Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1.

Dựa vào trang 26 Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất ở
vùng núi Đông Bắc?
A. Phía Ya. B. Tây Côn Lĩnh. C. Kiều Liêu Ti. D. Pu Tha Ca.
Câu 2: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của
cư dân ven biển là
A. Tài nguyên du lịch biển B. Tài nguyên khoáng sản
C. Tài nguyên hải sản D. Tài nguyên điện gió
Câu 3: Loại tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở Biển Đông là
A. Muối B. Dầu khí C. Cát trắng D. Cát vàng
Câu 4. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi
núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Bắc – Nam. B. Đất đai. C. Sinh vật. D. Đông – Tây.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá có ở nơi nào sau đây?
A. Tiền Hải. B. Cẩm Phả. C. Quỳ Châu. D. Cổ Định.
Câu 6. Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau
đây?
A. Bão. B. Hạn hán. C. Động đất. D. Lũ quét.
Câu 7. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG NĂM 2019 TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: oC)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Địa điểm
Hà Nội (Láng) 18,0 22,4 22,6 27,5 28,2 31,6 31,4 29,9 29,5 26,7 23,5 19,6
Cà Mau 27,0 27,4 28,6 29,9 29,5 28,5 28,2 27,6 27,9 27,9 27,8 26,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm của 2 địa điểm trên.
A. Hà Nội có biên độ nhiệt nhỏ hơn và nhiệt độ trung bình lớn hơn so với Cà Mau
B. Hà Nội có biên độ nhiệt và nhiệt độ trung bình nhỏ hơn Cà Mau
C. Hà Nội có biên độ nhiệt lớn hơn và nhiệt độ trung bình nhỏ hơn so với Cà Mau
D. Hà Nội có biên độ nhiệt và nhiệt độ trung bình lớn hơn Cà Mau
Câu 8. Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
A. Đào hố kiểu vẩy cá. B. Làm ruộng bậc thang.
C. Trồng cây theo băng. D. Chống nhiễm mặn.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp
Campuchia?
A. Gia Lai. B. Quảng Nam. C. Kon Tum. D. Đắk Lắk.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
A. Tổng diện tích đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn suy giảm
B. Đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng
C. Chất lượng đã được phục hồi nhưng diện tích giảm sút nhanh
D. Đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây đúng với chế độ mưa của vùng ven biển Trung Bộ?
A. Mùa mưa dài nhất trong cả nước. B. Mưa tập trung nhất vào mùa hạ.
C. Mưa đều giữa các tháng trong năm. D. Mưa nhiều vào thời là thu đông.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ
gió ở trạm khí tượng Cần Thơ?
A. Gió hoạt động đều trong cả năm. B. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh.
C. Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất. D. Gíó tháng 1 hoạt động mạnh nhất.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây không
thuộc miền khí hậu phía Nam?
A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Trung và Nam Bắc Bộ.
Câu 14. Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao thể hiện rõ ở sự phân hóa của:
A. nhiệt độ, sinh vật. B. khí hậu, đất đai, sinh vật.
C. sinh vật, lượng mưa. D. đất đai.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực tây thuộc tỉnh nào
của nước ta?
A. Sơn La B. Lai Châu C. Lào Cai D. Điện Biên.
Câu 16. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng
nước lớn?
A. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
B. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
C. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
Câu 17. Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. B. thực hiện tốt công tác dự báo.
C. xây dựng các công trình thủy lợi. D. tạo ra các giống cây chịu hạn.
Câu 18. Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống sông sau đây, hệ
thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?
A. Sông Cả B. Sông Mã. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Thái Bình.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Đất thường nghèo, có ít phù sa sông.
B. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt.
C. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.
Câu 21. Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên chủ yếu
là do tác động của
A. Tín phong bán cầu Bắc với hướng của dãy Bạch Mã.
B. Tín phong bán cầu Nam với độ cao của dãy Bạch Mã.
C. gió mùa với độ cao của dãy núi Trường Sơn.
D. gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn.
Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Mã chảy theo hướng nào sau
đây?
A. Tây nam – đông bắc. B. Đông bắc – tây nam.
C. Đông nam – tây bắc. D. Tây bắc – đông nam.
Câu 23. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta:
A. sự tàn phá của chiến tranh.
B. chủ trương, chính sách của Nhà nước.
C. nạn cháy rừng.
D. khai thác bừa bãi, quá mức.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Gia Lai. B. Cà Mau. C. Điện Biên D. Hà Giang.
Câu 25: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương
B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm
C. Trong năm có hai mùa rõ rệt
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 26. Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Không có tháng nào trên 250C. B. Không có tháng nào trên 200C.
C. Lượng mưa giảm khi lên cao D. Độ ẩm giảm nhiều so với chân núi
Câu 27. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do:
A. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. B. sự phân bố thảm thực vật.
C. sự phân hóa độ cao địa hình. D. ảnh hưởng của Biển Đông.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat địa lí trang 9, hãy cho biết tháng nào sau đây ở nước ta có tần suất cơn
bão từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng?
A. Tháng X. B. Tháng VI. C. Tháng IX. D. Tháng VII.
Câu 29: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng       B. Đồi núi thấp
C. Núi trung bình       D. Núi cao
Câu 30: Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ Bắc xuống Nam
B. thấp dần từ Tây sang Đông
C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Câu 31: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung
B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung
C. hướng đông – tây và hướng vòng cung
D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung
Câu 32: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng       B. Đồi núi thấp
C. Núi trung bình       D. Núi cao
Câu 33: Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ Bắc xuống Nam
B. thấp dần từ Tây sang Đông
C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Câu 34: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung
B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung
C. hướng đông – tây và hướng vòng cung
D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung
Câu 35: Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 36: vùng núi Tây Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 37: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 38: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 39. Mùa đông ở khu vực Đông Bắc nước ta thường
A. đến muộn và kết thúc muộn. B. đến sớm và kết thúc muộn.
C. đến sớm và kết thúc sớm. D. đến muộn và kết thúc sớm.
Câu 40. Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên nước ta theo vĩ độ (Bắc – Nam) là do sự
tác động của:
A. địa hình B. đất đai C. sinh vật D. khí hậu

