Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Name: Le Trung Hieu

Code: SE150560
Subject: MLN122
Teacher: Ms. Kieu Thi Thu Chung

Đề bài: Bitcoin có thể thay thế đồng tiền của các quốc gia được hay không? Bitcoin có phải tiền
tệ theo học thuyết Marx?
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền

- Giá trị của hàng hóa là trừu tượng và chúng ta không nhìn thấy giá trị đó như nhìn thấy hình dáng hiện vật của
hàng hóa.

- Giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Theo tiến
trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái giá trị này cũng trãi qua quá trình phát triển từ
thấp đến cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ, cụ thể:

 Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên: Hình thái ban đầu xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi
hàng hóa, khi đó việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính chất ngẫu nhiên. Người ta trao đổi
trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa khác (Hình thái vật ngang giá)
 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đổi
trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác (Hình
thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau). Tuy nhiên vẫn là trao đổi trực tiếp
hàng hóa với nhau.
 Hình thái chung của giá trị: Việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa phát
triển hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn. Trình độ sản xuất này thúc đẩy sự hình thành hình thái
chung của giá trị. (Các hàng hóa khác nhau có thể biểu thị giá trị của chúng thông qua một vật ngang giá
chung, tuy nhiên vật ngang giá này được quy ước bởi các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau)
 Hình thái tiền: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa
và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiều vật làm ngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trao
đổi giữa các địa phương trong một quốc gia. Do đó đòi hỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật
ngang giá chung thống nhất.

- Lượng lao động xã hội đã hao phí trong đơn vị tiền được hiểu ngầm đúng bằng lượng lao động đã hao phí để sản
xuất ra các đơn vị hàng hóa tương ứng khi đem đặt trong quan hệ với tiền.

- Về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.

b. Chức năng của tiền

- Thước đo giá trị:

 Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Muốn đo lương giá trị của hàng hóa, bản
thân tiền phải có giá trị.
 Để thực hiện chức năng đo lượng giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng
vàng nhất định một cách tưởng tượng, sở dĩ có thể thực hiện được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị
của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định, mà cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần
thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
 Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá của hàng hóa. Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do
tác động của nhiều yếu tốt như giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu.

- Phương tiện lưu thông:

 Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
 Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông yêu cầu phải có tiền mặt.
 Trong chức năng phương tiện lưu thông tiên không nhất thiết phải có đủ giá trị.
 Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán trở nên thuận lợi;
đồng thời làm cho hành vi mua, bán tách rời về không gian và thời gian; do đó, có thể tiềm ẩn khả năng
khủng hoảng.

- Phương tiện cất trữ:

 Tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ.
 Thực hiện phương tiện cất trữ yêu cầu tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc.
 Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông.
 Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược
lại, nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán:

 Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa,…
 Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền khác nhau được chấp nhận.
 Chức năng thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại.

- Tiền tệ thế giới:

 Tiền cho việc trao đổi hàng hóa ở rộng ra ngoài biên giới quốc gia. Tiền dùng làm phương tiện mua bán,
thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
 Thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhân là
phương tiện thanh toán quốc tế.

II. PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG:

Trong kỷ nguyên chuyển đổi và phát triển công nghệ, Bitcoin cùng nhiều sản phẩm kỹ thuật số khác (Ripple, Stellar,
Altcoin, Litecoin,…) xuất hiện và được biết đến cái tên “tiền ảo”. Sức hút của “tiền ảo” không chỉ thể hiện ở con số
giao dịch khổng lồ trên thị trường, mà còn ở việc được săn đón mạnh mẽ bởi giới truyền thông, tạo nên cơn sốt xu
thế khẳng định rằng “tiền ảo” sẽ là giải pháp công nghệ tài chính thay thế của tương lai, thế chỗ cho tiền tệ nhà
nước.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Bitcoin.

Về giá cả. Giai đoạn khai sinh của Bitcoin nằm trong khoảng từ năm 2009 đến 2012, khi đó vẫn chưa có nhiều sự
quan tâm đến Bitcoin trên thị trường, do đó giá của Bitcoin lúc đó ở mức rất thấp, gần như bằng 0. Cho đến những
giai đoạn bùng nổ năm 2017, Bitcoin đã tạo nên cơn sốt trên thị trường với giá trị quy đổi đã tăng lên đến hơn 20
lần, thiết lập mức định giá hơn 20.000 USD. Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra làm cho hoạt động sản xuất
kinh doanh bị đình trệ vì các biện pháp cách ly xã hội, dòng tiền đầu tư tự do có xu hướng luân chuyển sang các thị
trường đầu cơ tài chính, trong đó có Bitcoin. Điều này trực tiếp đẩy giá trị quy đổi của Bitcoin nhảy vọt, đỉnh điểm
ngày 14/03/2021, Bitcoin gây bùng nổ trên toàn cầu với định giá lên đến 61.400 USD.
- Hình 1: Giá trị quy đổi của Bitcoin theo thời gian -

