MARKETING QUỐC TẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG:


1.1 Giới thiệu sản phẩm:

Hưng Yên nằm trải dài dọc sông Hồng và ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ. Nói
đến Hưng yên là nói đến 1 vùng đất văn hiến, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích
lịch sử, văn hoá. Nhắc đến Hưng Yên còn nhắc đến một sản vật nổi tiếng đã xuất
hiện gần 400 năm gắn liền với lịch sử Phố Hiến. Đó là đặc sản nhãn lồng. Cùng
với thổ nhưỡng, khí hậu, phù sa màu mỡ của sông Hồng và bàn tay cần cù chịu khó
của người dân nơi đây đã tạo ra đặc sản nhãn lồng danh tiếng trong cả nước.

Nhãn lồng chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Trái nhãn to vỏ mỏng, hạt
nhỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng riêng biệt mà không có nhãn ở có thể sánh
được Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng
Yên. Hơn thế, nó đã trở thành một “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng, là
hơi thở và niềm tự hào của đất và người nơi đây.

Hiện nay, Hưng Yên đã phối hợp với toàn bộ chính quyền địa phương để kiểm soát
quy trình từ khâu chăm bón, cắt tỉa cành để tạo nên sản phẩm tốt, an toàn. Ngoài ra
để đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài các hội viên phải tham gia
vùng sản xuất theo quy chuẩn VietGap. Đồng thời phải lấy mẫu và kiểm nghiệm
sản phẩm.

1.2 Thương hiệu: Nhãn lồng Hưng Yên:

Qua nhiều giai đoạn phân tích, kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu theo quy định
nhãn lồng Hưng Yên đã được xếp hạng 13 trong Top 50 trái cây nổi tiếng của Việt
Nam, được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là loại trái cây ngon nhất và được
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua”,
được công nhận chỉ dẫn địa lý giúp khách hàng nhận biết và thưởng thức sản phẩm
chính hiệu của nhãn lồng Hưng Yên.

1.3 Khả năng cung cấp nhãn lồng trên thị trường:

Hiện nay, tỉnh Hương Yên là vùng chuyên canh cây nhãn lồng. Toàn tỉnh ước tính
có khoảng hơn 6.000 hộ trồng nhãn lồng với tổng diện tích khoảng hơn 4.000 ha.
Sản lượng nhãn ước đạt 50.000-55.000 tấn/năm. Khả năng cung ứng khoảng 50%
xuất khẩu với trữ lượng 25.000 tấn mỗi năm. Với khả năng mở rộng diện tích sản
xuất khi được thị trường chấp nhận là còn rất lớn.

1.4 Tình hình thị trường nhãn :


Hàng chục năm qua, thị trường tiêu thụ đã lan ra cả nước. Hiện nay trên thị trường
có rất nhiều loại như nhãn Hương Chi, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Sông Mã, nhãn
Miền Thiết,… nhưng nhãn lồng Hưng Yên đã chiếm được lòng tin của người tiêu
dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và an toàn thực phẩm. Giá cả cũng tương đối
hợp lý dao động từ 25.000-50.000 đ/kg tùy từng loại.

Theo giới doanh nhân, mỗi năm có một cái Tết và nhãn lồng luôn là mặt hàng thị
trường có nhu cầu và giá bán tăng theo phẩm chất hàng hóa. Tuy nhiên nếu sản
lượng Nhãn lồng Hưng Yên thấp thì trên thị trường còn rất nhiều nhãn có thể thay
thế.

Ngoài việc tiêu thị mạnh tại thị trường trong nước, các sản phẩm nhãn Việt Nam
còn được xuất khẩu sang một số thị trường lớn và được người tiêu dùng thế giới
đón nhận như: Singapore, Mỹ, Úc, Hàn Quốc,… Tại các thị trường khó tính này
Nhãn lồng Hưng Yên đã đáp ứng chuẩn quy định của các nước nhập khẩu như truy
xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất đáp ứng yêu cầu về chất lượng,… Đặc biệt, người
nông dân cũng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc trồng những cây ăn quả
khác như : xoài, chôm chôm,…Ngoài lợi ích kinh tế, trồng nhãn còn góp phần cải
thiện môi trường sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương.

