Câu hỏi trắc nghiệm Logic

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LOGIC HỌC

Câu 1: Thuật ngữ “lôgíc” trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
A. Tính quy luật trong sự vận động và phát triển của sự vật.
B. Mối liên hệ có tính tất yếu giữa các hình thức của tư tưởng.
C. Logic học.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 2: Người đầu tiên có công xây dựng Logic học thành một khoa học là:
A. Socrates
B. Leibniz
C. Aristotle
D. Bacon
Câu 3: Có mấy loại logic?
A. Logic cổ điển và Logic hiện đại
B. Logic truyền thống và Logic hiện đại
C. Logic hình thức và Logic biện chứng
D. Logic hình thức, Logic toán, Logic tình thái
Câu 4: Chọn “cụm từ” bổ sung vào dấu “...” trong câu dưới đây để có một định
nghĩa đúng.
“Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu...”
A. “Các hình thức phản ảnh hiện thực của tâm trí con người.”
B. “Các quy luật tâm lý trong tư duy.”
C. “Những hình thức và quy luật của tư duy.”
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 5: Tư duy bao gồm những hình thức cơ bản nào?
A. Tri thức, tình cảm, niềm tin
B. Khái niệm, phán đoán, suy luận
C. Cảm giác, tri giác, biểu tượng
D. Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính
Câu 6: Đặc điểm cơ bản của logic hình thức là?
A. Tạm thời tách hình thức của tư tưởng ra khỏi nội dung của nó và chỉ tập
trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng.
B. Logic hình thức nghiên cứu những hình thức của tư duy phản ánh sự vật
trong trạng thái biến đổi, chuyển tiếp.
C. Các qui tắc và qui luật của logic hình thức quy định lên quá trình tư duy của
nhân loại như thế nào phụ thuộc vào năng lực tư duy của các thành phần giai
cấp, dân tộc.
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 7: Tư duy có những đặc điểm:
A. Gián tiếp, năng động sáng tạo, sinh động cụ thể và sâu sắc.
B. Khái quát, sâu sắc, trực tiếp và sáng tạo.
C. Gián tiếp, khái quát, sâu sắc, năng động sáng tạo.
D. Cụ thể, năng động, riêng biệt và sáng tạo.
Câu 8: Logic hình thức giúp chúng ta:
A. Hiểu biết được các thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới hiện thực.
B. Tránh được những sai lầm trong quá trình tư duy.
C. Trực tiếp thực nghiệm được các quy luật khách quan.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 9: Logic và ngôn ngữ có liên hệ với nhau như thế nào?
A. Không có quan hệ gì với nhau.
B. Khác nhau và loại trừ lẫn nhau.
C. Gắn bó thống nhất với nhau, giúp cho tư duy phản ánh đúng hiện thực
và giúp cho mọi người đều có thể hiểu nhau.
D. Logic và ngôn ngữ có liên hệ ở một vài trường hợp phản ánh hiện thực của
tư duy.
Câu 10: Quy luật của tư duy là:
A. Mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan giữa các thành phần của tư tưởng.
B. Cái chi phối các kết cấu của tư tưởng để đảm bảo cho tư tưởng phản ánh
đúng đối tượng.
C. Các yêu cầu đối với tư duy để tư duy có thể phù hợp với hiện thực.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 11: Khi khảo sát một tư tưởng, logic hình thức chủ yếu làm gì?
A. Khảo sát đến hình thức của tư tưởng.
B. Khảo sát nội dung của tư tưởng.
C. Trước tiên khảo sát nội dung của tư tưởng, sau đó khảo sát hình thức logic
của nó.
D. Tuỳ từng trường hợp mà khảo sát nội dung của tư tưởng hay hình thức của tư
tưởng hay cả hai.
Câu 12: Hai khái niệm: Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng
được hiểu như thế nào là đúng:
A. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai hình thức biểu
biện của một tư tưởng.
B. Hình thức của tư duy tức là Cấu trúc logic của tư tưởng là hình thức liên
kết các thành phần của tư tưởng lại với nhau.
C. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai khai niệm hoàn
toàn khác nhau trong hai loại logic học khác nhau.
D. Hình thức của tư duy và Cấu trúc lôgic của tư tưởng là hai mặt của một tư
tưởng.
Câu 13: Một tư tưởng được gọi là đúng đắn, chân thực khi:
A. Cấu trúc logic của nó phải hợp với các quy tắc logic hình thức và các
khái niệm, phán đoán được nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện
thực.
B. Cấu trúc logic của nó không vi phạm các quy tắc logic hình thức.
C. Các khái niệm, phán đoán được nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện
thực.
D. Hình thức của nó phải hợp các quy tắc của tam đoạn luận và các đối tượng
được nêu ra trong tư tưởng đó phải đúng với hiện thực khách quan.
Câu 14: Logic học hình thức có nhiệm vụ:
A. Chỉ ra những sai lầm trong quá trình nhận thức.
B. Vạch ra các hình thức và quy luật của tư duy.
C. Vạch ra các quy luật của phép biện chứng.
D. Nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 15: Tập hợp các thuộc tính bản chất của đối tượng được phản ánh trong
khái niệm được gọi là:
A. Ý niệm của khái niệm.
B. Ngoại diên của khái niệm.
C. Nội hàm của khái niệm.
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 16: Tập hợp các đối tượng có cùng thuộc tính bản chất được phản ánh
trong khái niệm được gọi là:
A. Ý niệm của khái niệm.
B. Ngoại diên của khái niệm.
C. Nội hàm của khái niệm.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 17: Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có quan hệ là:
A. Nội hàm càng cạn thì ngoại diên càng hẹp.
B. Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng hẹp.
C. Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng rộng.
D. Tất cả các phương án nêu trên đều sai.
Câu 18: Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh những dấu hiệu bản
chất của sự vật, hiện tượng được gọi là gì?
A. Ý niệm
B. Khái niệm
C. Suy tưởng
D. Tưởng tượng
Câu 19: Hai bộ phận quan hệ chặt chẽ trong một khái niệm là:
A. Từ và ý.
B. Âm (ký hiệu) và nghĩa.
C. Nội hàm và ngoại diên.
D. Tất cả các yếu tố của a, b, và c.
Câu 20: Xét về cấu trúc của khái niệm, mệnh đề nào dưới đây sai?
A. Đồng nhất về nội hàm thì cũng đồng nhất về ngoại diên.
B. Đồng nhất về ngoại diên thì cũng đồng nhất về nội hàm.
C. Một khái niệm có thể có nhiều nội hàm khác nhau.
D. Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên, còn từ bao gồm ký hiệu và nghĩa.
Câu 21: Quan hệ ngoại diên giữa hai khái niệm “học lực trên trung bình” và
“học lực dưới trung bình” bên trong ngoại diên của khái niệm “học lực” là
quan hệ:
A. Đồng nhất
B. Đối chọi
C. Mâu thuẫn
D. Giao nhau
Câu 22: Quan hệ ngoại diên giữa hai khái niệm “sinh vật đơn bào” và “sinh
vật đa bào” bên trong ngoại diên của khái niệm “sinh vật” là quan hệ:
A. Đồng nhất
B. Giao nhau
C. Đối chọi
D. Mâu thuẫn
Câu 23: Hai khái niệm “Động vật” và khái niệm “Côn trùng” có mối quan hệ
gì?
A. Đồng nhất
B. Bao hàm
C. Đối chọi
D. Giao nhau
Câu 24: Hai khái niệm “Sinh viên” và “Thanh niên” có mối quan hệ gì?
A. Đồng nhất
B. Bao hàm
C. Mâu thuẫn
D. Giao nhau
Câu 25: Hai khái niệm có mối quan hệ gì, khi biết, nội hàm của chúng có dấu
hiệu trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng là hai bộ phận khác nhau của
ngoại diên của một khái niệm thứ ba?
A. Quan hệ đồng nhất
B. Quan hệ giao nhau
C. Quan hệ mâu thuẫn
D. Quan hệ đối chọi
Câu 26: Cặp khái niệm nào dưới đây có quan hệ mâu thuẫn?
A. “Màu trắng” và “màu đen” trong khái niệm “màu sắc”.
B. “Thời tiết nóng” và “thời tiết lạnh” trong khái niệm “nhiệt độ thời tiết”.
C. “Thuốc kê toa” và “thuốc không kê toa” trong khái nhiệm “thuốc”.
D. “Tuổi thơ” và “tuổi già” trong khái niệm “tuổi tác”.
Câu 27: Trong khái niệm “Động vật có vú” thì khái niệm “Động vật họ mèo”
và “Loài Linh trưởng” có mối quan hệ gì?
A. Quan hệ mâu thuẫn
B. Quan hệ đối chọi
C. Quan hệ giao nhau
D. Quan hệ cùng phụ thuộc
Câu 28: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái
niệm sau: A. thuốc; B. thuốc không kê đơn; C. thuốc kê đơn; D. thuốc kháng
sinh.
A.