Về số lượng. Về bản chất, mỗi Bitcoin là một hệ dữ liệu số mã hóa, hình thành từ việc chạy phần mềm trên máy
tính, được gọi là proof of work. Thuật toán của phần mềm đã tính toán xác định có tổng cộng đúng 21 triệu Bitcoin
được tạo ra, và dự đoán đến năm 2040, đồng Bitcoin cuối cùng sẽ được khai thác (Thuật toán này được phát triển
bởi Satoshi Nakamoto). Tuy nhiên cho đến hiện tại, ước tính hơn 90% lượng Bitcoin đã “thợ đào” đã khai thác
được.

- Hình 2: Tổng số Bitcoin lưu hành theo thời gian -


- Hình 3: Độ khó của việc đào Bitcoin theo thời gian -

2. Giá trị và giá trị sử dụng của Bitcoin.

Bitcoin được sản xuất và mua bán như một thứ hàng hóa trên thị trường. Do đó, Bitcoin cũng có hai thuộc tính cơ
bản của hàng hóa, đó là thuộc tính Giá trị và Giá trị sử dụng.

Giá trị của Bitcoin. Theo định nghĩa của C.Mác trong Học thuyết Giá trị: “Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã
hội của nhà sản xuất kết tinh trong hàng hóa”. Tương tự, giá trị của Bitcoin là hao phí lao động xã hội để tạo ra
Bitcoin, bao gồm 3 hao phí chính cấu thành: Hao phí lao động trí tuệ để lập thuật toán, làm phần mềm; Khấu hao
máy tính và thiết bị, cơ sở vật chất; Hao phí điện năng tiêu thụ.

Dựa theo học thuyết Giá trị của C.Mác cũng, có thể chỉ ra lý do vì sao lúc mới hình thành, Bitcoin lại có mức giá rất
thấp gần như bằng 0. Theo đó, lúc phân phối ra thị trường, nhóm của Satoshi Nakamoto chỉ mong muốn được thế
giới quan tâm đến sản phẩm của mình, do đó không kể đến những hao phí lao động về mặt trí tuệ của họ. Khấu hao
máy tính và cơ sở vật chất là rất nhỏ vì những năm ban đầu, do số lượng Bitcoin còn lớn nên việc tạo ra sản phẩm
khá dễ dàng, những máy tính thông thường cũng có thể làm được. Như vậy, giá trị Bitcoin chỉ còn tồn tại trong hao
phí điện năng đã tiêu thụ để sản xuất ra nó.

Giá trị sử dụng của Bitcoin. Mỗi loại hàng hóa khi được trao đổi trên thị trường cần phải có giá trị sử dụng, được
hiểu là công dụng, ích lợi riêng của loại hàng hóa đó đối với con người. Nhưng với Bitcoin, hầu như nó không có
giá trị sử dụng, Bitcoin chỉ là đoạn dữ liệu mã hóa, không phải là phần mềm điều khiển, không thực hiện được chức
năng xử lý thông tin.

Tuy nhiên, Bitcoin lại chứa đựng 3 thuộc tính kỹ thuật đặc trưng khắc phục được những hạn chế của tiền tệ nhà
nước. Chính điều này đã dấy lên niềm tin cho giới truyền thông rằng Bitcoin có thể trở thành giải pháp thay thế cho
hệ thống tiền tệ truyền thống trong tương lai.

- Tính bảo mật:

 Tiền tệ nhà nước có thể bị làm giả, và đó là vấn nạn đã tồn tại rất lâu ở nhiều quốc gia.
 Trái lại, Bitcoin không thể bị làm giả được vì nó được tạo ra bởi công nghệ Blockchain.
 Thông thường, các dữ liệu số được thiết lập liên tục thành chuỗi hoàn chỉnh, sau đó đóng khối thành sản
phẩm. Do đó với một lần phá vỡ khối đóng gói, toàn bộ sản phẩm sẽ bị xâm nhập. Còn công nghệ
Blockchain dựa trên nguyên lý liên tục đóng gói các đoạn dữ liệu thành những khối liên tục. Như vậy,
muốn xâm nhập vào sản phẩm, phải phá vỡ được và liên kết thành công tất cả các khối đóng gói. Xác suất
được tính toán điều này xảy ra là rất thấp, gần như bằng 0.