2. LỰA CHỌN QUỐC GIA MỤC TIÊU:


Việc lựa chọn một số quốc để đem vào nghiên cứ, phân tích nhằm chọn thị trường
mục tiêu cho chiến lược đem Nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường thế giới là một
việc rất khó khăn.

Tuy nhiên dựa theo những tiêu chí như thị trường, cộng đồng người Việt sống tại
quốc gia đó thì với kế hoạch Marketing này đã chọn một số quốc gia phù hợp như:
Quốc gia Mỹ đại diện cho thị trường châu Mỹ cũng là đại diện cho một trong
những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Quốc gia Singapore, đại diện cho Đông Nam
Á, thị trường này được ví là “cửa ngõ ra vào” của Châu Á, nơi giao thương buôn
bán tấp nập nhất thế giới. Quốc gia Úc, đại diện cho Châu Đại Dương là một trong
những thị trường khó tính nhất thế giới, và cũng là nơi học tập và sinh sống của
nhiều du học sinh, cộng đồng người Việt, tiếp cận thị trường này có thể đi vào
Châu Đại Dương trong tương lai.
Việc lựa chọn những thị trường trên mà không phải là Trung Quốc, Hàn Quốc,…
bởi vì sản phẩm “Nhãn lồng Hưng Yên” là nhãn hiệu độc quyền của người Việt,
khó có thể có sản phẩm thay thế tại thị trường Mỹ, Singapore và Úc.

Do đó, kế hoạch này sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường Mỹ, Singapore
và Úc. Tiến hành so sánh như vậy sẽ có thể chọn lựa một quốc gia để trở thành thị
trường mục tiêu cho sản phẩm.

2.1 THỊ TRƯỜNG MỸ:


2.1.1 Tổng quan:

Nước Mỹ nằm ở Bắc Mỹ, với hệ thống sân bay quốc tế tầm cỡ ở các thành phố lớn
như : Washington D.C; New York; Los Angeles; San Francisco; Chicago; Boston;
Philadelphia; Houston; Seattle; Miami. Quốc gia này được biết đến là một trong
những nước có diện tích lớn nhất thế giới với tổng diện tích là 9.826.630 km2.
Đường bờ biển của Mỹ dài tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và
Đại Tây Dương nên tạo điều kiện cho Mỹ phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao
lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới. Đặc biệt là thuận lợi
cho việc nhập khẩu các hàng nông sản nhiệt đới từ các quốc gia Châu Á, trong đó
có Việt Nam vào Mỹ.

Mỹ được xem là thị trường tiềm năng có sức mua lớn đa dạng với dân số hơn 333
triệu người chiếm 4,21% dân số thế giới. Giữa làn sóng đại dịch Covid-19 hoành
hành nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vững là nên kinh tế hàng đầu thế giới với mức tăng
trưởng 5,7% trong năm 2021.

Với việc Mỹ hiện nay có trên 3 triệu người dân Việt, hàng trăm nghìn du học sinh
cộng đồng với một bộ phận người dân bản địa rất thích sản phẩm hoa quả nhiệt
đới, trong đó có Việt Nam thì đây chính là thị trường lớn để cho Nhãn lồng Hưng
Yên vươn ra toàn thị trường Mỹ.

2.1.2 Chỉ số kinh tế:

Chỉ tiêu 2019 2020 2021


GDP (tỷ USD) 21.43 20.94 22.68
Tăng trưởng GDP 2,2 % -3,5 % 5,7 %
Tỷ lệ lạm phát 1,7% 2,3 % 7,1 %
Kim ngạch xuất khẩu 10,512,612 8,778,661 9,421,671
Kim ngạch nhập khẩu 13,486,421 12,461,621 14,125,612
Dân số (người) 329.064.651 331.002.651 333.867.939
GDP/người 65.280 63.544 66.144
Tỉ lệ thất nghiệp 3,67 % 8,05 % 4,2 %

2.1.3 Quan hệ kinh tế:

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết
lập quan hệ như : Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ, Hiệp định
Hợp tác về khoa học và công nghệ, Hiệp định hàng không,… Không những thế,
trong thời gian qua Việt Nam và Mỹ hợp tác đặc biệt chặt chẽ trong cuộc chiến
chông dịch COVID-19 và phục hồi sau đại dịch. Hoa Kỳ đã viện trợ gần 39 triệu
liều vaccine cho Việt Nam cùng nhiều vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch
khác.Ngược lại khi tình hình chống dịch tại Mỹ cấp bách, Việt Nam cũng đã hỗ trợ
nước này thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang vải kháng khuẩn,…

Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim
ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng hơn 170 lần, từ 450 triệu USD năm
1995 lên 77,6 tỷ USD vào năm 2019; năm 2020 đạt 90,8 tỷ USD và hơn 111,56 tỷ
USD năm 2021. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
còn Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ.

