Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

 So sánh đàn phán giữa Nhật và Mỹ.

- Thần thái khi đàm phán.


+ Người Mỹ thường có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và có thái độ đòi hỏi
quyền lợi một cách công khai. Họ muốn làm bạn có cảm giác được giao dịch với họ là quyền lợi dành
cho bạn. Các giao dịch của họ đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình
+ Người Mỹ khi đàm phán sẽ được đánh gia cao và chuẩn mực trong các cuộc thương thảo.
+ Cuộc thương thảo nên được diễn ra trong không khí cởi mở. người Mỹ thường là những người có
đầu óc hài hước và không đến nỗi cứng nhắc trong mọi hành động. Người Mỹ không tự ái nếu Bạn
chen ngang vào câu chuyện của họ bằng những lời đóng góp, phê bình. Họ tranh luận đến cùng để
chứng minh cho Bạn thấy vấn đề mà họ đề cập đến là đúng và có tính khả thi. Và để đạt được kết
quả, họ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, mọi nghi vấn của Bạn. Bằng nghệ thuật đàm phán điêu luyện
của mình, họ rất dễ đi đến thành công.
+ Người Nhật luôn coi đàm phán như một cuộc đấu tranh nhưng đồng thời người Nhật lại không
thích tranh luận chính diện với đối thủ đàm phán. Họ chú tâm gìn giữ sự hoà hợp đến mức nhiều khi
lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật, giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.
+ Đối với người Nhật thì đàm phán là một cuộc đấu tranh hoặc thắng hoặc bại, có thể nói là họ theo
chiến lược đàm phán kiểu cứng tuy nhiên khi họ đưa ra yêu cầu thì những yêu cầu đó vừa phải đảm
bảo khả năng thắng lợi cao song cũng phải đảm bảo lễ nghi, lịch sự theo đúng truyền thống của họ.
Và chính lễ nghi này đã giúp họ đạt được thắng lợi. Do đó trong đàm phán, khi đối mặt hoặc công
khai đấu tranh với đối phương, họ không tỏ ra phản ứng ngay, họ biết cách sử dụng khéo léo những
tài liệu có trong tay để giải quyết những vấn đề sao cho có lợi nhất về phía họ.

You might also like