MFM Nhóm 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

1.

Đề tài 1
- Giới thiệu một dịch vụ tài trợ bằng ngoại tệ được cung cấp bởi một ngân
hàng thương mại hiện đang hoạt động tại Việt Nam.
- So sánh dịch vụ đó với tài trợ bằng nội tệ tại ngân hàng bạn đang xem
xét và so sánh với dịch vụ tài trợ bằng nội tệ và ngoại tệ tại một ngân
hàng thương mại khác hiện đang hoạt động ở Việt Nam. Giải thích tại sao
nhóm bạn lại chọn hai ngân hàng nói trên để nghiên cứu nhóm dịch vụ
đó.
- Với tư cách là người sử dụng dịch vụ (doanh nghiệp có khả năng tiếp
cận dịch vụ bằng nội tệ hay ngoại tệ), các bạn có sẵn sàng sử dụng các
dịch vụ nói trên hay không? Tại sao?
CHƯƠNG I: Giới thiệu về ngân hàng Techcombank

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối
cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thồ trường với số vốn điều lệ
là 20 tỷ đồng và trụ sờ chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Huy động vốn: nhận tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ;
phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiếp nhận vốn đầu
tư, uỷ thác do Ngân hàng phân bổ.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong
nước
- Cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế theo thời hạn
(ngắn hạn trung hạn và dài hạn)
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh của các tổ chức doanh nghiệp
- Thực hiện thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến
thanh toán quốc tế
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Mở L/C, cung cấp các sản phẩm xuất nhập khẩu
- Nhờ thu, bao thanh toán
- Thực hiện cung ứng tiền tệ, các nghiệp vụ phát sinh

1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp


Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng là:
 Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế bao gồm các sản
phẩm huy động vốn: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn cố định, tiền gửi theo thời gian thực gửi.
 Cung úng tín dụng cho nền kinh tế bao gồm các sản phàm tín dụng:
tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn; Tín dụng đồng tài trợ; uy thác
đầu tư; Tín dụng chiết khấu, cầm cố; Tin dụng hỗ trợ xuất nhập
khâu; Tín dụng tiêu dùng.
 Đôi tượng phục vụ: Các doanh nghiệp Quốc doanh và Dân doanh;
Các tô chức đoàn thê và tô chức hội; Các cá nhân.
Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác:
 Dịch vụ thanh toán trong nước: tiền mặt, chuyển khoản, ủy thác
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thương phiếu...; dịch vụ chuyển tiền
nhanh; dịch vụ thanh toán thẻ; dịch vụ ngân quỹ và trả lương.
 Dịch vụ thanh toán quốc tế: các dịch vụ tín dụng như thanh toán
xuất nhập khạu; Thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu;
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá (ngoại tệ).
 Dịch vụ ngoại hối: Mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi;
 Chuyến tiền (ngoại tệ) trong và ngoài nước; Đại lý chi trả kiều chuyển
thu ngân ngoại tệ.
 Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá.
 Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thạm định và phân tích các dự án
đầu tư;
Mục tiêu của Ngân hàng là:
- Ngân hàng thương mại đô thị đa năng và hiện đại.
- Một trong năm ngân hàng cổ phần hàng đầu ờ Việt Nam.
- Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.
CHƯƠNG II: Dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng
Techcombank
1. Tài trợ bằng ngoại tệ
1.1. L/C nhập khẩu
- Đặc điểm: Là cam kết tín dụng không hủy ngang do Techcombank
phát hành theo yêu cầu của người mua hàng (là Khách hàng của
Techcombank) cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất
trình Bộ chứng từ phù hợp theo các điều khoản, điều kiện của LC
và các tập quán quốc tế được áp dụng.
 Đa dạng loại hình LC: LC trả ngay, LC trả chậm, LC tuần hoàn,
LC chuyển nhượng, LC trả chậm có chỉ định NH chiết khấu....)
 Mức phí cạnh tranh, hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh chóng
 TCB có mạng lưới Ngân hàng đối tác rộng khắp trên toàn thế
giới
- Lợi ích:
 An toàn trong giao dịch cho cả người mua và người bán;
 Nâng cao vị thế của nhà nhập khẩu trong đàm phán do đây là
phương thức thanh toán được đảm bảo bởi Techcombank là
ngân hàng phát hành
 Được Techcombank hỗ trợ tài trợ vốn để thanh toán L/C khi
đến hạn
 Được tư vấn bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm và am
hiểu thị trường
1.2. Dịch vụ thu hộ trong nhập khẩu
- Đặc điểm:
 Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán/người
đòi tiền, sau khi giao hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua, uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá hoặc dịch vụ đó.
 TCB cung cấp nhờ thu nhập khẩu và nhờ thu đến trong nước
 Phương thức thanh toán đơn giản, chi phí thấp
 Dịch vụ nhờ thu bao gồm nhờ thu trả ngay và nhờ thu trả chậm
 Nhờ thu trả ngay D/P (Documentary against Payment): Ngân
hàng thu hộ giao Bộ chứng từ cho Khách hàng (Người mua
hàng) khi Khách hàng trả tiền
 Nhờ thu trả chậm D/A (Documentary against Acceptance):
Ngân hàng thu hộ chỉ giao Bộ chứng từ cho Khách hàng (Người
mua hàng) khi Khách hàng cam kết thanh toán khi đến hạn
- Lợi ích:
 Được tư vấn nghiệp vụ miễn phí bởi các nhân viên am hiểu
thị trường, tận tâm và chuyên nghiệp
 Giảm thiểu rủi ro và chi phí
 Được hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập
khẩu.
 An toàn, bảo mật thông tin
 Mức phí cạnh tranh, hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh chóng
1.3. Hỗ trợ L/C xuất khẩu
1.3.1. Thông báo L/C xuất khẩu
- Đặc điểm
 Áp dụng với LC xuất khẩu hoặc LC nội địa, qua swift hoặc thư
 Bên thụ hưởng LC có thể có hoặc không có tài khoản tại TCB
 TCB có thể giữ LC gốc theo yêu cầu của Khách hàng với mục đích
thực hiện các dịch vụ liên quan
- Lợi ích
 TCB có mạng lưới rộng khắp với Ngân hàng đại lý tại các quốc gia
nên thực hiện thông báo LC một cách nhanh chóng
 Được đội ngũ chuyên gia của Ngân hàng tư vấn các điều khoản LC
có thể gây rủi ro cho KH
 Phí dịch vụ hợp lý
1.3.2. Chuyển nhượng L/C
- Đặc điểm:
 Thực hiện chuyển nhượng từng phần hoặc toàn bộ trị giá L/C đến
người hưởng lợi thứ hai
 Khách hàng không cần có hạn mức tín dụng tại TCB
 Phù hợp với trường hợp KH là mua bán trung gian
- Lợi ích:
 Giảm thiểu rủi ro thanh toán
 Khách hàng kinh doanh thu lợi nhuận khi không có sẵn hàng hóa
 Phí dịch vụ hợp lý
1.3.3. Xác nhận L/C
- Đặc điểm:
 Là cam kết không hủy ngang của Techcombank (Ngân hàng xác
nhận), ngoài cam kết của ngân hàng phát hành, đối với việc thanh
toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với LC đó
 Bên thụ hưởng LC có thể có hoặc không có tài khoản tại TCB
 LC xác thực được thông báo qua TCB hoặc thông báo qua Ngân
hàng khác
- Lợi ích:
 Khách hàng được bảo đảm thanh toán, giảm thiểu các rủi ro phát
sinh từ phía Ngân hàng phát hành
 KH được giảm thiểu rủi ro liên quan đến Ngân hàng và quốc gia
của Nhà nhập khẩu
 Khách hàng được cung cấp dịch vụ trọn gói với mức phí hợp lý
bao gồm: dịch vụ xử lý bộ chứng từ xuất khẩu, chiết khấu truy đòi/
miễn truy đòi.
1.4. Dịch vụ thu hộ trong xuất khẩu
- Đặc điểm:
 Techcombank cung cấp dịch vụ nhờ thu xuất khẩu bao gồm xử lý
và gửi Bộ chứng từ đòi tiền giúp Khách hàng theo hình thức nhờ
thu.
 Ngay khi nhận được thanh toán từ Ngân hàng nước ngoài,
Techcombank ghi có vào tài khoản Khách hàng.
- Lợi ích:
 Được tư vấn nghiệp vụ bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
với thời gian ngắn nhất
 Được cung cấp các dịch vụ khác liên quan: chiết khấu chứng từ, tra
soát thanh toán…
1.5. Tài trợ thương mại
- Đặc điểm:
 TCB mua bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức LC; hoặc BCT
xuất khẩu kèm hối phiếu theo phương thức Nhờ thu/TTR trả trước;
bằng cách ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào/trước ngày đến
hạn thanh toán của bộ chứng từ đó.
 Áp dụng cho giao dịch chiết khấu có truy đòi BCT theo LC/nhờ
thu/TTR trả trước & chiết khấu miễn truy đòi theo phương thức
LC.
 Tỷ lệ chiết khấu lên đến 100% trị giá BCT.
 Thời hạn chiết khấu linh hoạt theo loại hình chiết khấu.
- Lợi ích:
 Được ứng tiền ngay khi xuất trình BCT phù hợp, tối ưu hóa vốn
lưu động, tăng độ thanh khoán của BCT.
 Chi phí tài chính thấp.
 Nâng cao khả năng đàm phán của KH dưới hình thức cấp tín dụng
trả chậm cho Bên mua.

