Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÁO CÁO MÔN HỌC


Tên đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN


VINHOMES
Sinh viên thực hiện: Nhóm

Huỳnh Thị Như Quỳnh

Võ Thị Thùy Dương

Hồ Thị Hà Giang

Trần Thị Thanh Hiền

Nguyễn Thị Tú Tài

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Phạm Thị Thu Thảo

Lớp: 46K01.7

Giáo viên hướng dẫn: Thái Thị Hồng Ân

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022


Công ty cổ phần Vinhomes

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN

Tên thành viên Phân công nhiệm vụ cụ Đánh giá chung Nhóm
thể (Thái độ làm việc, tự
Hoàn thành đúng xếp
hạn/ Hoàn thành loại
muộn/ Chưa (%)
hoàn thành…)
Huỳnh Thị Như Quỳnh - Lợi nhuận trên doanh Hoàn thành đúng 100
thu hạn
- ROA
- ROE
- Thuyết trình
Võ Thị Thùy Dương - Hệ số khả năng thanh Hoàn thành đúng 100
toán hiện thời hạn
- Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
- Hệ số khả năng thanh
toán tất thời
- Làm Word
Hồ Thị Hà Giang - Hệ số nợ dài hạn trên Hoàn thành đúng 100
VCSH hạn
- Hệ số vòng quay VLĐ
- Hệ số vòng quay khoản
phải thu
- Làm Word
Trần Thị Thanh Hiền - EPS Hoàn thành đúng 100
- Phân tích Du pont hạn
- Thuyết trình

Nguyễn Thị Tú Tài - Hệ số nợ tổng quát Hoàn thành đúng 100


- Hệ số nhân vốn CSH hạn
- Hệ số trên VCSH
- Thuyết trình
Nguyễn Thị Thanh Thảo - Chỉ số P/B Hoàn thành đúng 100
- Chỉ số P/E hạn
- Thuyết trình

Phạm Thị Thu Thảo - Vòng quay hàng TK Hoàn thành đúng 100
- Hiệu suất TSCĐ hạn
- Hiệu suất tổng TS
- Làm Powerpoint

2
Công ty cổ phần Vinhomes

MỤC LỤC

I. Trình bày đặc điểm ngành nghề, vị thế của công ty, đối thủ cạnh tranh trực
tiếp................................................................................................................................. 6
1. Khái quát về công ty cổ phần Vinhomes................................................................6
2. Tầm nhìn và sứ mệnh.............................................................................................6
2.1. Tầm nhìn..........................................................................................................6
2.2. Sứ mệnh...........................................................................................................6
3. Đặc điểm ngành nghề:............................................................................................6
4. Vị thế của Vinhomes..............................................................................................7
5. Đối thủ cạnh tranh:.................................................................................................7
II. Phân tích các thông số tài chính:...........................................................................8
1. Thông số khả năng thanh toán:...............................................................................8
1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:..............................................................8
1.2. . Hệ số khả năng thanh toán nhanh:................................................................9
1.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời...............................................................11
2. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính:................................................................................12
2.1. Hệ số nợ tổng quát:........................................................................................12
2.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu........................................................................13
2.3. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (ROE).................................................................15
2.4. Hệ số nợ dài hạn trên VCSH..........................................................................16
3. Các tỷ số khả năng hoạt động...............................................................................17
3.1. Số vòng quay vốn lưu động............................................................................17
3.2. Số vòng quay khoản phải thu.........................................................................19
3.3. Số vòng quay hàng tồn kho:...........................................................................21
3.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (vòng quay tài sản cố định):..................................22
3.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:.....................................................................24
4. Các tỷ số khả năng sinh lời:..................................................................................26
4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...................................................................26
4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA)....................................27
4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE).......................29
4.4. Phân tích Dupont:..........................................................................................30
5. Tỷ số đo lường giá trị thị trường...........................................................................31
5.1. Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS).................................................31
3
Công ty cổ phần Vinhomes

5.2. Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio)..............................................................33


5.3. Chỉ số P/B......................................................................................................35
III. Kết luận về tình hình tài chính của công ty:......................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38

4
Công ty cổ phần Vinhomes

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.................................................................8


Bảng 2: Hệ số khả năng thanh toán nhanh...................................................................10
Bảng 3:. Hệ số khả năng thanh toán tức thời...............................................................11
Bảng 4: Hệ số nợ tổng quát..........................................................................................13
Bảng 5: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.........................................................................14
Bảng 6: Hệ số nhân vốn chủ sở hữu.............................................................................15
Bảng 7: Hệ số nợ dài hạn trên VCSH..........................................................................16
Bảng 8: Hệ số vòng quay vốn lưu động.......................................................................18
Bảng 9: Hệ số vòng quay khoản phải thu.....................................................................20
Bảng 10: Hệ số Vòng quay hàng tồn kho.....................................................................21
Bảng 11: Hệ số vòng quay tài sản cố định...................................................................23
Bảng 12: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản......................................................................25
Bảng 13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu..................................................................26
Bảng 14: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân...............................................28
Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân.................................29
Bảng 16: Thu nhập thuần tính cho một cổ phần...........................................................32
Bảng 17: Chỉ số P/E.....................................................................................................34
Bảng 18: Chỉ số P/B.....................................................................................................36

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán hiện thời................................................8
Hình 2: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh...................................................10
Hình 3: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán tức thời................................................11
Hình 4: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ tổng quát................................................................13
Hình 5: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu................................................14
Hình 6: Biểu đồ thể hiện hệ số nhân vốn chủ sở hữu...................................................15
Hình 7: Đồ thị biểu hiện hệ số nợ dài hạn/ VCSH.......................................................16
Hình 8: Biểu đồ thể hiện vòng quay vốn lưu động.......................................................18
Hình 9: Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu của khách hàng......................20
Hình 10: Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho.................................................21
Hình 11: Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng TSCĐ....................................................23
Hình 12: Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng tổng tài sản............................................25
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.........................................26
Hình 14: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân......................28
Hình 15: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn CSH bình quân..................30
Hình 16: Biểu đồ thể hiện lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS).............................32
Hình 17: Biểu đồ thể hiện chỉ số P/E...........................................................................34
Hình 18: Biểu đồ thể hiện chỉ số P/B...........................................................................36

5
Công ty cổ phần Vinhomes

CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

I. Trình bày đặc điểm ngành nghề, vị thế của công ty, đối thủ cạnh tranh trực
tiếp.

1. Khái quát về công ty cổ phần Vinhomes


Vinhomes là nhà phát triển bất động sản thương mại lớn nhất Việt Nam. Được thành
lập như một công ty con của Vingroup, công ty đã được tách ra vào năm 2018 và 10%
cổ phần được bán trong một đợt IPO. Sau ngày giao dịch đầu tiên, Vinhomes đã trở
thành công ty đại chúng lớn thứ hai tại Việt Nam sau công ty mẹ Vingroup.

2. Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1. Tầm nhìn


Vinhomes là công ty đầu tư, kinh doanh và quản lý bất động sản số 1 Việt Nam với
quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ đẳng cấp, dẫn dắt thị trường bất động
sản Việt Nam phát triển bền vững, tiến tới vươn tầm quốc tế.

2.2. Sứ mệnh
Tiên phong mang đến trải nghiệm sống lý tưởng giữa lòng đô thị với những khu dân
cư được quy hoạch chuyên nghiệp, tiện ích dịch vụ đồng bộ, môi trường xanh sạch,
giúp định hình phong cách sống mới cho người dân Việt Nam. Vinhomes mong muốn
kết nối cộng đồng cư dân, xây dựng môi trường sống văn minh, năng động cùng không
gian sống xanh, giúp khách hàng tận hưởng cuộc sống tốt đẹp và chất lượng mỗi ngày.

