Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT
--------

TIỂU LUẬN CÓ BÁO CÁO

Đề tài: HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA


(BÊN THUÊ )

Môn học HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI


Giảng viên hướng dẫn TRẦN THỊ NGỌC HẾT
Sinh viên thực hiện NHÓM 10
Lớp DHLKT15A

TP.HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh,ngày 14 tháng 10 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

I.Thời gian và thành phần tham dự:


-Thời gian: 15h ngày 20/9/2022
-Địa điểm: lầu 3 thư viện trường đại học công nghiệp TPHCM
-Thành phần tham dự: tất cả thành viên nhóm 10.
II. Nội dung cuộc họp
1.Góp ý xây dựng dàn bài của tiểu luận
2.Thu thập thông tin , các văn bản liên quan đến đề tài
3. Phân chia công việc .
1 LÊ VĂN BÚT ( 3.1)
2 NGUYỄN TIẾN HÒA ( 2.3 + kết luận chương 2 )
3 KA MI ( phần mở đầu + kết luận chung )
4 LÊ ĐOÀN MINH MẪN ( 3.2 + kết luận chương 3)
5 PHAN THANH SƯƠNG ( 1.1)
6 VÕ THỊ HỒNG NHUNG ( 1.2 + kết luận chương 1)
7 NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG ( 2.1 +2.2)
8 TRƯƠNG NGỌC TRƯỜNG ( tổng hợp W + PPT)

Thư kí

VÕ THỊ HỒNG NHUNG

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Nhóm: 10

STT TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

1 LÊ VĂN BÚT 100%

2 NGUYỄN TIẾN HÒA 100%

3 KA MI 100%

4 LÊ ĐOÀN MINH MẪN 100%

5 PHAN THANH SƯƠNG 100%

6 VÕ THỊ HỒNG NHUNG 100%

7 NGUYỄN THỊ THANH 100%


PHƯƠNG

8 TRƯƠNG NGỌC TRƯỜNG 19507381 100%

Nhận xét của giáo viên:

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

3
........................................................................................................................................

Mục Lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu.........................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
5. Kết cấu của tiểu luận.....................................................................................7
B.   Phần nội dung.......................................................................................................8
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng cho thuê hàng hoá........8
1.1. Khái quát về hợp đồng cho thuê hàng hóa.............................................8
1.2. Khung pháp lý điều chỉnh HĐCTHH..................................................11
Kết luận chương 1.......................................................................................12
Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê trong HĐCTHH........................13
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê..........................................................13
2.2. Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hoá đối với bên thuê
....................................................................................................................14
2.3. Trách nhiệm của bên thuê đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho
thuê.............................................................................................................15
Kết luận chương 2.......................................................................................16
Chương 3. Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
đối với HĐCTHH...........................................................................................17
3.1. Thực trạng của pháp luật đối với HĐCTHH đối với bên thuê............17
3.2.  Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện về HĐCTHH................................19
Kết luận Chương 3......................................................................................20
C. Kết luận chung......................................................................................................21

4
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Có thể thấy hiện nay tình hình mua bán, cho thuê hàng hóa ở Việt Nam ngày càng
phát triển, việc mua bán, cho thuê hàng hóa phát sinh giữa các chủ thể khác nhau, với
nhiều hình thức đa dạng, trong khi đó pháp luật quy định về việc cho thuê, mua bán hàng
hóa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi
tham gia vào hoạt động trên. Đặc biệt là khi có xảy ra những tranh chấp thì việc áp dụng
pháp luật gặp nhiều khó khăn do những quy định pháp luật chưa rõ ràng, còn sai xót. Vì
vậy, việc nghiên cứu về hợp đồng cho thuê hàng hóa có ý nghĩa cho các chủ thể khi tham
gia vào việc cho thuê hàng hóa, giúp các chủ thể thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi,
dễ dàng và an toàn hơn.

2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu


2.1. Mục đích của nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận nhằm nghiên cứu các vấn đề của pháp luật về hợp đồng cho
thuê hàng hóa. Đánh giá thực trạng thực tiễn của pháp luật nước ta về vấn đề nêu trên, chỉ
ra được những mặt hạn chế rồi dựa vào đó rồi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích mà ta đề ra thì tiểu luận phải hoàn thành được những
nhiệm vụ sau đây:
Làm rõ những khái niệm lý luận: khái quát chung về hợp đồng cho thuê hàng hóa,
nắm được khái niệm, đặc điểm pháp lý, vai trò của hợp đồng cho thuê hàng hóa.
Phân tích ưu và nhược điểm những quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê
hàng hóa hiện nay của nước ta.
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật vào thực tiễn và chỉ ra được những thành tựu
và hạn chế của pháp luật .
Dựa vào những cơ sở trên để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp
luật đối với thực tiễn Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa của nước ta hiện
nay. Đánh giá qui định của pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa, khả năng ứng dụng
thực tiễn pháp luật Việt Nam. Đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả  việc áp dụng pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận thực hiện nghiên cứu trong phạm vi nghĩa rộng từ “Khái niệm, đặc điểm,
điều kiện, vai trò của hợp đồng cho thuê hàng hóa và phân tích rõ ràng qua những quy

5
định của pháp luật về vấn đề nêu trên. Nêu được ưu và nhược điểm của hệ thống pháp
luật.
Tiểu luận nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hợp đồng cho thuê hàng hóa trong
phạm vi cả nước và nội dung quy định định của pháp luật qua từng năm.