- Tính tiện ích giao dịch:

 Giao diện tiền tệ do nhà nước phát hành sẽ luôn phát sinh chi phí trung gian, như phí ngân hàng hoặc chi
phí bảo vệ, vận chuyển… Đồng thời, phương thức này vẫn còn nhiều lỗ hỏng trong khâu bảo mật thông tin.
 Trong khi đó, giao dịch Bitcoin được bảo mật tuyệt đối bởi công nghệ Blockchain, quá trình giao dịch diễn
ra nhanh chóng, tiện lợi qua Internet mà không hề tốn chi phí trung gian.

- Vấn đề lạm phát:

 Việc các nhà nước thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, gia tăng mức cung tiền sẽ gây nên tình trạng lạm
phát khiến đồng tiền mất giá. Điều đó khiến cho tài sản của doanh nghiệp và công dân (đang thể hiện dưới
hình thức tiền của nhà nước) bị mất giá theo.
 Bitcoin lại khác, chỉ có tổng cộng 21 triệu đơn vị được tạo ra theo thuật toán, không ai chi phối được việc
phát hành Bitcoin nên không thể gây ra lạm phát.

3. Lý luận của C.Mác về tiền tệ trong Học thuyết Giá trị.

Nguồn gốc ra đời của tiền. Thuở ban sơ, xã hội cộng sản nguyên thủy, vì chưa có trao đổi hàng hóa, do đó chưa
động lực để phát triển tiền tệ. Đến khi có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thực tiễn thị trường yêu cầu con người phải
có một cách đo lường giá trị của các mặt hàng trao đổi. Lúc đó, xuất hiện những giải pháp đo lường khác nhau, từ
những hình thái đơn giản cho đến phức tạp.

Cuối cùng, xã hội loài người mới đi đến giải pháp tiến bộ nhất, đó là thống nhất trong toàn xã hội, tức chọn lấy một
hàng hóa đặc biệt làm vật ngang giá, tức là vật chuẩn đo lường duy nhất, là tiêu chuẩn cho giá trị.

Bản chất tiền tệ phải gắn với Vàng. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiếm nghiệm chân lý. Thực tiễn lịch sử đã lựa chọn
Vàng là loại hàng hóa đặc biệt được xã hội loài người tín nhiệm chọn làm tiền tệ, vì vàng có giá trị kinh tế cao và
giá trị sử dụng bền vững. Vàng mang bản chất tiền tệ, nhưng đồng thời cũng mang luôn tư cách là một của cải đích
thực.

Tiền chứng chỉ của nhà nước phát hành. Nguyên tắc cơ bản đó là quan hệ hàng hóa – tiền tệ phải luôn đặt trong
trạng thái cân bằng. Hàng hóa được sản xuất, đưa vào lưu thông ngày càng nhiều, đòi hỏi lượng tiền lưu thông lớn
hơn đáp ứng cho các giao dịch. Tuy nhiên vàng bạc, của cải thực với số lượng có hạn là chưa thể đáp ứng, do đó
thực tiễn yêu cầu tìm kiếm một hình thức tiền tệ có thể phát hành không giới hạn.

Giải pháp được xã hội phát kiến ra chính là các hình thức tiền dưới dạng chứng chỉ có mệnh giá, không đi liền với
một thứ của cải thực, thoát ly khỏi bản vị của Vàng. Chất liệu làm ra tiền chứng chỉ không quan trọng, mà điều quan
trọng nhất là chủ thể phát hành loại tiền chứng chỉ này, phải là chủ thể hội tụ cả sức mạnh kinh tế và quyền lực
pháp lý. Thực tế cho thấy, đó phải là nhà nước.

Bitcoin không thể trở thành tiền tệ. Dựa trên lý luận về tiền tệ của C.Mác, bản chất của tiền tệ phải đi liền với
VÀNG, và tiền chứng chỉ thì phải do nhà nước phát hành. Mặc dù tồn tại những hao phí lao động xã hội để tạo ra
Bitcoin, nhưng:

 Bitcoin không phải là của cải có công dụng (có giá trị sử dụng cao)
 Bitcoin không được phát hành bởi chủ thể hội tụ được sức mạnh kinh tế và quyền lực pháp lý.
 Khi hoạt động trên thị trường, Bitcoin chỉ đóng vai trò là một loại hàng hóa và hiếm khi được sử dụng với
vai trò là một loại tiền tệ (Điều này sẽ được trình bày ngay sau đây).