3. Đặc điểm ngành nghề:


Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102671977 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà
Nội cấp lần đầu ngày 06/3/2008 và thay đổi lần thứ 22 ngày 12/4/2018 ngành nghề
kinh doanh chính của Công ty bao gồm các lĩnh vực kinh doanh chính:

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê. Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

6
Công ty cổ phần Vinhomes

4. Vị thế của Vinhomes


Vinhomes hiện là công ty phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản tính
tại thời điểm 30/6/2020 đạt 225.577 tỷ đồng. Vinhomes đang sở hữu thị phần trong
phân khúc căn hộ ở tất cả các phân khúc trong giai đoạn 2016-2Q2022 lên tới 27%,
cao hơn so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là 4%. Vinhomes hiện đang sở hữu quỹ đất
lên tới 168 triệu m2 sàn giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận và giữ vững thị phần
trong các năm tới. Vinhomes còn gây ấn tượng bởi khả năng tăng trưởng qua từng
năm. Cụ thể, giá trị thương hiệu của Vinhomes đạt 413 triệu USD, tăng 2 triệu USD
so với năm 2019. Năm 2020, Vinhomes là một trong những doanh nghiệp hoạt động
tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt
70.890 tỷ đồng và 27.840 tỷ đồng, tăng 37% và 28% so với mức thực hiện năm 2019.

5. Đối thủ cạnh tranh:


- Công ty địa ốc Novaland

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va là một công ty cổ phần ở Việt Nam.
Là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ
sau Vingroup.

Đặc điểm ngành nghề: Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đa dạng bao gồm: sản xuất
kinh doanh thú y; thuốc thủy sản; xây dựng biệt thự cho thuê; nguyên liệu dược; hóa
chất. Lĩnh vực hoạt động chính là bất động sản

- Vị thế của Novaland:

Kể từ thời điểm ngày 28/12/2016, tập đoàn đã chính thức lên sàn chứng khoán TP Hồ
Chí Minh và trở thành doanh nghiệp BĐS lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt
Nam chỉ đứng sau Vingroup. Tính tới thời điểm hiện nay, Novaland Group đã trở
thành một trong những công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển BĐS
với tổng số vốn điều lệ 9.695 tỷ đồng (tính tới 31/12/2019). Novaland khẳng định vị
trí tốp đầu trong 10 doanh nghiệp phát triển bền vững 2020 của Việt Nam. Novaland
đã được vinh danh tại các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như Top 50 công ty
kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top công ty có môi trường làm việc tốt nhất châu
Á, Top 10 Doanh nghiệp BĐS tiêu biểu,…

7
Công ty cổ phần Vinhomes

II. Phân tích các thông số tài chính:

1. Thông số khả năng thanh toán:

1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:


Thông số này cho biết khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn
trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn.

Tổngtài sản lưu động


Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tài sản ngắn hạn 44.421.050 91.202.544 139.555.054 102.312.109 94.437.005

Nợ ngắn hạn 34.223.057 42.872.274 121.556.854 103.385.277 75.400.658

Vinhomes 1,3 2,13 1,15 0,99 1,25

Novaland 1,82 1,82 3,79 3,63 3,17

Trung bình ngành 1,26 1,60 1,37 1,36 1,63

Bảng 1: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hình 1: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán hiện thời
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu, khả năng thanh toán hiện thời của công ty Vinhomes
trong giai đoạn 2017-2021 có nhiều biến động. Từ 2017-2018 có xu hướng tăng từ 1,3

8
Công ty cổ phần Vinhomes

lên 2,13 lần. Trong các năm này, cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản
nợ vay và nó phản ánh được mức độ mà công ty có thể đảm bảo chi trả được các
khoản nợ ngày càng cao. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên tổng
tài sản lớn hơn nhiều tài sản dài hạn do khoản phải thu và hàng tồn kho của Vinhomes
rất lớn, chiếm đa số giá trị tài sản ngắn hạn. Nhưng từ năm 2018-2020 lại giảm dần từ
2.13 xuống còn 0,99 lần, trong đó năm 2020 là thấp nhất trong các năm. Điều này có
thể cho thấy khả năng thanh toán của công ty là không tốt, tài sản ngắn hạn của công
ty có thể không đủ để thanh toán cho các khoản nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và
các khoản nợ đến hạn phải trả.

So sánh: - So với đối thủ cạnh tranh, khả năng thanh toán hiện thời giữa Vinhomes và
Novaland có sự chênh lệch đáng kể. Vào năm 2017 tỷ số thanh toán của Vinhomes
thấp (0,52 lần so với Novaland) nhưng đến năm 2018 Vinhomes có xu hướng tăng
mạnh vượt hơn Novaland là 0,34 lần. Giai đoạn giữa 2018 đến 2021, Novaland lại trỗi
dậy và tăng cao đáng kể so với Vinhomes (điển hình năm 2019 chênh lệch cao nhất
với 2,64 lần).

- So với trung bình ngành, tỷ số thanh toán hiện thời của Vinhomes có sự thay
đổi qua từng năm. Giai đoạn 2017-2018, tỷ số thanh toán của Vinhomes cao hơn trung
bình ngành nhưng từ cuối 2018 đến 2021 tỷ số thanh toán của công ty về mức thấp
hơn (chênh lệch từ 0,2 đến 0,3 lần so với trung bình ngành).

1.2. . Hệ số khả năng thanh toán nhanh:


Khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản
nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.

Tổngtài sản lưu động−Hàng tồn kho


Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tài sản ngắn hạn 44.421.050 91.202.544 139.555.054 102.312.109 94.437.005

Hàng tồn kho 17.265.370 37.065.229 60.306.616 43.021.241 28.578.815

9
Công ty cổ phần Vinhomes

Nợ ngắn hạn 34.223.057 42.872.274 121.556.854 103.385.277 75.400.658

Vinhomes 0,79 1,26 0,65 0,57 0,87

Novaland 0,62 0,64 0,74 0,87 0,93

TB ngành 0,13 0,18 0,16 0,22 0,23

Bảng 2: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hình 2: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh


Nhận xét: Từ 2017 – 2018 hệ số có xu hướng tăng từ 0,79 lên 1,26 lần (tăng 0,47
lần). Nhưng đến giai đoạn 2018-2020 chỉ số này lại giảm mạnh từ 1,26 lần ở năm 2018
xuống 0,57 lần ở năm 2020. Nguyên nhân là vào 2018 nợ phải trả của Vinhomes có
giá trị cao hơn vốn chủ sở hữu khi chiếm 60% tổng nguồn vốn. Giá trị nằm chủ yếu ở
khoản “người mua trả tiền trước theo các hợp đồng chuyển nhượng BĐS” và khoản
“phải trả khác” bao gồm các khoản đặt cọc cho các dự án Vinhomes Central Park và
Vinhomes Long Beach Cần… Đến sau 2020, chỉ số này bắt đầu tăng từ 0,57 lên 0,87
lần. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giảm các khoản người mua nhà thanh toán theo
tiến độ của các hợp đồng mua căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại tại các dự án bất
động sản. Tuy nhiên chỉ có năm 2018 hệ số này của công ty là lớn hơn 1, điều này cho
thấy khả năng thanh toán của công ty có thể được đánh giá khả quan hơn so với các
năm còn lại.

10
Công ty cổ phần Vinhomes

So sánh: - So với đối thủ cạnh tranh, 2017- 2019 tỷ số của Vinhomes luôn cao hơn
tiêu biểu vào năm 2018 có sự vượt bậc chênh lệch 0,62 lần so với đối thủ , nhưng từ
giữa 2018 đến 2020 có xu hướng giảm chênh lệch xuống còn 0,3 lần so với công ty đối
thủ. Đến năm 2021 Vinhomes đã quay trở lại và đạt được mức bằng với Novaland.

- So với trung bình ngành, chỉ số này của công ty Vinhomes luôn cao hơn, đặc biệt vào
năm 2018 sự chênh lệch là khá xa so với trung bình ngành với 1,08 lần.

1.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời


Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền
đang có của doanh nghiệp.