4. Phương pháp nghiên cứu


Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lênin như: chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời tiểu luận cũng bám sát chủ
trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, tiểu luận cũng còn được sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử,
…Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu quả của việc
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng hầu hết ở các chương mục của bài
tiểu luận, nhằm phân tích và làm rõ những luận điểm và đi đến tổng kết, rút ra kết luận
của nghiên cứu.

5. Kết cấu của tiểu luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận nghiên cứu
quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa bao gồm có 3 chương là: 
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng cho thuê hàng hóa
Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
Chương 3. Thực trạng việc áp dụng pháp luật và kiến nghị, giải pháp hoàn thiện đối
với hợp đồng cho thuê hàng hóa.
 
 
 

6
B.   PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng cho thuê hàng hoá
1.1. Khái quát về hợp đồng cho thuê hàng hóa
1.1.1. Khái niệm hợp đồng cho thuê hàng hóa
   Cho thuê hàng hóa là việc chuyển quyền chiếm hữu về hàng hóa trong một thời
gian nhất định. Đây là hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại.
Tại Điều 269 Luật Thương mại 2005 sửa đổi 2017, 2019 định nghĩa cho thuê hàng
hóa như sau:
“Điều 269. Cho thuê hàng hoá
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm
hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một
thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.”
Hàng hóa cho thuê là các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai
và các tài sản khác gắn liền với đất đại.
Tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:
“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài
sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên
quan.”
Xuất phát từ khái niệm hợp đồng thuê tài sản ở trên và khái niệm cho thuê hàng hóa
tại Điều 269 Luật Thương mại 2005, ta có thể hiểu hợp đồng cho thuê hàng hóa như sau:
Hợp đồng cho thuê hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê, theo
đó bên cho thuê chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho bên thuê trong một
thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng cho thuê hàng hóa
  Hợp đồng cho thuê hàng hóa trong thương mại có đặc điểm như sau:
    Thứ nhất, chủ thể tham gia vào hợp đồng cho thuê hàng hoá thì ít nhất có một
bên phải là thương nhân. Thương nhân bao gồm thương nhân thể nhân và thương nhân
pháp nhân.

7
      Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư
cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp
hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.
      So sánh với hợp đồng thuê tài sản trong luật dân sự, chủ thể là các cá nhân, tổ
chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân). Không cần bắt buộc phải là pháp
nhân, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với hợp đồng thuê trong luật thương mại.
  Thứ hai, đối tượng của hợp đồng cho thuê hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm:
- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
- Những vật gắn liền với đất đai;
Trong đó: 
• Động sản là những tài sản không phải là BĐS.
• BĐS gồm: Đất đai – nhà hoặc công trình xây dựng được gắn liền với đất – Tài
sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng – tài sản khác
• Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động
sản và động sản. BĐS và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành
trong tương lai.
(Theo Bộ luật Dân sự 2015)
Vật là bất kỳ vật chất nào ở trạng thái (rắn, lỏng, khí), tuy nhiên về mặt pháp lý vật ở
đây được hiểu là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu nào
đó của con người. Do đó, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi
là vật nhưng ở dạng khác thì lại không được coi là vật.
Ví dụ: Nước suối, nước sông, không khí trong tự nhiên… không được coi là vật.
Nhưng nếu đóng vào bình nước, bình khí thì lại được coi là vật.
Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, thì vật phải có đặc tính
là tài sản nằm trong sự chiếm hữu của con người, có giá trị và là đối tượng của giao dịch
dân sự.
Ví dụ về các hợp đồng cho thuê hàng hóa trong hợp đồng thương mại:  Hợp đồng
thuê nhà ở thương mại, Hợp đồng thuê tàu thuyền, Hợp đồng thuê xe ô tô tự lái,...
 Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa là sinh
lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể của hợp đồng cho
thuêhàng hóa là thương nhân. Theo lý thuyết và trong thực tiễn, thương nhân sẽ thường
xuyên thực hiện hoạt động thương mại với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lời. Những
hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương
mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại
(Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005).

