-
to-Specific Approach)
• Bước đầu tiên là xây dựng mô hình tổng quát nhất (“large” model) với rất
nhiều các biến số giải thích trong vế phải của phương trình hồi quy.
• Mô hình tổng quát này còn có tên gọi là GUM (generalised unrestricted
model)
• Tại giai đoạn này chúng ta cũng cần đảm bảo là mô hình thỏa mãn tất cả các
giả định của hồi quy tuyến tính - CLRM
• Nếu các giả định bị vi phạm, cần thực hiện các biện pháp để khắc phục,
chẳng hạn:
- lấy lôgarit (transformation)
- bổ sung thêm các biến trễ
- sử dụng biến giả
• Chúng ta cần thực hiện công việc khắc phục những vi phạm của giả định
trước khi có thể tiến hành kiểm định giả thiết.
• Một khi đã có được mô hình tổng quát thỏa mãn tất cả các giả định, mô hình
này có thể sẽ rất “lớn” vì chứa số lượng lớn các biến giải thích và biến trễ.
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 91
Phương pháp tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể :
tham số hóa lại mô hình (Reparameterising the Model)

• Giai đoạn tiếp theo sẽ là tham số hóa lại mô hình bằng cách:
- loại bỏ các biến giải thích không có ý nghĩa thống kê
- Một số hệ số ước lượng mà giữa chúng có thể khác biệt không
nhiều, vì vậy có thể sử dụng kết hợp.

• Tại mỗi giai đoạn, cần kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến
tính CLRM
• Hy vọng rằng ở giai đoạn này chúng ta đã đạt được một mô hình đáp ứng
đầy đủ các yếu cầu về thống kê để có thể sử dụng cho bước quan trọng
nhất tiếp theo:
- kiểm định các giả thiết về tài chính
- dự báo các giá trị cho tương lai của biến phụ thuộc
- thiết lập các chính sách...

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 92


Bài tập chương 4
Bài tập 4.1 Hồi quy mô hình APT cho TSSL vượt trội (Excess
Return) của cổ phiếu Microsoft
 Thực hành Phương trình hồi quy mô hình APT cho cổ phiếu Microsoft
như sau:
ermsoft = c ersandp dprod dcredit dinflation dmoney dspread rterm
 Sử dụng lại data file macro.wf1 với mô tả các biến như sau (xem lại ví dụ
chương 3):
o ermsoft = Excess return của cổ phiếu Microsoft
o c = hằng số c
o ersandp = Excess return của TSSL thị trường
o Dprod = thay đổi trong sản lượng công nghiệp
o Dcredit = thay đổi trong tín dụng tiêu dùng
o Dinflation = thay đổi trong lạm phát
o dmoney = thay đổi trong cung tiền M1
o dspread = thay đổi trong chênh lệch TSSL của các TP có rủi ro khác
nhau
o rterm = = cấu trúcKhoa
kỳTàihạn của
Chính lãi TPHCM
- ĐHKT suất 93
Bài tập 4.2: Kiểm định và khắc phục hiện tượng nội sinh
(endogeneity) – Thực hành trên Eviews
Nhập toàn bộ dữ liệu Endogeneity.wf1 vào Eviews
Thực hiện tuần tự các bước sau để khắc phục hiện tượng nội sinh
1. Tìm hiểu mô tả các biến:
Biến phụ thuộc = Inflat (Inflation)
Biến giải thích = Money (Money growth)
Biến giải thích = Output (Output growth) là biến có hiện tượng nội sinh
2. Lựa chọn biến công cụ (Instrumental variables – IVs) cho biến nội sinh
“Output” như sau: initial, school, inv, poprate
3a. Kiểm định tính tương thích của các biến công cụ (Testing instrument
relevance) bằng cách thực hiện hồi quy các biến công cụ và biến
exogenous (money) cho biến Output:

Giả thiết H0 là biến công cụ đã lựa chọn không có liên quan với biến Xi
Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 94
Bài tập 4.2: Kiểm định và khắc phục hiện tượng nội sinh
(endogeneity) – Thực hành trên Eviews

3a. Kiểm định tính phù hợp cho biến công cụ (Testing instrument validity)

Sử dụng phương pháp hồi quy TSLS (hoặc GMM) với các IVs (có 1 endogenous
variable (B=1) và 4 Ivs (L=4)
Sau đó hồi quy phần dư với tất cả biến công cụ như sau:

Tính toán LM statistics = N*R2 ~ phân phối Chi-suqares (L-B)


H0 : biến công cụ là phù hợp

Khoa Tài Chính - ĐHKT TPHCM 95


Bài tập 4.2: Kiểm định và khắc phục hiện tượng nội sinh
(endogeneity) – Thực hành trên Eviews
4. Kiểm định Hausman (bao gồm 2 bước 4a và 4b)
4a: hồi quy mô hình biến nội sinh với các biến IVs như sau:

và lưu giữ lại giá trị phần dư của mô hình


4b. Hồi quy Auxiliary regression như sau:

Kiểm định với giả thiết Null là biến Output không có hiện tượng nội sinh và
phương pháp LS là phù hợp:

Nếu giả thiết bị bác bỏ hay có hiện tượng nội sinh -> sử dụng 2SLS hoặc
GMM đểkhắc phục bằng chính biến công cụ đã được kiểm định tính tương
phùTàihợp
thích (relevant) và tính Khoa (validity).
Chính - ĐHKT TPHCM 96

You might also like