Tiền và các khoản tương đương tiền


Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tiền và các khoản


1.561.578 3.515.372 13.332.299 13.713.651 4.625.760
tương đương tiền

Nợ ngắn hạn 34.223.057 42.872.274 121.556.854 103.385.277 75.400.658

Vinhomes 0,05 0,08 0,11 0,13 0,06

Novaland 0,29 0,44 0,34 0,37 0,35

TB ngành 0,12 0,15 0,12 0,16 0,15

Bảng 3:. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

11
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 3: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán tức thời
Nhận xét: - Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời của công ty trong giai đoạn
2017-2020 có xu hướng tăng, cao nhất vào năm 2020 với mức 0,13 lần nhưng vẫn nhỏ
hơn 1, cho thấy số tiền và các khoản tương đương tiền của công ty để có thể đảm bảo
thanh toán kịp thời cho các khoản nợ ngắn hạn tại công ty nhưng vẫn còn khó khăn.
Nhưng từ 2020 -2021 giảm mạnh từ 0,13 xuống 0,06 lần, có thể suy đoán rằng công ty
đang gặp một chút khó khăn trong việc thanh toán nợ. Nguyên nhân là trong giai đoạn
này tình hình dịch bệnh liên tiếp xuất hiện và lây lan tới nhiều quốc gia, riêng năm
2021 do sự bùng phát của biến thể Delta dẫn đến đợt dịch lần thứ tư trên cả nước, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nhiều tỉnh thành. Chính vì điều này cũng đã gây ra nhiều khó
khăn hơn cho khả năng thanh toán của công ty Vinhomes.

So sánh: - So với đối thủ cạnh tranh, tỷ số này của Vinhomes luôn thấp hơn Novaland
qua từng năm. Sự chênh lệch giữa hai công ty cao nhất vào năm 2018 với 0,36 lần.

- So với trung bình ngành, giai đoạn 2017-2020 chỉ số này của Vinhomes luôn thấp
hơn. Vào năm 2019 sự chênh lệch của Vinhomes so với trung bình ngành là thấp nhất
chỉ cách 0,01 lần và vào 2021 sự chênh lệch là cao nhất với 0,09 lần.

2. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính:

2.1. Hệ số nợ tổng quát:


Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản
nợ là bao nhiêu; mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi
doanh nghiệp phá sản hay không?

12
Công ty cổ phần Vinhomes

Tổng nợ
Hệ số nợ tổng quát =
Nợ ngắn hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng nợ 41.180.034 71.543.881 132.525.985 126.196.462 99.109.06

Tổng tài sản 51.303.819 119.688.756 197.241.028 215.326.377 230.516.471

Vinhomes 80,27% 59,77% 67,19% 58,61% 42,99%

Novaland 73,2% 73,73% 72,81% 77,91% 79,6%

TB ngành 70,26% 63,44% 67,04% 65,36% 59,61%

Bảng 4: Hệ số nợ tổng quát

Hình 4: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ tổng quát


Nhận xét:- Nhìn chung hệ số sợ tổng quát có sự biến đổi đáng kể qua các năm. Từ
2017 - 2018 đã giảm 20,5%, là do công ty quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với
cổ phiếu của công ty nên tổng tài sản giảm nhưng đến năm 2018 doanh thu tăng
152,8% và lợi nhuận tăng 843,9%, chủ yếu nhờ các dự án hợp tác với Vingroup và
các công ty con. Hệ số này đã giảm 24,2% từ năm 2019 đến 2021. Vì Vinhomes dựa
vào nhiều nguồn vốn, gồm: nguồn lực nội bộ, tài trợ từ bên ngoài thông qua các tổ
chức chào bán trên thị trường vốn và đặc biệt là tiền bán trước các dự án đang phát
triển.
13
Công ty cổ phần Vinhomes

So sánh: - So với đối thủ cạnh tranh: Tuy 2017 hệ số này ở Vinhomes cao hơn
Novalands 7.02%. Nhưng hệ số này ở Vinhomes giảm rất nhanh xuống còn 42,99%
(năm 2021) còn ở Novalands lại tăng nhẹ 1,69% vào năm 2021 (chênh lệch 36,61%).
- So sánh với trung bình ngành: Tuy 2017 hệ số này ở Vinhomes cao hơn trung bình
ngành 10,01%. Nhưng 2021 hệ số này ở Vinhomes thấp hơn trung bình ngành
16,62%.

2.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu


Hệ số này là một chỉ số tài chính giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính và nguồn tiền để chi trả cho các hoạt động của doanh
nghiệp.

Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ==
Vốnchủ sở hữu

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng nợ 41.180.034 71.543.881 132.525.985 126.196.462 99.109.060

Vốn chủ sở hữu 10.123.785 48.144.875 64.715.043 89.129.915 131.407.411

Vinhomes 406,77% 148,6% 204,78% 141,59% 75,45%

Novaland 273,16% 241,7% 267,85% 352,64% 390,21%

TB ngành 79,72% 71,81% 78,78% 71,08% 56,72%

Bảng 5: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

14
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 5: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu


- Nhận xét:

Nhìn chung tỷ số này cao hơn 1 và có sự thay đổi theo các năm: từ 2017 - 2018 giảm
mạnh 258.17% là do từ 2018, Tập đoàn Vingroup tiếp tục tăng vốn điều lệ lên
28.365.000.000.000. Năm 2018 - 2019 tăng nhẹ từ 148,6% lên 204,78%, từ 2019 -
2021 đã giảm 129,33% vì 2021 doanh thu cả năm 90.000 tỷ đồng và lãi sau thuế
35.000 tỷ, lần lượt tăng 26% và 24% so với năm 2020, Vinhomes đã mở bán tại các
đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park và
các dự án mới.

So sánh: - Đối thủ cạnh tranh: Hệ số này ở năm 2017 công ty Vinhomes cao hơn
công ty Novalands 133.61%. Nhưng đến 2018, Vinhomes giảm còn 148,6% và thấp
hơn Novaland 93.1%. Năm 2019 tăng nhẹ và tiếp tục giảm liên tiếp đến năm 2021
còn 75,45% thấp hơn Novalands 314,76%.

- So với trung bình ngành: Hệ số này năm 2017 công ty Vinhomes cao hơn trung
bình ngành là 327.05%. Nhưng đến 2018 ở Vinhomes đã giảm còn 148,6% nhưng
vẫn cao hơn trung bình ngành 67,79%, 2019 tăng nhẹ và tiếp tục giảm đến 2021 còn
75,45% nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành 18,73%.

2.3. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (ROE)


Là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh
nghiệp.

Tổng tài sản


Hệ số nhân vốn chủ sở hữu ==
Vốnchủ sở hữu

15
Công ty cổ phần Vinhomes

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng tài sản 51.303.819 119.688.756 197.241.028 215.326.377 230.516.471

Vốn chủ sở hữu 10.123.785 48.144.874 64.715.043 89.129.915 131.407.411

Vinhomes 506,77% 248,60% 304,76% 241,59% 175,42%

Novaland 376,77% 341,7% 367,85% 452,64% 512,07%

TB ngành 70,26% 63,54% 67,04% 65,36% 59,61%

Bảng 6: Hệ số nhân vốn chủ sở hữu

Hình 6: Biểu đồ thể hiện hệ số nhân vốn chủ sở hữu


Nhận xét: Hệ số này của Vinhomes vào năm 2017 rất cao 506,77% nhưng đã giảm
nhanh 258,17% vào 2018. Nhưng lại tăng nhẹ 56,16% vào năm 2019. Từ 2019-2021
hệ số của Vinhomes đã giảm nhanh và liên tục, đến năm 2021 hệ số này chỉ có
175,42%.

So sánh: - So với đối thủ cạnh tranh: Vào 2017, Vinhomes cao hơn Novalands 130%.
Vào 2018 Vinhomes thấp hơn Novaland 93,1%. Vào 2019 hệ số ở Vinhomes giảm liên
tục còn ở Novalands tăng liên tục; đến 2021 Vinhomes đã thấp hơn Novalands
33,65%.