B.

C.

D.

Câu 29: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái
niệm sau: A. thuốc nam; B. mướp đắng; C. thực phẩm; D. hà thủ ô.

A.

B.

C.
D.

Câu 30: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái
niệm sau: A. Sinh vật; B. Động vật; C. Gia súc; D. Tảo biển.

A.

B.

C.

D.

Câu 31: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái
niệm sau: A. Người Việt Nam; B. Người Việt Nam sinh sau 1975; C. Thiếu niên
Việt Nam hiện nay; D. Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

A.

B.

C.
D.
Câu 32: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái
niệm sau: A. Văn hóa; B. Văn hóa phi vật thể; C. Văn hóa vật thể; D. Văn hóa
Việt Nam.

A.

B.

C.

D.
Câu 33: Thao tác lôgíc làm rõ nội hàm của khái niệm được gọi là gì?
A. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
B. Phân chia khái niệm
C. Định nghĩa khái niệm
D. Định nghĩa và phân chia khái niệm
Câu 34: Muốn định nghĩa khái niệm đúng, thì ngoại diên của khái niệm định
nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa có quan hệ gi?
A. Quan hệ giao nhau
B. Quan hệ lệ thuộc
C. Quan hệ đồng nhất và lệ thuộc
D. Quan hệ đồng nhất
Câu 35: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định
nghĩa phải rõ ràng là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Không được dùng B để định nghĩa A rồi sau đó dùng A để định nghĩa lại B.
C. Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) không được rộng hơn
hay hẹp hơn so với khái niệm được định nghĩa (Dfd).
D. Không được sử dụng hình ảnh nghệ thuật, lối nói ẩn dụ, ví von.
Câu 36: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định
nghĩa phải tương xứng là:
A. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá
rộng hay quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
B. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
C. Không được vòng quanh hay luẩn quẩn trong định nghĩa.
D. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
Câu 37: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định
nghĩa phải khẳng định là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Định nghĩa không được vòng quanh hay luẩn quẩn.
C. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá rộng
hay không quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
D. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
Câu 38: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc không
được có vòng tròn logic trong định nghĩa là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Định nghĩa không được vòng quanh hay luẩn quẩn.
C. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá rộng
hay không quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
D. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
Câu 39: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Người là hoa của đất.”
A. Lỗi định nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 40: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Người điên là người mắc
bệnh điên.”
A. Lỗi định nghĩa dài dòng.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 41: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Cá là loài động vật có xương
sống.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 42: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Sinh viên là người học ở bậc
đại học.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 43: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Chủ nghĩa xã hội không phải
là chủ nghĩa tư bản.”
A. Lỗi định nghĩa phủ định.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 44: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Ngu dốt là màn đêm không
trăng, không sao giữa sa mạc mênh mông.”
A. Lỗi định nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 45: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Công nhân là những người
làm công ăn lương.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 46: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Hình vuông là hình chữ nhật
có các cạnh bằng nhau và có các góc vuông.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa dài dòng.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 47: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Giáo viên là người làm nghề
dạy học ở bậc phổ thông.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 48: Định nghĩa khái niệm “Giảng viên”, định nghĩa nào dưới đây không
mắc lỗi logic:
A. Giảng viên là nghệ sỹ kiến thiết tâm hồn.
B. Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo thuộc hệ
thống giáo dục đại học gồm các bậc: cao đẳng, đại học, và sau đại học.
C. Giảng viên là những người làm nghề dạy học.
D. Giảng viên là nhà giáo có trình độ cao, từ thạc sĩ trở lên, làm công tác giảng
dạy, giáo dục ở bậc đại học.
Câu 49: Định nghĩa khái niệm “Cá”, Cách định nghĩa nào dưới đây không mắc
lỗi logic:
A. Cá là loài sinh vật sống trong nước, có khả năng bơi nhanh.
B. Cá là loài động vật có xương sống, sống dưới nước mặn lẫn nước ngọt.
C. Cá loài loài động vật sống trong nước, có vảy, lắc đuôi để bơi.
D. Cá là loài động vật có xương sống, máu lạnh, sống trong nước, thở bằng
mang, bơi bằng vây.
Câu 50: Định nghĩa khái niệm “Vận động viên”, Cách định nghĩa nào dưới đây
không mắc lỗi logic:
A. Vận động viên là người chơi thể thao.
B. Vận động viên là người có sức khỏe, biết chơi ít nhất một môn thể thao.
C. Vận động viên là người chuyên luyện tập, thi đấu và biểu diễn ít nhất
một môn thể thao.
D. Vận động viên là người tham gia thi đấu bóng đá, bơi lội, tennis.
Câu 51: Định nghĩa khái niệm “Kim loại”, định nghĩa nào dưới đây không mắc
lỗi logic:
A. Kim loại là đơn chất ở thể rắn, nóng chảy ở nhiệt độ cao, dẫn nhiệt tốt.
B. Kim loại là đơn chất, hầu hết có mặt sáng (ánh kim), dẻo, hầu hết ở thể
rắn trong nhiệt độ thường, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao.
C. Kim loại là chất dẫn điện tốt, hầu hết ở thể rắn và một số ở thể lỏng.
D. Kim loại là chất dẻo, nóng chảy và có ánh kim.
Câu 52: Định nghĩa khái niệm “Thể thao”, định nghĩa nào dưới đây không mắc
lỗi logic:
A. Thể thao là hoạt động thể chất trong một trò chơi vận động có luật lệ nghiêm
ngặt.
B. Thể thao là hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khoẻ cho con người,
thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, luyện tập, thi đấu theo
những quy tắc nhất định.
C. Thể thao là hoạt động thể chất trong một trò chơi vận động nhằm tăng cường
sức khỏe.
D. Thể thao là hoạt động thi đấu có tính chất vận động cơ bắp.
Câu 53: Định nghĩa khái niệm “dược sĩ”, định nghĩa nào dưới đây không mắc
lỗi logic:
A. Dược sĩ là người sản xuất và kiểm nghiệm thuốc, giúp bệnh nhân chữa khỏi
bệnh nhanh.
B. Dược sĩ là “phù thủy” cứu vãn sự sống của người bệnh bằng các hoạt chất.
C. Dược sĩ là những người được cấp bằng dược sĩ và được Ngành ý tế cấp mã
nghạch công chức là dược sĩ.
D. Dược sĩ là người làm công tác chuyên môn về dược hay người hành nghề
dược trong lĩnh vực y tế.
Câu 54: Định nghĩa khái niệm “tế bào”, định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi
logic
A. Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật
sống.
B. Tế bào là cấu trúc vật chất tinh vi nhất để tạo nên sự sống cho mọi sinh vật.
C. Tế bào là thành phần cấu tạo thành các cơ thể sống được các nhà khoa học
gọi là tế bào.
D. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có khả năng phân chia độc lập trong sinh vật đa
bào.
Câu 55: Phân chia khái niệm đúng khi nào?
A. Cân đối và nhất quán
B. Nhất quán, cân đối, rạch ròi và liên tục
C. Cân đối, ngắn gọn, rõ ràng
D. Cân đối, đầy đủ, các thành phân chia luôn là những khái niệm hạng của khái
niệm được phân chia
Câu 56: Chọn “từ” bổ sung vào dấu “...” trong câu dưới đây để có một định
nghĩa đúng.
“Phân đôi khái niệm là phân chia khái niệm ra thành hai khái niệm có quan
hệ...nhau”
A. “tương phản”
B. “tương đồng”
C. “cân bằng”
D. “mâu thuẫn”
Câu 57: Dòng chữ “Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất” là gì?
A. Một câu
B. Một mệnh đề
C. Một phán đoán
D. Cả a, b và c
Câu 58: Câu nói: “Hầu hết sinh viên ngành dược am hiểu các quy luật hóa sinh
trong cơ thể người” là phán đoán gì?
A. Phán đoán thể khẳng định
B. Phán đoán toàn thể phủ định
C. Phán đoán bộ phận phủ định
D. Phán đoán bộ phận khẳng định
Câu 59: Câu nói: “Thuốc có tên tiếp vĩ ngữ “-cycline” là thuốc kháng sinh
nhóm te'tracyclines” là phán đoán gì?
A. Phán đoán toàn thể khẳng định
B. Phán đoán toàn thể phủ định
C. Phán đoán bộ phận khẳng định
D. Phán đoán bộ phận phủ định
Câu 60: Câu nói: “Việt Nam không có xung đột tôn giáo.” là phán đoán gì?
A. Phán đoán bộ phận khẳng định
B. Phán đoán toàn thể khẳng định
C. Phán đoán bộ phận phủ định
D. Phán đoán toàn thể phủ định
Câu 61: Câu nói: “Hôm nay lớp ta kiểm tra giữa kỳ môn Logic phải không
nhỉ?” là phán đoán gì?
A. Phán đoán đặc tính
B. Phán đoán thời gian
C. Phán đoán tình thái
D. Đáp án a, b, c đều sai.
Câu 62: “Người sống chân thành đáng tin cậy” và “Một số người sống chân
thành không đáng tin cậy” là hai phán đoán có quan hệ gì trong hình vuông
logic?
A. Đối chọi trên
B. Đối chọi dưới
C. Mâu thuẫn
D. Thứ bậc
Câu 63: “Một số thuốc là thuốc phải kê toa” và “Một số thuốc không là thuốc
phải kê toa” là hai phán đoán có quan hệ thế nào trong hình vuông logic?
A. Đối chọi trên
B. Đối chọi dưới
C. Mâu thuẫn
D. Thứ bậc
Câu 64: “Những người biết yêu thiên nhiên là người giàu lòng nhân ái” và "Có
người biết yêu thiên nhiên là người giàu lòng nhân ái" là hai phán đoán có quan
hệ gì trong hình vuông logic?
A. Quan hệ thứ bậc
B. Quan hệ mâu thuẫn
C. Quan hệ đối chọi trên
D. Quan hệ đối chọi dưới
Câu 65: “Mọi sinh viên dược thích nghiên cứu sinh học phân tử” và “Không có
sinh viên dược nào thích nghiên cứu sinh học phân tử” là hai phán đoán có
quan hệ gì trong hình vuông logic?
A. Mâu thuẫn
B. Đối chọi trên
C. Đối chọi dưới
D. Thứ bậc
Câu 66: “Mọi thuốc không là sản phẩm sử dụng tùy thích” và “Một số thuốc
không là sản phẩm sử dụng tùy thích” là hai phán đoán có quan hệ gì trong hình
vuông logic?
A. Đối chọi trên
B. Đối chọi dưới
C. Mâu thuẫn
D. Thứ bậc
Câu 67: Phán đoán: “Đôi khi người thông minh không đạt được điểm cao trong
học tập.” là phán đoán dạng gì?
A. O

