Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

THANH THẢO
 Tượng trưng: tìm vào trạng thái tâm hồn với những linh cảm được khơi dậy từ vô thức, cho
rằng hiện tượng trong vũ trụ tồn tại như những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất huyền bí
của tạo vật mà chỉ riêng nhà thơ mới có những thiên bẩm kì diệu để thâm nhập và biểu đạt
được những hình ảnh tượng trưng ấy. Thơ là một thứ “siêu cảm giác”, không thể giải thích
được. Không cần có hình tượng rõ nét, thơ được quan niệm như một bản hoà âm hoàn hảo.
Dường như có nét tương đồng giữa sinh sôi của tạo hoá với sự sáng tạo thơ ca.
 Siêu thực: Hướng tới một hiện thực cao hơn thực tại. Thế giới siêu thực chỉ có thể cảm thấy
trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, rối loạn. Khám phá thế
giới ấy, nghệ sĩ sẽ phát hiện ra những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà chính xác trong
cuộc sống con người. Đề cao yếu tố tâm linh và sự ngẫu hứng, sáng tác thường được cấu
thành bởi những dòng liên tưởng tiềm thức rời rạc, không thể khắc hoạ được những bức
tranh thực tại toàn vẹn.
1. Giới Thiệu Tác giả
a, Tiểu sử
-Thanh Thảo ( sinh năm 1946) ở Quảng Ngãi.
- Được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết
về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội
và thời đại. Tuy nhiên, ông muộn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn
khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
- Nỗ lực cách tân thơ Việt qua hình thức thơ tự do.
b, Phong cách sáng tác
– Thơ ông mang tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, nghĩ suy về các vấn đề thời đại và xã
hội.
– Ông luôn cố gắng để cách tân thơ Việt, thể hiện sâu cái tôi với những biểu đạt mới mẻ, đưa thơ
ca lên một tầm thẩm mỹ mới.
– Những tác phẩm nổi tiếng của Thanh Thảo: Những ngọn sóng mặt trời, Từ một đến một trăm,
Dấu chân qua trảng cỏ,…
2. Tác phẩm:
a.  Xuất xứ:
- Rút trong tập ″Khối vuông Ru – bích″.
- Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
b.  Bố cục: Gồm 4 phần:
* Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật
TBN.
* Câu 7 - 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân
nghệ thuật.
* Câu 19 - 22: Niềm xót thương Lor-ca.
* Câu 23 - 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
c. Chủ đề:
- Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất.
- Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.
II. Phân tích Đàn ghi ta của Lorca chi tiết
1. Nhan đề và lời đề từ
– Nhan đề: Đàn ghi ta là niềm tự hào xưa nay của xứ sở Tây Ban Nha, còn Lorca là một nghệ sĩ
sáng tạo, ca ngợi và tôn vinh sự tự do bằng lời thơ, tiếng hát
– Lời đề từ trích trong bài Ghi nhớ của Lorca biểu lộ sự gắn bó của Lorca và cây đàn hay chính
niềm đam mê nghệ thuật luôn bùng cháy trong cơ thể ông, và bên cạnh đó ông cũng muốn nhắn
gửi mọi người hãy biết vượt qua những giới hạn, những vết son thành tựu nổi bật của mình đã
đạt được để sáng tạo nên những tuyệt tác mới mẻ cho đời.
2. Người nghệ sĩ tự do đơn độc – Lorca (6 dòng đầu)
– 2 câu thơ đầu cất lên là gợi ngay ra trong tâm tưởng mỗi người về một đất nước Tây Ban Nha
xinh đẹp với những điểm riêng biệt ở đây như: những trận đấu bò tót khốc liệt, tiếng đàn truyền
thống thú vị.
    + Dù là thế nhưng khi hình ảnh “tiếng đàn” đi cùng “bọt nước”: ta thấy một chút ngậm ngùi và
xót xa thay khi nghệ thuật của Lorca vốn lung linh, trong trẻo như bọt nước, nhưng lại dễ vỡ tan
và biến mất bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận mong manh, ngắn ngủi của Lorca. Tiếng đàn ghi
ta của Lorca dù hay đấy nhưng cũng đầy xót xa đấy.