- So sánh với trung bình ngành: Vào năm 2017-2021 hệ số nhân vốn chủ ở Vinhomes
đều cao hơn trung bình ngành là 436,51%. Chênh lệch năm 2017 đạt 426,51% là cao
nhất.
16
Công ty cổ phần Vinhomes

2.4. Hệ số nợ dài hạn trên VCSH


Hệ số này thể hiện mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên qua việc loại
bỏ các khoản nợ ngắn hạn.

Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH =
Vỗnchủ sở hữu

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Nợ dài hạn 6.956.976 28.671.608 10.969.131 22.811.185 23.708.402

VCSH 10.123.785 48.144.875 64.715.043 89.129.915 131.407.411

Vinhomes 68,72% 59,55% 16,95% 25,59% 18,04%

Novaland 102,24% 105,00% 190,95% 254,22% 270,68%

TB ngành 67,72% 68,6% 66,52% 75,61% 66,72%

Bảng 7: Hệ số nợ dài hạn trên VCSH

Hình 7: Đồ thị biểu hiện hệ số nợ dài hạn/ VCSH


Nhận xét : Trong vòng 5 năm qua nhìn chung hệ số này có biến động nhưng xu
hướng chính là giảm. Từ 2017-2019 giảm 51,77%, mặc dù nguồn VCSH tăng dần qua
các năm nhưng nguyên nhân chính của sự sụt giảm mạnh trong khoảng thời gian này
là do nợ dài hạn 2019 đã giảm nhiều với 2017, 2018. Đến 2020 hệ số này tăng gần 9%,
nguyên nhân đến từ nguồn VCSH tại 2020 tăng và đạt 89.129.915 triệu. Mức tăng
VCSH chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020, nợ dài hạn 2020 cũng
tăng đạt 22.811.185 triệu, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản người mua nhà thanh
toán theo tiến độ của các hợp đồng mua căn hộ,.. .Chính vì thế mà hệ số này năm 2020
lại có xu hướng tăng lên đến gần 9%, nhưng đến năm 2021 hệ số có xu hướng giảm trở
lại và đạt mức 18,04%.

17
Công ty cổ phần Vinhomes

So sánh - Đối thủ cạnh tranh: So với Novaland thì từ 2017-2021 Vinhomes có hệ số
này thấp hơn. Vào năm 2017 và 2018 hệ số này của 2 công ty cách nhau lần lượt
33,51% và 45,45%. Nhưng đến 2019-2021, hệ số này của Novaland ở mức khá cao
vượt xa Vinhomes, Novaland đạt đỉnh điểm vào 2021 là 270,68% và Vinhomes đạt
đỉnh điểm vào 2020 chỉ ở mức 68,72%, có thể thấy Vinhomes đang theo đuổi chiến
lược vững vàng tài chính, ổn định cấu trúc vốn .

- So với trung bình ngành : Vào 2017 hệ số này của Vinhomes chỉ cao hơn trung
bình ngành gần 1% nhưng đến khoảng cuối 2018 - 2021 sự chênh lệch giữa trung bình
ngành và công ty là khá cao. Cụ thể 2019-2021 hệ số này của công ty Vinhomes thấp
hơn trung bình ngàn lần lượt là 49,57%; 50,02%; 48,68%.

3. Các tỷ số khả năng hoạt động

3.1. Số vòng quay vốn lưu động


Vòng quay vốn lưu động là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chúng phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể hoàn thành bao nhiêu chu kỳ kinh
doanh và luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm.

Doanhthu thuần
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu 15.297.312 38.664.328 51.626.931 71.546.737 84.985.606


thuần
TS ngắn hạn 30.456.466 67.811.797 115.378.799 120.933.582 98.374.557
bình quân
Nợ ngắn
hạn bình 30.525.768 38.547.665,5 82.214.564 112.471.065,5 89.392.967,5
quân
VLĐ bình
-69.302 29.264.131,5 33.164.235 8.462.516 8.981.589,5
quân trong kỳ
Vinhomes -220,74 1,32 1,56 8,46 9,46

Novaland 0,69 0,75 0,29 0,07 0,16

TB ngành 2,89 2,06 1,66 1,67 1,49


18
Công ty cổ phần Vinhomes

Bảng 8: Hệ số vòng quay vốn lưu động

Hình 8: Biểu đồ thể hiện vòng quay vốn lưu động


Nhận xét : - Vào 2017 vòng quay VLĐ của cty đạt mức âm 220,74 điều này chứng tỏ
tài sản đang bị thâm hụt, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm này đang
gặp phải vấn đề, tỷ lệ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm. Dòng tiền tạo ra
doanh thu chậm từ đó dẫn đến kéo theo lợi nhuận thấp.

- Giai đoạn 2018-2021 chỉ số vòng quay này có xu hướng tăng dần , năm 2020 hệ số
này có xu hướng tăng vượt bậc đạt 8,46 vòng vượt xa vòng quay 2019. Nguyên nhân
dẫn đến vòng quay tăng nhanh do tổng doanh thu thuần hợp nhất Vinhomes 2020 đạt
71.547 tỷ . Trong đó, doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và doanh
thu từ cho thuê bất động sản lần lượt tăng 40% và giảm 19%, tài sản ngắn hạn bình
quân và nợ ngắn hạn bình quân 2020 cũng tăng với 2019 nguyên nhân từ biến động
phải thu về cho vay ngắn hạn, hàng tồn kho và giá trị các khoản đặt cọc ngắn hạn cho
mục đích đầu tư . Đến năm 2021 vòng quay VLĐ tăng đúng 1 vòng so với 2020.

So sánh: - So sánh với Novaland: Nhìn chung vòng quay VLĐ của Vinhomes và
Novaland trong giai đoạn từ 2017-2021 có sự biến động mạnh. Từ 2017-2018,
Novaland sử dụng vốn hiệu quả hơn Vinhomes, 2017 vòng quay VLĐ của Vinhomes
đạt đến mức âm 220,74 vòng còn Novaland đạt 0,69 vòng. Từ 2018-2021, Vinhomes
đã có sự tiến bộ vượt bậc so với Novaland cụ thể hệ số vòng quay VLĐ vượt xa đối
thủ lần lượt 0,57 vòng; 1,27 vòng; 8,39 vòng và xa nhất là 9,3 vòng vào các năm 2018-
2021.

19
Công ty cổ phần Vinhomes

- So với trung bình ngành: hệ số vòng quay VLĐ của Vinhomes chỉ thấp hơn TB
ngành trong giai đoạn 2017-2019. Nhưng khoảng thời gian từ năm 2020-2021 hệ số
vòng quay này của công ty đã ở mức vượt bậc so với TB ngành , cụ thể đạt mức 8,46
vòng vào năm 2020 và 9,46 vòng năm 2021. Hệ số vòng quay VLĐ khá cao chứng tỏ
công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong thời kì này, ban quản lý đang có kế hoạch sử
dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn khá hiệu quả để hỗ trợ cho các hoạt động của công ty.

3.2. Số vòng quay khoản phải thu


Hệ số vòng quay khoản phải thu là hệ số dùng để kiểm tra mức độ hiệu quả của một
doanh nghiệp khi thực hiện việc thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của khách
hàng.

