Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY

THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG


DÂY GIÁM SÁT TRỒNG RAU TRONG NHÀ KÍNH
Nhóm thực hiện: 11
Vũ Quang Tú 20174313
Nguyễn Quang Huy 20181529
Nguyễn Văn Đức 20181408

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quốc Cường


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Hệ thống đo và tin học công nghiệp


Viện: Điện

HÀ NỘI, 2/2022
Tóm tắt nội dung bài tập lớn

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của IoT, nhu cầu về quản lý, giám sát
từ xa thông qua Internet ngày càng cao. Việc ứng dụng IoT vào trong tất cả các
ngành đang trở thành xu thế của tương lai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Đất nước ta là một quốc gia mạnh về nông nghiệp, trong bối cảnh đất nước đang
chuyển mình bước sang thời kì 4.0 như hiện nay, việc ứng dụng IoT vào nông
nghiệp là một yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
đưa nền nông nghiệp của đất nước trở thành nền nông nghiệp thông minh. Chính
vì vậy nhóm đã tìm hiểu và thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống mạng cảm biến
không dây đo nhiệt độ, độ ẩm ứng dụng trong trồng rau trong nhà kính”.
Để phục vụ cho đề tài, nhóm đã sử dụng các phần cứng rất phổ biến là module
ESP8266, các cảm biến DHT11 cùng những phần mềm để thiết kế, lập trình để
các phần cứng đó có thể giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau. Hệ thống giám sát
dữ liệu cảm biến trong một chu kì phản hồi nơi các thiết bị điều khiển được kích
hoạt dựa trên các giá trị ngưỡng được xác định trước
Báo cáo gồm có 6 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về vấn đề quản lí, giám sát các thông số kỹ kỹ thuật
trong việc trồng rau trong nhà kính
Chương 2: Yêu cầu, mục tiêu, kết quả của hệ thống cần đạt được
Chương 3: Kế hoạch thực hiện
Chương 4: Phân tích – Thiết kế
Chương 5: Đánh giá kiểm tra
Chương 6: Kết luận
Trong quá trình tìm hiểu và thiết kế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy đề đề tài được hoàn
thiện hơn.
MỤC LỤC

Contents
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................
1.1 Tìm hiểu chung về nông sản Việt Nam..................................................................
1.2 Vấn đề quản lí, giám sát các thông số kỹ thuật trong trồng rau nhà kính
hiện nay..............................................................................................................................
1.3 Các thông số quan trọng trong môi trường nông nghiệp........................................
1.4 Xây dựng giải pháp thiết kế hệ thống.....................................................................
CHƯƠNG 2. YÊU CẦU, MỤC TIÊU, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT..................................
2.1 Yêu cầu thiết kế......................................................................................................
2.2 Mục tiêu thiết kế.....................................................................................................
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...................................................................
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ..............................................................
4.1 Phân tích và lựa chọn thiết kế chung....................................................................
Sinh viên thực hiện
4.2 Thiết kế nút cảm biến...........................................................................................
Ký và ghi rõ họ tên

4.2.1 Cấu tạo chung của nút cảm biến không dây...........................................
4.2.2 Công suất tiêu thụ của nút cảm biến không dây.....................................
4.2.3 Lựa chọn phần cứng..............................................................................
4.3 Thiết kế mạng cảm biến.......................................................................................
4.4 Trung tâm điều hành............................................................................................
4.5 Sơ đồ ghép nối phần cứng....................................................................................
4.6 Lập trình...............................................................................................................
4.6.1 Lập trình cho các nút cảm biến (Client).................................................
4.6.2 Lập trình cho Server..............................................................................
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA.....................................................................
5.1 Kết quả mà nhóm đạt được...................................................................................
5.2 Đánh giá...............................................................................................................
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN..........................................................................................
6.1 Kết luận................................................................................................................
CHƯƠNG 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................
BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình trồng rau trong nhà kính........................................................................
Hình 4.1 Ba cấu trúc mạng phổ biến................................................................................
Hình 4.2 Mô hình kết nối của mạng cảm biến..................................................................
Hình 4.3 Cấu tạo cơ bản của nút cảm biến.......................................................................
Hình 4.4 Sơ đồ thiết kế mạng cảm biến trong nhà kính....................................................
Hình 4.5 Chế độ Access point..........................................................................................
Hình 4.6 Chế độ truy cập station......................................................................................
Hình 4.7 Sơ đồ ghép nối một nút cảm biến......................................................................
Hình 5.1 Test các nút trên board......................................................................................
Hình 5.2 Giao diện khi chưa có nút kết nối......................................................................
Hình 5.3 Giao diện khi có nhiều nút kết nối.....................................................................
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tìm hiểu chung về nông sản Việt Nam


Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất tại Việt
Nam. Bên cạnh việc sản xuất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước,
Việt Nam còn là nước xuất khẩu lượng nông sản lớn mỗi năm. Để đảm bảo chất
lượng cho nông sản, ta cần áp dụng khoa học và công nghệ. Người quản lý cần
thu thập và theo dõi sát sao các chỉ số sinh trưởng của cây trồng trong từng thời
kỳ. Nhờ quá trình giám sát và thu thập số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ
PH,… nhà nông có thể theo dõi được sự phát triển của cây trồng, quyết định thời
điểm thu hoạch thích hợp. Biết được các thông số trong nhà kính, cho phép người
canh tác điều chỉnh hoạt động canh tác của mình một cách phù hợp để đạt được
năng suất tối ưu của nông sản.
1.2 Vấn đề quản lí, giám sát các thông số kỹ thuật trong trồng rau nhà
kính hiện nay
Có thể thấy việc nắm bắt được các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, độ PH của đất và
cường độ ánh sáng là những thông số quan trọng trong việc trồng rau sạch trong
nhà kính. Tuy nhiên một số vấn đề phát sinh liên quan đến việc áp dụng các loại
cảm biến đo vào trong một không gian lớn, khoảng cách xa, số lượng cảm biến
nhiều. Chính vì vậy, thiết kế một mạng cảm biến để dễ dàng cho việc giám sát,
đo đạc là một việc cần thiết. Người quản lý có thể giám sát các thông số trong
nhà kính bằng trên máy tính, điện thoại, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp cho
sự phát triển của từng loại rau.

Hình 1.1 Mô hình trồng rau trong nhà kính

Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức trong vấn đề sử dụng mạng cảm biến trong
trồng rau sạch trong nhà kính là vấn đề tiêu thụ năng lượng, sự ăn mòn các cảm
biến trong môi trường nóng ẩm trong nhà kính.

6
1.3 Các thông số quan trọng trong môi trường nông nghiệp
Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, carbon dioxide (CO2) và pH là một số
thông số quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. Các thông
số này cũng có thể được sử dụng để chỉ ra sự khỏe mạnh của cây trồng hoặc nguy
cơ mắc bệnh của cây.
Độ ẩm là một trong những thông số rất quan trọng trong lĩnh vực nông
nghiệp. Độ ẩm tương đối (RH) là tỷ số giữa lượng hơi nước trong không khí so
với lượng hơi nước tối đa mà không khí có thể giữ ở một nhiệt độ và áp suất nhất
định. RH gián tiếp khuyến khích sự phát triển của sâu bệnh và các loại bệnh thực
vật. RH khỏe mạnh đối với cây trồng nằm trong khoảng 50% đến 70% .
Độ pH của đất là một thông số quan trọng khác đối với sự phát triển của
thực vật và cây trồng vì nó ảnh hưởng đến sự sẵn có của các chất dinh dưỡng
trong đất. Do đó, kiến thức về độ pH sẽ giúp bà con tối ưu hóa việc sử dụng phân
bón. Nói cách khác, nông dân sử dụng đúng loại phân bón, đúng thời điểm.
Trong nhà kính, quản lý nhiệt độ là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ ẩm và
quá trình quang hợp. Quang hợp là một quá trình quan trọng đối với sự phát triển
của cây. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và kết quả là cây
sinh trưởng bị chậm lại. Nhiệt độ thích hợp là rất quan trọng đối với mỗi nhà máy
để có được kết quả tốt nhất.
Một trong những thông số quan trọng nhất, cần được kiểm soát chặt chẽ là
nồng độ CO2 trong không khí. Đây là yếu tố chính để có được chất lượng, số
lượng và kích thước tốt của nấm sản xuất và được đo bằng ppm và. Các giá trị
của thông số này khác nhau đối với các loại nấm khác nhau. Thông thường, trong
quá trình đẻ trứng, mức độ tập trung CO2 có thể đạt đến mức rất cao - có thể
vượt qua con số 10 000 ppm.
1.4 Xây dựng giải pháp thiết kế hệ thống
Qua những tìm hiểu khái quát bên trên, có thể thấy việc thiết kế một hệ thống
mạng cảm biến không dây ứng dụng trong trồng rau trong nhà kính có những ưu
điểm như:
- Giúp người quản lí giám sát được các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng từ đó đưa ra những quyết định.
- Kết hợp với hệ thống làm mát, chiếu sáng, phun sương tạo thành một hệ
thống giám sát, điều khiển thông số môi trường thông minh (Tự động hoặc
do người điều khiển).
- Tích hợp với các hệ thống web, app cho phép người dùng cuối có thể theo
dõi được điều kiện môi trường trong nhà kính.
- Phục vụ mục đích cuối là giúp cho chất lượng nông sản cao nhất
Do đó nhóm em đưa ra giải pháp thiết kế một hệ thống mạng cảm biến, giúp cho
việc thu thập các thông tin ngay tại hiện trường diễn ra liên tục, chính xác và hiệu
quả hơn.
CHƯƠNG 2. YÊU CẦU, MỤC TIÊU, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

