Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Chương 6.

ỨNG DỤNG ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH TRONG KINH TẾ

MỘT SỐ MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ.

I. Mô hình cân bằng tuyến tính.

1. Bài toán.

Xét mô hình kinh tế thị trường với n loại hàng hóa với các đơn giá lần lượt là
P1 ,P2 ,...Pn có các hàm cung và cầu là : Với 1  i  n

QSi  ai1P1  ai 2 P2  ...  ain Pn  ai


QDi  bi1P1  bi 2 P2  ...  bin Pn  bi

Các hệ số ai1 ,ai 2 ,...,ain ,bi1 ,bi 2 ,..,bin thỏa mãn các điều kiện.

o aii  0 ,aij  0 1  i  j  n  : Do hàm QSi là hàm tăng theo Pi nhưng


không tăng theo Pj với 1  i  j  n .
o bii  0 ,bij  0 1  i  j  n  : Do hàm QDi là hàm giảm theo Pi nhưng
không giảm theo Pj với 1  i  j  n .
Hãy xác định các đơn giá P1 ,P2 ,...Pn tại điểm cân bằng thì trường.
Chú ý :
Theo lý thuyết kinh tế vi mô :
- Khi giá tăng thì lượng cung tăng và lượng cầu giảm.
- Tại điểm cân bằng thị trường , ta có lượng cung bằng lượng cầu.
2. Lời giải.
Tại điểm cân bằng thị trường, ta có: QSi  QDi với mọi 1  i  n .
Ta có hệ phương trình:
 a11  b11  P1   a12  b12  P2  ...   a1n  b1n  Pn  b1  a1

 a21  b21  P1   a22  b22  P2  ...   a2 n  b2 n  Pn  b2  a2

......
 a  b  P   a  b  P  ...   a  b  P  b  a
 n1 n1 1 n2 n2 2 nn nn n n n

Giải hệ phương trình tuyến tính trên với điều kiện Pi  0 ,QSi  0 , ta tìm được đơn
giá tại điểm cân bằng thị trường.
3.Ví dụ
Thị trường có ba loại hàng hóa có hàm cung và hàm cầu lần lượt là

QS1  12 P1  P2  120 QD1  8 P1  P2  P3  220


QS2   P1  14 P2  P3  140 QD2  P1  9 P2  P3  240
QS3   P2  16 P3  200 QD3  P1  P2  12 P3  300

Tìm các đơn giá tại điểm cân bằng thị trường.

Bài giải

Tại điểm cân bằng thị trường, ta có: QSi  QDi với mọi 1  i  3 .
Ta có hệ phương trình:
20 P1  2 P2  P3  340

2 P1  23P2  2 P3  380
 P  2 P  28 P  500
 1 2 3

Giải hệ phương trình trên bằng cách dùng máy tính bỏ túi Casio Fx570 plus, ta tìm
được nghiệm của hệ là:
 P1  20

 P2  20
 P  20
 3
Kiểm tra , tại đơn giá tại điểm cân bằng thị trường ta có
QS1  12.20  20  120  100
QS2  20  14.20  20  140  100
QS3  20  16.20  200  100
Các giá trị trên đều dương, thỏa mãn điều kiện của bài toán, vậy đơn giá của các
mặt hàng tại điểm cân bằng thị trường là
 P1  20

 P2  20
 P  20
 3
II. Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô
1.Bài toán
Ta xét mô hình cân bằng đối với một nền kinh tế đóng ( không có quan hệ kinh tế
với nước ngoài).
Gọi Y là tổng thu nhập quốc dân, E là tổng chi tiêu kế hoạch của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế đóng, tổng chi tiêu kế hoạch của nền kinh tế bao gồm các thành
phần sau:
C: Tiêu dùng của các hộ gia đình;
G: Chi tiêu của chính phủ;
I: Chi tiêu đầu tư của các nhà sản xuất.
Bài toán yêu cầu xác định mức thu nhập cân bằng và mức tiêu dùng cân bằng của
nền kinh tế, với giả sử đầu tư theo kế hoạch I là cố định và chính sách tài khóa của
chính phủ G cũng là cố định.
2. Lời giải
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế được biểu diễn bằng phương trình: Y  E
Trong đó : E  C  I  G
Theo giả thiết ta có I và G cố định nên ta đặt I  I 0 ; G  G0 .
Tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập dưới dạng hàm bậc nhất (
gọi là hàm tiêu dùng):
C  aY  b  0  a  1;b  0 
Hệ số a biểu diễn lượng tiêu dùng gia tăng khi người ta có thêm 1 đơn vị tiền tệ thu
nhập, được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên, còn b là mức tiêu dùng tối thiểu,
tức là mức tiêu dùng khi không có thu nhập.
Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô lúc này được đưa về hệ phương trình tuyến tính:
Y  C  I 0  G0