Doanh thu bán chịu


Số vòng quay khoản phải thu=
Các khoản phải thu bình quân

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Phải thu ngắn


hạn khách hàng 6.185.687 9.545.091,5 7.978.074,5 9.742.876 12.961.438
bình quân

Phải thu dài hạn


khách hàng - - - - -
bình quân

Doanh thu bán


15.297.312 38.664.328 51.626.931 71.546.737 84.985.606
chịu

Vinhomes 2,56 4,05 6,47 7,34 6,56

Novaland 59,54 26,60 11,91 4,32 8,24

TB ngành 6,60 6,80 6,25 5,44 5,76

Bảng 9: Hệ số vòng quay khoản phải thu

20
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 9: Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu của khách hàng
Nhận xét: hệ số này trong giai đoạn 2017-2021 có xu hướng biến động tăng dần qua
các năm .Vòng quay này tăng dần từ 2017-2020; tăng 4,78 vòng. Nguyên nhân vòng
quay khoản phải thu ngày càng tăng qua giai đoạn 2017-2020 do các chính sách tín
dụng mà công ty áp dụng đối với các bạn hàng nới lỏng. Vào 2020 vòng quay này đạt
đỉnh điểm cao nhất 7,34 vòng sau đó giảm đi gần 0,8 vòng vào 2021 . Hệ số vòng
quay này có xu hướng chủ yếu tăng dần chứng tỏ công ty có những chính sách tối ưu
hơn và khả năng thu hồi công nợ từ khách hàng tốt.

So sánh: -Nhìn chung giai đoạn từ 2017-2021 vòng quay này của Vinhomes và
Novaland có sự biến động. Từ 2017-2019 khả năng thu hồi công nợ của Novaland hiệu
quả hơn Vinhomes, vòng quay của Novaland năm 2017 cao hơn Vinhomes 56,98
vòng, các năm 2018, 2019 lần lượt là 22,55 vòng và 5,44 vòng. Nhưng cuối năm
2019-2021 khả năng thu hồi công nợ của Vinhomes đã vượt bậc hơn so với Novaland,
khả năng thu hồi công nợ đã ở mức hiệu quả, đạt đỉnh điểm 7,34 vòng so với từ trước
đến nay.

- So với TB ngành: Nhìn chung từ năm 2017 đến đầu năm 2019 có sự chênh lệch lớn
giữa Vinhomes và TB ngành, chênh lệch lớn nhất vào 2017 là 4,04 vòng, vòng quay
này của Vinhomes thấp hơn và có sự chênh lệch. Từ 2019-2021 vòng quay này của
Vinhomes đã có sự ổn định trở lại và cao hơn trung bình ngành, điều này chứng tỏ khả
năng thu hồi công nợ từ khách hàng của công ty đang dần ở mức hiệu quả hơn.

3.3. Số vòng quay hàng tồn kho:


Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số dùng để chỉ khả năng quản lý hàng tồn kho của
doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này doanh nghiệp có thể quản lý được loại sản phẩm
nào được bán ra thị trường nhiều nhất, lượng hàng hoá nào còn tồn đọng lại kho không
được bán chạy trong một khoảng thời gian nhất định.
21
Công ty cổ phần Vinhomes

Giá vốn hàng bán


Số vòng quay hàng tồn kho =
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Giá vốn hàng bán 10.130.623 28.603.258 24.171.323 45.610.660 36.526.042

Hàng tồn kho 17.006.260 36.858.429 60.296.848 42.983.662 28.578.815

Số hàng tồn kho


12.740.645 26.932.344 48.577.638 51.640.255 35.781.238
bình quân

Vinhomes 0,8 1,06 0,50 0,88 1,02

Novaland 0,39 0,34 0,17 0,04 0,09

Trung bình ngành 0,78 0,94 0,73 0,69 0,63

Bảng 10: Hệ số Vòng quay hàng tồn kho

Hình 10: Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho
Nhận xét: Có thể thấy số vòng quay này của Vinhomes có nhiều biến động, nhưng có
biến động nhất ở năm 2019 giảm từ 1,06 xuống còn 0,5 vòng. Vào 2020 thì có dấu
hiệu tăng trở lại và nhận thấy rõ khi tăng lên 1,02 vòng vào 2021 .

Năm 2019, số hàng tồn kho bình quân của Vinhomes tăng lên đáng kể so với 2 năm
trước đó nguyên nhân là do bởi rất nhiều dự án BĐS nhà ở thương mại bị dừng hoặc
ngừng triển khai xây dựng để rà soát lại pháp lý dẫn đến sự ách tắc, ứ đọng các dự án
không triển khai hay bàn giao được,... Việc tồn kho tăng mạnh còn giá vốn hàng bán
giảm nhẹ càng làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Vinhomes giảm mạnh.

Năm 2020, số vòng quay này của Vinhomes có dấu hiệu tăng trở lại. Các chuyên gia
kinh tế cho rằng Vinhomes đã vượt sóng COVID-19 một cách ngoạn mục, khi đã bàn
22
Công ty cổ phần Vinhomes

giao 53.743 căn hộ, biệt thự và trong năm Vinhomes đã chuyển nhượng các dự án bất
động sản tổng giá trị 67.310 tỷ kết quả là hàng tồn kho trong năm giảm rõ rệt, hàng tồn
kho giảm, đồng thời giá vốn hàng bán tăng khoảng 88% kéo theo hiệu suất sử dụng
hàng tồn kho tăng.

So sánh: -So với Novaland, thì Vinhomes đã rất nổi trội, cụ thể trong 2 năm biến
động: 2019 biến động trong thị trường BĐS, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của
Novaland cũng giảm mạnh, 2020 có sự tác động của dịch Covid- 19 khi Novaland
tiếp tục giảm từ 0,17 vòng xuống còn 0,04 vòng thì ngược lại Vinhomes lại tăng lên
0,88 vòng càng cho thấy rõ thế mạnh của Vinhomes.

- So với TB ngành số vòng quay này của Vinhomes nhìn chung có 2019 là biến động
làm giảm số vòng quay so với TB ngành. Việc chỉ số vòng này của Vinhomes cao hơn
trung bình ngành chứng tỏ số hàng tồn kho là ít hơn so với các công ty khác, cho thấy
doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa
Vinhomes luôn duy trì mức tồn kho ổn định sao để luôn có thể đáp ứng được nhu cầu
của thị trường.

3.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (vòng quay tài sản cố định):
Hiệu suất sử dụng TSCĐ là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng.

Doanhthu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Giá trị TSCĐ

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu
15.297312 38.664.328 51.626.931 71.546.737 84.985.606
thuần

Giá trị TSCĐ


vào ngày cuối 1.355.894 128.187 690.347 5.906.615 7.497.824
cùng mỗi năm

Vinhomes 11,28 301,62 74,78 12,11 11,33

23
Công ty cổ phần Vinhomes

Novaland 35,62 19,43 13,01 4,13 10,34

Trung bình
3,65 4,10 2,72 1,79 1,81
ngành

Bảng 11: Hệ số vòng quay tài sản cố định

Hình 11: Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng TSCĐ


Nhận xét: Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSCĐ của Vinhomes khá cao, chứng tỏ khả
năng sử dụng vốn cố định cao. Nổi bật vào 2018 cao nhất trong 5 năm lên tới 301,62
( lần). Nguyên do, trong 2018 các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thanh lý
công ty con và hoạt động chuyển sang bất động sản đầu tư khá cao, làm giá trị TSCĐ
giảm khoảng 90% so với năm trước đó. Còn về phía doanh thu thuần, năm 2018,
doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản chủ yếu đến từ việc hoàn thành và bàn giao
các dự án Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park… tổng số căn bào giao
10.980 căn, doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản tăng tổng là 35.769
tỷ; doanh thu từ cho thuê bất động sản của Vinhomes tăng 210%. Ngoài ra, giá vốn
hàng bán tăng góp phần làm tăng doanh thu thuần. Giá trị tài sản cố định giảm cộng
với doanh thu thuần tăng vì vậy kết quả là hiệu suất sử dụng TSCĐ cao. Trong 2020,
hiệu suất sử dụng TSCĐ có sự biến động mạnh khi giảm xuống còn 12,11. Giá trị
TSCĐ trong năm này tăng là do hoạt động mua thêm các máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, ... trong khi đó giá trị thanh lý nhượng bán TSCĐ chỉ khoảng 69.526 triệu;
đối với doanh thu thuần chỉ tăng (39%) với các năm trước góp phần làm giảm hiệu
suất sử dụng TSCĐ.