2.1 Yêu cầu thiết kế


Giả định thiết kế mạng cảm biến không dây đo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, nồng độ PH của đất cho một nhà kính trồng rau có diện tích là 2000m 2,
chiều dài là 50m, chiều rộng là 40m.
- Xây dựng được mạng cảm biến đo lường chính xác các thông số nhiệt độ,
độ ẩm, độ PH, nồng độ CO2, cường độ ánh sáng trong nhà kính trồng rau
- Mạng cảm biến đo bao phủ được toàn bộ nhà kính
- Các thông số của cảm biến được gửi về trung tâm, hiển thị trên máy tính
- Hệ thống hoạt động ổn định, tiêu tốn ít năng lượng, không cần nhiều thời
gian bảo hành bảo trì
- Đưa ra cảnh báo khi các thông số vượt ngưỡng kỹ thuật
2.2 Mục tiêu thiết kế
Nhóm em sẽ đưa ra những mục tiêu thiết kế với các thành phần: Nút cảm biến và
Server.
* Các yêu mục tiêu với Server:
Hệ thống mạng cảm biến được nhúng trong một hệ thống quản lí theo dõi các
thông số môi trường phục vụ việc giám sát các thông số trong nhà kính. Trong đó
việc thu thập dữ liệu để theo dõi giám sát như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là một
phần của hệ thống. Chính vì thế cần một giao diện để hiển thị và theo dõi. Em đặt
ra các mục tiêu đối với server và giao diện như sau:
- Đối với giao diện: cần phải thân thiện, dễ sử dụng, phải đảm bảo các chức
năng cơ bản đó là:
o Hiển thị các thông tin từ các cảm biến gửi lên như nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng,…
o Điều khiển hệ thống quạt gió, đèn chiếu sáng, hệ thống phun
sương
o Cấu hình các node cảm biến từ Server.
- Đối với server, yêu cầu phải có khả năng xử lí được luồng dữ liệu từ nhiều
node cảm biến gửi lên
* Đối với các node cảm biến (client):
Các node cảm biến phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Đo được các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng môi trường.
- Có khả năng kết nối không dây với gateway hoặc kết nối thẳng lên server.
- Có khả năng gửi tất cả các thông số đo được lên server.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu thụ năng lượng thấp.
Ngoài ra thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng làm việc ổn định trong thời gian dài ở điều kiện khắc nghiệt.
- Khả năng kết nối ổn định với server.
- Khả năng lưu trữ dữ liệu