    + “Áo choàng đỏ gắt”: thể hiện hình ảnh một đấu trường đầy khốc liệt, màu đỏ của áo choàng
hay màu đỏ của máu, cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai chí tuyến tư tưởng – giữa khát vọng tự do
và sự kìm hãm của bọn phát xít độc tài.
– Lorca thực sự đơn độc trên hành trình tìm kiếm sự tự do với lòng yêu tự do mãnh liệt và trong
tay là thứ vũ khí nghệ thuật khác biệt.
– Chuỗi âm thanh “li la li la li la”: ta có thể hiểu đây là tiếng đàn ghi ta réo rắt khá bắt tai, cũng
có thể là hình ảnh những vòng hoa li – la (loài hoa tử đinh hương) trên vùng thảo nguyên Tây
Ban Nha.
3. Cái chết oan khuất và bi phẫn của Lorca (12 câu tiếp)
– “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”: hình ảnh Lorca đang rất nghệ sĩ, rất say sưa vang lên thật tự
nhiên những ca từ khao khát sự tự do trên mảnh đất quê hương.
– “Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”: cái chết đến với Lorca một cách bất ngờ và đầy bi
thảm khiến cả nước “Tây Ban Nha” phải “kinh hoàng” bởi bọn phát xít độc tài khi đã thảm sát
một người hùng luôn luôn đấu tranh vì nền tự do, độc lập và giải phóng dân tộc.
– “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”: hình ảnh hiên ngang của Lorca khi
cận kề cái chết.
4. Hình ảnh tiếng ghi – ta
– Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
– “Tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy”: màu nâu – màu vỏ đàn ghi ta quen thuộc, màu của đất đai
trên quê hương đất nước hay còn là màu của mái tóc, của làn da, của đôi mắt cô gái – ẩn dụ tình
yêu thương mãnh liệt.
– “Tiếng ghi ta lá xanh”: thể hiện sức sống mãnh liệt, vĩnh hằng của nghệ thuật.
– “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: nghệ thuật luôn đẹp đẽ và lung linh là thế nhưng rồi cũng
thật mong manh đến xót lòng.
– “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: cái chết tức tưởi, đầy thương xót, đau đớn của nghệ thuật
và sự phẫn uất tột cùng với chế độ phát xít độc tài và cũng là sự xót thương cho người nghệ sĩ tài
năng, bạc mệnh.
5. Sự vĩnh hằng của nghệ thuật
– “Không ai chôn cất … mọc hoang”: dù Lorca đã nằm xuống nhưng nghệ thuật của ông sẽ mãi
trường tồn, sẽ còn đó như một minh chứng vĩnh hằng với thời gian thay ông  cất lên tiếng lòng
của mình. Bọn phát xít có thể cướp đi thân xác của ông nhưng không thể giết chết tâm hồn và
nghệ thuật sáng chói của ông.
– “Giọt nước mắt” chính là sự tiếc thương, “vầng trăng” là sự gửi gắm niềm tin nghệ thuật.
– Lorca đã mất “đường chỉ tay đã đứt”: đường chỉ tay hay chính là đường sinh mệnh cuộc đời
của chàng đã đứt, chàng giã từ cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn để đến với thế giới vô hạn trên chính
“chiếc ghi ta” làm cầu nối.
– “Ném lá bùa”, “ném trái tim”: đó là sự giải thoát của Lorca sau khi chết. Ông ý thức được “cái
chết” của mình là để nghệ thuật được tái sinh mãnh liệt hơn, để thế hệ sau tiếp nối sự cách tân
ấy.
– “Li la li la …”: tiếng ghi ta bất tử ấy cứ vang lên như khúc nhạc tiễn đưa người nghệ sĩ đầy tâm
huyết một thời ghi dấu bên tiếng đàn. Hay cũng có thể hiểu đó chính là vòng hoa tử đinh hương
để viếng linh hồn Lorca.

You might also like