2. Tài trợ bằng nội tệ


2.1. L/C nội địa
- Đặc điểm
 Thực hiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nội địa.
 Bao gồm: LC nội địa thông thường, LC trả chậm có điều kiện trả
ngay (UPAS).
 Phát hành LC cho Khách hàng được bảo lãnh bởi Ngân hàng khác
- Lợi ích:
 An toàn trong giao dịch cho cả người mua và người bán kinh
doanh trong lãnh thổ Việt Nam
 Nâng cao vị thế của nhà nhập khẩu trong đàm phán do đây là
phương thức thanh toán được đảm bảo bởi Techcombank là ngân
hàng phát hành
 Được Techcombank hỗ trợ tài trợ vốn để thanh toán LC khi đến
hạn
2.2. Tài trợ thương mại
2.2.1. Bao thanh toán nội địa
- Đặc điểm
 TCB mua bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức LC; hoặc BCT
xuất khẩu kèm hối phiếu theo phương thức Nhờ thu/TTR trả trước;
bằng cách ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào/trước ngày đến
hạn thanh toán của bộ chứng từ đó.
 Áp dụng cho giao dịch chiết khấu có truy đòi BCT theo LC/nhờ
thu/TTR trả trước & chiết khấu miễn truy đòi theo phương thức
LC.
 Tỷ lệ chiết khấu lên đến 100% trị giá BCT.
 Thời hạn chiết khấu linh hoạt theo loại hình chiết khấu.
2.2.1.1. Chiết khấu bộ chứng từ theo L/C nội địa
- Đặc điểm
 Ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào/ trước ngày đến hạn thanh
toán của bộ chứng từ .
 Áp dụng cho giao dịch chiết khấu có truy đòi/miễn truy đòi bộ
chứng từ theo LC.
 Tỷ lệ chiết khấu lên đến 100% trị giá BCT.
 Thời hạn chiết khấu linh hoạt theo loại hình chiết khấu.
- Lợi ích
 Được ứng tiền ngay khi xuất trình BCT phù hợp, tối ưu hóa vốn
lưu động, tăng độ thanh khoán của BCT.
 Chi phí tài chính thấp.
 Nâng cao khả năng đàm phán của KH dưới hình thức cấp tín dụng
trả chậm cho Bên mua.
2.3. Tài trợ chuỗi cung ứng
- Đặc điểm
 Techcombank sẽ tài trợ ứng trước Khoản phải thu (Hóa đơn) theo
phương thức bao thanh toán, hoặc Hối phiếu đòi nợ theo phương
thức chiết khấu cho Người Bán, khi Người Bán có nhu cầu và dựa
trên Cam kết thanh toán của Người Mua.
 Tỷ lệ ứng trước tối đa 100% giá trị Khoản phải thu.
- Lợi ích cho bên bán
 Rút ngắn thời gian tiền hàng tồn đọng – tăng vòng quay vốn lưu
động.
 Tiếp cận dòng vốn nhanh, phí và lãi thấp hơn vay thông thường do
dựa theo rủi ro của Người Mua.
 Tăng cường mối quan hệ với Người Mua
- Lợi ích cho bên mua
 Ổn định SXKD do nguồn cung đảm bảo.
 Khả năng đàm phán giảm giá hoặc kéo dài thêm thời hạn thanh
toán với Người Bán.
 Tiết kiệm chi phí vận hành sử dụng hệ thống trực tuyến.
2.4. Vay vốn lưu động theo món
Giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu hoặc hàng
hóa không thường xuyên.
Nắm bắt cơ hội kinh doanh với lãi suất cạnh tranh:
 Vay vốn lưu động theo món là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu
vay vốn ngắn hạn không quá 1 năm
 Phát sinh ngoài hạn mức của doanh nghiệp như các cơ hội kinh
doanh ngoài kế hoạch hoặc các nhu cầu bổ sung vốn lưu động
không thường xuyên để mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
- Lợi ích dành cho doanh nghiệp
 Đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn, không thường xuyên
(như nhu cầu có tính chất thời vụ hoặc nhu cầu cho các cơ
hội kinh doanh thuận lợi phát sinh ngoài kế hoạch…)
 Được tư vấn giải pháp tài chính phù hợp nhất với nhu cầu
vay vốn lưu động của doanh nghiệp
 Lãi suất vay vốn lưu động cạnh tranh
 Khoản vay linh hoạt, thủ tục đơn giản
2.5. Vay vốn trung – dài hạn
Giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư nhằm mở rộng
kinh doanh cho doanh nghiệp
2.5.1. Vay vốn theo món
- Điều kiện:
 Ngân hàng cấp tín dụng trung dài hạn: Ngân hàng cấp tín dụng
trung dài hạn theo món nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào TSCĐ
của doanh nghiệp.Ví dụ: vay xây dựng, vay mua máy móc thiết
bị…
 Cung cấp tín dụng theo từng khoản vay: Ngân hàng cung cấp tín
dụng theo từng khoản vay riêng lẻ, có mục đích, số tiền, thời hạn
rõ ràng
 Tín dụng trung và dài hạn có thời hạn trên 1 năm
 Các khoản vay đầu tư máy móc thiết bị thường được cấu trúc dưới
dạng trả góp
- Lợi ích:
 Đáp ứng nhu cầu tài chính trung - dài hạn: Để tăng cường, cải tiến
công suất, năng lực hoạt động thông qua việc đầu tư bổ sung, đầu
tư thay thế, sửa chữa, cải tạo và đầu tư mới
 Hỗ trợ vốn vay dài hạn - trung hạn: Tạo ra đòn bẩy kinh tế, khắc
phục việc thiếu hụt nguồn vốn dài hạn
 Duy trì quyền sở hữu tài sản: So với thuê mua tài chính, tín dụng
ngân hàng có lợi thế là khách hàng vẫn duy trì được quyền sở hữu
trong thời gian vay vốn
2.5.2. Vay theo dự án
- Điều kiện
 Ngân hàng cấp tín dụng trung dài hạn dưới dạng vay món nhằm
đáp ứng nhu cầu đầu tư theo dự án (mở rộng, thanh thế, nâng cấp,
thành lập mới) của khách hàng
 Ngân hàng cung cấp tín dụng để sử dụng cho mục đích đầu tư theo
nhu cầu đầu tư của dự án
 Thời hạn vay trên 1 năm
 Hình thức cấp vốn: Theo dự án đầu tư
- Lợi ích
 Đáp ứng nhu cầu tài chính trung - dài hạn: Để tăng cường, cải tiến
công suất, năng lực hoạt động thông qua việc đầu tư bổ sung, đầu
tư thay thế, sửa chữa, cải tạo và đầu tư mới
 Hỗ trợ vốn vay dài hạn - trung hạn: Tạo ra đòn bẩy kinh tế, khắc
phục việc thiếu hụt nguồn vốn dài hạn
 Duy trì quyền sở hữu tài sản: So với thuê mua tài chính, tín dụng
ngân hàng có lợi thế là khách hàng vẫn duy trì được quyền sở hữu
trong thời gian vay vốn
2.5.3. Vay mua ô tô phục vụ đi lại
Đáp ứng nhu cầu mua xe ô tô để phục vụ mục đích sản xuất, kinh
doanh (như kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa...) hoặc
mục đích đi lại của doanh nghiệp, Techcombank cung cấp sản phẩm
Cho vay mua Ô tô với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp.
 Tỷ lệ vay cao tối đa 80% giá trị xe vay
 Thời hạn vay tối đa 60 tháng
- Lợi ích: Đáp ứng đa dạng các nhu cầu mua xe của doanh nghiệp
 Mua xe để kinh doanh vận tải
 Mua xe phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
 Mua xe phục vụ mục đích đi lại của doanh nghiệp
- Khác biệt và nhanh chóng khi vay mua xe tại Techcombank:
 Tỷ lệ vay cao tối đa 80% giá trị xe vay
 Thời hạn vay tối đa 60 tháng
 Thủ tục, hồ sơ đơn giản
2.5.4. Vay vốn lưu động theo ngành nghề
Lợi ích của sản phẩm:
- Chính sách thu hút, cạnh tranh
 Tỷ lệ cho vay đến 90%
 Ký quỹ L/C chỉ từ 3%
 Giảm phí quản lý tiền tệ tới 50%
- Thủ tục đơn giản: Dựa trên khoản phải thu của các đối tác đầu ra
uy tín (không cần xác nhận công nợ, cam kết thanh toán và xác
nhận trong thông báo gửi người mua)
- Ưu đãi trọn gói theo ngành
 Chấp nhận tài sản đảm bảo theo ngành
 Tài trợ cho mùa cao điểm của ngành