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

BẢNG KẾT HOẠCH THỰC HIỆN


Phân công nhiệm vụ Kết quả
Tuần Quang Tú Quang Huy Văn Đức đạt được
7 Tìm đề tài, xin tài liệu từ các nhóm năm học trước Tìm ra được hai đề
tài tiềm năng: bãi đỗ
xe và vườn rau. Tìm
được hai bài báo cáo
của năm học trước
8 Thảo luận về các vấn đề trong đề tài đã chọn: Thực trạng: ngày
Thực trạng Vấn đề khó khăn Cách giải càng nhiều vườn rau
quyết nhà kính, cần nhiều
(Đạt) (Đạt)
công nhân, quy mô
(Đạt)
rộng khó theo dõi
được hết toàn bộ.
9 Tìm hiểu về các Tìm hiểu về ưu Tìm hiểu về Chọn phương thức
phương thức nhược điểm của các phương truyền thông wifi,
truyền thông các mô hình thức truyền mô hình mạng hình
mạng thông sao
10 Tìm hiểu về các linh kiện ESP8266, các cảm biến ĐẠT. Đã tìm hiểu
DHT11, HC SR04, BH 1750, DFROBOT,… được các thông số
kỹ thuật, cách ghép
nối, cách đọc cảm
biến…
11 Tìm hiểu về Tìm hiểu về giao Tìm hiểu cách Đạt. Tìm hiểu được
webserver tiếp giữa hai truyền dữ liệu các chế độ AP hoặc
esp8266 cảm biến lên STA của esp8266.
webserver Lựa chọn chế độ
STA
12 Đi mua linh Học code Học code Đã mua được
kiện, tìm hiểu arduino arduino DHT11, HC SR04.
ghép nối phần Đã giao tiếp được
cứng giữa hai esp8266 ở
chế độ AP, đã đọc
được giá trị các cảm
biến
13 Code tạo Code giao tiếp Code đọc cảm Đã tạo được
webserver ở chế giữa hai biến webserver, giao tiếp
độ STA. esp8266 chế độ được hai con
AT esp8266, đọc được
cảm biến
14 Tổng hợp code, Code client kết Học thiết kế Đã đọc được cảm
Ghép nối các nối với Server giao diện web biến và đẩy dữ liệu
linh kiện thành và đẩy dữ liệu bằng html lên Server
nút cảm biến lên server
15 Nạp code và mô phỏng thực tế Hệ thống hoạt động
chưa ổn định, đã đẩy
được lên webserver
hiển thị lên máy tính
cho người dùng theo
dõi. Đã có giao diện
ổn
16 Chỉnh sửa các lỗi còn tồn tại như mạch hoạt động Đạt
chập chờn, lúc đọc cảm biến lúc không, cảm biến đọc
bị sai khi ghép code, giao diện còn lỗi một số chỗ
17 Quay video demo Làm báo cáo Làm báo cáo Chưa hoàn thành
và thuyết trình
18 Tiếp tục hoàn Như trên Như trên Cơ bản hoàn thành
thanh kế hoạch
tuần 16
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

Chương này sẽ trình bày chi tiết về thiết kế, lựa chọn và chế tạo các thành phần
của hệ thống. Bao gồm từ thiết kế tổng thể sơ đồ khối hệ thống đến đi vào thiết
kế chi tiết từng khối nhỏ.
4.1 Phân tích và lựa chọn thiết kế chung
Khi thiết kế hệ thống cảm biến thu thập thông tin hiện trường, em dựa trên cơ sở
của một hệ thống mạng cảm biến thông thường. Do đó, hệ thống bao gồm rất
nhiều các node cảm biến kết nối với nhau. Từ đó em đưa ra 2 phương án thiết kế
như sau:
- Phương án 1: Các node cảm biến hoạt động độc lập, chúng sẽ thu thập
các dữ liệu và kết nối trực tiếp đến một bộ thu thập và xử lí trung tâm, gọi
chung là gateway. Gateway sẽ truyển nhận dữ liệu lên server.
- Phương án 2: Các node cảm biến vẫn hoạt động độc lập với nhau, chúng
thu thập dữ liệu và kết nối trực tiếp đến server thông qua internet.
Ngoài ra, nhóm em đưa ra 3 kiến trúc kết nối phổ biến của mạng cảm biến như
sau:
- Cấu trúc hình sao: Star
- Cấu trúc hình cây: Tree
- Cấu trúc Mesh
Hình 4.2 Ba cấu trúc mạng phổ biến

Đối với phương án thứ nhất, các hệ thống cảm biến sử dụng các chuẩn không dây
như Zigbee, Lora sẽ rất là phù hợp.
Đối với phương án thứ hai, sẽ phù hợp với các chuẩn không dây như wifi,
Bluetooth.
Trong phạm vi của project này, nhóm em sẽ lựa chọn phương án thứ 2 làm
phương án thiết kế chính, dùng chuẩn truyền thông WiFi cùng cấu trúc kết
nối dạng hình sao (Star) vì những lí do như sau:
- Dễ tính toán, thiết kế và triển khai
- Không cần yêu cầu sử dụng thêm Gateway do có thể dụng luôn Router trong
hệ thống mạng wifi hoăc các thiết bị thông minh như smartphone nếu sử
dụng mạng BLE.
- Phần cứng sử dụng kết nối wifi đang ngày cảng rẻ và phổ biến làm cho chi
phí thiết kế và triển khai hệ thống được giảm đi đáng kế so với sử dụng các
chuẩn như Lora hay Zigbee.
Hình 4.2 thể hiện cụ thể mô hình kết nối của mạng cảm biến mà nhóm sẽ sử dụng
trong Project

Hình 4.3 Mô hình kết nối của mạng cảm biến

4.2 Thiết kế nút cảm biến


4.2.1 Cấu tạo chung của nút cảm biến không dây
Một nút cảm biến không dây: bản chất là một thiết bị đo nhỏ gọn, tiêu thụ năng
lượng thấp, dễ di chuyển và lắp đặt, sử dụng công nghệ truyền tin không dây.