So sánh: -Đối thủ cạnh tranh, trong 2017 hiệu suất sử dụng TSCĐ của Vinhomes thấp
hơn so với Novaland. Nguyên do, giá trị TSCĐ của Novaland trong năm thấp hơn

24
Công ty cổ phần Vinhomes

nhiều so với Vinhomes, doanh thu của Novaland tăng mạnh khoảng 58% so với cùng
kỳ năm 2016 trong khi đó Vinhomes tăng khoảng 36,37%. Giá trị TSCĐ không cao so
với Vinhomes, nhưng tạo ra được doanh thu thuần hiệu quả hơn nên hiệu suất sử dụng
TSCĐ khả quan hơn. Trong các năm sau đó thì hiệu suất của Vinhomes đều cao hơn
đối thủ nổi bật năm 2020 hiệu suất sử dụng TSCĐ của Novaland giảm mạnh so với các
năm trước đó và thấp hơn nhiều so với Vinhomes.

So với trung bình ngành, Vinhomes có hiệu suất cao hơn nhiều so với trung bình
ngành, mức chênh lệch lớn nhất trong 5 năm là vào năm 2018 lên đến 306,52 lần. Mức
chênh lệch cao hơn so với trung bình ngành chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp được
luân chuyển hiệu suất cao hơn so với các công ty khác.

3.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là một chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
của một doanh nghiệp và các tài sản sử dụng bao nhiêu vòng.

Doanh thu thuần


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản=
Tổng giá trị tài sản

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu
15.297.312 38.664.328 51.626.931 71.546.737 84.985.606
thuần

Tổng giá
51.303.819 119.688.756 197.241.028 215.326.377 230.516.471
trị tài sản

Vinhomes 0,30 0,32 0,26 0,33 0,37

Novaland 0,24 0,22 0,12 0,03 0,07

TB ngành 0,37 0,39 0,32 0,25 0,26

Bảng 12: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

25
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 12: Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Nhận xét: Nhìn chung hiệu suất sử dụng tổng TS của Vinhomes khá là ổn định không
có biến động nhiều, có 2019 có giảm nhẹ từ 0,32 lần xuống còn 0,26 lần. Nguyên nhân
là doanh thu từ các dự án giảm: Vinhomes Greenbay,Vinhomes Golden River. Tổng
tài sản tính 2019 đạt 197.241 tỷ tổng tăng khoảng 65% trong đó các khoản phải thu,
hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
nhất mà các khoản này chưa tạo ra được doanh thu trong 2019 , trong khi tổng TS tăng
65% mà doanh thu thuần chỉ tăng khoảng 33,5% sự biến động không đều của cả 2 góp
phần làm giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Trong hai năm còn lại thì hiệu suất sử
dụng tài sản của Vinhomes duy trì mức tăng ổn định chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng
TS của Vinhomes tốt.

So sánh: - Đối với Novaland, hiệu suất sử dụng TSCĐ của Vinhomes cao hơn. Trong
giai đoạn từ 2017- 2019 cả 2 công ty đều có sự giảm sút nhiều nhất là trong 2019 do
tác động của dịch covid-19. Giai đoạn tiếp theo là từ 2019- 2021 thì Vinhomes có hiện
tượng tăng trưởng trở lại cao hơn TB ngành thì Novaland tiếp tục trong đà tuột dốc.

- Đối với trung bình ngành, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Vinhomes trong 3 năm
đầu tiên là 2017-2019 đều thấp hơn so với trung bình ngành. Nhưng đến 2 năm tiếp
theo hiệu suất của Vinhomes cao hơn so với TB ngành, sự tăng lên này chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tổng TS của Vinhomes trong 2 năm này cao hơn so với các công ty khác.

26
Công ty cổ phần Vinhomes

4. Các tỷ số khả năng sinh lời:

4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu thuần mà
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ
số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao.

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận ròng 1.565.489 14.776.319 24.319.100 28.206.540 38.948.478

Doanh thu thuần 15.297.312 38.664.328 51.626.931 71.546.737 84.985.606

Vinhomes 10,23% 38,22% 47,11% 39,42% 45,83%

Novaland 17,72% 21,37% 30,99% 77,72% 23,18%

Số trung bình
10,33% 14,79% 18,33% 18,34% 16,91%
ngành

Bảng 13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nhận xét:

27
Công ty cổ phần Vinhomes

- Chỉ số này của Vinhomes tăng mạnh vào 2 năm 2018, 2019; sau đó lại giảm đáng kể
7,69% vào 2020 và tiếp tục tăng vào 2021. Chỉ số này của Vinhomes tăng mạnh 2019
đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Doanh thu 2019 chủ yếu đến từ chuyển nhượng
bất động sản và cho thuê BĐS. Năm 2020 giảm đáng kể đạt 39,42%. Sự tụt giảm đến
từ chi phí năm 2020 cũng tăng cao, Vinhomes phải chi hàng nghìn tỷ đồng để trang
trải các chi phí phát sinh như lãi vay, chi phí bán hàng và đặc biệt là chi phí quản lý
DN.

So sánh: - Đối thủ cạnh tranh: Từ 2017-2021, hệ số này có sự biến động nhiều ở cả 2
công ty. Năm 2017, tỷ suất này của Vinhomes thấp hơn Novaland (chênh lệch 7,49%).
Tuy nhiên 2018, tỷ suất này của Vinhomes cao hơn so với Novaland. Đặc biệt, năm
2020 là năm có sự chênh lệch cao nhất.

- Trung bình ngành: Ngoại trừ năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
Vinhomes thấp hơn trung bình ngành thì các năm còn lại, tỷ suất này của Vinhomes
đều cao hơn so với trung bình ngành, chênh lệch nhiều nhất là vào năm 2021 (chênh
lệch 28,92%).

4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. ROA càng cao cho thấy khả năng sinh lợi
trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp càng lớn.

Lợi nhuận sau thuế


ROA =
Tổngtài sản bìnhquân

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận
1.565.489 14.776.319 24.319.100 28.206.540 38.948.478
sau thuế

Tổng TS
37.520.746 51.303.819 119.688.756 197.241.028 215.886.374
đầu năm

Tổng TS 51.303.819 119.688.756 197.241.028 215.326.377 230.516.471

28
Công ty cổ phần Vinhomes

cuối năm

Tổng TS
44.412.282,5 85.496.287,5 158.464.892 206.283.702,5 223.201.422,5
bình quân

Vinhomes 3,52% 17,28% 15,35% 13,67% 17,45%

Novaland 4,73% 5,41% 4,29% 3,34% 1,86%

TB ngành 3,28% 5,08% 5,38% 4,58 4,70%

Bảng 14: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

Hình 14: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân
Nhận xét: ROA tăng mạnh vào 2018 (tăng khoảng 13,76% so với 2017) giảm vào các
năm 2019, 2020 (cụ thể ROA năm 2020 đạt 13,67%), tiếp tục tăng mạnh vào 2021 đạt
mức 17,45%. Năm 2018, ROA tăng cao vì: LNST tăng mạnh chủ yếu do tăng trưởng
doanh thu chuyển nhượng bất động sản, hợp tác phát triển với nhiều dự án bất động
sản với các công ty khác bao gồm các dự án Vinhomes Riverside The Harmony,... đã
mang về cho Vinhomes lợi nhuận trong năm 2018 là 9.513 tỷ. Tài sản tăng chủ yếu từ
biến động hàng tồn kho và các khoản phải thu từ hoạt động hợp tác phát triển các dự
án BĐS.

So sánh: - Đối thủ cạnh tranh: Ngoại trừ 2017, ROA của Vinhomes thấp hơn
Novaland (chênh lệch 1,21%) thì 4 năm còn lại ROA của Vinhomes đều cao hơn ROA
của Novaland. Đặc biệt, năm 2021 là năm có sự chênh lệch cao nhất (chênh lệch
15,59%).