2.6. Một số gói tài trợ chuỗi cung ứng


2.6.1. Tài trợ kinh doanh ô tô
Trên cơ sở hợp tác với những thương hiệu uy tín trong lĩnh vực sản
xất kinh doanh ô tô, Techcombank sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp
là đại lý của những thương hiệu này sản phẩm
Tài trợ vốn đặc biệt dưới hình thức cho vay/phát hành bảo lãnh thanh
toán.
Nguồn vốn ổn định và các lệnh thanh toán nhanh chóng sẽ giúp cho
Doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
- Lợi ích của doanh nghiệp:
 Mức tài trợ cao và linh hoạt
 Được thanh toán ứng trước
 Thủ tục đơn giản, xử lý nhanh
 Nguồn tài chính được đảm bảo và ổn đinh
2.6.2. Tài trợ đại lý bán vé của hãng hàng không
Sản phẩm tài trợ đại lý bán vé của hãng hàng không là sản phẩm cung
cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức cấp hạn mức thấu chi chuyên
dụng/bảo lãnh thanh toán tiền mua vé máy bay của các hãng hàng
không.
Nguồn vốn ổn định và các thủ tục nhanh chóng của sản phẩm sẽ giúp
Doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.
- Lợi ích cho doanh nghiệp:
 Được phát hành bảo lãnh / thấu chi thiếu TSBĐ đến 90% nhu cầu
 Được hưởng mức lãi suất và phí ưu đãi
 Được thẩm định, xử lý hồ sơ nhanh
 Chứng từ yêu cầu đơn giản
2.6.3. Vận chuyển hàng hóa của hãng hàng không
Chương trình tài trợ đại lý vận chuyển hàng hóa của hãng hàng không
là chương trình cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức cấp hạn mức
thấu chi chuyên dụng/bảo lãnh thanh toán tiền vận chuyển hành hóa
của đại lý cho các hãng hàng không.
Nguồn vốn ổn định và các thủ tục nhanh chóng của sản phẩm sẽ giúp
Doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.
- Lợi ích của doanh nghiệp:
 Được phát hành bảo lãnh / thấu chi thiếu TSBĐ đến 70% nhu cầu
 Được hưởng mức lãi suất và phí ưu đãi
 Được thẩm định, xử lý hồ sơ nhanh 
 Chứng từ yêu cầu đơn giản
2.6.4. Tài trợ cho doanh nghiệp là nhà thầu của Coteccons
Lợi ích của doanh nghiệp:
- Chính sách tín dụng vượt trội
 Đáp ứng mọi nhu cầu về tài chính của Nhà thầu/nhà cung cấp trong
quá trình thực hiện hợp đồng: Phát hành bảo lãnh, mở LC, phát vay
 Hồ sơ cấp tín dụng đơn giản, rõ ràng ngay từ đầu
 Có được gói giải pháp tín dụng toàn diện thay vì vay vốn dựa trên
tài sản bảo đảm đơn thuần
 Chấp nhận 100% giá trị mức/hạn mức tín dụng được cấp đảm bảo
bằng QĐN HTTL (Quyền đòi nợ hình thành tương lai) ngay khi
Khách hàng đã ký Hợp đồng với Cotecons
 Tỷ lệ cho vay/giá trị định giá QĐN đã hình thành lên đến 90%
 Tỉ lệ bảo đảm tối đa đối với bất động sản lên đến 100%
 Được các cán bộ nhân viên và đơn vị kinh doanh tốt nhất phục vụ
- Chính sách tối ưu hóa lợi ích dòng tiền
 Tỷ lệ ký quỹ bảo lãnh tối thiểu chỉ từ 0%
 Giá, phí cạnh tranh
 Tiền về càng nhiều, ưu đãi càng cao
2.6.5. Tài trợ nhà phân phối Massan
Lợi ích của doanh nghiệp
- Chính sách tín dụng vượt trội
Hạn mức vay tối đa tới 4 lần vốn tự có theo uy tín giao dịch TCB và
MSC
 Cấp hạn mức sử dụng tài khoản thấu chi để giải ngân thanh toán
tiền mua hàng Masan một cách nhanh chóng, thuận tiện
 Tỉ lệ cho vay/BĐS tới 90% giá trị định giá, chấp nhận TSĐB là
mặt hàng sản phẩm của Masan với tỷ lệ cho vay lên đến 95%
 Hàng hóa KH tự quản lý và chỉ duy trì 105% dư nợ đảm bảo bằng
hàng.
 Không cần có vốn tự có đối ứng và nhận duy nhất hàng hóa làm
TSĐB trong 2 tháng đầu giao dịch
 Nhận bổ sung cả các mặt hàng Vĩnh Hảo, Vinacafe và Bia sư tử
trắng,…do các Công ty liên quan của Masan cung cấp
 Được các cán bộ nhân viên và đơn vị kinh doanh tốt nhất phục vụ
- Chính sách tối ưu hóa lợi ích dòng tiền
 Miễn phí chuyển khoản thanh toán đến Masan trong cùng hệ thống
 Giá, phí cạnh tranh
3. Tài trợ bằng cả nội tệ và ngoại tệ
3.1. Bảo lãnh
- Đặc điểm:
 Là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCB cam kết với Bên nhận bảo
lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo
lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh, và Bên được
bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho TCB. 
 Bao gồm bảo lãnh Ngân hàng và bảo lãnh người mua nhà.
 Cam kết với người mua nhà (Bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Chủ Đầu Tư của dự án bất động
sản (Bên được bảo lãnh) khi đến hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết
nhưng Chủ Đầu Tư không bàn giao nhà ở cho người mua nhà mà
không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng
trước theo Hợp đồng mua bán.
 Có thể phát hành theo mẫu bảo lãnh của TCB hoặc mẫu của KH.
 Chấp nhận mẫu bảo lãnh có điều kiện và vô điều kiện.
 Các nghĩa vụ được bảo lãnh: vay vốn, dự thầu, hoàn trả tiền tạm
ứng, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo hành, thanh toán thuế, đối
ứng, hoàn trả khoản tiền giữ lại, ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án
đầu tư,...
o Có thể phát hành bằng VND hoặc ngoại tệ. 
- Lợi ích: 
 Được TCB bảo đảm cho các nghĩa vụ theo Hợp đồng.
 Được bảo đảm uy tín với đối tác khi được TCB cam kết trả thay.
 Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp mối quan hệ kinh doanh mới
được thiết lập.
 Gia tăng độ tin cậy và thành công trong kinh doanh.
 Dịch vụ trọn gói cho Doanh nghiệp từ cho vay dự án đến phát hành
bảo lãnh cho dự án, quản lý dòng tiền và cho vay người mua nhà. 
3.2. L/C UPAS
- Đặc điểm
 UPAS L/C là loại L/C trả chậm do Techcombank phát hành theo
yêu cầu của Bên mua
 Bên bán (người hưởng) có quyền lựa chọn xuất trình chứng từ để
được nhận tiền ngay hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương
lai trước ngày đáo hạn từ Ngân hàng chiết khấu/ Ngân hàng hoàn
trả
 Áp dụng cho LC nhập khẩu và LC nội địa.
 Thủ tục đơn giản, thời gian tài trợ linh hoạt theo nhu cầu của KH
- Lợi ích
 Được lựa chọn thời hạn tài trợ linh hoạt.
 Có cơ hội thương lượng giá mua hàng tốt (chuyển từ LC trả chậm
sang UPAS LC trả ngay/trước ngày đáo hạn).
 Kết hợp với các sản phẩm ngoại hối để hạn chế rủi ro biến động tỷ
giá
4. So sánh giữa các dịch vụ tài trợ bằng ngoại tệ với tài trợ bằng nội
tệ.
Sự giống nhau:
- Đều là các hình thức cấp tín dụng mà đối tượng phục vụ là khách
hàng doanh nghiệp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh
- Đều phải đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của TCB
- Đều phải trả phí dịch vụ
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chủ động trong các
quyết định kinh doanh, đẩy nhanh xoay vòng vốn
- Nguồn vốn ổn định
- Thời gian linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng
Sự khác nhau
Tài trợ bằng ngoại tệ Tại trờ bằng nội tệ
Loại tiền cho vay Đa dạng ngoại tệ VNĐ
Phương thức thanh LC trả ngay, LC trả Vay luân chuyển theo
chậm, LC tuần hoàn,
toán được chấp nhận hạn mức tín dụng, vay
LC chuyển nhượng,
cho vay LC trả chậm có chỉ
định NH chiết
khấu....), D/A, D/P,
T/T trả sau, T/T trả món từng lần
trước