Hình 4.4 Cấu tạo cơ bản của nút cảm biến

Như trên hình, về cơ bản, nút cảm biến gồm 4 thành phần sau đây:
 Khối nguồn: do đặc trưng của nút cảm biến là làm việc độc lập, dễ di
chuyển, có thể được gắn ở những vị trí, môi trường làm việc nguy hiểm
hay xa trung tâm, vì vậy, nguồn sử dụng cho nút cảm biến thường là loại
nguồn như pin lithium, ắc quy, hoặc pin sạc lại được. Có thể sử dụng các
nguồn năng lượng tái tạo từ môi trường như mặt trời, nhiệt, ma sát, sóng
điện từ…. Xu hướng hiện tại là nút cảm biến không sử dụng pin.
 Tuy nhiên, do điều kiện học online, nhóm đã lựa chọn dùng nguồn trực
tiếp từ adapter.
 Khối thu thập dữ liệu: bao gồm các cảm biến được lựa chọn tùy thuộc vào
mục đích sử dụng của nút cảm biến.
- Ánh sáng: thu thập thông tin cường độ ánh sáng.
- Nhiệt độ: thu thập thông tin nhiệt độ môi trường.
- Độ ẩm: thu thập các thông số độ ẩm của đất, độ ẩm không khí.
- pH: theo dõi độ pH của đất trồng.
- Mức: đo mức nước trong bình chứa phục vụ cho việc tưới tiêu tự động
Lựa chọn các đầu đo cảm biến có độ nhạy và chính xác cao hay thấp tùy
thuộc vào ứng dụng.
Ngoài ra còn có các bộ A/D converter nhưng sẽ không được đề cập sâu.
 Khối xử lý trung tâm: Đảm nhận việc tập hợp dữ liệu từ khối thu thập dữ
liệu sau đó điều khiển khối giao tiếp để truyền về nút quản lý vùng. Có
nhiệm vụ xử ly tất cả các sự kiện xảy ra đối với nút cảm biến và có ảnh
hướng lớn nhất tới chất lượng, chu kỳ đo, độ chính xác của thiết bị đo.
 Khối truyền thông : Sau khi khối trung tâm xử lý tập hợp dữ liệu và gửi
cho khối truyền thông, khối truyền thông sẽ làm nhiệm vụ truyền nhận dữ
liệu giữa các nút cảm biến với nhau trong mạng cảm biến. Nếu mạng cảm
biến sử dụng truyền thông bằng dây nối thì các chuẩn truyền thông cấp
trường như PLC, CAN, Profibus thường là giải pháp thích hợp được lựa
chọn. Khi đó, các khối truyền thông và giao thức truyền được tích hợp
ngay trên chính các bộ vi xử lý của mỗi nút cảm biến. Nếu mạng cảm biến
sử dụng truyền thông không dây, một số giải pháp truyền thông tin không
dây như: sử dụng sóng vô tuyến, truyền thông quang học, sóng siêu âm.