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1: Trình bày thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?
Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Đặc trưng: Nhiệt đới gió mùa, có 1 màu đông lạnh
Khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22-24 độ C
+ Số tháng lạnh <18 độ C: 2-3 tháng
+ Biên độ nhiệt: lớn
+ Sự phân mùa: chia làm 2 mùa
- Đông: lạnh, ít mưa
- Hạ: nóng, mưa nhiều
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa
- Thành phần loài: chủ yếu là loài nhiệt đới ngoài ra còn có loài cận nhiệt và ôn đới
Câu 2: Tại sao ở Bắc Bộ mùa khô không sâu sắc như Nam Bộ?
 Bắc Bộ mùa khô không sâu sắc bằng Nam Bộ là do nhiệt độ thấp hạn chế bốc hơi, gió Đông Bắc
kèm mưa phùn.
Câu 3: Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông?
 Hoạt động gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: áp cao xibia
- Hướng: Đông Bắc
- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Phạm vi: miền Bắc
- Tính chất:
•Nửa đầu mùa đông: lạnh khô
•Nửa sau mùa đông: lạnh ẩm, mưa phùn
Câu 4: Trình hoạt động của gió mùa mùa hạ?
Hoạt động gió mùa mùa hạ:
• Nửa đầu mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 7
- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dướng
- Hướng: Tây Nam
- Phạm vi: cả nước
- Tính chất: nóng ẩm, mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ, riêng khu vực Duyên Hải Miền
Trung bị khô nóng do hiệu ứng fơn ( gió Lào)
• Nửa sau mùa hạ: từ tháng 8 đến tháng 10
- Nguồn gốc: cận chí tuyến Nam
- Hướng: Tây Nam ( phạm vi cả nước)
- Tính chất: nóng ẩm, mưa nhiều cho cả nước
Câu 5: Tại sao biển Đông lại ảnh ảnh sâu sắc tớ thiên nhiên nước ta?
Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối khí kết hợp với
biển Đông làm tăng cường ẩm cho các khối khí qua biển, đem lại cho nước ta độ ẩm và lượng
mưa lớn, thiên nhiên mang tính hải dương ôn hòa hơn so với các nước khác có cùng vĩ độ ở Tây
Nam Á và Bắc Phi.

You might also like