Có thể dùng một hoặc


Bằng nhiều hình thức nhiều biện pháp bảo
thế chấp, cầm cố, bảo đảm tiền vay phù hợp
Đảm bảo tiền vay lãnh của bên thứ ba, quy định của nhà nước
bằng chính lô hàng được TCB chấp nhận.
nhập khẩu

CHƯƠNG III: So sánh dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng
Techcombank với dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng
Vietinbank
1. Tài trợ bằng ngoại tệ của Vietinbank
1.1. Tài trợ xuất khẩu
1.1.1 Tài trợ trước xuất khẩu
- Lợi ích:
 Được tài trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi có
hợp đồng mua bán theo các phương thức thanh toán khác nhau
như: L/C, D/P, TTR... ;
 Được tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ
cho các chuyên gia của Ngân hàng, để tập trung vào sản xuất, kinh
doanh.
- Đặc điểm: VietinBank tài trợ vốn cho Doanh nghiệp xuất khẩu để mua
nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Điều kiện sử dụng
 Khách hàng được cấp Giới hạn tín dụng tại VietinBank.
 L/C xuất khẩu đáp ứng các điều kiện về nội dung, điều khoản, thị
trường, hàng hóa theo quy định của VietinBank.
 Ngân hàng phát hành đáp ứng các quy định của VietinBank;
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.2 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu
- Lợi ích:
 Được yên tâm giao hàng cho đối tác nhập khẩu do LC/sửa đổi LC
đã được VietinBank xác thực và thông báo chắc chắn là LC có thực
do một ngân hàng phát hành;
 Được dễ dàng tiếp cận được nguồn tài trợ của VietinBank: tài trợ
trước xuất khẩu, tài trợ sau xuất khẩu (chiết khấu bộ chứng từ xuất
khẩu);
 Được tư vấn về những điều khoản bất lợi trên LC nhằm đảm bảo
an toàn trong thanh toán và tiết kiệm chi phí. 