8
   Thứ tư, hình thức của hợp đồng cho thuê hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng cho thuê hàng
hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định
đó.
    Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong
việc giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp
đồng cho thuê hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể
của hợp đồng thì các bên thuêvà bên cho thuê phải tuân thủ quy định của pháp luật về
hình thức hợp đồng. 
1.1.3. Vai trò của hợp đồng cho thuê hàng hóa
    Hợp đồng cho thuê hàng hóa là cơ sở pháp lý để thương nhân thực hiện việc cung
ứng dịch vụ cho thuê hành hóa cho khách hàng. Thông qua hợp đồng, các
thương nhân kinh doanh thu lợi nhuận. Hợp đồng cho thuê hàng hóa là cơ sở để doanh
nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình. 
   Hợp đồng cho thuê hàng hóa trong thương mại cho phép các cá nhân, tổ chức tạo
ra một luật lệ riêng – thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết
– điều chỉnh mối quan hệ giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cạnh những quyền và nghĩa
vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng cho thuê hàng hóa thì các bên sẽ quy định
cụ thể về quyền và nghĩa vụ như cho thuê hàng hóa trong bao lâu, mức độ hài lòng được
đánh giá như thế nào, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện
cam kết của mình. Qua đó, làm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các bên trong lĩnh
vực thương mại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
1.1.4. Phân loại hợp đồng cho thuê hàng hóa
1.1.4.1. Căn cứ vào hình thức của Hợp đồng
     - Hợp đồng bằng miệng
    - Hợp đồng bằng văn bản. 
    - Hợp đồng bằng hành vi cụ thể
   Nếu đối tượng là Bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và pháp
luật có quy định hợp đồng phải công chứng, đăng ký, xin phép thì phải thực hiện đúng
như vậy.
1.1.4.2.  Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng
Nếu tài sản được phân loại thành tài sản thông thường và sản nghiệp thương mại
thì sẽ có hai loại hợp đồng thuê đó là hợp đồng thuê tài sản thông thường và hợp đồng
thuê sản nghiệp thương mại..
- Hợp đồng thuê tài sản thông thường
      Đối với tài sản thông thường, tài sản được giao kết trong hợp đồng thuê chủ yếu
là tài sản có giá trị lớn.    

9
    Tài sản thông thường – đối tượng của hợp đồng thuê chủ yếu là tài sản có giá trị
lớn. Đối tượng của hợp đồng thuê thường rất đa dạng bao gồm: Máy móc thiết bị phụ
tùng công nghiệp; thiết bị Nông nghiệp; thiết bị bảo vệ môi sinh; thiết bị xây dựng; thiết
bị y khoa; thiết bị xây dựng thương mại và văn phòng; thiết bị điện viễn thông; thiết bị
giao thông vận tải; thiết bị khoa học kỹ thuật chính xác; nhà ở và công trình xây dựng…
Có thể phân chia tài sản hữu hình- đối tượng của hợp đồng Thuê thành hai loại chính, đó
là:
Một là, bất động sản: Nhà cửa, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh, nhà máy, phân
xưởng sản xuất, hầm mỏ,…
Hai là, động sản: Trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị nhà xưởng… có thời gian hữu
ích trên một năm hoặc là máy bay, tàu biển lớn, vệ tinh…
   Trong hợp đồng thuê thương mại ngoài đối tượng là tài sản hữu hình còn có cả tài
sản vô hình. Đó là tên thương hiệu, hệ thống khách hàng, nhãn hiệu hàng hóa và các vấn
đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ…
- Hợp đồng thuê sản nghiệp thương mại 
      Bản chất cũng là hợp đồng thuê tài sản vì sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài
sản gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hợp pháp của thương nhân phục vụ cho hoạt động thương mại: trụ sở, cửa hàng, kho tàng,
trang thiết bị, hàng hóa tên thương nhân, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, mạng lưới tiêu
thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Thương nhân có thể thuê, cho thuê sản nghiệp thương
mại theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rằng yếu tố quan trọng nhất của sản nghiệp
thương mại là khách hàng .Trong hợp đồng thuê sản nghiệp thương mại có thể tồn tại các
loại hợp đồng như hợp đồng thuê động sản, bất động sản và hợp đồng thuê nhân lực.
     Nếu phân chia theo Đối tượng của loại hợp đồng này là tài sản, bao gồm tài sản
hữu hình ( các vật chất liệu) và tài sản vô hình( các quyền tài sản) thì có thể có một cách
phân loại khác. Chúng ta có thể phân loại tài sản thành động sản hữu hình, bất động sản
hữu hình và động sản vô hình ( vật quyền, tố quyền, trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ – vô
hình tuyệt đối), bất động sản vô hình ( vật quyền, trái quyền, bất động sản do luật định –
quyền do pháp luật quy định).
         Như vậy có thể có những loại hợp đồng thuê tài sản như: Hợp đồng thuê động
sản hữu hình, hợp đồng thuê động sản vô hình, hợp đồng thuê bất động sản hữu hình và
hợp đồng thuê bất động sản vô hình.
1.2. Khung pháp lý điều chỉnh HĐCTHH
1.2.1. Nguồn luật điều chỉnh HĐCTHH
Bộ luật dân sự 2015;
Luật thương mại 2005.
1.2.2. Nội dung cơ bản của HĐCTHH
Hợp đồng cho thuê hàng hóa có thể bao gồm các nội dung sau chính đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Mục đích thuê;