B. E

C. I

D. A

Câu 68: Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán
“Hầu hết thú sống trên cạn”
A. S+ và P-
B. S- và P+

C. S- và P-

D. S+ và P+

Câu 69: Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán
“Đảng viên Đảng Cộng Sản không là kẻ đi bốc lột người khác”
A. S+ và P-
B. S- và P+

C. S- và P-

D. S+ và P+

Câu 70: Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán
“Một số thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt khuẩn”
A. S- và P+

B. S+ và P+

C. S- và P-

D. S+ và P-
Câu 71: Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán
“Virus là sinh vật không có cấu tạo tế bào.”
A. S- và P+

B. S- và P-

C. S+ và P+

D. S+ và P-

Câu 72: Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán sau đây: “Hạnh
phúc đích thực không nhất thiết phải có nhiều tiền”.
A. S = Hạnh phúc; P = có nhiều tiền
B. S = Hạnh phúc; P = địch thực không nhất thiết phải có nhiều tiền
C. S = Hạnh phúc đích thực; P= phải có nhiều tiền
D. S = Hạnh phúc đích thực; P = nhất thiết phải có nhiều tiền
Câu 73: Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán sau đây: “Phát huy
dân chủ là phát huy sức mạnh của dân tộc”.
A. S = dân chủ; P = sức mạnh của dân tộc.
B. S = phát huy dân chủ; P = sức mạnh của dân tộc.
C. S = phát huy dân chủ; P = phát huy sức mạnh của dân tộc.
D. S = dân chủ; P = phát huy sức mạnh của dân tộc.
Câu 74: Hãy xác định ch ủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán: “Một số thuốc
điều trị là thuốc có dược chất dễ gây ngộ độc”.
A. S = thuốc điều trị; P = thuốc có dược chất dễ gây độc
B. S = Một số thuốc; P = có dược chất dễ gây ngộ độc.
C. S = Một số thuốc điều trị là thuốc có dược chất; P = dễ gây chất độc.
D. S = Thuốc điều trị; P = dễ gây ngộ độc
Câu 75: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán thuộc tính đơn sau
đây: “Sinh phẩm y tế không là thuốc làm từ khoáng vật.”
A. S- i P-

B. S+ a P-
C. S+ e P+

D. S- o P+

Câu 76: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán thuộc tính đơn sau
đây: “Mọi nhà quản lý giỏi đều là người am hiểu về tâm lý học.”
A. S- i P-
B. S+ a P-

C. S+ e P+

D. S- o P+

Câu 77: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán thuộc tính đơn sau
đây: “Một số dược chất không bền khi điều chế dưới dạng dung dịch.”
A. S- i P-

B. S+ a P-

C. S+ e P+

D. S- o P+
Câu 78: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán thuộc tính đơn sau
đây: “Tá dược là thành phần cấu tạo nên dược phẩm giúp tối ưu hóa việc pha
chế thuốc.”
A. S- i P-

B. S+ a P-

C. S+ e P+

D. S- o P+
Câu 79: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán thuộc tính đơn sau
đây: “Một số tá dược là chất chống oxy hóa.”
A. S- i P-

B. S+ a P-

C. S+ e P+
D. S- o P+

Câu 80: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây:
“Muốn vươn tới những thành tựu cá nhân bạn phải vượt qua nỗi sợ bị chê baí
và thất bại.”
Khi gọi:
- p: Bạn vượt qua nỗi sợ bị chê bai.
- q: Bạn vượt qua nỗi sợ thất bại.
- r: Bạn vươn tới những thành tựu cá nhân.