- Đặc điểm:
 VietinBank sẽ thông báo LC sửa đổi LC bằng phương tiện liên lạc
nhanh nhất;
 Bản gốc LC/sửa đổi LC sẽ được giao trực tiếp cho người xuất khẩu
tại bất kỳ chi nhánh nào của VietinBank theo yêu cầu của người
xuất khẩu hoặc qua dịch vụ bưu điện.
- Điều kiện sử dụng:
 L/C/Sửa đổi LC được Ngân hàng phát hành bằng thư/điện SWIFT
thông báo qua VietinBank. 
 L/C/ sửa đổi L/C phải được xác minh tính chân thực. 
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.3 Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu
- Lợi ích:
 Được tiết kiệm chi phí do không cần sử dụng hạn mức tín dụng tại
VietinBank mà sử dụng L/C gốc của ngân hàng phát hành để đảm
bảo thanh toán cho người hưởng lợi thứ hai;
 Được tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ
cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất – kinh
doanh;
 Được VietinBank dễ dàng tài trợ vốn lưu động, đáp ứng nhu cầu
kinh doanh khi chưa thu được tiền từ nước ngoài;
 Được các chuyên gia ngân hàng tư vấn việc lập và thay thế chứng
từ.
- Đặc điểm: Sản phẩm đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp làm
trung gian môi giới xuất nhập khẩu (người hưởng lợi thứ nhất).
- Điều kiện sử dụng
 L/C có quy định L/C có thể chuyển nhượng và VietinBank là ngân
hàng chuyển nhượng.
 LC còn hiệu lực và số tiền để chuyển nhượng.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.4 Xác nhận thư tín dụng
- Lợi ích:
 Được VietinBank đảm bảo thanh toán kể cả trong trường hợp ngân
hàng phát hành L/C không có khả năng thanh toán nếu khách hàng
xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của
L/C;
 Được tiếp cận dễ dàng nguồn tài trợ của VietinBank: tài trợ trước
xuất khẩu, tài trợ sau xuất khẩu (chiết khấu bộ chứng từ xuất
khẩu);
 Được tư vấn trong việc đòi tiền, giải quyết tranh chấp thương mại
nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.
- Đặc điểm: VietinBank thêm cam kết thanh toán L/C (bên cạnh cam kết
thanh toán của ngân hàng phát hành L/C) trong trường hợp người xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện, điều khoản LC.
- Điều kiện sử dụng;
 Ngân hàng phát hành L/C được VietinBank cấp Giới hạn tín dụng.
 Điều khoản và điều kiện của thư tín dụng đáp ứng quy định của
VietinBank.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.5 Xử lý bộ chứng từ xuất khẩu
- Lợi ích:
 Được tư vấn lập chứng từ, sửa đổi bổ sung chứng từ cho phù hợp
với các quy định của L/C cũng như giải quyết tranh chấp thương
mại nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán;
 Được dễ dàng tiếp cận được nguồn tài trợ của VietinBank: tài trợ
trước xuất khẩu, tài trợ sau xuất khẩu (chiết khấu bộ chứng từ xuất
khẩu);
 Được tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ
cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất – kinh
doanh.
- Đặc điểm: VietinBank tiếp nhận bộ chứng từ thanh toán theo phương
thức L/C, nhờ thu trả ngay (D/P), nhờ thu trả chậm (D/A), kiểm tra chứng
từ và gửi đi đòi tiền, thực hiện ghi có vào tài khoản người xuất khẩu ngay
khi được ngân hàng nước ngoài thanh toán
- Điều kiện sử dụng:
 Bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, nhờ thu trả ngay, nhờ thu trả
chậm xuất trình tại VietinBank.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.6 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo LC nhờ thu TTR
- Lợi ích:
 Được tài trợ vốn lưu động đối với các giao dịch thanh toán theo các
phương thức truyền thống như: L/C, nhờ thu, TTR, cải thiện được
dòng tiền, đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng độ thanh
khoản của bộ chứng từ;
 Được nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cấp tín dụng cho
người nhập khẩu thông qua việc chấp nhận thanh toán trả chậm;
 Được chuyển việc thu tiền hàng cho các chuyên gia của Ngân hàng
để tập trung vào sản xuất, kinh doanh. 
- Đặc điểm:
 VietinBank thực hiện ứng trước tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu
và gửi chứng từ tới ngân hàng phát hành/nhờ thu để được thanh
toán. 
 Việc chiết khấu được thực hiện trên nguyên tắc bảo lưu quyền truy
đòi người xuất khẩu. 
- Điều kiện sử dụng
 Khách hàng được cấp giới hạn chiết khấu tại VietinBank.
 Bộ chứng từ theo L/C, nhờ thu, TTR đáp ứng các điều kiện về
khách hàng, điều kiện về hàng hóa xuất khẩu, điều kiện về hối
phiếu/bộ chứng từ của VietinBank.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.1.7 Hợp tác với ngân hàng đại lý triết khấu LC xuất khẩu trả chậm (LC
discounting forfaiting)
- Lợi ích:
 Được bổ sung vốn lưu động kịp thời do được VietinBank thanh
toán Hối phiếu/Bộ chứng từ XK theo L/C trả chậm trước khi đến
hạn thanh toán;
 Được đảm bảo rủi ro thanh toán trong trường hợp Ngân hàng phát
hành LC mất khả năng thanh toán;
 Được hưởng mức lãi suất chiết khấu cạnh tranh do VietinBank
thỏa thuận được mức lãi suất tái chiết khấu thấp với NH đại lý.
- Đặc điểm:
 VietinBank chiết khấu chứng từ LC xuất khẩu trả chậm cho khách
hàng và bán lại khoản phải thu này cho Ngân hàng đại lý. 
 NH đại lý ứng vốn tái chiết khấu miễn truy đòi cho VietinBank và
nhận tiền thanh toán từ NH phát hành LC vào thời điểm đáo hạn
hối phiếu. 
 KHXK sử dụng phương thức LC trả chậm hoặc đàm phán với đối
tác NK chuyển từ LC trả ngay sang LC trả chậm để sử dụng sản
phẩm này.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng chiết khấu BCT theo L/C trả chậm từ 30 đến 360 ngày
tại VietinBank.
 Ngân hàng đại lý đồng ý thực hiện tái chiết khấu BCT.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.2 Tài trợ nhập khẩu
1.2.1 Thư tín dụng nhập khẩu
- Lợi ích:
 Được VietinBank đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán cho người
xuất khẩu;
 Được VietinBank tài trợ nhập khẩu;
 Yên tâm khi các giao dịch phát hành L/C luôn được xử lý trực tiếp,
nhanh chóng, qua ít ngân hàng trung gian nhất;
 Các L/C do một ngân hàng uy tín như VietinBank phát hành sẽ
được rất nhiều ngân hàng sẵn sàng xác nhận hoặc sẵn sàng chiết
khấu bộ chứng từ cho người xuất khẩu/người bán;
 Được các chuyên gia ngân hàng tư vấn về hợp đồng, dự án phức
tạp, tư vấn về giải quyết tranh chấp TTTM.
- Đặc điểm:
Theo yêu cầu của Doanh nghiệp (người nhập khẩu/người mua)
VietinBank phát hành L/C nhập khẩu cam kết không hủy ngang sẽ
thanh toán cho người hưởng (người xuất khẩu/người bán) khi
người thụ hưởng xuất trình các chứng từ theo đúng điều kiện và
điều khoản của L/C. Các dịch vụ thư tín dụng nhập khẩu do
VietinBank cung cấp bao gồm:
 Phát hành thư tín dụng nhập khẩu;
 Sửa đổi thư tín dụng nhập khẩu;
 Bảo lãnh nhận hàng theo LC/ủy quyền nhận hàng/Ký hậu vận đơn
trước khi bộ chứng từ gốc xuất trình tới VietinBank;
 Thông báo, kiểm tra và từ chối (nếu có) bộ chứng từ xuất trình theo
thư tín dụng nhập khẩu;
 Chấp nhận thanh toán/Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng được cấp Giới hạn tín dụng tại VietinBank.
 Hợp đồng mua bán quy định phương thức thanh toán bằng thư tín
dụng,
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.2.2 LC trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS LC)
- Lợi ích:
 Điều kiện, thủ tục phát hành UPAS LC như đối với phát hành LC
trả ngay/trả chậm thông thường.
 Khách hàng XK được trả ngay/được thanh toán theo điều kiện
thanh toán đã thỏa thuận với Khách hàng NK. Điều kiện thanh toán
trong Hợp đồng mua bán không  thay đổi để áp dụng sản phẩm
UPAS LC.
 Phí cho khách hàng NK cạnh tranh so với lãi suất vay thông
thường trên cơ sở lãi suất/phí trả cho NH Tài trợ thấp.
 Được kéo dài thời hạn thanh toán với mức phí hấp dẫn tương
đương lãi suất vay ngoại tệ kể cả trường hợp KH không thuộc đối
tượng được vay ngoại tệ
- Đặc điểm:
 UPAS LC là LC trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay
 VietinBank thu xếp với ngân hàng tài trợ thanh toán trả ngay cho
người hưởng LC khi doanh nghiệp xuất trình được bộ chứng từ
hợp lệ.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng đáp ứng điều kiện phát hành L/C tại VietinBank và có
nhu cầu được thanh toán trả chậm theo UPAS LC.
 Ngân hàng đại lý tài trợ VietinBank theo UPAS LC.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.2.3 Thư tín dụng theo chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản mỹ
GSM-102 và US EXIMBANK
- Lợi ích:
 Điều kiện, thủ tục phát hành LC như đối với phát hành LC trả
ngay/trả chậm thông thường.
 Có thể yên tâm về uy tín của các nhà xuất khẩu vì các nhà xuất
khẩu được CCC/Eximbank/ngân hàng nước ngoài thẩm định và chỉ
được phê duyệt khi đủ điều kiện tham gia chương trình.
 Khách hàng được vay ngoại tệ với lãi suất cạnh tranh trên cơ sở
nguồn vốn huy động với lãi suất hợp lý (trường hợp LC trả ngay).
 Được trả chậm tối đa 360 ngày kể từ ngày giao hàng (trường hợp
LC trả chậm).
- Đặc điểm: Bằng việc phát hành L/C trả ngay/trả chậm nhập khẩu hàng
nông sản từ Mỹ qua VietinBank, Doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội được
tài trợ nhập khẩu lãi suất/chi phí ưu đãi theo chương trình hỗ trợ xuất
khẩu nông sản Mỹ GSM-102 và US Eximbank
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng nhập khẩu hàng nông sản Mỹ,  đáp ứng điều kiện phát
hành L/C tại VietinBank.
 Khách hàng xuất khẩu đăng ký giao dịch với Công ty Tín dụng
Hàng hóa Hoa Kỳ (CCC) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và được CCC
bảo lãnh thanh toán.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.2.4 Nhờ thu nhập khẩu
- Lợi ích:
 Được VietinBank tài trợ nhập khẩu theo từng trường hợp cụ thể;
 Được VietinBank tư vấn về hợp đồng, các giao dịch phức tạp.
- Đặc điểm:
VietinBank thay mặt doanh nghiệp thanh toán cho nhà xuất khẩu,
đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác góp phần nâng cao uy
tín doanh nghiệp với đối tác. Các dịch vụ nhờ thu nhập khẩu do
VietinBank:
 Phát hành ủy quyền nhận hàng theo nhờ thu/bảo lãnh nhận hàng
theo nhờ thu/ký hậu vận đơn trước khi bộ chứng từ nhờ thu nhập
khẩu về ngân hàng;
 Thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu; thanh toán bộ chứng từ
nhờ thu nhập khẩu.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng có hợp đồng mua bán quy định phương thức thanh
toán là nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu chỉ định VietinBank là ngân
hàng thu hộ.
 Khách hàng được cấp Giới hạn tín dụng tại VietinBank (trường
hợp Khách hàng vay thanh toán nhờ thu)
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.2.5 Bao thanh toán nhập khẩu song phương
- Lợi ích: Được mua hàng trả chậm mà không cần mở LC hoặc theo các
phương thức truyền thống khác
- Đặc điểm:
 VietinBank cấp hạn mức bảo đảm rủi ro tài chính bên nhập khẩu
cho người hưởng là đại lý bao thanh toán xuất khẩu để bảo đảm
cho các khoản phải thu bán hàng theo phương thức TTR trả chậm,
tài khoản mở (open account) dưới 180 ngày
 Phí do bên xuất khẩu chịu hoàn toàn.
 Dịch vụ bao gồm:
o Thu hộ khoản phải thu;   
o Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng nhập khẩu bán hàng theo phương thức  TTR trả chậm,
tài khoản mở (open account), D/A không quá 180 ngày
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.