10
- Giao nhận và hoàn trả hàng hóa
- Tiền thuê và thanh toán;
- Đảm bảo quyền sử dụng hàng hóa;
- Trách nhiệm đối với khiếm khuyết và tổn thất cả hàng hóa trong thời gian thuê;
- Chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý:
- Bên thuê hàng hóa cho bên thứ ba thứ ba nếu được sự chấp thuận của bên cho thuê,
bên thuê lại tài sản có quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản.
- Trước khi cho thuê hàng hóa thì bên cho thuê hàng hóa phải thực hiện đầy đủ thủ
tục đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành. 
1.2.3. Hình thức của HĐCTHH
Đối với các hàng hóa thông thường, pháp luật không quy định về hình thức của hợp
đồng cho thuê hàng hóa. Các chủ thể có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, văn bản
hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với một số hàng hóa đặc biệt, hình thức của hợp đồng
bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Mặt khác, trong Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định hình thức của giao dịch dân
sự nói chung tại Điều 124:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn
bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo
các quy định đó.”
Có thể nói pháp luật Việt Nam kết hợp khá hài hòa về mối quan hệ giữa hình thức và
hiệu lực của hợp đồng, thừa nhận nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng nhưng
quy định hình thức hợp đồng sẽ là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu pháp luật có
quy định.
Theo khoản 2 Điều 216 Bộ luật hàng hải 2015: “Hợp đồng thuê tàu phải được giao
kết bằng văn bản”.
Kết luận chương 1
Qua chương 1, nhóm tác giả đã tìm hiểu khái quát về HĐCTHH như làm rõ được các
khái niệm, đặc điểm, vai trò cơ bản của HĐCTHH và từ đó phân loại được các HĐCTHH
trong HĐTM. Sau khi nhóm tác giả đã làm rõ được những vấn đề cơ bản thì nhóm tác giả
đã nghiên cứu sâu và tìm ra được các nguồn luật điều chỉnh cũng như nội dung và hình
thức của HĐCTHH để từ đó giúp cho nhóm tác giả có cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề
tài tiểu luận của nhóm. Và để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đề tài thì qua chương 2, nhóm
tác giả sẽ phân tích và làm sáng tỏ hơn.

11
 
 
 
 

Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê trong HĐCTHH


2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
   Hiện nay, trên thị trường xuất phát từ nhu cầu cũng như sự phát triển của nền kinh
tế, hợp đồng cho thuê hàng hoá ngày càng được sử dụng phổ biến. 
   Về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, hợp đồng cho thuê
hàng hoá cũng là loại hợp đồng được dùng để ghi lại sự thỏa thuận của các bên trong quá
trình các bên giao kết hợp đồng. Song song với quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê thì
bên thuê cũng phải thực hiện hợp đồng thông qua những điều khoản về quyền và nghĩa
vụ mà các bên đã đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng cho thuê hàng hoá. Như vậy,
bên thuê sẽ có những quyền và nghĩa vụ như: 
+ Bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm về quyền chiếm hữu và sử dụng. Do đó, bên
thuê có quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về
cách thức sử dụng hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách
thức phù hợp với tính chất của hàng hóa đó.
+ Trong quá trình cho thuê hàng hoá thì bên thuê sẽ phải có trách nhiệm trong việc
giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó cho bên
cho thuê khi hết thời hạn (trừ những trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác về việc
bảo quản, giữ gìn và được ghi trong hợp đồng cho thuê hàng hoá)
+ Về nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá: bên thuê có quyền yêu cầu bên cho
thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá (nếu các bên không có thỏa thuận
khác). Tuy nhiên, nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp
lý thì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê
phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó.
+ Bên cạnh đó, bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận của
các bên trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trừ những
trường hợp bên thuê và bên cho thuê có những thỏa thuận khác thì bên thuê sẽ tuyệt đối
không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.
Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê hàng hoá thực
chất là để ràng buộc về trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cho
thuê hàng hoá, tuy nhiên, việc này bên thuê và bên cho thuê hoàn toàn có thể tự thỏa
thuận với nhau được trong quá trình các bên giao kết hợp đồng với nhau, nếu trong
trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì sẽ áp dụng những quy định của pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng
hoá.
Việc này được pháp luật quy định tại  Điều 271 Luật Thương mại 2005: 
12
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuê và theo quy
định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về cách thức sử dụng
hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụng theo cách thức phù hợp với
tính chất của hàng hóa đó;
2. Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại hàng hoá đó
cho bên cho thuê khi hết thời hạn;
3. Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên cho
thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý thì bên thuê có thể tiến hành
bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của
việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;
4. Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
5. Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.”
2.2. Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hoá đối với bên thuê
2.2.1 Rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng cho thuê hàng hoá 
Rủi ro đối với hàng hóa cho thuê trong hợp đồng thuê hàng hóa là những mất mát,
hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do
các hiện tượng khách quan gây nên (do thiên tai, do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, …).
Những rủi ro đó có thể gây ra thiệt hại lớn cho một hoặc các bên, do đó khi giao kết
hợp đồng các bên cần phải lưu ý kỹ đến điều khoản chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho
thuê này.
2.2.2 Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hoá đối với bên thuê
Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên.
Các bên đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác
định theo thỏa thuận đã xác lập đó.
Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê
nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng
hóa cho thuê được xác định theo quy định tại Điều 274 Luật Thương mại 2005, cụ thể
như sau:
“Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không
xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định như sau:
1. Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
a) Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì
rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu
tiên;
b) Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi
ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;