2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng nhập khẩu vào Mỹ:

Tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều
tiết của các Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal Food,
Drug, and Cosmetic Act -FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging
and Labeling Act - FPLA), và một số phần của Luật về Dịch vụ Y tế (PHSA).

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu
thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Ngoài các qui định của FDA, có thể có các quy
định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đối với một số mặt hàng nông sản
cụ thể. Bên cạnh đó, FDA cũng thực thi rất nhiều quy định khác liên quan đến lưu
thông hàng hóa giữa các bang, việc thử nghiệm hàng trước khi đưa vào lưu thông
thương mại...

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn:


2.1.5.1 Thuận lợi:

Thứ nhất, Hoa Kỳ là thị trường giàu tiềm năng với sức mua lớn và kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa mỗi năm đạt gần 2000 tỷ USD.

Thứ hai, xuất khẩu nước ta chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, các mặt hàng
nông, lâm sản và hàng thiết yếu có giá trị thấp. Cho nên khối lượng hàng xuất khẩu
sẽ không bị giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

Thứ ba, các chính sách của Chính phủ hiện nay đang tạo thuận lợi tối đa cho doanh
nghiệp xuất khẩu với việc ban hành nhiều Nghị quyết, thông tư, quyết định để
ngăn chặm suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu.

Thứ tư, mối quan hệ tốt đẹp và những thỏa thuận song phương trên lĩnh vực chính
trị ngoại giao cũng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế giữa
hai nước trong giai đoạn hiện nay.

2.1.5.2 Khó khăn:

Mặc dù có những thuận lợi kể trên nhưng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ trong thời
gian tới vẫn phải đối diện với những khó khăn, thách thức không dễ gì vượt qua.

Đầu tiên, sự sụt giảm về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Mỹ do tác động
của dịch Covid-19 kéo theo các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trên
nhiều mặt, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng và kí kết hợp đồng.
Thứ hai, Nhãn lồng Hưng Yên sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn với
những loại nhãn khác của các quốc gia Châu Á khi thị trường Mỹ thu hẹp.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những hình thức rào cản thương
mại ngày càng tinh vi như : rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,
kiện chống bán phá giá,….

Cuối cùng, . Thêm vào đó là thiếu sự chuẩn bị những phương án rủi ro, hiểu biết
về luật còn hạn chế,… Khả năng liên kết các doanh nghiệp với nhau và với các
doanh nghiệp Hoa Kỳ còn hạn chế.

2.2 THỊ TRƯỜNG SINGAPORE:


2.2.1 Tổng quan:

Singapore là một trong những nước nhỏ nhất Đông Nam Á với tổng diện tích là
712 km gồm một đảo chính và hơn 54 hòn đảo lớn nhỏ khác. Singapore trấn giữ
con đường huyết mạch, thuộc trục đường vận tải biển từ Á sang Âu, từ Đông sang
Tây, đây là cửa ngỏ ra vào của Châu Á. Singapore còn là tâm điểm nối liền các
châu lục Á – Âu – Phi – Úc với Bắc Mỹ và Nam Mỹ ở phía Tây Malaysia. Với vị
trí như thế, Singapore được đánh giá là một trong những cảng tấp nập nhất thế giới,
thu hút nhiều tàu thuyền qua lại rất thuận lợi cho các hoạt động giao thương trên
đường biển giữa Singapore với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới trong
đó có Việt Nam.

Singapore đã trở thành một nền kinh tế quan trọng hàng đầu của Đông Nam Á.
Trong năm 2021, GDP của nước này xếp thứ tư Đông Nam Á với 364 tỷ USD tăng
7,2 %.