A.

B.

C.

D.
Câu 81: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Bèn
bàn làm việc không sáng, khi và chỉ khi, điện bị ngắt nguồn hoặc bóng đèn bị
hỏng.”
Khi gọi:
- r: Đèn bàn làm việc sáng.
- p: Điện bị ngắt nguồn.
- q: Bóng đèn bị hỏng.

A.

B.

C.

D.
Câu 82: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây:
“Thuốc nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn thuốc dùng quá liều
thì đó là chất độc.”
khi gọi:
- p: Thuốc dùng đúng liều.
- q: Đó là thuốc chữa bệnh.
- r: Đó là chất độc.

A.

B.

C.

D.
Câu 83: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây:
“Chăm chỉ và có phương pháp học tập tốt bạn sẽ có kết quả học tập tốt.”
Khi gọi:
- p: Bạn chăm chỉ.
- q: Bạn có phương pháp học tập tốt.
- r: Bạn có kết quả học tập tốt.
A.

B.

C.

D.
Câu 84: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Nói
rằng người Việt Nam vừa yêu hòa bình vừa thích chiến tranh là không đúng.”
Khi gọi:
- “Người Việt Nam yêu hòa bình” là: p
- “Người Việt Nam thích chiến tranh” là: q

A.

B.

C.

D.
Câu 85: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Nó
học kém đi không phải vì lười biếng, cũng không phải bị bệnh.”
Khi gọi:
- p: Nó lười biếng.
- q: Nó bị bệnh.
- r: Nó học kém đi.

A.

B.

C.

D.
Câu 86: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây:
“Chừng nào (chỉ khi) giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam
đánh Tây.” (Nguyễn Trung Trực)
Khi nói:
- p: Giặc Tây nhổ hết cỏ Nam.
- q: Hết người Nam đánh Tây.

A.

B.

C.

D.
Câu 87: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây:
“Không có việc Cô ta có học lực trung bình và kết quả thi thử môn toán ba
điểm mà lại thủ khoa trường Quân y”.
Khi gọi:
- p: Cô ta có học lực trung bình.
- q: Cô ta có kết quả thi thử môn toán ba điểm.
- r: Cô ta thủ khoa trường Quân Y.

A.

B.

C.

D.
Câu 88: Tìm công thức logic biểu thị chính xác phán đoán phức sau đây: “Nếu
giỏi Tiếng Anh, tôi sẽ vừa đi làm kiếm tiền vừa đi học chương trình cử nhân
dược tại Singapore.”
Khi gọi:
- p: Tôi giỏi Tiếng Anh.
- q: Tôi đi làm kiếm tiền tại Singapore.
- r: Tôi đi học chương trình cử nhân dược tại Singapore.
A.

B.

C.

D.
Câu 89: Loại suy luận, từ các tiền đề đúng đảm bảo kết luận sẽ chắc chắn đúng,
được gọi là loại suy luận gì?
A. Suy luật tương đương
B. Suy luận diễn dịch
C. Suy luận quy nạp
D. Suy luận loại suy
Câu 90: Loại suy luận, mặc dù có các tiền đề đúng nhưng không đảm bảo kết
luận sẽ chắc chắn đúng, được gọi là loại suy luận gì?
A. Suy luận diễn dịch
B. Suy luận trực tiếp
C. Suy luận gián tiếp
D. Suy luận quy nạp
Câu 91: Thao tác logic đi từ một hay vài phán đoán tiền đề để rút ra phán đoán
kết luận được gọi là gì?
A. Phán đoán kéo theo
B. Suy luận
C. Quy nạp
D. Tam đoạn luận nhất quyết đơn
Câu 92: Suy luận đi từ một phán đoán tiền đề để rút ra phán đoán kết luận được
gọi là gì?
A. Suy luận diễn dịch trực tiếp
B. Suy luận diễn dịch gián tiếp
C. Suy luận quy nạp hoàn toàn
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng
Câu 93: Suy luận đi từ hai tiền đề trở lên để rút ra kết luận được gọi là suy luận
gì?
A. Suy luận diễn dịch trực tiếp
B. Suy luận quy nạp hoàn toàn
C. Suy luận gián tiếp
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 94: Xét các cặp tiền đề được liệt kê trong các đáp án dưới đây, hãy chọn
đáp án không chứa cặp tiền đề vi phạm các quy tắc chung của tam đoạn luận
nhất quyết đơn.
A. AA, AE, AI, EA, EO, IA, IE, OA.
B. AA, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA, II.
C. AA. AE, AI, AO, EA, IA, IE, AO.
D. AA, EE, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA.
Câu 95: Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, nếu từ
(S, P) ở các tiền đề được chu diên, thì ở kết luận, tính chu diên của chúng phải
như thế nào?
A. Phải chu diên.
B. Phải không chu diên.
C. Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 96: Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, nếu từ
(S, P) ở các tiền đề không chu diên, thì ở kết luận, tính chu diên của chúng phải
như thế nào?
A. Phải không chu diên.
B. Phải chu diên.
C. Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 97: Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, để một suy luận hợp logic, thì
trung từ phải như thế nào?
A. Có mặt trong cả 2 tiền đề.
B. Chu diên ít nhất một lần.
C. Không xuất hiện ở kết luận.
D. Bao gồm tất cả các đáp án được nêu.
Câu 98: Trong tam đoạn luận nhất quyết đơn, nếu hai tiền đề là phán đoán dạng
E và O thì phán đoán ở kết luận có dạng gì?
A. A hoặc I.
B. E hoặc O.
C. A hoặc E.
D. Không thể suy ra được kết luận.
Câu 99: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SiP” có giá trị đúng, sơ
đồ suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không
xác định)

A.

B.

C.

D.
Câu 100: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SiP” có giá trị sai, sơ đồ
suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác
định)

A.

B.

C.

D.
Câu 101: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SoP” có giá trị đúng, sơ
đồ suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không
xác định)

A.

B.
C.

D.
Câu 102: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SoP” có giá trị sai, sơ đồ
suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác
định)

A.

B.

C.

D.
Câu 103: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SaP” có giá trị đúng, sơ
đồ suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không
xác định)
A.

B.

C.

D.
Câu 104: Trong hình vuông logic, khi biết phán đoán “SaP” có giá trị sai, sơ đồ
suy luận nào dưới đây hợp logic. (Lưu ý: Đ = đúng; S = sai; KXĐ = không xác
định)

A.

B.