4.2.2 Công suất tiêu thụ của nút cảm biến không dây
Để đảm bảo công suất tiêu thụ thấp khi thiết kế, chúng ta cần hiểu rõ về các vấn
đề tiêu thụ năng lượng của từng phần tử trong cảm biến và mạng;
Năng lượng tiêu thụ của mạng được tính bằng thời gian cảm biến truyền hay
nhận hay ngủ.
Năng lượng tiêu thụ của cảm biến gồm hai phần:
- Năng lượng tiêu thụ của mỗi linh kiện cấu tạo nên nút cảm biến
- Năng lượng truyền nhận sóng khi các nút cảm biến trong mạng trao đổi
thông tin với nhau (năng lượng cung cấp cho các bộ khuếch đại công
suất phía trước ăng ten trong bộ truyền nhận sử dụng sóng vô tuyến,
công suất phát lựa chọn, khung bản tin).
Một nút cảm biến có 3 chế độ hoạt động:
- Chế độ hoạt động tích cực: Nút cảm biến thực hiện các nhiệm vụ đo
lường, phát hiện sự kiện, truyền thông tin đi hay nhận thông tin về với
các thiết bị khác trong mạng. Ở chế độ này, khối xử lý MCU của nút
cảm biến luôn luôn hoạt động và gần như tất cả các khối còn lại cũng
đều hoạt động. Các khối có thể đồng thời hoạt động hoặc lần lượt hoạt
động.
- Chế độ ngủ: Là chế độ mà khoảng thời gian ấy nút cảm biến chưa phải
thực hiện một nhiệm vụ cảm biến hay truyền thông nào, tuy nhiên, nút
cảm biến vẫn tham gia hoạt động trong mạng, và sau một thời gian nghỉ
t nhất định, nút sẽ hoạt động trở lại. Ở chế độ này, khối xử lý MCU của
nút cảm biến luôn ở trạng thái ngủ, các khối còn lại có thể nghỉ hoặc
ngủ. Các khối còn lại có thể nghỉ hoặc ngủ. Thực tế việc chuyển giữa
các trạng thái với nhau rất phức tạp bởi vì còn phải tính đến thời gian và
năng lượng sử dụng để thực hiện việc chuyển trạng thái.
- Chế độ nghỉ: Là chế độ mà tại khoảng thời gian ấy nút cảm biến chưa
phải thực hiện một nhiệm vụ cảm biến hay truyền thông nào và không
tham gia vào hoạt động trong mạng. Ở chế độ này khối MCU của nút
cảm biến luôn ở trạng thái ngủ. Các khối còn lại cũng ở chế độ ngủ.
4.2.3 Lựa chọn phần cứng
Để có thể lựa chọn phần cứng cho phù hợp, chúng em đưa ra một số tiêu chí để
có thể đánh giá, lựa chọn các linh kiện cho thật hợp lí, cụ thể như sau:
- Giá thành: Linh kiện phải có giá thành hợp lí, không quá đắt do mạng cần
phải triển khai với số Node lớn và dễ dàng mở rộng.
- Độ ổn định: Phần cứng được lựa chọn phải có khả năng vận hành ổn định
liên tục trong khoảng thời gian dài mà không bị treo hoặc lỗi
- Độ phổ biến, được hỗ trợ từ hãng: Các phần cứng sử dụng phải thật dễ mua,
cộng đồng sử dụng lớn.
- Khả năng nâng cấp: Phần cứng lựa chọn phải có khả năng nâng cấp sau này.

Từ những tiêu chí trên, nhóm đi đến lựa chọn phần cứng từng khối cụ thể như
sau:
- Khối SENSOR: sử dụng các cảm biến Digital để hạn chế sai số cho việc lập
trình đọc ADC từ MCU. Các cảm biến sử dụng như sau:

o Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm: DHT11.


 Điện áp hoạt động: 3-5V
 Dải nhiệt độ đo: 0-50°C với độ chính xác là ±2°C
 Dải độ ẩm đo: 20-80% với độ chính xác là 5%
 Kích thước: 15.5mm x 12mm x 5.5mm
 Tần số lấy mẫu: 1Hz , nghĩa là 1 giây DHT11 lấy mẫu một lần.
 4 chân: VCC( cực (+) nguồn ), DATA(chân tín hiệu), NC, GND(cực
(-) nguồn)

o Cảm biến ánh sáng: BH1750


 Nguồn: 3~5VDC
 Điện áp giao tiếp: TTL 3.3~5VDC
 Chuẩn giao tiếp: I2C
 Khoảng đo: 1 -> 65535 lux
 Kích cỡ: 21*16*3.3mm

o Cảm biến đo pH: DFROBOT


 Điện áp hoạt động:5V
 Dải đo: 0-14PH
 Đo nhiệt độ: 0-60 ℃
 Độ chính xác: ± 0.1pH (25 ℃)
 Thời gian đáp ứng: ≤1min
 Cảm biến pH loại đầu nối BNC
 Giao diện PH2.0 (3-pin SMD
 Gain điều chỉnh chiết áp

o Cảm biến đo mức HC SR04


 Điện áp hoạt động:5V
 Dải đo: 2cm – 4m
 Độ chính xác: ± 3mm
 Thời gian đáp ứng: ≤ 0.1s
 Góc cảm biến: không quá 15 độ