29
Công ty cổ phần Vinhomes

- Trung bình ngành: Phần lớn từ năm 2017 đến năm 2021, ROA của Vinhomes
đều cao hơn so với chỉ số trung bình ngành trừ năm 2017, chênh lệch nhiều nhất là vào
năm 2021 (chênh lệch 12,75%).

4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ
sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập.

Lợi nhuận sau thuế


ROE =
VốnCSH

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận
1.565.489 14.776.319 24.319.100 28.206.540 38.948.478
sau thuế

VCSH đầu
9.548.942 10.123.785 48.144.875 64.715.043 89.365.402
năm

VCSH cuối
10.123.785 48.144.875 64.715.043 89.129.915 131.407.411
năm

VCSH
9.836.363,5 29.134.330 56.429.959 76.922.479 110.386.406,5
bình quân

Vinhomes 15,92% 50,72% 43,1% 36,67% 35,28%

Novaland 17,45% 19,14% 15,28% 13,9% 8,82%

TB ngành 10,76% 15,13% 15,62% 13,54% 12,49%

Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân

30
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 15: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn CSH bình quân
Nhận xét: ROE của Vinhomes có sự tăng mạnh vào 2018 so với 2017 (cụ thể: năm
2017 đạt 15,92%, năm 2018 đạt 50,72%, tăng gấp 3,19 lần so với năm 2017). Sau đó,
ROE có sự tụt giảm dần từ 2019 đến 2021 và năm 2021, ROE chỉ còn 35,28%. Năm
2018: ROE tăng mạnh vì LNST tăng cao chủ yếu do tăng trưởng doanh thu chuyển
nhượng BĐS bao gồm cả các dự án BCC, hợp tác phát triển với nhiều dự án bất động
sản với các công ty khác. VCSH tăng 38.021 tỷ trong 2018, đạt 48.145 tỷ, tăng chủ
yếu từ LNST của công ty năm 2018 và từ phát hành cổ phiếu cho các giao dịch hoán
đổi cổ phần trong quá trình tái cấu trúc Công ty năm 2018. Chỉ số ROE năm 2018 cao
chứng tỏ ban điều hành công ty Vinhomes sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông.
Năm 2021 ROE giảm vì: Chi phí đầu tư tăng do chi phí xây dựng cơ bản dở dang của
các dự án BĐS tăng 12.672 tỷ đồng chủ yếu do Vinhomes tiếp tục triển khai các dự án
lớn. ROE giảm là do tác động của hiệu quả hoạt động đầu tư và tác động của nợ.

So sánh: - Đối thủ cạnh tranh: Ngoại trừ 2017, ROE của Vinhomes thấp hơn
Novaland (chênh lệch 1,53%) thì 4 năm còn lại ROE của Vinhomes cao hơn ROE của
Novaland. Năm 2018, chênh lệch ROE của 2 công ty đạt mức cao nhất (chênh lệch
31,58%).

- Trung bình ngành: Từ năm 2017 đến năm 2021, tỷ suất lợi nhuận trên tổng VCSH
bình quân của công ty cổ phần Vinhomes đều cao hơn so với chỉ số trung bình ngành,
chênh lệch nhiều nhất là vào năm 2018 (chênh lệch 35,59%).

4.4. Phân tích Dupont:


 Chỉ số ROA
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

31
Công ty cổ phần Vinhomes

ROS (% tỷ suất sinh lợi ) 10,23% 38,22% 47,11% 39,42% 45,83%

SOA ( Vòng quay tổng tài sản ) 0.37 0.39 0.32 0.25 0.26

ROA (%) 3,8% 14,91% 11,78% 9,48% 11.92%

- Từ 2017 đến 2018 chỉ số ROA tăng 0,68%. Theo mô hình Dupont, nguyên nhân
ROA tăng do: Tỷ suất ROS trong GĐ này tăng 22,99%. SOA tăng 0,02 lần => ROA
tăng do tỷ suất sinh lời tăng. Doanh nghiệp đã có chính sách quản lý và tiết kiệm chi
phí hợp lý.Bắt đầu từ 2018- 2020, ROA có xu hướng giảm liên tục qua các năm ( năm
2020, chỉ còn 9,48%). Theo mô hình Dupont, nguyên nhân ROA giảm do SOA tiếp
tục giảm qua từng năm từ 0,39% xuống 0,25% . Năm 2021, ROA tăng lên đạt 11,92%.
Theo mô hình Dupont, nguyên nhân ROA tăng là do cả tỷ suất sinh lời,vòng quay tài
sản đều tăng.

 Chỉ số ROE
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021

ROS( % ) 10,23% 38,22% 47,11% 39,42% 45,83%

SOA 0.37 0.39 0.32 0.25 0.26

AOE 5,07 2,49 3,05 2,42 1,75

ROE (%) 19,19% 36,96% 45,98% 23,85% 20,85%

- 2017-2019 chỉ số ROE có sự gia tăng: GĐ 2017-2018 chỉ số ROE tăng


17,17%. Theo phân tích Dupont nguyên nhân do tỷ suất lợi nhuận tăng 27,99% và
SOA tăng 0,02 lần so với 2017 cho thấy khả năng đầu tư hiệu quả. GĐ 2018-2019
ROE tăng9,02% so với 2018. Theo phân tích Dupont nguyên nhân do tỷ suất lợi nhuận
và hệ số nhân VCSH tăng cao. GĐ 2019-2021: ROE giảm mạnh chỉ còn 20,85%. Theo
Dupont, nguyên nhân trong GĐ 2019-2020, cả 3 chỉ số ROS, SOA, AOE đều giảm
mạnh.

32
Công ty cổ phần Vinhomes

5. Tỷ số đo lường giá trị thị trường

5.1. Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)

EPS là mô tả mức lợi nhuận sau thuế TNDN mà công ty đạt được trên mỗi cổ phiếu
được phát hành và lưu hành. Cổ phiếu công ty có mệnh giá: 1000 VND/ cổ phần.

Lợi nhuận sau thuế TNDN


EPS =
Số cổ phiếulưu hành

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Lợi nhuận
sau thuế 1.565.489 14.776.319 24.319.100 28.206.540 38.948.478
TNDN

Số cổ
phiếu lưu 200.000.000 3.349.513.918 3.289.513.918 3.289.513.918 4 354 367 488
hành

Vinhomes 7827 4411 7392 8574 8944

Novaland 3414 3897 3682 4023 2533

TB ngành 1802 2451 3176 3184 3301

Bảng 16: Thu nhập thuần tính cho một cổ phần

33
Công ty cổ phần Vinhomes

Hình 16: Biểu đồ thể hiện lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)
Nhận xét: Chỉ số EPS của Vinhomes từ 2017-2021 đều lớn hơn 1500 cho thấy công
ty hoạt động ổn định và tốt nhất vào 2021. Năm 2018 chỉ số EPS của Vinhomes giảm
3716 do số cổ phiếu lưu hành 2018 cao hơn nhiều so với 2017, LNST của Vinhomes
thu về gấp 9,4 lần 2017. Vinhomes đã cho ra mắt thành công bốn dự án Vinhomes
hướng tới phân khúc cao cấp và hai dự án đại đô thị VinCity tại Hà Nội hướng tới
phân khúc trung cấp. Năm 2018, Vinhomes đã bán và nhận đặt cọc tổng cộng hơn
15.000 căn và bàn giao 10.980 căn, tăng lần lượt 44% và 11% so với số căn bán và bàn
giao trong năm 2017. Năm 2021 chỉ số EPS của Vinhomes đạt mức cao nhất trong giai
đoạn 2017-2021 cụ thể đạt 8944. LNST và số cổ phiếu lưu hành của Vinhomes đạt
mức cao nhất trong giai đoạn 2017-2021. Vinhomes đã hoàn thành việc bàn giao nhiều
căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận cao, giúp LNTT hợp nhất của công ty tăng mạnh.