C.
D.
Câu 105: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chất, phán đoán nào dưới đây là suy
diễn hợp logic từ phán đoán: Tá dược không là chất có chức năng trị bệnh.
A. Mọi chất có chức năng trị bệnh là tá dược.
B. Một số tá dược là chất không có chức năng trị bệnh.
C. Không có chất có chức năng trị bệnh nào là tá dược.
D. Tá dược là chất không có chức năng trị bệnh.
Câu 106: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chất, phán đoán nào dưới đây là suy
diễn hợp logic từ phán đoán: Một số thuốc là giả dược.
A. Giả dược không là thuốc.
B. Một số thuốc không là dược phẩm thật.
C. Mố số thuốc không là giả dược.
D. Mọi thuốc không là giả dược.
Câu 107: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chất, phán đoán nào dưới đây là suy
diễn hợp logic từ phán đoán: Một số bệnh nặng là bệnh nhiễm vi khuẩn kháng
thuốc.
A. Một số bệnh nhiễm vi khuẩn kháng thuốc không là bệnh nặng.
B. Một số bệnh nặng không là bệnh không nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
C. Có bệnh nhiễm vi khuẩn kháng thuốc là bệnh nặng.
D. Không bệnh nhiễm vi khuẩn kháng thuốc nào không là bệnh nặng.
Câu 108: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chất, phán đoán nào dưới đây là suy
diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi người đều muốn sống hạnh phúc.
A. Không ai thích sống hạnh phúc.
B. Có người không muốn sống bất hạnh.
C. Mọi người đều không muốn sống bất hạnh.
D. Mọi bất hạnh không phải là người.
Câu 109: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Những người làm luật sư
đều là người am hiểu logic học.
A. Có người am hiểu triết học không làm luật sư.
B. Có người làm luật sư không phải là người am hiểu logic học.
C. Những người am hiểu logic học là luật sư.
D. Những người không am hiểu logic đều không là người làm luật sư.
Câu 110: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi tên phát-xít đều
không là người chấp nhận sống chung với người thuộc các dân tộc khác.
A. Mọi người không là phát-xít thì chấp nhận sống chung với người thuộc các
dân tộc khác.
B. Một số người không chấp nhận sống chung với người thuộc các dân tộc
khác là những tên phát-xít.
C. Mọi người không chấp nhận chung sống với người thuộc các dân tộc khác
đều là những tiên phát-xít.
D. Không có tên phát-xít nào không là người chấp nhận sống chung với người
thuộc các dân tộc khác.
Câu 111: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Một số thức ăn bày bán
ở vỉa hè không là thực phẩm an toàn.
A. Mọi thực phẩm không an toàn là thực ăn bày bán ở vỉa hè.
B. Một số không là thức ăn được bày bán ở vỉa hè không là thực phẩm an toàn.
C. Một số thực phẩm không an toàn là thức ăn bày bán ở vỉa hè.
D. Có thực phẩm không an toàn không là thức ăn được bày bán ở vỉa hè.
Câu 112: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi kim loại là nguyên
tố hóa học.
A. Mọi chất không là kim loại đều không là nguyên tố hóa học.
B. Không phải nguyên tố hóa học không là kim loại.
C. Một số không nguyên tố hóa học không là kim loại.
D. Mọi (chất) là nguyên tố hóa học là kim loại.
Câu 113: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Đa số dược sĩ không là
người thiếu kiến thức về tương tác thuốc.
A. Người không thiếu kiến thức về tương tác thuốc là dược sĩ.
B. Mọi người thiếu kiến thức về tương tác thuốc là dược sĩ.
C. Đa số người giàu kiến thức về tương tác thuốc là dược sĩ.
D. Không có người nào không đủ kiến thức về tương tác thuốc là dược sĩ.
Câu 114: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi thuốc gây nghiện
không là thuốc không cần kê toa.
A. Một số thuốc phải kê toa là thuốc gây nghiện.
B. Mọi thuốc phải kê toa là thuốc gây nghiện.
C. Một số thuốc gây nghiện là thuốc không cần kê toa.
D. Có thuốc không cần kê toa là thuốc gây nghiện.
Câu 115: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Một số cán bộ nhà nước
không là người kiên quyết đấu tranh loại trừ tham nhũng.
A. Có cán bộ nhà nước không là người không đấu tranh loại trừ tham nhũng.
B. Có người đấu tranh loại trừ tham nhũng là cán bộ nhà nước.
C. Mọi người không kiên quyết đấu tranh loại trừ tham nhũng là cán bộ nhà
nước.
D. Một số người nhu nhược, thỏa hiệp với tham nhũng là cán bộ nhà nước.
Câu 116: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Một số thuốc an thần
không là thuốc làm từ hóa chất.
A. Một số thuốc làm từ hóa chất là thuốc không an thần.
B. Một số thuốc làm từ hóa chất là thuốc an thần.
C. Có một số thuốc an thần là thuốc không làm từ hóa chất.
D. Một số thuốc không làm từ hóa chất là thuốc an thần.
Câu 117: Suy diễn trực tiếp bằng phép đổi chỗ, đổi chất (đối lập vị từ), phán
đoán nào dưới đây là suy diễn hợp logic từ phán đoán: Mọi bệnh do virus gây ra
không là bệnh có thể điều trị được bằng kháng sinh.
A. Mọi bệnh không thể điều trị được bằng kháng sinh là bệnh do virus gây ra.
B. Mọi bệnh có thể điều trị được bằng kháng sinh là bệnh do virus gây ra.
C. Không bệnh do virus gây ra nào có thể điều trị được bằng kháng sinh.
D. Một số bệnh không thể điều trị được bằng kháng sinh là bệnh do virus
gây ra.
Câu 118: Để sơ đồ suy luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị giản
lược phải là:

A. P- o M+

B. P- i M-

C. M+ a P-

D. M+ e P-

Câu 119: Để sơ đồ suy luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị giản
lược phải là:

A. P+ a M-

B. P+ e M+

C. M+ a P-
D. P- i M-
Câu 120: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. S+ a M-

B. M+ a S-

C. S- i M-
D. Sơ đồ suy luận cho trước sai cấu trúc.
Câu 121: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. P+ e M+

B. M+ e P+

C. M+ a P-

D. a và b
Câu 122: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. S- o M+

B. M- i S-

C. S+ a M-
D. Sơ đồ suy luận cho trước vi phạm quy tắc 4.
Câu 123: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. M- i S-

B. S- i M-
C. S+ a M-

D. Tất cả các công thức đã cho.


Câu 124: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. M+e P+

B. P-o M+

C. P+a M-

D. Sơ đồ suy luận cho trước sai cấu trúc.


Câu 125: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. M+ e P+

B. P- i M-

C. P- o M+

D. Sơ đồ suy luận cho trước sai cấu trúc.


Câu 126: Để sơ đồ tam đoạn luận dưới đây hợp logic, công thức của tiền đề bị
giản lược phải là:

A. S+ a M-

B. S+ e M+

C. M+ a S-

D. a và c
Câu 127: Căn cứ vào hệ thống 5 Quy tắc chung của Tam đoạn luận nhất
quyết đơn, hãy chọn đáp án đúng, sau khi xét tính hợp logic của tam đoạn luận
dưới đây:
Thuốc kháng sinh là thuốc có khả năng diệt vi khuẩn.
Penicillin là thuốc kháng sinh.
Vậy Penicillin là thuốc có khả năng diệt vi khuẩn.
A. Vi phạm quy tắc 3.
B. Vi pham quy tắc 4.
C. Suy luận hợp logic.
D. Vi phạm quy tắc 1 và 2.
Câu 128: Căn cứ vào hệ thống 5 Quy tắc chung của Tam đoạn luận nhất
quyết đơn, hãy chọn đáp án đúng, sau khi xét tính hợp logic của tam đoạn luận
dưới đây:
Thuốc an thần gây nghiện.
Thuốc an thần là thuốc kê toa.
Vậy, có thuốc kê toa là thuốc gây nghiện.
A. Suy luận hợp logic.
B. Suy luận vi phạm quy tắc 01.
C. Suy luận vi phạm quy tắc 03
D. Suy luận vi phạm quy tắc 02
Câu 129: Căn cứ vào hệ thống 5 Quy tắc chung của Tam đoạn luận nhất
quyết đơn, hãy chọn đáp án đúng, sau khi xét tính hợp logic của tam đoạn luận
dưới đây:
Thuốc an thần là thuốc phải kê toa.
Aspirin là thuốc phải kê toa.
Vậu Aspirin là thuốc an thần.
A. Suy luận hợp logic
B. Vi pham quy tắc 1
C. Vi phạm quy tắc 3
D. Vi phạm quy tắc 2
Câu 130: Căn cứ vào hệ thống 5 Quy tắc chung của Tam đoạn luận nhất
quyết đơn, hãy chọn đáp án đúng sau khi xét tính hợp logic của tam đoạn luận
sau:
Mọi người cương không là người nịnh hót;
Người tốt không là người nịnh hót.
Vậy, người tốt là người cương trực.
A. Vi phạm quy tắc 5
B. Vi phạm quy tắc 2
C. Suy luận hợp logic.
D. Vi phạm quy tắc 3
Câu 131: Căn cứ hệ thống 5 Quy tắc chung của Tam đoạn luận nhất quyết
đơn, hãy chọn đáp án đúng sau khi xét tính hợp logic của tam đoạn luận sau:
Mọi việc làm tốt đều là việc có ích;
Mọi việc làm tốt đều là việc nên làm.
Vậy, mọi việc nên làm đều là việc có ích.
A. Vi phạm quy tắc 2
B. Vi phạm quy tắc 5
C. Suy luận hợp logic
D. Vi phạm quy tắc 1 và 2
Câu 132: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 133: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 134: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 135: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 136: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 137: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?
A. Công thức không là quy luật logic.
B. Công thức là quy luật logic.
Câu 138: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 139: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 140: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 141: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 142: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức không là quy luật logic.


