Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1. Nhà nước chủ nô là gì?

Nhà nước Ai Cập cổ đại được nhận định là Nhà nước chủ nô xuất hiện đầu tiên
trên thế giới xuất hiện vào khoảng bốn nghìn năm trước Công nguyên. Nhà nước
Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại cũng xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công
nguyên.Ở các nước phương Đông, hình thức chính thể của nhà nước chủ nô phổ
biến là hình thức quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua hay quốc
vương, hoàng đế. Nô lệ được coi là công cụ biết nói và là một thứ hàng hoá mà chủ
nô có thể mua bán trên thị trường.

Ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, hình thức nhà nước phong phú hơn. Xét về bản
chất thì nhà nước chủ nô là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ
thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô, đồng thời, là bộ máy trấn áp giai
cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội.

Ngoài hình thức quân chủ chuyên chế, ở La Mã còn tồn tại hình thức cộng hòa quý
tộc, ở Aten (Hy Lạp) còn có hình thức cộng hòa dân chủ mà ở đây đại hội nhân dân
được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.Bộ máy của nhà nước chủ nô chủ
yếu là bộ máy quân sự và cảnh sát. Phần lớn, các nhà nước chủ nô chưa có sự phân
chia quyền lực trong bộ máy nhà nước.

Một nhà nước chủ nô là một nhà nước mà chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ nội địa
hoặc trong nước là hợp pháp, trong khi một nhà nước tự do là một nhà nước mà họ
không hợp pháp. Trong khoảng thời gian từ năm 1812 đến năm 1850, các quốc gia
chủ nô được coi là bắt buộc về mặt chính trị rằng số lượng các bang tự do không
được vượt quá số lượng các bang nô lệ, vì vậy các bang mới được chấp nhận theo
các cặp không có nô lệ. Tuy nhiên, có một số nô lệ ở hầu hết các nước tự do cho
đến thời điểm điều tra dân số năm 1840, và Đạo luật Nô lệ chạy trốn năm 1850 đã
quy định cụ thể rằng nô lệ không trở nên tự do bằng cách vào một quốc gia tự do.

1. Bản chất?
Nô lệ được xác định là chiếm một số lượng đông đảo trong xã hội khi ở trong loại
hình nhà nước chủ nô này. Và nô lệ được biết đến là lực lượng lao động chủ yếu
của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ
biến và điển hình.

Thứ nhất, trong nhà nước chủ nô thì tính giai cấp trong nhà nước chủ nô được xác
định là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu
lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng
giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Thứ hai, trong nhà nước chủ nô thì tính xã hội ở các nhà nước chủ nô khác nhau và
ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt
động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông

Bộ máy
Xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp cơ bản và có sự mâu thuẫn đối kháng là chủ
nô và nô lệ. Nô lệ được coi là công cụ biết nói và là một thứ hàng hoá mà chủ nô
có thể mua bán trên thị trường. Xét về bản chất thì nhà nước chủ nô là bộ máy
chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai
cấp chủ nô, đồng thời, là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự
do trong xã hội. Bộ máy của nhà nước chủ nô chủ yếu là bộ máy quân sự và cảnh
sát. Phần lớn, các nhà nước chủ nô chưa có sự phân chia quyền lực trong bộ máy
nhà nước.

– Khi nhà nước chủ nô mới ra đời, bộ máy nhà nước vẫn kế thừa, in đậm dấu ấn
cách mạng của hệ thống chuyên quyền thị tộc. Việc tổ chức và triển khai bộ máy
nhà nước còn mang tính tự phát, người của bộ máy nhà nước thường đảm nhận
mọi công việc.

Cùng với sự lớn mạnh của nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước ngày càng trở nên
phổ biến. Tổ chức thực hiện có nề nếp, chuyên nghiệp hơn. Nhà nước được chia
thành các đơn vị chức năng, hành chính, lãnh thổ và tổ chức triển khai máy móc
theo cấp, tạo thành mạng lưới các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

– Đối với nhà nước ở phương Tây, tổ chức nhà nước khá hoàn chỉnh, bộ máy nhà
nước đã được phân chia thành các cơ quan nhà nước có tổ chức và hoạt động dân
chủ. Điểm nổi bật của nhà nước phương Tây là sự phân chia rạch ròi giữa các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ví dụ như nhà nước Athen, nhà nước La
Mã và nhà nước Spartan.

– Đối với Nhà nước phương Đông, bộ máy tổ chức đơn giản hơn so với Nhà nước
phương Tây. Vua có toàn quyền thực hiện quyền lực nhà nước. Các quan lại từ
trung ương đến địa phương đều là những người phục vụ vua và giúp vua. Ai Cập,
Lưỡng Hà và Ấn Độ là những điển hình của các Quốc gia phương Đông.
Dù là quốc gia đông hay tây, trong bộ máy của các quốc gia nô lệ, quân đội, cảnh
sát và hệ thống tư pháp là lực lượng chính.

Mặc dù có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, không thể
phủ nhận được ý nghĩa lịch sử của nhà nước chủ nô. Dù sao, sự ra đời, tồn tại và
phát triển của nhà nước chủ nô cũng là bước tiến của lịch sử nhân loại, nó tạo tiền
đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các xã hội sau này. Đúng như
Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:
“Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và
khoa học Hy Lạp; không có che độ nô lệ thì không có Đe chế La Mã. Mà không có
cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đe chế La Mã thì không có châu Âu hiện
đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh
tế, chính trị và trí tuệ của chủng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng
hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận ”.
Trong suốt hàng nghìn năm tồn tại, các nhà nước chủ nô luôn tiến hành các cuộc
chiến tranh liên miên, chinh phạt, thôn tính lẫn nhau dẫn đến nhiều nhà nước bị
xoá bỏ, thay vào đó là sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Tuy nhiên, nhà
nước chủ nô tồn tại và phát triển trong điều kiện đối kháng gay gắt giữa giai cấp
chủ nô và giai cấp nô lệ cho nên nhất định nó phải bị diệt vong, nhường chỗ cho
một kiểu nhà nước mới từng bước hình thành, nhà nước phong kiến.

You might also like