2.2.2 Chỉ số kinh tế:

Chỉ tiêu 2019 2020 2021


GDP (tỷ USD) 374.4 339.98 364.46
Tăng trưởng GDP 1,3% -5,4% 7,2 %
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 603,5 476,2 676,8
Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 469,8 433,3 518,1
Dân số (người) 4,026,209 4,044,210 3,986,512
Tỉ lệ thất nghiệp 2,2% 3% 2,65%
Thu nhập ( USD ) 92.990 84.421 91.991
2.2.3 Quan hệ kinh tế:

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore với những thành tựu đạt được trong
thời gian qua là điểm sáng tiêu biểu tại khu vực Đông Nam Á. Về thương mại, dù
chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn
đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3 % so với 2020.

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Singapore:

Đơn vị 1.000 USD


2019 2020 2021
Việt Nam xuất 3.205.820 3.049.810 3.970.520
Việt Nam nhập 4.166.980 3.669.890 4.279.880
Kim ngạch XNK 7.372.800 6.719.700 8.250.400

Trong nhiều năm qua, Singapore luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư hàng đầu
vào Việt Nam. Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN
và đứng thứ 2/140 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid, Việt Nam và Singapore đã phối hợp chặt chẽ trong
hợp tác phòng chống dịch, dành cho nhau những hỗ trợ và thiết thực về vật tư thiết
bị y tế.
Bên cạnh hợp tác song phương, Việt Nam và Singapore cũng phối hợp chặt chẽ và
tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn khu vực, quốc tế như APEC,
Liên hợp quốc, ASEAN,…

2.2.4 Một số tiêu chuẩn nhập khẩu hàng vào thị trường Singapore:

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của Singapore đều tuân theo các tiêu chuẩn,
hướng dẫn quốc tế và các khuyến nghị của Bộ quy tắc về thực phẩm, OIE, IPPC.

Trái cây và rau quả tươi có thể được nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào nhưng yêu
cầu phải có giấy phép và sự cho phép của SFA. Thực phẩm không được chứa bất
kỳ loại thuốc trừ sâu bị cấm hoặc mức độ hóa chất độc hại. Tất cả sản phẩm khi
nhập khẩu vào sẽ đều phải chịu sự kiểm tra cảu SFA. SFA sẽ lấy mẫu và tieens
hành kiểm dịch tại phòng thí nghiệm dựa trên chương trình giám sát chặt chẽ.

2.2.5 Thuận lợi và khó khăn :


2.2.5.1 Thuận lợi:

Singapore là một trong những quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á. Diện
tích nông nghiệp rất ít và tất nhiên nhãn sẽ không được trồng phổ biển ở
Singapore. Để đáp ứng được nhu cầu trong nước Singapore phải nhập khẩu nhãn từ
nước ngoài và Việt Nam chính là một trong những quốc gia đó.

Hiện nay hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore được miễn thuế. Đây cũng là
nơi tập trung nhiều công ty đa quốc gia, thương mại lớn của Đông Nam Á và toàn
cầu. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được những đối tác,
khách hàng quốc tế hiện diện ở nước này.

Có thể thâm nhập thị trường Singapore qua các sàn thương mại điện tử. Đây là
kênh dễ tiếp cận nhất với các doanh nghiệp Việt và cũng sẽ giảm thiểu được rất
nhiều chi phí.

2.2.5.2 Khó khăn:

Đầu tiên, sản phẩm của Việt Nam cũng có tính tương đồng cao với các sản phẩm
trong khu vực nên vừa khó cạnh tranh về giá (Malaysia có lợi thế về khoảng cách)
hay khó cạnh tranh về thông tin (Thái Lan, Ấn Độ, Phillipines có lợi thế về ngôn
ngữ nên dễ thuyết phục và giới thiệu sản phẩm).

Tiếp theo, các doanh nghiệp Việt Nam còn quá ít kinh nghiệm trong việc thanh
toán quốc tế, chuyển đổi số. Công tác xây dựng trang mạng, thông tin, quảng bá
sản phẩm bằng tiếng Anh và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cũng
chưa được chú trọng nên khó chinh phục được thị trường nước ngoài.