B. Công thức là quy luật logic.
Câu 143: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 144: Công thức logic của suy luận phán đoán phức dưới đây là quy luật
logic hay không là quy luật logic?

A. Công thức là quy luật logic.


B. Công thức không là quy luật logic.
Câu 145: Giản đồ suy luận dưới đây là giản đồ của loại suy luận quy nạp nào?
a có p
b có p
c có p
..........
n có p
a, b, c...n ϶ S
Mọi S có p
A. Quy hoàn toàn.
B. Quy nạp không hoàn toàn.
C. Quy nạp khoa học.
D. Quy nạp thông thường.
Câu 146: Trong các phương pháp của suy luận quy nạp khoa học, giản đồ dưới
đây thuộc phương pháp gì?

A. Phương phap phù hợp


B. Phương pháp khác biệt
C. Phương pháp phần dư
D. Phép suy luận tương tự
Câu 147: Trong các phương pháp của suy luận quy nạp khoa học, giản đồ dưới
đây thuộc phương pháp gì?

A. Phương pháp phù hợp


B. Phương pháp phần dư
C. Phương pháp khác biệt
D. Phương pháp suy luận tương tự
Câu 148: Trong các phương pháp của suy luận quy nạp khoa học, giản đồ dưới
đây thuộc phương pháp gì?

A. Phương pháp phù hợp


B. Phương pháp khác biệt
C. Phương pháp phần dư
D. Phương pháp suy luận tương tự
Câu 149: Quy luật đồng nhất phản ánh điều gì trong hiện thực?
A. Sự vật luôn có sự thay đổi bất định.
B. Sự vật thống nhất ở nhiều mặt.
C. Tính chất độc đáo của sự vật, hiện tượng.
D. Tính độc lập tương đối và đứng yên tương đối của sự vật, hiện tượng.
Câu 150: Quy luật lý do đầy đủ phản ánh điều gì trong hiện thực?
A. Mối liên hệ nhân quả
B. Mối liên hệ bản chất và hiện tượng
C. Mối liên hệ nhiều mặt trong một sự vật, hiện tượng
D. Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực
Câu 151: “Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng” là phát biểu của
quy luật (QL) nào?
A. Quy luật đồng nhất
B. Quy luật không mâu thuẫn
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 152: Mệnh đề “Hai tư tưởng không cùng đúng” tương đương lôgic với
mệnh đề nào?
A. Hai tư tưởng cùng sai.
B. Hai tư tưởng, trong đó, nếu tư tưởng này đúng thì tư tưởng còn lại sai.
C. Hai tư tưởng, trong đó, nếu tư tưởng này sai thì tư tưởng còn lại sai.
D. Hai tư tưởng, trong đó, nếu tư tưởng này sai thì tư tưởng còn lại đúng.
Câu 153: Trong trao đổi tư tưởng, không cho phép trả lời câu hỏi có tính chấp
lấp lững, nước đôi là yêu cầu của quy luật (QL) nào?
A. Quy luật đồng nhất
B. Quy luật không mâu thuẫn
C. Quy luật loại trừ cái thư ba
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 154: Nếu “A” là một tư tưởng thì mệnh đề “Một tư tưởng không thể đồng
thời có hai giá trị logic trái ngược nhau” được ký hiệu như thế nào?

A.

B.

C.

D.
Câu 155: Nếu “A” là một tư tưởng thì mệnh đề “Một tư tưởng chỉ có thể có một
giá trị logic xác định hoặc là đúng hoặc là sai chứ không có khả năng thứ ba”
được ký hiệu như thế nào?

A.

B. V

C.