1.2.6 Tài trợ dài hạn ECA


- Lợi ích:
 Được tiếp cận nguồn vốn dài hạn (thời hạn tài trợ có thể lên đến 10
năm).
 Lãi suất vay dài hạn cạnh tranh, hợp lý.
- Đặc điểm: VietinBank tài trợ dài hạn cho khách hàng nhập khẩu dựa
trên bảo lãnh, bảo hiểm của các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ
nước xuất khẩu (ECA) châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc… như Euler Hermes, SERVE, US Eximbank, JBIC, NEXI,
SINOSURE, KEXIM.
- Điều kiện sử dụng:
 Dự án trong nước có cấu phần Nhập khẩu từ nước ECA hoặc các
nước được ECA chấp nhận; và
 Mặt hàng nhập khẩu phù hợp yêu cầu của ECA (thường là Máy
móc thiết bị); hoặc
 Dự án trong nước có lợi ích của nước ECA (áp dụng với 1 số
ECA);
 Khách hàng đủ điều kiện vay dài hạn tại VietinBank.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
1.3 Bảo lãnh
Ngân hàng Công thương Đống Đa hiện đang thực hiện bảo lãnh phục vụ
hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dưới những hình thức sau:
- Phát hành L/C trả chậm
-Phát hành bảo lãnh thanh toán cho khách hàng nhập thiết bị máy móc
- Bão lãnh nhận hàng
- Bão lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh dự thầu !
- Và một số hình thức bão lãnh khác liên quan đến hoạt động đầu tư nước
ngoài và xuất nhập khẩu...
2. Tài trợ bằng nội tệ của Vietinbank
2.1 Bao thanh toán nội địa đơn phương
- Lợi ích:
 Đối với Bên mua: Được dễ dàng hơn trong việc mua hàng hoá theo
phương thức trả chậm.
 Đối với Bên bán:
o Được VietinBank ứng trước tiền ngay sau khi giao hàng thay vì
đợi đến ngày thanh toán;
o Được tăng khả năng cạnh tranh cho người bán do đáp ứng được
nhu cầu mua trả chậm của người mua;
o Được tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ
cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất –
kinh doanh;
o Được giảm/ loại trừ nguy cơ không thanh toán từ người mua.
- Đặc điểm:
 VietinBank cung cấp dịch vụ bao thanh toán dành cho Doanh
nghiệp trong nước có nhu cầu quản lý, thu hộ, ứng trước, bảo lãnh
thanh toán cho các khoản phải thu trả chậm dưới 180 ngày;
 VietinBank thực hiện hai hình thức Bao thanh toán nội địa đơn
phương:
o Bao thanh toán nội địa đơn phương kèm Bảo đảm rủi ro Tài
chính Bên mua;
o Bao thanh toán nội địa đơn phương không kèm Bảo đảm rủi ro
Tài chính Bên mua.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng được cấp giới hạn bao thanh toán tại VietinBank.
 Doanh nghiệp bán hàng nội địa bán hàng theo phương thức thanh
toán TTR trả chậm, phương thức tài khoản mở hoặc D/A . Thời
gian trả chậm không quá 180 ngày
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
2.2 Bao thanh toán bên mua song phương
- Lợi ích:
 Được mua hàng trả chậm mà không cần mở L/C hoặc theo các
phương thức truyền thống khác
- Đặc điểm:
 VietinBank cấp hạn mức bảo đảm rủi ro tài chính Bên mua cho
người hưởng là đại lý bao thanh toán Bên bán để bảo đảm cho các
khoản phải thu bán hàng theo phương thức TTR trả chậm, tài
khoản mở (open account) dưới 180 ngày
 Phí do Bên bán chịu.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng được cấp giới hạn bao thanh toán tại VietinBank.
 Doanh nghiệp mua hàng theo phương thức  TTR trả chậm, tài
khoản mở (open account), D/A không quá 180 ngày
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
2.3 Bao thanh toán bên bán song phương
- Lợi ích:
 Được tài trợ vốn lưu động đối với các giao dịch không theo
phương thức thanh toán truyền thống như L/C, D/P…
 Được nâng cao khả năng cạnh tranh do đáp ứng được nhu cầu mua
trả chậm Bên mua;
 Được giảm/ loại trừ nguy cơ không thanh toán từ Bên mua;
 Được tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ
cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất – kinh
doanh.
 Được bán hàng với giá cao hơn theo các phương thức L/C, D/P;
 Được hạch toán ngoại bảng các khoản phải thu nên bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp đẹp hơn.
- Đặc điểm:
 VietinBank ứng trước có bảo lưu quyền truy đòi đối với các khoản
phải thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày, theo phương thức
thanh toán TTR trả chậm, phương thức tài khoản mở (open
account) hoặc D/A trả chậm (trong một số trường hợp).
 Dịch vụ bao gồm:
o Ứng trước cho khoản phải thu;
o Theo dõi, quản lý khoản phải thu;
o Thu hộ khoản phải thu;
o Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng được cấp giới hạn bao thanh toán tại VietinBank.
 Khách hàng bán hàng nội địa bán hàng theo phương thức thanh
toán TTR trả chậm, phương thức tài khoản mở hoặc D/A . Thời
gian trả chậm không quá 180 ngày
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
2.4 Tài trợ chuỗi cung cấp
- Lợi ích:
 Đối với Bên mua:
o Được đáp ứng được nhu cầu mua trả chậm;
o Được tài trợ trong trường hợp không có khả năng thanh toán khi
đến hạn Khoản phải trả;
o Được tiết kiệm chi phí trong việc quản lý và theo dõi các khoản
phải trả. 
 Đối với bên bán:
o Được tài trợ vốn lưu động;
o Được giảm thời gian thu hồi các khoản tiền bán hàng;
o Được giảm/loại trừ nguy cơ không thanh toán từ phía Bên mua.
- Đặc điểm:
VietinBank tài trợ chuỗi cung cấp cho cả Bên bán và Bên mua dựa
trên việc cam kết thanh toán các khoản phải trả từ phía Bên mua.
Với sản phẩm này, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ sau:
 Tài trợ vốn hoạt động ngắn hạn cho Bên bán dựa trên sự chấp nhận
thanh toán từ Bên mua và việc chuyển nhượng các Khoản phải thu
cho VietinBank
 Tài trợ cho nghĩa vụ phải thanh toán của Bên mua khi đến hạn
Khoản phải trả  
 Theo dõi quản lý Khoản phải thu, Khoản phải trả, giảm chi phí
hoạt động cho cả Bên mua và Bên bán.
- Điều kiện sử dụng:
 Khách hàng được cấp giới hạn tín dụng tại VietinBank.
 Bên mua là các Các tập đoàn lớn, các tổng công ty có danh sách
nhiều khách hàng bên bán là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền,
các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.