13
2. Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không
phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận
quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
3. Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê”. 
Như vậy, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
bên, giúp xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và trách nhiệm đối với hàng hóa
cho thuê.
2.2.3. Các trường hợp bên thuê đã chấp nhận hàng hoá cho thuê 
Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên cho thuê hàng hóa phải dành cho bên
thuê hàng hóa một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra để quyết định
chấp nhận hoặc không chấp nhận hàng hóa cho thuê của bên cho thuê hàng hóa.
Theo đó, theo quy định tại Điều 278 Luật Thương mại 2005 thì bên thuê được coi là
đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá
cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
“1. Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội
hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không từ chối hàng hoá cho thuê;
b) Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;
c) Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp
đồng.
2. Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa
sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua
việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa
vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.”
2.3. Trách nhiệm của bên thuê đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê. 
Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá
cho thuê được quy định như sau:
– Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ
trường hợp sau
– Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã
có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm
khuyết đó;
– Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá
được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể
được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận
hàng hóa;

14
– Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ
đã cam kết của mình.
Kết luận chương 2
   Ở chương 2 này, nhóm tác giả đã nêu lên vấn đề về quyền và nghĩa vụ của bên
thuê trong Hợp đồng cho thuê hàng hóa và cũng đã nêu bật những vấn đề về quyền và
nghĩa vụ của bên thuê ở trong phần này chúng ta nắm rõ được Việc quy định về quyền và
nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê hàng hoá thực chất là để ràng buộc về trách nhiệm
của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hoá, tuy nhiên, việc này
bên thuê và bên cho thuê hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau được trong quá trình
các bên giao kết hợp đồng với nhau, nếu trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận
được thì sẽ áp dụng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hoá.
      Sau khi nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của bên thuê trong HĐCTHH thì nhóm
tác giả đã đưa ra hai vấn đề chính để giải quyết vấn đề cho bên thuê gồm những rủi ro và
trách nhiệm đối với khiểm khuyết hàng hóa. Ở trong phần Chuyển rủi ro trong quá trình
cho thuê hàng hoá đối với bên thuê được quy định tại Điều 274 Luật Thương mại 2005,
trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác
định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định mà nhóm tác giả
đã đưa ra ở trên; Đi kèm với phần đó thì việc nêu được trách nhiệm của bên thuê đối với
khiếm khuyết của hàng hoá cũng là điều mà nhóm tác giả đã đưa ra để nêu được ở phần
trên sau hết là nói lên được nội dung chính đó chính là quyền và nghĩa vụ của bên thuê
trong hợp đồng cho thuê hàng hóa.