C  aY  b
Giải hệ phương trình trên ta được:
 b  I 0  G0
Y  1  a

C  b  a  I 0  G0 
 1 a
Chú ý: Đây là mô hình đơn giản, độ phức tạp của mô hình sẽ tăng lên nếu như ta
tính đến các yếu tố khác như thuế, xuất nhập khẩu,…. Nếu như ta tính thêm thuế
thu nhập thì hàm tiêu dùng sẽ thay đổi như sau.
C  aYd  b
Trong đó Yd là thu nhập sau thuế, hay còn gọi là thu nhập khả dụng.
Yd  Y  T
Gọi tỷ lệ thuế thu nhập là t ( biểu diễn ở dangj thập phân) , ta có: T  tY
Nên
Yd  Y  tY  Y 1  t   C  a 1  t  Y  b
Khi đó, mứ thu nhập quốc dân và tiêu dùng cân bằng là:

 b  I 0  G0

1  a 1  t 
 Y

 * 
C  b  a 1  t   I  G 
1  a 1  t 
0 0


3. Ví dụ: Xét mô hình kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế đóng. Cho biết :
C  0 ,75Y  200; I 0  300; G0  400 ( tính bằng triệu USD) .

1. Tính mức thu nhập cân bằng và mức tiêu dùng cân bằng của nền kinh tế vĩ mô.
2. Nếu nhà nước thu thuế thu nhập ở mức 20% thì thu nhập cân bằng và tiêu dùng
cân bằng là bao nhiêu.
Bài giải
1. Mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô được đưa về hệ phương trình tuyến tính:
 200  300  400
 Y   3600
Y  C  I 0  G0 Y  C  300  400 1  0 ,75
  
C  aY  b C  0 ,75Y  200 C  0 ,75  300  400   200  2900
 1  0 ,75
2. Nhà nước thu thuế thu nhập 20%, thì ta có t  0,2 . Khi đó, thay vào công thức
(*), ta có mức cân bằng như sau:
 200  300  400
  2250
1  0 ,75 1  0 ,2 
 Y


C  0 ,75 1  0 ,2  300  400   200  1550
 1  0 ,75 1  0 ,2 
III. Mô hình IS-LM
1. Bài toán
Mô hình IS-LM được sử dụng để phân tích trạng thái cân bằng của nền kinh
tế trong cả hai thị trường: thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
Với thị trường tiền tệ, ta xét một biến số quan trọng là lãi suất, ký hiệu là r.
Để xét ảnh hưởng qua lại giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ ta giả sử
rằng tổng đầu tư I phụ thuộc vào lãi suất r theo quy luật : lãi suất càng cao thì đầu
tư càng giảm. Hàm số biểu diễn quan hệ đó gọi là hàm đầu tư. Hàm đầu tư là một
hàm tuyến tính có dạng :
I  c  dr ( c, d là các hằng số dương)
Trong thị trường tiền tệ ta cũng có các khái niệm sau:
 Lượng cầu tiền, ký hiệu là L , có quan hệ cùng chiều với thu nhập và quan
hệ ngược chiều với lãi suất, tức là khi thu nhập tăng người ta dùng nhiều tiền
mặt hơn và khi khi lãi suất tăng người ta dùng ít tiền mặt đi. Hàm cầu tiền
được biểu diễn như sau:
L   Y   r ( trong đó  ,  là các hằng số dương )
 Lượng cung tiền, ký hiệu là M, được cố định ở mức M 0 .
Bài toán đặt ra là xác định mức thu nhập và lãi suất đảm bảo cân bằng trong cả thị
trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
2. Lời giải.
Theo mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô ta có :
Y C  I G
Trong đó
C  aY  b  0  a  1;b  0 
I  c  dr
G  G0
Vậy
Y   aY  b    c  dr   G0
(**)
 dr  b  c  G0  1  a  Y
Phương trình (**) biểu diễn quan hệ giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường hàng
hóa cân bằng ( tổng cung bằng tổng cầu ) được gọi là phương trình IS. Cũng từ
phương trình này ta thấy, thu nhập Y càng tăng thì lãi suất r càng giảm.
Trong thị trường tiền tệ, tại điểm cân bằng thị trường, ta có phương trình : L  M .
Mà L  Y   r , M  M 0 , suy ra M 0   Y   r   r   Y  M 0 (***)
Phương trình (***) biểu diễn điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ, được gọi là
phương trình LM. Từ phương trình trên ta thấy, khi thu nhập tăng thì lãi suất tăng.
Để đảm bảo cân bằng trong cả hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ, ta có
hệ phương trình sau.

   b  c  G0   dM 0
Y 
dr  b  c  G0  1  a  Y   d   1  a 
  
  r   Y  M 0 r    b  c  G0   1  a  M 0

  d   1  a 

Biểu diễn đồ thị của hai phương trình (**) và (***) trên mặt phẳng tọa độ với trục
tung là lãi suất và trục hoành là thu nhập thì điểm cân bằng của hai thị trường
chính là giao điểm của hai đồ thị.
3. Ví dụ : Xét một nền kinh tế đóng với các thông tin sau đây:
C  0 ,8Yd  50; Yd  1  t  Y ;
I  20  5r
t  0 ,15; G  200
L  0 ,5Y  2r; M  400

