Kiểm Tra Cns Lần 1 2021-2022 Đế 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: CÔNG NGHỆ SẤY
Lớp ..........................
Mã đề: CNS01
Thời gian: 75’ (không kể thời gian giao đề)
PHẦN A: LÝ THUYẾT (5đ)
Câu 1. Chọn phát biểu sai về khái niệm sấy?
A. Sấy là quá trình làm khô vật bằng chênh lệch phân áp suất
B. Sấy là quá trình làm khô vật bằng phương pháp gia nhiệt
C. Sấy là quá trình làm lạnh để làm khô sản phẩm
D. Sấy là quá trình sử dụng năng lượng để tách ẩm ra khỏi VLS để thải vào môi
trường

Câu 2. pv, pbm, ph lần lượt là phân áp suất hơi nước trong lòng vật liệu, bề mặt vật
liệu và không gian xung quanh vật liệu. Điều kiện cần để quá trình sấy diễn ra:
A. pv > pbm > ph
B. pv > ph > pbm
C. pv = ph = pbm
D. pv > ph = pbm

Câu 3. Phân áp suất ph của hơi nước trong không khí ẩm phụ thuộc vào thông số:
A. Nhiệt độ nhiệt kế khô
B. Độ chứa hơi
C. Nhiệt độ nhiệt kế ướt
D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 4. Gọi ∆p = (pv – ph) là sự chệnh lệch phân áp suất bên trong vật liệu và phân áp
suất môi trường, Tìm khẳng định sai?
A. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ của vật liệu
B. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ tác nhân sấy
C. ∆p > 0, do tăng độ chứa hơi của tác nhân sấy
D. ∆p > 0, do giảm độ chứa hơi của tác nhân sấy

Câu 5. Trong thiết bị sấy đối lưu bằng điện trở ∆p = (pv – ph) là sự chệnh lệch phân
áp suất bên trong vật liệu và phân áp suất môi trường, Tìm khẳng định đúng?
A. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ của tác nhân sấy
B. ∆p > 0, do giảm nhiệt độ của tác nhân sấy
C. ∆p > 0, do tăng độ chứa hơi của tác nhân sấy
D. ∆p > 0, do giảm độ chứa hơi của tác nhân sấy
Câu 6. Chọn câu đúng khi nói về đặc điểm của phương pháp sấy đối lưu:
A. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ
B. Vật liệu sấy nhận nhiệt bằng cách tiếp xúc với một bề mặt nóng
C. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ tác nhân sấy bằng truyền nhiệt đối lưu
D. Vật liệu sấy nhận nhiệt nhờ sự dao động của điện trường dòng cao tần xuyên
qua vật

Câu 7. Trong phương pháp sấy đối lưu dùng điện trở, động lực quá trình sấy
được tạo ra nhờ:
A. pv giảm, ph tăng
B. pv tăng, ph giảm
C. pv tăng, ph không đổi
D. pv không đổi, ph giảm

Câu 8. Động lực sấy ∆p = (pv – ph) càng tăng thì:


A. Thời gian sấy càng tăng
B. Thời gian sấy càng giảm
C. Độ ẩm TNS càng tăng
D. Độ ẩm TNS càng giảm

Câu 9. Độ chứa ẩm d là gì?


A. Là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô.
B. Là khối lượng của hơi nước có trong 1 m3 không khí ẩm
C. là tỉ số độ ẩm tuyệt đối ρh và độ ẩm tuyệt đối cực đại ρmax
D. Là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí ẩm

Câu 10. Độ ẩm tương đối của VLS:


A. là tỉ số của khối lượng ẩm so với khối lượng VLS
B. là tỷ số giữa khối lượng ẩm chứa trong vật với khối lượng Vật khô tuyệt đối
C. là khối lượng ẩm chứa trong 1 m3 vật thể
D. là độ ẩm của vật khi ở trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh vật đó

Câu 11: Biểu thức liên hệ giữa độ ẩm tuyệt đối o và độ ẩm tương đối  trong vật
liệu ẩm:

