Đầu tư tài chính 13 10 2022

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thế giới:

- Nhân tố lớn nhất tác động tới tình hình là xung đột
Nga – Ucraina, ảnh hưởng sâu sắc tới hòa bình, ổn
định và trật tự thế giới dựa trên luật lệ; khiến quan
hệ giữa các nước lớn bước vào giai đoạn đối đầu,
căng thẳng mới.
- Thế giới bước sang giai đoạn thích ứng với trạng thái
bình thường sau Covid-19. Đại dịch Covid-19 vừa qua
được đánh giá là khủng hoảng “trăm năm có một”,
để lại hệ lụy toàn diện trên mọi cấp độ quốc gia, khu
vực và thế giới, đẩy nhanh các chuyển dịch lớn đã
diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009,tác động
sâu sắc tới định hình tư duy, chính sách phát triển
của các quốc gia.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời kỳ phát triển
mới và làm thay đổi căn bản nền tảng kinh tế thế giới,
không gian kinh tế mở rộng, xu thế cải cách, đổi mới,
tư duy phát triển, mô hình tăng trưởng, quản trị…
gắn với kinh tế số, phát triển bền vững, bao trùm,
xanh, cân bằng.
- Chính trị nội bộ của các nước, nhất là các nước lớn có
nhiều biến động, tác động tới cục diện thế giới và khu
vực. Mỹ chuẩn bị Bầu cử giữa kỳ, TrungQuốc chuẩn bị
tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20,
Campuchia vừa tiến hành bầu cử Hội đồng xã,
phường….
- khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm địa chính
trị, kinh tế, an ninh của thế giới, Châu Á - Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục phát triển năng
động, là thị trường hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu
tư, tâm điểm của các liên kết kinh tế mới và động lực
của tăng trưởng kinh tế thế giới.
- (Khu vực này hiện chiếm hơn 60% tăng trưởng toàn
cầu. Khu vực cũng đi đầu về liên kết kinh tế với hiệp
định thương mại tự do như CPTPP, AFTA, FTA của
ASEAN với các đối tác, RCEP, các liên kết kinh tế số và
triển vọng FTA khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Đến năm 2050, dự kiến riêng khu vực châu Á sẽ
chiếm tới 55% tổng sản lượng kinh tế thế giới và
đóng góp 2/3 tăng trưởng của kinh tế toàn cầu - theo
báo cáo của Stratfor năm 2017).
Việt Nam:
- Kinh tế – xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn
ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được
dự báo giảm[1] sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-
crai-na. Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị
trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí
đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất
kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh
năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát
toàn cầu.
- Trên cơ sở đó, kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022
của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh
vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi
dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến,
chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…
- Tình hình lao động, việc làm quý II/2022 tiếp tục duy
trì đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang
làm việc, thu nhập bình quân tháng tăng so với quý
trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so
với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.
- Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được
chính quyền các cấp quan tâm thực hiện; chương
trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua
có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống
người dân khu vực nông thôn.
- Trên thế giới, khu vực châu Âu chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của dịch Covid-19 với sự xuất hiện hai
dòng phụ của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5 có
khả năng lây lan cao và nhanh hơn so với các biến thể
khác. Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đang tiếp tục được
kiểm soát.
- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa luôn được
quan tâm; thể thao phong trào được duy trì, thể thao
thành tích cao có những bước tiến đáng ghi nhận.
- Thiên tai, ô nhiễm môi trường và cháy, nổ ảnh hưởng
không nhỏ tới cuộc sống của người dân ở một số địa
phương
-

You might also like