Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG

1 Khái niệm:
- Là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật
quy định nên không có giá trị pháp lí , không phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên (từ Điều 123 đến Điều 133 BLDS 2015)
2 Phân loại:
a. Vô hiệu toàn bộ
 Khái niệm:
- Là trường hợp toàn bộ nội dung hợp đồng xác lập đều không phát sinh
hiệu lực, là hậu quả của những vi phạm rất nghiêm trọng trong giao
kết hợp đồng (GT LKD tr 272)
 Lí do:
BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu
- Điều 123 do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Điều 124 do giả tạo
- Điều 125 do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Điều 129 do không tuân thủ quy ịnh về hình thức
 Hậu quả và xử lí: ( Điều 131 BLDS 2015)
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (có thể dùng tiền để hoàn trả).
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
 Ví dụ minh họa :
- Hợp đồng giữa nhà cung cấp ma túy với người buôn bán ma túy.
- Hợp đồng giữa người săn bắt động vật quý hiếm với người buôn bán động
vật quý hiếm.
- Hợp đồng mua bán giữa người mua và bán nội tạng cơ thể con người.
b. Vô hiệu từng phần:
 Khái niệm:
- Là trường hợp có một phần nội dung của hợp ồng ược xác lập trái pháp luật
nên không phát sinh hiệu lực thực hiện nhưng không ảnh hưởng ến những
phần còn lại của hợp ồng. (GT LKD tr 272, 273)
 Lý do: ( Điều 130 BLDS 2015)
- Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch
dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng ến hiệu lực của phần còn lại của
giao dịch.
 Hậu quả- xử lý: Tương tự vô hiệu toàn bộ ( Điều 131 BLDS 2015)
 Ví dụ minh họa:
- A ký hợp đồng bán thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y với B, nhưng A chỉ
đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi mà không đăng ký kinh doanh thuốc
thú y. Hợp đồng này giữa A và B bị vô hiệu phần nội dung liên quan đến
bán thuốc thú y, phần hợp đồng về bán thức ăn chăn nuôi vẫn có hiệu
lực.=> Đây là hợp đồng vô hiệu từng phần.
VI PHẠM HỢP ĐỒNG:
1. Khái niệm:
Vi phạm hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không
thực hiện đúng thời hạn, thực hiện không đúng hoặc đầy đủ nội dung của
nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Lí do: Bên có nghĩa vụ theo hợp đồng:
- Không thực hiện đúng thời hạn nội dung của nghĩa vụ đã được các bên
thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận
trong hợp đồng.
-Thực hiện không đầy đủ nội dung của nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận
trong hợp đồng
3. Hậu quả:
- Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm .
- Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng.
- Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng.
4. Xử lý:
- Thương lượng, hòa giải
- Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu tòa án hoặc trọng tài thương mại giải quyết
- Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
5. Ví dụ minh họa:
Anh A và chị B ký hợp đồng mua bán cà phê. Nội dung hợp đồng ghi rõ,
bên bán phải giao ½ lượng hàng trước ngày 23/11, số lượng còn lại giao
trước ngày 20/12 tại kho của bên bán.Tuy nhiên bên bán là anh A quên giao
cho bên mua là chị B trước ngày 23/11 mà đến tận ngày 1/12 mới giao và
giao không ủ ½ lượng cà phê mà hợp ồng yêu cầu. -> Anh A đã vi phạm
hợp đồng và phải chịu hậu quả pháp lý tương ứng.
VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm:
Vi phạm pháp luật hợp đồng là việc không đảm các điều kiện cần và đủ theo
quy định của pháp luật để một hợp đồng có hiệu lực .
2. Lý do: (từ điều 123 đến điều 133 BLHS 2015)
- Có sự thỏa thuận ,tự nguyện ( điều 127)
- Có hai hay nhiều bên, cá nhân-pháp nhân tham gia quan hệ hợp đồng không
hội tụ đủ điều kiện ( điều 125, 128 BLDS 2015 )
- Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa hai bên
- Nội dung hợp đồng có nội dung thuộc điều cấm của luật hay vi phạm chuẩn
mực đạo đức xã hội ( điều 123) .
- Hình thức của hợp đồng không hợp lệ ( điều 129).
=> Hợp đồng không hội tụ đủ các điều kiện trên sẽ bị tuyên vô hiệu, đồng thời
giao dịch dân sự là hợp đồng cũng bị vô hiệu .
3. Hậu quả: ( Điều 131 BLDS 2015)
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được
xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (có thể dùng tiền để hoàn
trả).
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại
hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến
quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
4. Xử lý:
- Khi hợp đồng bị tuyên là vô hiệu thì phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận
- Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại
- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu
(điều 133 BLDS 2015).
5. Ví dụ minh họa:
- Hợp đồng mua bán ma túy, vũ khí - Anh A e dọa ép anh B ký hợp
đồng bán nhà cho mình => Hai hợp đồng trên là vô hiệu vì vi phạm
pháp luật hợp đồng .

You might also like