15
Chương 3. Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị, giải pháp hoàn thiện đối
với HĐCTHH
3.1. Thực trạng của pháp luật đối với HĐCTHH đối với bên thuê
3.1.1. Tích cực
Có nhiều lý do khiến cho việc lựa chọn hình thức thuê hàng hóa ngày càng trở nên
phổ biến. Chúng ta sẽ nghiên cứu một trong số mặt tích cực có thể mang lại từ việc thuê
hang hóa, tuy nhiên không phải tất cả những lợi ích này đều đúng trong mọi trường hợp. 
• Tránh được những rủi ro do sở hữu hàng hóa.
Khi mua một hàng hóa có giá trị, người sử dụng phải đối đầu với những rủi ro do sự
lạc hậu của hàng hóa, những dịch vụ sửa chữa bảo trì, giá trị còn lại của hàng hóa. Thuê
là một cách để giảm hoặc tránh rủi ro này. Rủi ro về sự lạc hậu hàng hóa là một rủi ro lớn
nhất mà ngườisở hữu hàng hóa phải gánh chịu. Trong nhiều hợp đồng thuê, người đi thuê
có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn và chịu một khoản phạt. Vì vậy rủi ro về
sự lạc hậu và giá trị còn lại của hang hóa sẽ do người cho thuê gánh chịu. Để bù đắp được
rủi ro này, người cho thuê phải tính đến chi phí thiệt hại vào chi phí thuê, ngược lại người
đi thuê phải trả thêm chi phí để tránh những rủi ro này.
• Tính linh hoạt
( Quyền hủy bỏ hợp đồng thuê) Các hợp đồng thuê hàng hóa với các điều khoản có
thể hủy ngang giúp người đi thuê có thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của
thị trường. Người đi thuê có thể thay đổi hàng hóa một cách dễ dàng hơn so với việc sở
hữu hàng hóa đó.
• Lợi ích về thuế
Nếu là một công ty doanh nghiệp thì việc đi thuê hàng hóa sẽ lách được một khoản
thuế tùy thuộc vào quy mô của hàng hóa đó. Tiết kiệm với bớt đi phần nào thủ tục thì
phải nói một sự thuận lợi lớn.
• Tính kịp thời
Việc mua hàng hóa có giá trị thường phải mất một thời gian dài cho một quy trình ra
quyết định đầu tư. Trong một số trường hợp, quy trình ra quyết định thuê tài sản có thể
nhanh chóng hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng.
• Giảm được những hạn chế tín dụng
Đi thuê hàng hóa sẽ giúp cho người đi thuê có được hàng hóa trong điều kiện hạn
hẹp về ngân quỹ, trong trường  không có tiền để mua hàng hóa có giá trị hoặc không có
vốn đối ứng trong các hợp đồng vay để mua tài hàng hóa. Ví dụ đối với công ty, việc đi
thuê hàng hóa có khả năng không làm tăng tỉ số nợ của công ty (với những quy định hiện
tại, điều này không tồn tại như một nguyên nhân nữa). Trong trường hợp công ty không
được xếp hạng tín dụng cao, đi thuê hàng hóa là một hình thức huy động nợ dễ dàng nhất
vì hợp đồng thuê được coi như một khoản nợ đảm bảo đối với người cho thuê.
16
• Chi phí giao dịch thấp
Những chi phí của việc thay đổi chủ sở hữu của một hang hóa có giá trị thường cao
hơn nhiều so với chi phí của việc ký hợp đồng thuê. Chi phí giao dịch thấp chỉ có thể là
nguyên nhân chính trong thuê hang hóa ngắn hạn (hay thuê hoạt động). Cụ thể như khi
một doanh nhân sống ở Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh công tác trong hai ngày, thì
việc thuê một phòng khách sạn trong hai ngày đó sẽ rẻ hơn việc mua một căn hộ trong hai
ngày rồi bán lại nó.
3.1.2. Hạn chế
Quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê trong suốt thời gian cho thuê tài sản,
quyền chiếm hữu và quyền sử dụng trong suốt thời gian thuê thuộc bên thuê. Đây là đặc
điểm cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng thuê trong thương mại, giúp phân biệt nó với
các loại hợp đồng khác đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa. Nó vừa là mặt tích cực
cũng vừa là mặt tiêu cực của hợp đồng thuê hàng hóa.
Thứ nhất, Bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu của tài sản cho thuê trong thực hiện hợp
đồng cho thuê hàng hóa. Bên thuê chỉ được chiếm hữu và sử dụng hàng hóa cho thuê theo
đúng mục đích thuê ghi trong hợp đồng. Bên thuê làm thay đổi hình dáng hoặc
chuyển hàng hóa thuê khỏi nơi mà hàng hóa đã được lắp đặt đúng địa điểm đã nêu trong
hợp đồng đã ký kết mà không có thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê (Ví dụ thuê
nhà nếu không được sự nhất trí của bên cho thuê thì không được sửa chữa hay thay đổi
hình dáng ban đầu). Trường hợp bên thuê thực hiện việc sửa chữa, thay đổi tình trạng ban
đầu của hàng hóa cho thuê mà không có sự chấp thuận của bên cho thuê thì bên cho thuê
có quyền yêu cầu bên thuê khôi phục lại tình trạng ban đầu của hàng hóa cho thuê hoặc
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Và bên thuê cũng không được tự ý cho thuê lại, nếu không
được sự đồng ý của bên thuê.
Thứ hai, thời gian kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng cho thuê hàng hóa. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 276 Luật Thương mại năm 2005: “Bên cho thuê phải dành cho
bên thuê một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra”.  Pháp luật
hiện hành không quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra
hàng hóa cho thuê. 
- Trường hợp thứ nhất: Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian
hợp lý để kiểm tra hàng hoá.
Ví dụ: Anh Hải là đại diện cho đội thợ xây thuê công ty vật liệu có ông Ân là người
đại diện công ty một xe trộn bê tông. Vì máy trộn bê tông không thể kiểm tra bằng
mắt thường, mà phải đưa vào hoạt động thì mới có thể biết được tình trạng của máy.
Sau khi kí hợp đồng, ông Ân yêu cầu anh Hải phải thanh toán đầy đủ. Ngày hôm sau,
khi đưa vào hoạt động thì xe trộn bê tông không thể hoạt động như bình thường. Và
anh Hải liên hệ với ông Ân thì ông Ân bảo rằng xe trộn bê tông khi ông cho thuê nó
hoạt động bình thường, không bị hỏng, do anh Hải làm hỏng. Nếu đúng như thực tế,
ông Ân phải tạo điều kiện và cho anh Hải một khoảng thời gian sử dụng trước để
kiểm tra chất lượng của xe trộn bê tông. Nhưng trong trường hợp này ông Ân đã
không tạo điều kiện và không cho anh Hải thời gian kiểm tra xe sau khi kí hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, sẽ xảy ra tranh chấp giữa 2 bên nếu trong hợp đồng
không quy định rõ về thời gian kiểm tra hàng hóa.
17
- Trường hợp hai, khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá có khiếm
khuyết và không phù hợp với mục đích sử dụng của hợp đồng nhưng đã chấp nhận
hàng hóa cho thuê. Theo đó, kiểm tra hàng hóa cho thuê là việc bên thuê tiến hành
xem xét, đánh giá về số lượng, chất lượng, mẫu mã, những đặc điểm…..của hàng hóa
được chuyển giao sang cho bên mình nhằm xác định hàng hóa cho thuê đúng với thỏa
thuận giữa các bên. Nhưng để kiểm tra được khiếm khuyết của hàng hóa bên thuê
phải thời gian và điều kiện để phát hiện tùy vào các loại hàng hóa khác nhau nên nếu
bên thuê không xác định được thời gian và điều kiện để quy định rõ trong hợp
đồng, thì dựa vào căn cứ pháp luật cũng khó để bảo vệ quyền lợi của bên khi bên thuê
đã chấp nhận hàng hóa cho thuê.
Thứ ba, Luật thương mại 2005 không quy định rõ về quyền kiểm tra hàng
hóa ở quyền và nghĩa vụ của bên thuê hàng hoá mà nó nằm rải rác ở
các điều khoản khác nhau trong luật thương mại 2005. Ở đây, thiếu sự nhấn mạnh để bên
thuê hàng thực hiện quyền lợi này, gây ra tranh chấp trong việc kiểm tra hàng hoá và để
bên thuê biết được quyển lợi này của mình.
3.2.  Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện về HĐCTHH
Cho thuê hàng hóa là hoạt động phổ biến ngày nay, bởi vì trong một số trường hợp
người thuê cần các loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ nhưng họ lại không có sẵn. Và
người cho thuê hàng hóa là người có thể thu lợi từ việc cho thuê. Và việc xác lập hợp
đồng cho thuê hàng hoá một cách cặn kẻ đúng theo pháp luật và các Luật đã được nhà
nước Việt Nam ban hành để điều chỉnh về việc cho thuê hàng hoá đó là điều tối thiểu để
có thể bảo vệ quyền lợi của các bên đặc biệt là bên thu. Bên sẽ chịu nhiều rủi ro nếu
không được thêm các quyền rõ ràng. Qua quá trình nghiên cứu Nhóm nhận thấy cần làm
rõ và hoàn thiện về những vấn đề sau:
Thứ nhất, Bên thuê xác định đúng mục đích sử dụng đối với hàng hoá cho thuê
và cần dự liệu trước các rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hoá cho thuê mà nằm ngoài khả
năng kiểm soát của mình trong hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Để khi xảy ra tranh
chấp hay vi phạm bên thuê có căn cứ vào đó để bảo vệ quyền lợi của mình một cách
nhanh chóng, thuận lợi và để tránh khó khăn trong chứng minh và xác định thiệt hại
thực tế.
Thứ hai, về xác định thời gian và điều kiện hợp lý để thực hiện việc kiểm tra hàng
hoá cho thuê. Trên thực tế để việc xác định như thế nào là khoảng thời gian hợp lý tương
đối phức tạp và khó khăn bởi pháp luật không có những quy định rõ ràng, cụ thể nên khó
tránh xảy ra tranh chấp. Nhưng có thể hiểu điều kiện, thời gian hợp lý bên cho thuê dành
cho bên thuê kiểm tra hàng hóa là bên cho thuê tạo điều kiện thuận lợi để bên thuê được
trực tiếp kiểm tra hàng hóa trong một khoảng thời gian phù hợp với điều kiện thực tế cho
phép. Chính vì thế, để đảm bảo hợp đồng cho thuê hàng hóa được thực hiện hiệu quả, thì
bên cho thuê hàng hóa cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi giao hàng và để đảm bảo bên
thuê phải thỏa thuận với nhau, quy đinh rõ trong hợp đồng về: quy trình, thời gian kiểm
tra hàng hóa, cũng như thời hạn thông báo khiếm khuyết, trách nhiệm chịu rủi ro, thời
gian chuyển rủi ro của hàng hóa.
Thứ ba, cần nhấn mạnh thêm về quyền kiểm tra hàng hoá trong hợp đồng cho thuê
hàng hoá, quy định rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, khối lượng, tiêu chí kỹ thuật khi