2.3 THỊ TRƯỜNG ÚC:


2.3.1 Tổng quan :

Úc là quốc gia duy nhất trên thế giới chiếm một lục địa duy nhất. Vùng đất này
chứa đựng nhiều vùng khí hậu khác nhau với hệ động thực vật độc đáo không
nơi nào có trên Trái đất. Úc cũng nổi tiếng thế giới là một điểm đến an toàn và
thân thiện và người dân địa phương nói tiếng Anh. Với diện tích đất gần 7,7
triệu km2, Úc là quốc gia lớn thứ sáu thế giới và được chia thành ba múi giờ
riêng biệt. Úc là một đất nước của những danh lam thắng cảnh nổi bật, một nền
văn hóa phong phú lâu đời và là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế
giới. Lãnh thổ đại dương của nó lớn thứ ba thế giới, trải dài ba đại dương và có
diện tích khoảng 12 triệu km2.

Úc là nền kinh tế lớn thứ tư trong khu vực châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 12
trên thế giới. Nền kinh tế của Australia liên tục được xếp hạng trong số các nền
kinh tế tiên tiến mạnh nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Úc là
quốc gia có thành tích hàng đầu về hầu hết mọi thước đo về sự xuất sắc, từ sức
khỏe đến sự giàu có, từ khả năng kinh doanh dễ dàng đến trình độ học vấn.

2.3.2 Chỉ số kinh tế :

Năm 2019 2020 2021

Dân số ( Người ) 25,557,125 25,683,622 25,750,612


2.3.3 Quan hệ kinh tế:

Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia liên tục tăng trưởng trong suốt 20
năm qua, với mức tăng trung bình 8,6% và hai bên đã trở thành đối tác thương
mại lớn thứ 14 của nhau. Ngay trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang bị tác
động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, kim ngạch hai chiều năm 2020 vẫn
đạt mức trên 11,3 tỷ AUD (tăng gần 5%). Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng
kim ngạch hai chiều Việt Nam-Australia đạt gần 9,4 tỷ AUD, tăng 49% so với
cùng kỳ năm ngoái. Về đầu tư, tổng giá trị đầu tư giữa hai nước đạt hơn 3,5 tỷ
AUD, trong đó Australia đầu tư vào Việt Nam hơn 2,6 tỷ, trở thành nhà đầu tư
lớn thứ 19 trong tổng số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Australia nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh
giữa Việt Nam và Australia, Haymarket HQ và Acclime Vietnam đã đồng phối
hợp tổ chức chương trình Thúc đẩy kinh doanh với Việt Nam (VBB) bắt đầu từ
ngày 1/9 và kéo dài 3 tháng dưới hình thức tổ chức các cuộc tọa đàm để giới
thiệu thông tin, chính sách hoặc các buổi trao đổi riêng để tư vấn về các vấn đề
cụ thể.

Hơn 40 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình trong tổng số hơn
100 đơn đăng ký.

2.3.4 Một số tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường Úc :

- Trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký giấy phép
hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Úc cấp.

- Giấy phép nhập khẩu được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập khẩu.

- Các yêu cầu trước khi xuất khẩu hàng hóa : Quả nhãn phải có nguồn gốc, sản
xuất và xuất khẩu theo hệ thống quy trình vận hành cần thiết để duy trì và xác
minh tình trạng kiểm dịch thực vật, và quả nhãn phải trải qua các biện pháp
quản lý rủi ro bắt buộc dưới đây.

- Các lô hàng phải được kiểm tra khi cập cảng để xác minh việc tuân thủ các
điều kiện nhập khẩu trước khi thông quan.

2.3.5 Thuận lợi và khó khăn :


2.3.5.1 Thuận lợi :
- Khoảng 96% thuế quan của Úc đã được loại bỏ vào năm 2010, phần còn lại
sẽ được thực hiện vào năm 2020
- Trái nhãn Hưng Yên của Việt Nam rất có tiềm năng ở thị trường Australia vì
những lý do sau đây:
 Thứ nhất là chất lượng của trái nhãn tốt, cơm dày, trái lớn, ngọt, hạt nhỏ.
 Thứ hai là giao thương Việt Nam có những ưu đãi vào thị trường Australia.
 Thứ ba là mùa nhãn ở Việt Nam trái vụ với mùa nhãn ở Australia.
 Thứ tư là người Australia, người bản địa và những người nhập cư từ châu
Á sang Australia rất đông, họ rất chuộng trái nhãn.
 Thứ năm, giữa nhãn từ Thái Lan và Việt Nam thì nhãn Việt Nam giá cạnh
tranh hơn, chất lượng được cải thiện nhiều.
- Tại thị trường Australia, nhãn Hưng Yên. Việt Nam có ưu thế khi có thể
cung cấp quanh năm.