A. B.

C. D.

Câu 12. Cho 4kg vật liệu có độ ẩm tương đối  = 40%. Khối lượng ẩm Ga và khối
lượng chất khô Gk có trong vật liệu là:
A. Ga = 1,6 kg, Gk = 2,4 kg
B. Ga = 1 kg, Gk = 3 kg
C. Ga = 2,4 kg, Gk = 1,6 kg
D. Ga = 3 kg, Gk = 1 kg

Câu 13: Cho đồ thị I-d của không khí ẩm

Nhiệt độ động sương của điểm A là:


A. Nhiệt độ của điểm B(tB)
B. Nhiệt độ của điểm C(tC)
C. Nhiệt độ của điểm D(tD)
D. Nhiệt độ của điểm E(tE)

Câu 14: Trong quá trình sấy, tác nhân sấy đóng vai trò:
A. Gia nhiệt
B. Phụ thuộc vào phương pháp sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho Vật liệu sấy
D. Dùng để đưa lượng ẩm tách ra từ vật sấy ra khỏi thiết bị sấy

Câu 15: Trong quá trình sấy, không khí ẩm đóng vai trò:
A. Gia nhiệt
B. Phụ thuộc vào phương pháp sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho Vật liệu sấy
D. Dùng để đưa lượng ẩm tách ra từ vật sấy ra khỏi thiết bị sấy

Câu 16: Tốc độ sấy không phụ thuộc:


A. Nhiệt độ Tác nhân Sấy
B. Liên kết ẩm
C. Vận tốc Tác nhân sấy
D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 17: Chọn khẳng định đúng khi nói về quá trình sấy đối lưu không khí nóng:
A. Chỉ xảy ra quá trình truyền nhiệt.
B. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất xảy ra ngược chiều và không ảnh hưởng
lẫn nhau
C. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất xảy ra đồng thời, ngược chiều và ảnh
hưởng lẫn nhau
D. Chỉ xảy ra quá trình truyền chất

Câu 18: Đường cong sấy là:


A. Biểu hiện mối quan hệ của nhiệt độ VLS theo thời gian
B. Biểu hiện mối quan hệ của vận tốc TNS theo thời gian
C. Biểu hiện mối quan hệ của độ ẩm VLS theo thời gian
D. Biểu hiện mối quan hệ của độ ẩm TNS theo thời gian

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm giai đoạn tốc độ sấy
giảm dần:
A. Năng lượng cấp vào để bay hơi ẩm liên kết.
B. Tốc độ sấy đạt giá trị lớn nhất
C. Tốc độ sấy không thay đổi
D. Năng lượng cấp vào để bay hơi ẩm tự do.

Câu 20: Cho đồ thị đường cong sấy như sau:

Quá trình AB trên đồ thị biểu diễn giai đoạn:


A. Giai đoạn làm nóng vật
B. Giai đoạn làm lạnh vật
C. Giai đoạn tốc độ sấy không đổi
D. Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần
PHẦN B: TỰ LUẬN (5đ)
Cho sơ đồ nguyên lý làm việc của một hệ thống sấy như sau:

to, o t1, 1 t2, 2

A – Quạt B – Calorifer (bộ gia nhiệt TNS) C – Buồng sấy


Biết to = 28 C, o = 85%, t1 = 80 C, t2 = 40 C
0 0 0

a) Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống sấy trên (0.5đ)
b) Xác định các thông số cơ bản của TNS tại các điểm nút 0,1,2 (I, d, , t, tư, ts) (3đ)
c) Biểu diễn quá trình sấy lý thuyết trên đồ thị I-d (1đ)
d) Tính lượng ẩm mà 1kg không khí khô mang ra khỏi buồng sấy (0,5đ)
-----------------------------------------------------------------
(Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu)
Đề thi đã được thông qua Bộ môn kiểm tra và quản lý.
TP. HCM, ngày……tháng……năm 2022
KHOA/BỘ MÔN NHIỆT LẠNH GIÁO VIÊN RA ĐỀ

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

You might also like