18
tiến hành thuê hàng hóa. Trong khi thoả thuận bên thuê hàng hóa cần quan tâm và
chú trọng đến quyền lợi về việc kiểm tra hàng hoá mà mình thuê. Để đảm bảo hợp đồng
cho thuê hàng hóa được thực hiện hiệu quả, bên cho thuê hàng hóa thì cần kiểm tra hàng
hoá đúng theo quy trình và thời gian để tránh được các trường hợp tranh chấp về khiếm
khuyết của hàng hoá không đáng có.
Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa là quyền của bên thuê chứ không phải là nghĩa vụ
hay trách nhiệm. Bên cho thuê không có quyền yêu cầu bên thuê thực hiện việc kiểm tra
hàng hóa, bên thuê có quyền lựa chọn kiểm tra hoặc không kiểm tra. Cần hiểu đúng việc
này để bảo vệ quyền lợi của bên thuê. Việc xác lập hợp đồng thuê nên đưa điều khoản về
việc kiểm kê hàng hóa để bảo đảm sự công bằng cho đôi bên khi xác nhận hợp đồng, đặc
biệt là bên thuê.
Kết luận Chương 3
Pháp luật về HĐCTHH ở VN ngày nay đã có những cải thiện và dần hoàn chỉnh
trong nền kinh tế thời mở cửa. Từ khi LTM năm 2005 ra đời cho đến nay hoạt động cho
thuê  giữa các bên ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị
trường nước ta phát triển cả về chất và lượng.
Hiện nay việc cho thuê hàng hoá rất phổ biến, các lĩnh vực áp dụng hợp đồng cho
thuê hàng hoá cũng vô cũng đa dạng trãi rộng trên nhiều lĩnh vực và việc áp dụng các
điều khoản pháp luật vào các hợp đồng cho thuê hàng hoá đang dần được phổ biến hơn
bởi lẻ xã hội càng phát triển các bên càng nhận thức rõ hơn về việc bảo vệ quyền lợi của
mình trong hoạt động cho thuê hàng hoá. Cần và cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của nhà
nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quan tâm hoàn thiện hơn nữa
những luật pháp định quản lý về hoạt động cho thuê hàng hoá của các tổ chức, cá nhận để
việc xác lập hợp đồng cho thuê hàng hoá của các bên có cơ sở để kiện toàn các điều
khoản đảm bảo công bằng và quyền lợi hợp pháp của các bên. Việc hoàn thiện về hợp
đồng cho thuê hàng hoá cần có sự đồng lòng của cả nhà nước và cả bên thuê và bên cho
thuê góp ý để thay đổi cho phù hợp.