2.3.5.2 Khó khăn :


- Úc là một trong những thị trường có các qui định về kiểm dịch và an toàn
sản phẩm ngặt nghèo nhất trên thế giới.
- Các doanh nghiệp nhãn Việt Nam (đặc biệt là nhãn Hưng Yên ) gặp không
ít khó khăn, thách thức do thiếu thông tin về thị trường như các quy định về
nhập khẩu, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, an toàn sản phẩm, dán nhãn hàng
hoá…
- Việc vận chuyển nhãn sang Úc và công tác bảo quản, vận chuyển từ vườn
đến cảng nội địa cũng có những chuẩn mực nhất định và khắt khe.

Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị trường mục tiêu :

Lựa chọn thị trường tiềm năng: thị trường Mỹ

2.4 Tính toán một số chỉ tiêu so sánh:


2.4.1 Chi tiêu dân số (khách hàng tiềm năng):
2.4.1.1 Thị trường Mỹ:

Tổng dân số năm 2019, 2020, 2021(Khách hàng tiềm năng):

329.064.651 331.002.651 333.867.939


= 993,935,241 (người)

2.4.1.2 Thị trường Singapore:

Tổng dân số năm 2019, 2020, 2021(Khách hàng tiềm năng):

4,026,209 4,044,210 3,986,512


= 12,056,931 (người)

2.4.1.3 Thị trường Úc:


Tổng dân số năm 2019, 2020, 2021(Khách hàng tiềm năng):

25,557,125 25,683,622 25,750,612


= 76,825,819 (người )

2.4.2 Chi tiêu thu nhập (Khả năng mua):


2.4.2.1 Thị trường Mỹ:

Thu nhập 2019, 2020, 2021 (trung bình trong 3 năm) = 64.989 USD

65.280 63.544 66.144

2.4.2.2 Thị trường Singapore:

Thu nhập 2019, 2020, 2021 (trung bình trong 3 năm) = 89.800 USD

92.990 84.421 91.991

2.4.2.3 Thị trường Úc:

Thu nhập 2019, 2020, 2021 (trung bình trong 3 năm) = 80,821 USD

77.612 80.961 83.901

2.4.3 Lập bảng so sánh đánh giá thị trường:

STT Nước Khách hàng Thu nhập của Khả năng tiêu Xuất / nhập
tiềm năng khách hàng thụ sản phẩm khẩu
(Người) (USD) (Kg/người/năm) ( Tỷ USD )
1 Mỹ 993,935,241 64.989 0,5 9570,9 /
13357,3
2 Singapore 12,056,931 89.800 0,5 585,5 / 473,7
3 Úc 76,825,819 80,821 0,5 318,2 / 336,7
Trọng số 0,4 0,3 0,1 0,2

2.4.4 Đánh giá và lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu:
Một nghiên cứu mới của SmartAsset cho thấy người dân tại một số thành phố lớn
của Mỹ(LA, Chicago, San Diego,…) có thể chi hơn 10% thu nhập vào thực phẩm.
Chỉ số tiêu dùng cá nhân trong tháng 10/2021 đã tăng 5% so với cùng kỳ năm
trước, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1990. Trong khi đó, chỉ số tiêu dùng
cá nhân cơ bản, không tính giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, đã tăng
4,1% so với tháng 10/2020, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/1991, cao hơn khá
nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của cục dữ trự liên bang Hoa Kỳ.”

Như vậy, với thị trường Mỹ ưu thế về số lượng khách hàng tiềm năng, cũng như
khả năng về sức mua và việc xuất nhập khẩu thuận lợi đã chứng tỏ thị trường tốt
nhất trong 3 quốc gia chọn. Tuy nhiên, việc xuất hàng hóa vào Mỹ đòi hỏi Doanh
nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ như đã nêu ở phần trên. Việc
sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung đã đáp ứng tiêu chuẩn VietGap, Global Gap với
nhãn hiệu độc quyền và là sản phẩm khác biệt từ Châu Á vào Mỹ chắc chắn là
thành công.

You might also like