3. So sánh với các dịch vụ ở Techcombank


4. Lý do chọn 2 ngân hàng trên để nghiên cứu so sánh
CHƯƠNG IV: Hiệu quả của các dịch vụ tài trợ thương mại đối với
doanh nghiệp
CHƯƠNG IV: Hiệu quả của các dịch vụ tài trợ thương mại đối với doanh
nghiệp
4.1. Thành tựu về tài trợ thương mại mà Techcombank đã đạt được.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được Tổ chức
Global Banking & Finance Review (GBAF - Vương quốc Anh) trao tặng giải
thưởng uy tín “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2018”.
Giải thưởng là sự ghi nhận của Global Banking & Finance Review đối
với Techcombank cho các hạng mục thành tích quan trọng như: tăng trưởng
chung về khối lượng giao dịch thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tăng
trưởng về số lượng giao dịch và thu hút khách hàng doanh nghiệp; sự cống hiến
và cam kết liên tục nâng cao chất lượng; cách tiếp cận quản trị doanh nghiệp; giải
pháp trực tuyến toàn diện và linh hoạt để giảm tải công việc và quản lý rủi ro.
Năm 2022, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trao tặng giải thưởng “Ngân hàng đối tác
hàng đầu tại Việt Nam”.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Techcombank được vinh danh ở hạng mục này
dựa trên số lượng giao dịch cao nhất được thực hiện trong kỳ từ quý III/2021 đến
hết quý II/2022. Giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 2022”
ADB trao tặng Techcombank đã tiếp tục khẳng định những nỗ lực và thành tựu
vượt trội mà ngân hàng này đạt được trong việc duy trì và củng cố năng lực tài
chính, mở rộng hoạt động tài trợ thương mại trong khu vực cũng như trên thế
giới.
4.1.1. Chiến lược thu hút doanh nghiệp của Techcombannk.
Trong những năm qua, Techcombank chọn chiến lược "Lấy khách hàng là
trọng tâm", tập trung triển khai mô hình chuỗi giá trị và hệ sinh thái qua các
mối hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực
kinh tế trong nước.
Ngân hàng hiện đang cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính đa dạng cho
hơn 5,4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua mạng
lưới ngân hàng, gồm 315 chi nhánh/phòng giao dịch.
Hiện nay, theo các số liệu được công bố ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp và đóng góp khoảng 45% vào
GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn gặp khó khăn trong hoạt động tài trợ
thương mại, đặc biệt là khi tiếp cận nguồn vốn vay từ phía ngân hàng hoặc
thường kém lợi thế khi đàm phán trong hợp đồng ngoại thương.
Hiểu được khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank là ngân
hàng Việt Nam đầu tiên thành lập Khối Ngân hàng giao dịch chuyên biệt, tiên
phong trong việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng theo từng lĩnh
vực kinh tế tập trung, để từ đó tư vấn các giải pháp tổng thể và đa dạng về dịch
vụ và tài trợ thương mại.
Các sản phẩm tài trợ thương mại tại Techcombank không ngừng được hoàn
thiện, để cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp một loạt sản phẩm xuất nhập
khẩu với những lợi ích tối đa.
4.2. Một số kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan
4.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Tất cả các tổ chức, đơn vị kinh tế nói chung và Techcombank nói riêng
đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật do Nhà nước đề ra, đều phải
dựa trên cơ sở đó để đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý có chặt
chẽ và hợp lý thì các tổ chức kinh tế mới có điều kiện thuận lợi để tổ chức các
hoạt động của minh một cách hiệu quả nhất. Đối với một NHTM như
Techcombank thì hoạt động tài trợ thương mại trong mỗi thời kỳ khác nhau
đều rất cần sự chỉ đạo, định hướng kịp thời và linh hoạt của Chính phủ để
ngày càng mở rộng, phát triển, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy
ra cho NH cũng như các DN kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này,
hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại
cũng như thanh toán tín dụng chứng từ còn thiếu tinh hệ thống, thậm chí còn
chưa có. Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều áp dụng UCP 500 của
ICC gần như tuyệt đối trong tất cả các giao dịch mà không có sự điều chỉnh
nào theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong khi đó nhiều quốc gia trên
thế giới đã có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch TDCT
trên cơ sở không lệ thuộc các quy định mang tính quốc tế.
Chỉnh điều này đã gây khó khăn cho các bên tham gia hoạt động thanh toán
trong đó có các NH, dẫn đến sự gia tăng đáng kể các vụ tranh chấp và do đổ
gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoạt động tài trợ thương mại theo
phương thức TDCT tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi vậy, Nhà
nước cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý về hoạt động thanh
toán TDCT, tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK. Cụ thể:
• Thiết lập quy chế về chiết khấu hối phiếu lập theo L/C có quy định rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan.
 Thanh toán TDCT tuy được tiến hành qua NHTM nhưng lại có liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác như: Bảo hiểm, vận tải, thương mại... do
đó cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan như Bộ
Thương mại, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam... để tránh sự chồng chéo trong quá trình soạn thảo, ban hành
cũng như thực hiện các hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động TTDT
nhất là thanh toán TDCT
4.2.1.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích hoạt động XNK
Tìm kiếm Để kịp thời theo kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra
mạnh mẽ trên toàn thế giới, hoạt động tài trợ TM nói chung và tài trợ theo
phương thức TDCT nói riêng ngày càng được chú trọng phát triển bởi hoạt
động này không chỉ giúp các DN lưu thông hàng hoá, có cơ hội tiếp cận với
khoa học kỹ thuật hiện đại mà còn giúp nền kinh tế trong nước hội nhập và
phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt khi giờ đây Việt Nam đã
gia nhập WTO thì phát triển hoạt động tài trợ TM là điều kiện tối ưu để hoà
nhập vào thị trường chung thế giới. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục đưa ra các
chính sách mới hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương.
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Về chính sách thuế,
Nhà nước nên tiếp tục mở rộng và áp dụng linh hoạt các mức ưu đãi thuế nhằm
tạo điều kiện cho DN giảm giá thành hàng hoá XNK, đồng thời đơn giản hoá
các thủ tục hành chính trong quản lý, từ đó đẩy mạnh hoạt động XNK về chính
cách đầu ta. Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu ra vào những ngành XK
mũi nhọn theo định hướng phát triển của cả nước, chú trọng đầu tư cho khoa
học công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, giảm chi phí.
Về chính sách tín dụng hỗ trợ XNK, kiên quyết phá bỏ phân biệt đối xử giữa
các thành phần kinh tế trong tín dụng ưu đãi XNK, chỉ phân biệt dựa trên mục
tiêu ngành hàng và thị trường XK của Nhà nước trong thời kỳ tương đối dài
nhằm tránh đối xử bất công. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập các văn phòng ở
nước ngoài chuyên làm nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin cho các DN,
Nhà nước có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các biến động thị
trường quốc tế cho các doanh nghiệp XNK trong nước. Đồng thời, cần có
chương trình hỗ trợ cho các DN Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm,
quảng cáo trong và ngoài nước, khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài, nâng
cao vai trò của các đại diện thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có
đại diện tại thị trường quốc tế. Một vấn đề nữa hiện nay cũng đang vô cùng bức
xúc là phải phát triển thị trường chứng khoán dè tăng sức cạnh tranh và nâng
cao hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trưởng quốc tế.
Thứ hai, Nhà nước nên chú trọng hơn nữa hoạt động xúc tiến mở rộng thị
trưởng XNK cho hàng hoá Việt Nam. Cụ thể là Nhà nước cần tăng cường hoạt
động ngoại giao, cải thiện mối quan hệ với các nước để củng cố, duy trì những
thị trường hiện tại và khôi phục những thị trường cũ như Nga, Đông Âu và xâm
nhập vào các thị trường mới. Đồng thời tích cực tham gia vào cáctổ chức quốc
tế, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết, thoả thuận trong các Hiệp định thương
mại Việt – Mỹ, AFTA, APEC...Nhất là giờ đây khi chúng ta đã trở thành thành
viên của WTO thì hoạt động XNK của Việt Nam sẽ được mở rộng và phát triển
mạnh mẽ hơn, tuy nhiên chúng ta cũng phải mở cửa cho hàng hoá nước ngoài
tràn vào thị trường trong nước làm cho mỗi trường cạnh tranh trở nên ngày
càng gay gắt hơn. Chính vì vậy, Nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển
những ngành nghề thuộc thế mạnh của Việt Nam để vừa dễ dàng xâm nhập vào
thị trường thế giới vừa cạnh tranh được với hàng hoá của nước ngoài.
Thứ ba, với chính sách mở cửa của nền kinh tế hiện nay, Nhà nước cần đưa ra
nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của
NHTM nói chung cũng như nghiệp vụ tài trợ XNK nói riêng. Bên cạnh nguồn
vốn huy động từ nền kinh tế thì NH cũng cần có sự hỗ trợ từ chính phủ trong
việc tạo lập nguồn vốn bằng những khoản tín dụng ưu đãi đề có thể mở rộng
nghiệp vụ tài trợ cho các doanh nghiệp XNK, đặc biệt là những DN XK các
mặt hàng tiềm năng ở nước ta. Nhà nước nên tăng cường nguồn vốn uỷ thác tài
trợ XNK qua các NHTM, giảm thuế đối với phần thu từ hoạt động tài trợ XNK,
có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho các NH...
4.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Để tăng hiệu quả tài trợ thương mại tại NHTM, ngoài nỗ lựu từ chính bản thân
NH và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì NHNN cần phải có những đổi
mới tích cực tạo thuận lợi hơn cho các NHTM. Do vậy, sau đây là một số day
kiến nghị đối với NHNN trong thời gian tới :
4.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của một quốc
gia, đến thu nhập quy về bản tệ của các DN kinh doanh, qua đó ảnh hưởng gián
tiếp đến hoạt động tài trợ thương mại của NH. Chính vì vậy, chính sách quản lý
ngoại hối và can thiệp vào tỷ giá cần phải được thực hiện một cách linh hoạt,
hiệu quả để tỷ giả vẫn biến động theo quan hệ cung cầu nhưng không có những
biến động quá lớn có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và bất lợi cho hoạt
động tài trợ TM của các NHTM. Đồng thời, NHNN cần hỗ trợ cho các NHTM
thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu
thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách tỷ giá tại
các NHTM.
4.2.2.2. Hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức Tín dụng
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTQT nói chung và thanh toàn TDCT
nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ngành trong đó có
NHNN Việt Nam:
- NHNN cần tiếp tục xây dựng các văn bản dưới luật để triển khai thực hiện có
hiệu quả hai luật ngân hàng là Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức tín
dụng.
- NHNN cần có các chính sách để các NHTM có thể tao lặn nguồn tàichính từ
tích luỹ nội bộ và các nguồn tài trợ quốc tế để đẩy mạnh hiện đại hoá công
nghệ tài trợ thương mại của các NHTM Việt Nam.
- Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định về chiết khẩu, tái chiết khấu hối phiếu
kèm chứng từ thanh toán theo L/C. Loại này có đặc thù của giao dịch TDCT là
liên quan tới các thông lệ quốc tế, do đó NHNN cần sớm ban hành quy chế
riêng về chiết khấu và tái chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ nhằm phân định
rõ nghĩa vụ và quyền lợi của NH chiết khấu và người hướng lợi, từ đó làm cơ
sở pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại của các NHTM và tăng sức cạnh
tranh với các NH nước ngoài.
4.2.2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là công cụ để NHNN thức hiện
chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời
đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại nói
chung và hoạt động tài trợ TM nói riêng. Việc hoàn thiện, phát triển thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng phải được thực hiện theo hướng: đa dạng hoá các loại
ngoại tệ, phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ.