So sánh: - So với Novalands giai đoạn 2017-2021, chỉ số EPS của Vinhomes đều cao
hơn so với Novaland. Năm 2021, chỉ số EPS của Vinhomes cao hơn 6411 so với chỉ số
EPS Novaland - mức chênh lệch cao nhất trong 5 năm qua.

So với TB ngành, chỉ số EPS của Vinhomes đều cao hơn so với chỉ số EPS của TB
ngành, chênh lệch nhiều nhất là 2017 (chênh lệch 6025). Đặc biệt 2021, chỉ số EPS
của Vinhomes và TB ngành đạt mức cao nhất (Vinhomes: 8944; Novaland: 3301).

5.2. Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio)


Chỉ số P/E thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ
phiếu đó. Chỉ số P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu. Nếu
chỉ số này thấp thì có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại.

34
Công ty cổ phần Vinhomes

Giá thị trường của cổ phiếu


P/E=
Lợi nhuậntrên 1 cổ phiếu

Đơn vị: VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Giá thị trường của cổ


73.400 84.800 89.500 82.000
phiếu (VNĐ)

EPS của Vinhomes 7827 4411 7392 8574 8944

P/E của Vinhomes 0 16,64 11,47 10,44 9,17

P/E của Novaland 34,8 35,29 32,16 36,72 47,44

P/E trung bình ngành 24,34 19,00 17,35 25,70 80,77

Bảng 17: Chỉ số P/E

Hình 17: Biểu đồ thể hiện chỉ số P/E


Nhận xét:

Nhìn chung trong vòng 5 năm qua chỉ số P/E có sự biến động nhẹ: P/E của Công ty cổ
phần Vinhomes giảm từ năm 2018 - 2021 (giảm 7,47 lần) trong đó 2018-2019 giảm
nhiều nhất 6,2 lần. Điều này xuất phát từ sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng
trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Qua các năm Vinhomes
hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, đặc biệt năm 2021, P/E của Vinhomes

35
Công ty cổ phần Vinhomes

giảm mạnh. 2021 chỉ số EPS, LNST và số cổ phiếu lưu hành của Vinhomes đạt mức
cao nhất trong giai đoạn 2017-2021. Năm 2021, Vinhomes cho biết đã hoàn thành việc
bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận cao, giúp lợi nhuận trước thuế hợp
nhất của công ty bật tăng mạnh.

So sánh: -So sánh với Novaland: năm 2018 - 2021, P/E của Vinhomes so với
Novaland đều thấp hơn. Đặc biệt nhất ở năm 2020 P/E của Vinhomes thấp hơn 26,28
lần so với Novaland. Năm 2021, P/E của Vinhomes thấp hơn 38,27 lần so với
Novaland. Năm 2021 là năm có sự chênh lệch cao nhất.

- So sánh với trung bình ngành: Từ 2017-2021, P/E của Vinhomes đều thấp hơn so
với chỉ số trung bình ngành, chênh lệch nhiều nhất là vào năm 2021( Chênh lệch
71,6 lần; Công ty Vinhomes: 9,17; chỉ số trung bình ngành: 80,77).

5.3. Chỉ số P/B


Chỉ số này được dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ
phiếu đó. Tỷ số P/B là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thực hiện phán đoán cổ
phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó không từ đó đưa ra quyết
định mua hoặc bán.

Giá trị thị trường của cổ phiếu


P/B = =
Giá trị sổ sách của cổ phiếu
Giá trị thịtrường của cổ phiếu
( Tổngtài sản−Tài sản vô hình−Nợ phảitrả )∗Số lượngcổ phiếu đang lưu hành

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng TS 51.303.819,03 119.688.756,5 197.241.028 215.326.377 230.516.471

TS vô
58.959,856 27.751,62 65.609 223.410 1.226.456
hình

Nợ phải
41.180.033,53 71.543.881,48 132.525.985 126.196.462 99.109.060
trả

Số lượng 200.000.000 3.349.513.918 3.289.513.918 3.289.513.918 4.354.367.488

36
Công ty cổ phần Vinhomes

cổ phiếu
đang lưu
hành

Giá trị thị


trường
0,0734 0,0848 0,0895 0,082
của cổ
phiếu

P/B của
0 2,47 2,85 3,01 2,76
Vinhomes

P/B của
2,85 2,82 2,61 2,89 3,99
Novaland

P/B trung
bình 2,4 2,81 2,7 2,35 2,67
ngành

Bảng 18: Chỉ số P/B

Hình 18: Biểu đồ thể hiện chỉ số P/B


Nhận xét: Trong vòng 5 năm qua P/B của Vinhomes có sự biến động, cụ thể P/B của
Vinhomes năm 2019 tăng 0,38 lần so với 2018; P/B năm 2020 giảm 0,6 lần so với
2019. Vinhomes có số nợ tăng dần, điều này khiến cho giá trị ghi sổ ở mức thấp dần
dẫn đến P/B tăng từ năm 2018-2020. Năm 2021 chỉ số P/B giảm 0,25 lần so với 2020.
Vì công ty đang trong quá trình tình hình kinh doanh ngày càng tăng lên khiến giá trị
37
Công ty cổ phần Vinhomes

ghi sổ cũng tăng. Năm 2021, Công ty đã bán thành công hơn 39.100 căn hộ, biệt thự,
tổng giá trị khoảng 78,9 nghìn tỷ.

So sánh: -So sánh với công ty Novaland: Năm 2018 P/B củaVinhomes thấp hơn 0,34
lần so với Novaland, đặc biệt năm 2019, P/B Vinhomes cao hơn 0,24 của Novaland;
2021 P/B của Vinhomes lại thấp hơn 1,232 lần so với Novaland.

- So sánh với trung bình ngành: Năm 2018 P/B của Vinhomes thấp hơn 0,34 lần so
với trung bình ngành, năm 2020 chỉ số P/B của công ty Vinhomes cao hơn 0,66 lần
so với chỉ số P/B của trung bình ngành.

III. Kết luận về tình hình tài chính của công ty:
Hiện nay với sự phát triển của cơ chế thị trường, hoạt động tài chính đóng một vai trò
quan trọng, ngày càng phát triển và khẳng định mình. Qua phân tích thực trạng tài
chính của Vinhomes giúp ta hiểu rõ hơn tính hình hoạt động của Công ty. Tổng lợi
nhuận đạt được qua các năm của Vinhomes là khá cao và không ngừng tăng lên qua
các năm. Công ty có tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh tốt. Tỷ trọng tiền và các
khoản tương đương tiền tăng đáng kể. Năm 2017-2021, hệ số khả năng thanh toán hiện
thời của công ty đều ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn 1 nên nhìn chung khả năng thanh toán
của Vinhomes là khá tốt. Công tác thu hồi nợ đang được thực hiện có hiệu quả khi mà
số ngày thu hồi nợ bình quân của công ty là khá thấp, đảm bảo thu hồi vốn kịp thời,
đáp ứng nhu cầu tái sản xuất. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản tăng lên. Về cơ cấu
trong tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 có tổng nợ phải trả
chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn, chiếm 43% trong tổng nguồn vốn. Số vòng
quay các khoản phải thu khách hàng năm 2021 tuy có tăng so với năm 2019, nhưng
thấp hơn năm 2020 .

38
Công ty cổ phần Vinhomes

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vinhomes.vn/vi/vinhomes-vincom-retail-tiep-tuc-la-thuong-hieu-bat-dong-san-
dan-dau-viet-nam

http://images1.cafef.vn/download/150518/vhm-bai-gioi-thieu-ve-cong-ty.pdf

https://batdongsanexpress.vn/chu-dau-tu/cong-ty-co-phan-tap-doan-dau-tu-dia-oc-no-
va.html

https://batdongsanexpress.vn/chu-dau-tu/cong-ty-co-phan-tap-doan-dau-tu-dia-oc-no-
va.html

https://vinhomes.vn/vi/bao-cao-thuong-nien

https://s.cafef.vn/hose/VHM-cong-ty-co-phan-vinhomes.chn

https://vietstock.vn/

39

You might also like