D.
Câu 156: Cơ sở khách quan của Quy luật không mâu thuẫn trong logic học hình
thức là?
A. Sự vật không thể vừa có tính chất A vừa không có tính chất không A
trong một thời điểm nhất định, một tương quan nhất định.
B. Sự vật có thể vừa có thuộc tính A vừa không có thuộc tính A trong cùng một
thời điểm, một tương quan nhất định.
C. Sự vật có thể có tính chất A cũng có thể không có tính chất A trong các thời
điểm khác nhau.
D. Sự vật không thể có tính chất A hoặc không có có tính chất A trong các thời
điểm khác nhau.
Câu 157: Quy luật loại trừ cái thứ ba còn được phát biểu như thế nào trong
Logic học?
A. Một sự vật trong một thời điểm nhất định, một tương quan nhất định nó phải
là nó.
B. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó trong một thời điểm,
một tương quan nhất định.
C. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác.
D. Sự vật, theo một cơ sở xác lập nhất định, hoặc nó hoặc khác nó, chứ
không thể có trường hợp thứ ba - không phải là nó cũng không phải khác
nó.
Câu 158: Quy luật nào trong các Quy luật tư duy logic hình thức đòi hỏi phải
tường mình sự chân thực về quan hệ nhân quả trong nội dung tư tưởng?
A. Quy luật đồng nhất
B. Quy luật phi mâu thuẫn
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
D. Quy luật lý do đầy đủ.
Câu 159: Các yêu cầu dưới đây thuộc yêu cầu của quy luật nào trong các quy
luật tư duy logic hình thức?
Trong trao đổi tư tưởng:
- Sự lập lại một tư tưởng đã được xác lập từ trước, phải phản ánh trung thành
với nó;
- Nội hàm của các khái niệm được sử dụng trong một cuộc trao đổi tư tưởng
phải được xác định rõ ràng và sử dụng nhất quán trong suốt cuộc trao đổi tư
tưởng đó.
A. Quy luật lý do đầy đủ.
B. Quy luật đồng nhất.
C. Quy luật phi mâu thuẫn.
D. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
Câu 160: Quy luật lý do đầy đủ đảm bảo cho tư duy có được tính chất gì?
A. Tính nhất quán và Tính rõ ràng, rành mạch.
B. Tính có căn cứ - xác minh được, luận chứng được.
C. Tính phi mâu thuẫn và Tính có căn cứ, có thể xác minh.
D. Tính phi mâu thuẫn, tính nhất quán và tính chính xác, rõ ràng.
Câu 161: Mâu thuẫn nào xuất hiện một cách chủ quan, thể hiện dưới dạng cặp
phán đoán trái ngược nhau và làm bế tắc tiến trình tư duy, trao đổi tư tưởng.
A. Mâu thuẫn biện chứng.
B. Mâu thuẫn trong quá trình phát triển của nhận thức.
C. Mâu thuẫn về quan điểm trong tranh luận giữa hai tư tưởng.
D. Mâu thuẫn logic trong diễn đạt một tư tưởng.
Câu 162: Cố tình sử dụng từ ngữ một cách mập mờ để sau đó có thể giải thích
cùng một từ theo các nghĩa khác nhau là vi phạm yêu cầu của quy luật nào?
A. Quy luật lý do đầy đủ.
B. Quy luật đồng nhất.
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
D. Quy luật không mâu thuẫn.
Câu 163: Cơ sở của phép chứng minh phản chứng là quy luật nào?
A. quy luật không mâu thuẫn
B. quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật đồng nhất
C. quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ
D. quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật phi mâu thuẫn
Câu 164: Một số người lấn chiếm đất công, tổ chức sang nhượng trái phép để
thu lời bất chính. Khi bị vạch mặt, họ chống chế: “pháp luật Việt Nam quy định
rằng đất đai là tài sản xã hội chủ nghĩa, mà tài sản xã hội chủ nghĩa là thuộc về
nhân dân. Chúng tôi là nhân dân. Vậy đất này là tài sản của chúng tôi, thuộc về
chúng tôi”.
Hỏi: Tư tưởng của một số người lấn chiếm đất công đã vi phạm Quy luật nào
của tư duy logic hình thức?
A. Quy luật không mâu thuẫn
B. Quy luật lý do đầy đủ
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba
D. Quy luật đồng nhất
Câu 165: Các nhà lý luận thần học của nhà thờ Vatican thời trung cổ luôn
khẳng định rằng Chúa trời là toàn năng và có thể sáng tạo ra mọi thứ. Nhà thần
học Cao-ni-lô đã hỏi họ rằng: “Thượng đế toàn năng đó có thể sáng tạo ra một
hòn đá mà mình không nhấc nổi không?”
Không ai có thể trả lời được câu hỏi trên. Vì đi trả lời câu hỏi trên, tư duy sẽ rơi
vào bế tắc.
Hỏi: Theo anh (chi), do sự chi phối của quy luật nào khiến tư duy bị bế tắc khi
đi trả lời câu hỏi trên?
A. Quy luật không mâu thuẫn
B. Quy luật đồng nhất
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 166: Trong một giờ học văn tại trường phổ thông, thầy giáo yêu cầu: Các
em hãy phân tích ý nghĩa câu ca dao “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông
cũng lội mấy đèo cũng qua”. Một học sinh khi được yêu cầu đã trả lời như sau:
Thưa thầy, câu này ý muốn nói giao thông ngày xưa chưa phát triển ạ.
Hỏi: Người học sinh đã vi phạm quy luật nào của của tư duy logic hình thức khi
trả lời câu hỏi của thầy?
A. Quy luật không mâu thuẫn
B. Quy luật triệt tam
C. Quy luật đồng nhất
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 167: Một người khi được hỏi tại sao lại biết tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao là một tác phẩm nổi tiếng, ông ta trả lời: vì nó được nhiều người đọc.
Hỏi: Theo anh (chị), người trả lời đã vi phạm quy luật nào của tư duy logic hình
thức?
A. Quy luật phi mâu thuẫn
B. Quy luật loại trừ cái thứ ba
C. Quy luật lý do đầy đủ
D. Quy luật đồng nhất
Câu 168: “Biệu chạy ngay vào nhà lấy cây rựa ra và chém chị Thu chết ngày tại
chỗ. Hành động xong Biệu vào nhà chốt tất cả các cửa lại rồi uống một hơi hết
chái thuốc diệt cỏ để tự sát. Quần chúng đưa chị Thu đi cấp cứu nhưng chị Thu
đã chết trên đường đến bệnh viện”. (Báo công an số 908 ngày 6 - 1 2001; dẫn
theo Lê Duy Ninh, Logic - Phi logic trong đời thường và trong pháp luật, Nxb.
Đại học quốc gia Tp.HCM)
Hỏi: Tư tưởng trên đã vi phạm quy luật nào của tư duy logic hình thức?
A. Quy luật loại trừ cái thứ ba
B. Quy luật không mâu thuẫn
C. Quy luật đồng nhất
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 169: Tên chủ hỏi gã đầy tớ với giọng bực dọc: Ta nghe nhiều người nói
mặt ta giống khỉ lắm phải không? Tên đầy tớ khôn khéo: Bẩm! Ai lại dám nói
thế ạ? Họ chỉ bảo có nhiều con khỉ có cái mặt giống ông chủ thôi ạ! Tên chủ
hài lòng bảo: Ừ! Có thế chứ. Và hắn không bực bội nữa.
Hỏi: Tên chủ vi phạm luật nào của tư duy logic hình thức?
A. Quy luật đồng nhất
B. Quy luật không mâu thuẫn
C. Quy luật loại trừ cái thứ ba
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 170: Tư tưởng “Có thương thì nói là thương. Không thương thì nói một
đường cho xong” bị chi phối bởi quy luật nào của tư duy logic hình thức?
A. Quy luật phi mâu thuẫn.
B. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
C. Quy luật đồng nhất.
D. Quy luật lý do đầy đủ.
Câu 171: Nhận dịnh sau đây đã vi phạm quy luật nào của tư duy lôgíc hình
thức?
“Thuốc này là thuốc tốt vì giá của nó rất cao.”
A. Vi phạm quy luật đồng nhất
B. Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba
C. Vi phạm quy luật mâu thuẫn
D. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
Câu 172: Chàng trai nói với cô gái: “Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu, thì thực ra
anh đang dối mình; Còn anh nói anh đã trót yêu em rồi là dường như anh đang
dối em” (Trái tim không ngủ yên - Tạ Quang Thắng). Hỏi: tư tưởng của chàng
trai đã vi phạm quy luật nào của tư duy logic hình thức?
A. Quy luật đồng nhất
B. Quy luật loại trừ cái thứ ba
C. Quy luật không mâu thuẫn
D. Quy luật lý do đầy đủ
Câu 173: Chọn đáp án đúng. Trong chứng minh, các quy tắc đối với luận cứ