Với lãi suất r tính bằng %, tỷ lệ thuế thu hập t viết dưới dạng thập phân, các biến
còn lại tính bằng triệu USD.
a) Hãy lập phương trình IS và phương trình LM.
b) Hãy xác định mức thu nhập cân bằng và lãi suất cân bằng.
Bài giải :
Nhận xét : Đây là ví dụ về một nền kinh tế đóng có tính đến thuế thu nhập T  tY
a) Phương trình IS : Theo mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô ta có :
Y C  I G
Trong đó

C  0 ,8Yd  50; Yd  1  t  Y ;
I  20  5r; t  0 ,15; G  200
Suy ra
Y  0 ,8 1  0 ,15  Y  50  20  5r  200
 0,32Y  5r  270
Phương trình LM :
LM
 0 ,5Y  2r  400
b) Thu nhập cân bằng và lãi suất cân bằng được xác định từ hệ phương trình
sau:

0 ,32Y  5r  270

0 ,5Y  2r  400
Giải hệ phương trình, ta có:
Thu nhập cân bằng : Y  808,92 ( triệu USD)
Lãi suất cân bằng : r  2 , 23%
IV. Mô hình Input – Output mở Leontief .
1. Bài toán: Xét mô hình kinh tế gồm n ngành với ma trận hệ số đầu vào là:
 a11 a12  a1n 
a a a 
A 
21 22  2 n

    
 
 an1 an 2  ann 

Trong đó : aij  0;  aij  1


n

i 1

Các hệ số a1 j ,a2 j ,...,anj biểu diễn trị giá của các lượng hàng hóa của các
ngành 1,2,…n làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra một lượng hàng hóa của
ngành thứ j trị giá 1 đơn vị tiền tệ.
Bên cạnh n ngành kinh tế trên, tồn tại một ngành kinh tế mở ( có liên quan
đến con người như dịch vụ lao động, y tế, chất xám,…) mà lượng nhu cầu hàng
hóa ứng với các ngành kinh tế thứ 1, 2,…, n lần lượt là d1 ,d 2 ,...,d n .
Hỏi các ngành kinh tế trên cần sản xuất bao nhiêu lượng hàng hóa để đảm
bảo sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của ngành kinh tế mở.
2. Lời giải.
Gọi x1 ,x2 ,...,xn là sản lượng ( đầu ra của các loại hàng hóa) của các ngành
kinh tế cần sản xuất.
Ta có, ngành thứ nhất cung cấp lượng hàng hóa cho sản xuất là :
y1  a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn

Tương tự , y2  a21 x1  a22 x2  ...  a2n xn ,…

yn  an1 x1  an 2 x2  ...  ann xn .

 y1   x1   d1 
y  x  d 
Ta có : Y  AX . Với Y   2
;X   2
;D   2 
        
     
 yn   xn   dn 
( Y đầu vào, X đầu ra, D mở )
Lượng hàng hóa mà ngành kinh tế thứ nhất ra sau khi cung cấp làm nguyên
liệu đầu vào cho các ngành sản xuất còn để phục vụ cho ngành nhu cầu của ngành
kinh tế mở là:
x1  y1  x1   a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn   d1

Tương tự, đối với các ngành kinh tế khác ta có:


x2  y 2  x2   a21 x1  a22 x2  ...  a2 n xn   d 2


xn  y n  xn   an1 x1  an 2 x2  ...  ann xn   d n

Từ đó, ta suy ra
1  a11  x1  a12 x2  ...  a1n xn  d1

 a21 x1  1  a22  x2  ...  a 2 n xn  d 2


 a x  a x  ...  1  a  x  d
 n1 1
  I  A X  D
n2 2 nn n n

 X   I  A D
1

3. Ví dụ: Trong mô hình kinh tế mở I-O gồm 3 ngành có ma trận hệ số đầu vào là:
 0,1 0,3 0,4 
A   0, 2 0, 2 0,2 
 0, 2 0,1 0,2 
 

Biết ngành kinh tế mở yêu cầu một lượng sản phẩm trị giá(150; 130; 220). Tìm
mức sản lượng X của 3 ngành kinh tế trên
Giải:
Gọi X   x1 ; x2 ;x 3  là sản lượng của ba ngành kinh tế trên.Ta có :

 I  A X  D

 0,1 0,3 0, 4   1 0 0   0,1 0,3 0,4   0,9 0,3 0, 4 
A   0, 2 0, 2 0,2   I  A   0 1 0    0, 2 0,2 0, 2    0,2 0,8 0, 2 
 0, 2 0,1 0, 2   0 0 1   0, 2 0,1 0, 2   0,2 0,1 0,8 
       
Với
D  150;130;220 , ta có hệ phương trình:
0,9 x1  0,3x2  0,4 x3  150  x1  500
 
0, 2 x1  0,8 x2  0,2 x3  130   x2  400
0, 2 x  0,1x  0,8 x  220  x  450
 1 2 3  3
Vậy sản lượng của ba ngành kinh tế trên là X   500;400;450 

You might also like