19
C. Kết luận chung
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đồng thời là xu hướng toàn cầu hóa đang diễn
ra mạnh mẽ và sâu sắc, nước ta mở cửa, hội nhập đã tác động tới các hoạt động kinh tế
khác nhau trong đó có hoạt động cho thuê mua bán hàng hóa. Các chủ thể kinh doanh
cần phải trang bị, tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa
để việc giao kết hợp đồng diễn ra thuận lợi hơn và việc thực hiện hợp đồng đạt được hiệu
quả cao, an toàn. Chính vì vậy mà hợp đồng cho thuê hàng hóa có vai trò rất quan trọng
và không thể thiếu trong việc cho thuê hàng hóa, đồng thời nó cũng là công cụ để nhà
nước quản lý, điều  các hoạt động kinh tế đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài tiểu luận nghiên cứu về pháp luật hợp đồng cho thuê hàng hóa, nhóm tác giả đã
nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới hợp đồng cho thuê hàng
hóa, thực trạng pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa, cũng như thực trạng áp dụng
các quy định pháp luật vào thực tiễn hiện nay. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm giải
quyết những bất cập và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta. Việc xây dựng hệ
thống pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Là cơ
sở để các thương nhân thúc đẩy hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật của
nước ta hơn nữa.

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

You might also like