gồm:
A. 1) Luận cứ phải là những phán đoán chân thực; 2) Luận cứ phải được
chứng minh độc lập với luận đề; 3) Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận
đề.
B. 1) Luận cứ phải là những phán đoán chân thực; 2) Luận cứ phải được nêu ra
bằng những phán đoán khẳng định thuộc tính đơn; 3) Luận cứ phải là lý do đầy
đủ của luận đề.
C. 1) Luận cứ phải là những phán đoán chân thực; 2) Luận cứ phải được chứng
minh thông qua luận đề; 3) Luận cứ phải có tính trực quan, sinh động.
D. 1) Luận cứ phải là những phán đoán chân thực; 2) Luận cứ phải được các
chủ thể có uy tín trong xã hội xác nhận là đúng; 3) Luận cứ phải là lý do đầy đủ
của luận đề.
Câu 174: Chọn đáp án đúng. Trong chứng minh, các quy tắc đối với luận
chứng gồm:
A. Luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic; Luận chứng phải rõ
ràng, ngắn gọn; Luận chứng phải thuyết phục.
B. Luận chứng không được vòng quanh; Luận chứng phải rõ ràng, ngắn gọn;
Luận chứng phải sinh động, trực quan.
C. Luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic; Luận chứng không
được vòng quanh; Luận chứng phải sinh động, trực quan.
D. Luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic; Luận chứng
không được vòng quanh; Luận chứng phải rõ ràng, ngắn gọn.
Câu 175: Thao tác logic dựa vào các luận cứ chân thực và các quy tắc, quy luật
logic để vạch ra tính chất giả dối của một luận đề nào đó ta gọi là thao tác:
A. Bắt bẻ.
B. Bác bỏ.
C. Phản biện.
D. Phản chứng.
Câu 176: Kết cấu logic của chứng mình bao gồm các phần sau. Hãy chọn câu
đúng:
A. Luận đề, luận cứ và luận chứng
B. Luận đề, luận cứ, luận chứng và chứng minh
C. Luận đề, luận chứng, luận cứ và chứng cứ
D. Luận đề, chứng cứ, luận cứ và chứng minh
Câu 177: Chọn câu hỏi đúng:
A. Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó cần được chứng minh.
B. Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó dùng để chứng minh.
C. Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó không cần phải chứng minh.
D. Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó đã được chứng minh.
Câu 178: Thao tác logic trong tư duy chỉ ra các luận cứ hay luận chứng được
đưa ra chưa đủ để công nhận sự đúng đắn, chân thật của luận đề gọi là thao tác:
A. Chứng minh
B. Bắt bẻ
C. Bác bỏ
D. Phản biện
Câu 179: Trong lập luận, cố tình sử dụng các thủ pháp che đậy sự vi phạm các
quy tắc logic để khiến người khác hiểu sai bản chất của sự vật, sự việc được gọi
là:
A. Sự ngộ biện
B. Sự ngụy biện
C. Sự hùng biện
D. Sự biện hộ
Câu 180: Thao tác của tư duy nhằm khẳng định tính chân lý của một luận điểm
nào đó, bằng cách dựa vào những chân lý, sự thật khách quan đã được xác nhận
trong thực tiễn, logic học gọi là:
A. Phép chứng thực.
B. Phép chứng nghiệm.
C. Phép chứng nhận.
D. Phép chứng minh.
Câu 181: Những phán đoán được dùng làm căn cứ để chứng minh cho luận đề
được gọi là:
A. Luận dẫn.
B. Luận cứ.
C. Luận điểm.
D. Luận thuyết.
Câu 182: Cách thức tổ chức, sắp xếp các luận cứ theo những quy tắc và quy
luật logic nhằm xác lập mối liên hệ tất yếu giữa luận cứ và luận đề ta gọi là:
A. Luận dẫn.
B. Luận thuyết.
C. Luận cứ.
D. Luận chứng.
Câu 183: Trong một cuộc tranh luận giữa giám đốc điều hành (CEO) và cấp
dưới về một số quy định mới trong công-ty. Vị CEO đập bàn quát: Cô đừng có
“triết lý rởm” nữa! Nếu muốn làm việc ở đây thì phải chấp hành. Cô nhân viên
dịu dàng đáp: Dạ sếp đúng rồi ạ, em xin lỗi sếp!
Hỏi: Người CEO đã dùng thủ thuật ngụy biện nào để bắt cấp dưới phải nghe
theo quan điểm của mình.
A. Nhân quả sai
B. Đánh tráo khái niệm
C. Đánh vào tình cảm
D. Dựa vào sức mạnh
Câu 184: Hai bạn Quang và Bình tranh luận với nhau về nguồn gốc sự sống
trên trái đất. Bình bảo Quang: Chắc chắn là sự sống trên trái đất có nguồn gốc
từ vũ trụ. Quang không đồng ý, đòi hỏi Bình phải chứng minh ý kiến đó. Bình
nói: Viện sĩ Vernadski, cha đẻ của môn môi trường sinh thái, đã nói như vậy...
Hỏi: Bình đã dùng thủ thuật ngụy biện nào để bắt Quang phải nghe theo quan
điểm của mình.
A. Khái quát vội vã
B. Đánh tráo luận đề
C. Lập luận quanh co
D. Dựa vào uy tín cá nhân
Câu 185: Thời trung cổ, có những nhà thần học tranh luận với nhau xoay quanh
luận đề: “Cây hoa hồng trên thượng giới (nước trời) có gai hay không có gai”.
Hỏi: các nhà thần học ấy đã vi phạm quy tắc gì trước khi chứng minh, bảo vệ
quan điểm của mình?
A. Luận đề phải rõ ràng, chính xác.
B. Luận đề phải chân thật.
C. Luận đề phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh.
D. a và b
Câu 186: Có nhận định rằng: “Con cái các gia đình giàu có thường đua đòi, hư
hỏng. Bởi vì, con những gia đình nghèo cái ăn còn chưa có thì làm sao mà đua
đòi được”
Hỏi: Nhận định trên thuộc loại ngụy biện gì?
A. Ngụy biện nhân quả sai.
B. Ngụy biện đánh tráo khái niệm.
C. Ngụy biện diễn đạt mập mờ.
D. Ngụy biện đánh tráo luận đề.
Câu 187: Từ chỗ đội tuyển bóng đá U23 của Việt Nam, thời gian gần đây, liên
tiếp 2 lần lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất tại các giải đấu châu lục, có người cho
rằng: “Bóng đá Việt Nam hiện nay là 1 trong 4 nền bóng đá mạnh nhất Châu A.
Từ đây trở đi, chắc chắn đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ được chọn tham gia thi
đấu các vòng chung kết world cup”.
Hỏi: Tư tưởng trên thuộc loại ngụy biện gì?
A. Nhân quả sai
B. Dự vào dư luận đám đông
C. Khái quát vội vã
D. Đánh tráo luận đề
Câu 188: Trong cuộc họp gia đình, hai anh em trai tranh luận với nhau về tài
sản chung, người anh cho rằng đất tổ tiên để lại không được bán vì đó là kỷ
niệm của gia đình; Người em thì cho rằng, đất đang được giá tốt, cần bán để lấy
vốn đầu tư, kinh doanh thì may ra mới thoát khỏi cảnh nghèo. Sau một hồi tranh
luận gay gắt, người anh phản bác: Mày từng mở quán cà phê rồi “dẹp tiệm”, đi
làm thuê thì bị người ta tinh giảm cho thôi việc, việc lập gia đình thì hai, ba lần
dở dang.... may chẳng ra gì, không ai công nhận cái lý lẽ của mày đâu.
Hỏi: Tư tưởng của người anh thuộc loại ngụy biện nào?
A. Nhân quả sai.
B. Công kích cá nhân.
C. Đánh vào xúc cảm, tình cảm.
D. Đánh tráo luận đề.
Câu 189: Trong một cuộc đối thoại với lãnh đạo nhà trường, một sinh viên phát
biểu ý kiến: “Tôi không đồng ý việc tước quyền dự thi đối với thí sinh vào
phòng thi trễ quá 15 phút, sau khi phát đề. Quý vị hãy đặt mình vào vì trí của họ
mà xem. Bị tước quyền dự thi, tinh thần của sinh viên sẽ vô cùng lo âu, phiền
muộn. Bởi vì, một mặt vừa sợ bị cha, mẹ la mắng, vừa sót thương cho cha, mẹ
phải tốn thêm những đồng tiền mồ hôi, nước mắt để học lại; Mặt khác, bản thân
thí sinh đó phải tốn thêm thời gian tuổi trẻ để học lại cái mà mình đã học qua
rồi...Quy vị thấy đó, thật nhọc nhằn, thật tội nghiệp cho họ!”
Hỏi: Hãy chỉ ra loại ngụy biện trong lời phát biểu của sinh viên.
A. Nhân quả sai.
B. Đánh tráo luận đề.
C. Khái quát vội vã.
D. Đánh vào xúc cảm, tình cảm.
Câu 190: Trong một chương trình truyền hình Talk back live của đại CNN, một
kháng trong chương trình phát biểu: “Tôi thà để một người vô tội chết oan, còn
hơn để một kẻ sát nhân nhởn nhơ”.
Hỏi: Tư tưởng của vị khán giả trên vi phạm quy luật nào của tư duy logic hình
thức?
A. Quy luật đồng nhất.
B. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
C. Quy luật không mâu thuẫn.
D. Quy luật lý do đầy đủ.

You might also like