4.2.3. Kiến nghị đối với Techcombank

Từ thực tiễn hoạt động của Techcombank và những giải pháp đưa ra có thể đề
xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Techcombank nên xây dựng quy trình chính thức tài trợ TM nhằm
làm cơ sở pháp lý cho cán bộ tín dụng và cán bộ tài trợ thương mại; các quy
trình nghiệp vụ cụ thể đối với việc mở và thanh toán một số loại L/C đặc biệt
hướng dẫn cho các chi nhánh thực hiện, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống
và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, hiện nay hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về TDCT và cấp chứng
chỉ quốc tế cho những người tham gia. Trên thực tế, cuộc thi này còn xa lạ đối
với các NH Việt Nam. Tuy vậy, Techcombank có thể tìm hiểu và cử các thành
toán viên tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ cùng cổ kiến thức và khẳng định
khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng có hiệu
quả hơn
Thứ ba, mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với các NH nước ngoài. Hiện nay,
Techcombank đã có quan hệ đại lý với nhiều NH trên thế giới nhưng chưa trai
đều các khu vực. Do đó, để phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại theo
phương thức thanh toán TDCT của toàn hệ thống, Techcombank nên chủ động
mở rộng quan hệ đại lý với các NH tại các khu vực như Châu Mỹ Latinh, Đông
Âu, Châu Phi... nơi mà đa số các NH Việt Nam chưa thực sự chú ý trong thời
gian qua. Hệ thống NH đại lý không chỉ là nơi cung cấp thông tin tốt nhất về
thị trường tại các khu vực đó, mà nó còn là nơi tạo mối quan hệ giữa khách
hàng nước sở tại và NH trong nước.
Thứ tư, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Khi hoạt động tài trợ
thương mại phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng
trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp sẽ cần đến các nghiệp vụ này như một
công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo toản lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho
NH tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài trợ
thương mại, thu hút nhiều khách hàng là các doanh nghiệp đến với NH. Chính
vì vậy, Techcombank cần nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ phí sinh như
Forward, Option, Future bởi vì hiện nay tại Techcombank hoạt động kinh
doanh ngoại tệ chủ yếu mới chỉ xoay quanh nghiệp vụ giao ngay. Để có thể
phát triển được các nghiệp vụ này thì không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ bản thân NH
mà còn cần đến sự hợp tác của khách hàng. Do đó, Techcombank nên áp dụng
nhiều biện pháp để giới thiệu về các nghiệp vụ phái sinh, về công dụng và cách
thức thực hiện. .. để khách hàng làm quen và hiểu được tác dụng của chúng
trong việc bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động thương mại của mình.
Tóm lại, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đối ngoại chưa lâu, Techcombank
chưa có đủ những điều kiện cần thiết để tạo lập cho mình một thị phần ổn định
cho hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung trong đó có hoạt động tài trợ
thương mại theo phương thức TDCT nói riêng. Chính vì vậy, để đứng vững và
giành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Techcombank
cần phải nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng từ đó mở rộng hoạt động tài
trợ thương mại. Bên cạnh đó, Techcombank cũng như các NHTM Việt Nam
cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt từ phía Nhà nước, NHNN để từng bước
nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của các NHTM Việt Nam cả ở
thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.

4.2.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một thương vụ chỉ có thể thành công khi có sự hợp tác của các bên tham gia,
trong đó sự đóng góp của các DN là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bản thân DN
cần quan tâm đến một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, DN nên xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về hoạt
động kinh doanh thương mại, am hiểu thị trường, luật lệ, tập quán, thương mại
quốc tế. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo, nâng cao trình độ về kinh
doanh thương mại, cũng như được cập nhật tin tức thưởng xuyên về thị trường
tài chính, thị trường hàng hoá... để không thể bị bắt lỗi khi tham gia vào quan
hệ quốc tế.

Thứ hai, bản thân DN phải tạo dựng các mối quan hệ với bạn hàng để có được
những đối tác tin tưởng trong kinh doanh. Đây là điều hết sức cần thiết để
nhằm hạn chế những rủi ro thường gặp trong thương mại quốc tế cho DN

Chương I: Hiếu
Chương II: Giang, Hào
Chương III: Hoàng, Hùng, Hằng
Chương IV: Hương, Hiền

You might also like