- Khối MCU + STORAGE + CONNECTIVITY: do công nghệ chế tạo chip


ngày càng phát triển, nên các nhà sản xuất ngày càng tích hợp nhiều tính
năng vào trong một SoC. Năm 2014, cả cộng đồng IoT dường như bùng nổ
do sự xuất hiện của chip ESP8266. Tiếp nối sự thành công của ESP8266,
năm 2016, Espressif tiếp tục ra mắt mẫu ESP32 với những nâng cấp cực kì
đáng giá về cả phần cứng lẫn phần mềm hỗ trợ. Với mức giá chỉ khoảng 3$,
có thể nói ESP32 chính là xu thế của IoT trong tương lai do những công
nghệ mà nó đem lại trên giá thành là quá tốt, vượt xa các dòng MCU thông
thường. Chỉ với bản thân 1 con chip ESP8266 đã tích hợp cả 3 khối trên.
Các thông số có thể kể đến như
o CPU lõi kép (32 bit), tần số tối đa 240MHz.
o Tích hợp Flash ngoài tối đa lên đến 16MB
o Wifi chuẩn b/g/n, Bluetooth 5.0
o Khoảng cách
- Khối POWER: Sử dụng trực tiếp từ adapter, kết hợp thêm nguồn pin nhỏ dự
phòng trường hợp mất điện
4.3 Thiết kế mạng cảm biến
Với diện tích 2000 m2 đã đề xuất, chiều dài 50m, chiều rộng 40m, nhóm chia
diện tích thành 4 phần bằng nhau như hình vẽ dưới đây. Mỗi phần đất sẽ đặt một
nút cảm biến đã thiết kế ở phần trên. Ở cửa ra vào nhà kính ta đặt nút quản lý
trung tâm, có nhiệm vụ tạo một server để cho các nút cảm biến từ mỗi ô đất gửi
thông tin lên và hiển thị lên trên máy tính.
Hình 4.5 Sơ đồ thiết kế mạng cảm biến trong nhà kính

Ta tính toán kích thước mỗi ô đất là 12.5 x 10m. Đặt các nút cảm biến ở chính
giữa các ô đất. Đặt nút trung tâm ở cạnh cửa ra vào để dễ dàng cho việc theo dõi
và giám sát. Từ đó, ta tính được khoảng cách gần nhất từ nút cảm biến đến nút
trung tâm là
d= √12.5 +10 =16(m)
2 2

Khoảng cách xa nhất đến nút trung tâm là d= √30 2+12.52 =32.5 m¿

Với khoảng cách tính toán như vậy, ta chọn chuẩn Wifi là hoàn toàn khả thi.
Lựa chọn chế độ hoạt động của ESP 8266 ở nút trung tâm
MCU ESP8266 hoạt động ở hai chế độ là Wifi Access Point và Station Mode.
Access Point (AP – Điểm truy cập) cung cấp khả năng truy cập mạng Wifi cho
các thiết bị khác và kết nối chúng với mạng có dây. ESP 8266 có thể làm một AP
nhưng nó không kết nối có dây với một mạng. Chế độ hoạt động như vậy gọi là
soft-AP. Số lượng trạm tối đa kết nối với soft-AP là 5. ESP 8266 sẽ tạo ra một
webserver, ta có thể truy cập vào webserver này để điều khiển nhưng nút cảm
biến mà nút này quản lý.
Hình 4.6 Chế độ Access point

Chế độ soft access point (soft-AP) được dùng để hỗ trợ việc kết nối vào mạng
Wifi. Khi đó, ta thiết lập một mạng WiFi mới với SSID và password do ta thiết
lập. Sau khi thiết lập Wifi ở chế độ soft Access point, thì các thiết bị có thể kết
nối tới mạng WiFi đó. Khi đó, ta có thể quản lí các kết nối với các trạm kết nối
(station).
Station Mode
ESP 8266 sẽ kết nối vào một mạng wifi, xây dựng một webserver trên địa chỉ IP
mà nó kết nối vào wifi. Các nút cảm biến sẽ gửi dữ liệu lên webserver này. Sau
đó ta dùng máy tính truy cập vào webserver để lấy dữ liệu rồi hiển thị.

Hình 4.7 Chế độ truy cập station

 Ở trong bài tập này, nhóm đã quyết định lựa chọn chế độ Station mode
4.4 Trung tâm điều hành
Hệ thống sẽ có những chức năng sau
- Hiển thị các thông số dữ liệu môi trường, để giám sát và đưa ra quyết định
điều khiển
- Lập lịch và lập kế hoạch điều khiển tự động. Các nông dân có thể lập kế
hoạch cho hệ thống hoạt động theo một chu trình nào đó. Ví dụ hệ thống sẽ
tự động tưới nước từ 8 giờ đến 9 giờ sáng từ thứ 2 đến thứ 7. Tuy nhiên,
việc lập lịch ko thể linh hoạt theo sự thay đổi của môi trường nên hệ thống
sẽ cung cấp cho việc lập kế hoạch điều khiển tự động dựa vào những thông
số mà nút gửi lên server. Ví dụ nhiệt độ cao hơn 30 độ C thì hệ thống sẽ bật
quạt gió làm mát, nếu độ ẩm thấp hơn 80% thì sẽ bật hệ thống phun sương.
Khi nhiệt độ và độ ẩm giảm đế nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì tắt hệ thống.
4.5 Sơ đồ ghép nối phần cứng
Sơ đồ ghép nối phần cứng của nút cảm biến:

Hình 4.8 Sơ đồ ghép nối một nút cảm biến

4.6 Lập trình


4.6.1 Lập trình cho các nút cảm biến (Client)
Lập trình kết nối Client với Server
Sử dụng phần mềm arduino IDE để lập trình cho chip ESP8266
Phần code đọc cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, và mức nước
Khai báo các chân

Hàm đọc giá trị

Gửi giá trị lên Server bằng chuỗi UploadData


4.6.2 Lập trình cho Server
Sử dụng phần mềm arduino IDE để lập trình cho chip ESP8266
ESP8266 kết nối Wifi và tạo một webserver
Đọc giá trị cảm biến được gửi từ Server

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA

5.1 Kết quả mà nhóm đạt được


Test các node trên board
Hình 5.9 Test các nút trên board

Giao diện hiển thị trên máy tính


Khi chưa có nút nào kết nối

Hình 5.10 Giao diện khi chưa có nút kết nối

Các nút sẽ tự động thêm vào sau khi kết nối

Hình 5.11 Giao diện khi có nhiều nút kết nối

5.2 Đánh giá


Đạt được:
- Các thông số của cảm biến được gửi về trung tâm, hiển thị trên máy tính
- Hệ thống hoạt động ổn định
- Đối với giao diện: thân thiện, dễ sử dụng. Hiển thị các thông tin từ các cảm
biến gửi lên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…
- Cấu hình các node cảm biến từ Server.
Các node cảm biến đạt được những yêu cầu sau:
- Đo được các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng môi trường.
- Có khả năng kết nối không dây server.
- Có khả năng gửi tất cả các thông số đo được lên server.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu thụ năng lượng thấp.
- Khả năng kết nối ổn định với server.
Chưa đạt được:
- Chưa được thử nghiệm chạy lâu dài nên chưa dự đoán được tính ổn định lâu
dài của thiết bị trong điều kiện thực tế
- Chưa thiết kế thêm các hệ thống điều khiển quạt gió, đèn chếu sáng, phun
sương….

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN

6.1 Kết luận


Sau một thời gian thiết kế phần cứng và phát triển firmware cho thiết bị, nhóm đã
đạt được những kết quả sau.
- Thiết kế thành công mạch nguyên lý, và test mạch cho Node cảm biến.
- Lập trình Node hoạt động như yêu cầu đặt ra.
- Hiểu rõ hơn về webserver, các chuẩn giao tiếp giữa ESP8266 với các
ngoại vi.
- Hiểu rõ hơn về giao thức Wifi
- Hiểu rõ hơn về cách thiết kế WSN
- Nâng cao kỹ năng tìm kiếm tài liệu, tổng hợp thông tin, kĩ năng trình bày
và viết báo cáo.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thiết kế chưa đủ, nên project vẫn còn một
vài hạn chế sau:
- Bài tập mới dùng ở mức độ đọc cảm biến, chưa dùng để điều khiển các cơ
cấu chấp để tự hóa trong trồng rau nhà kính, như tự động tưới nước, quạt
gió tản nhiệt…
- Chưa tối ưu về năng lượng cho từng node.

6.2 Hướng phát triển


- Tiếp tục hoàn thiện mạng cảm biến như các yêu cầu đặt ra, cụ thể là lắp đặt
thêm các cảm biến và cải thiện độ chính xác của hệ thống
- Đẩy dữ liệu lên mạng internet để có thể truy cập ở mọi nơi
- Lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu phụ vụ cho việc nghiên cứu sau này
- Chú trọng phần tiết kiệm năng lượng cho hệ thống. Vận hành hệ thống
bằng pin thay vì dùng nguồn trực tiếp.

CHƯƠNG 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “FreeRTOS,” [Trực tuyến]. Available:


https://aws.amazon.com/vi/freertos/.
[2] OASIS, “oasis,” [Trực tuyến]. Available:
http://docs.oasis-open.org/mqtt/mqtt/v3.1.1/os/mqtt-v3.1.1-os.html.
[3] Esp8266, “esp8266,” [Trực tuyến]. Available:
https://esp8266.vn/idf/index.html
[4] Toradex, Layout design guide, 2015.
[5] espressif [Trực tuyến].
https://docs.espressif.com/projects/esp-idf/en/latest/esp32/get-started/

You might also like