4. Cái nhìn rõ hơn về Bitcoin và những hạn chế, rủi ro đi kèm.


Bitcoin và các dạng “tiền ảo” khác là cuộc chơi công nghệ số. Các giao dịch Bitcoin hoàn toàn diễn ra trên không
gian số, ẩn danh, bảo mật và dễ dàng. Trong các giao dịch đó, Bitcoin chỉ đóng vai trò là hàng hóa và được đo lượng
bằng đồng tiền USD. Nhưng vẫn được truyền thông gọi là “tiền ảo”, tạo nên nhận thức không rõ ràng của công
chúng về sản phẩm này.

Giao dịch Bitcoin trên thị trường như một kiểu đầu cơ tài chính, với kỳ vọng mua vào rồi bán ra với giá cao hơn để
kiếm lợi nhuận. Bản chất lợi nhuận cũng không đó đến bằng việc sở hữu bao nhiêu Bitcoin, mà đo đếm bằng số
lượng USD vốn hóa.

Xét đến cùng, Bitcoin chỉ là cuộc chơi công nghệ số, mà đã là cuộc chơi, thì sẽ có thuật toán khác tạo ra sản phẩm
tương tự và có thể thay thế, tiêu biểu có thể thấy Ethererum, Stellar, Altcoin, Litecoin,…

Bitcoin và các dạng “tiền ảo” là sự tiềm ẩn rủi ro quản lý nhà nước. Thông qua các giao dịch Bitcoin an toàn và
ẩn danh, các dòng tiền trở nên khó kiểm soát. Từ đó tạo nên nguy cơ tội phạm kinh tế rửa tiền, tiếp tay tham nhũng
mà không bị truy vết.

Đồng thời, tại hầu hết các quốc gia, Bitcoin không được công nhận là tiền tệ theo luật pháp. Các quốc gia như Mỹ,
châu Âu,… không có hành lang pháp lý cho việc sử dụng Bitcoin là phương tiện thanh toán. Một phần cũng bởi vì
các hợp đồng kinh tế buộc phải thể hiện đơn vị tiền tệ của nhà nước thì mới được pháp luật bảo hộ. Bitcoin, thực tế,
chỉ được coi là một loại hàng hóa, giao dịch dân sự mua bán tự do, pháp luật không cấm, và các bên mua bán phải tự
chịu trách nhiệm.

Một cái nhin đúng đắn. Bitcoin chỉ là một minh họa về ứng dụng công nghệ Blockchain, và không phải là một giải
pháp tài chính thay thế cho tiền nhà nước pháp hành. Bitcoin chỉ là cuộc chơi công nghệ số, một dạng đầu cơ tài
chính tạo nên những cơn sốt trên thị trường tại một số thời điểm.

Tuy nhiên, về phương diện kỹ thuật, Bitcoin là sản phẩm đầy tiềm năng của công nghệ Blockchain với tính bảo, an
toàn cao trong giao dịch. Bước vào kỷ nguyên số, khi vấn đề bảo mật, ngăn ngừa lũng đoạn dữ liệu số ngày càng trở
nên cấp thiết thì công nghệ Blockchain đã ít nhiều thể hiện vai trò của nó. Như vậy, chính sách đối với giao dịch
Bitcoin đòi hỏi sự cẩn trọng, song chính sách thúc đẩy công nghệ Blockchain phải là một ưu tiên trong chuyển đối
số. Trong tương lai, tiền điện tử có thể thay thế cho tiền trên chất liệu hóa học, nhưng đó trước hết phải là tiền do
nhà nước phát hành, công nhận, chứ tuyệt nhiên không phải Bitcoin.

Đề bài: Từ lịch sử và sự phát triển của nước Mỹ, hãy phân tích sự ra đời và phát triển của chủ
nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thái kinh tế xã hội phát triển bậc cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên ở
châu Âu và sau này lan rộng dần trên thế giới.

- Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư
bản độc quyền là hệ quả phát triển của chủ nghĩa tư bản, và nó chi phối sự vận động phát triển ở hầu hết các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế,

- Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa sâu sắc nên quy luật
thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn khi chủ nghĩa tư bản độc quyền lên ngôi, quy luật
thống trị lại là quy luật lợi nhuận độc quyền. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền chỉ là một hình thái biến tướng
của quy luật giá trị thặng dư.

2. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào
đó sẽ dẫn đến độc quyền.

* Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền:

 Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến sản xuất tập trung .
 Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng lại có khuynh hướng liên minh thỏa thuận
với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
 Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay quyền lực thâu tóm trong việc sản
xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu
được lợi nhuận cao.
 Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, bao
gồm:
o Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp, nó quyết định về mặt hàng và giá
cả.
o Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông trong đó nó quyết định về mặt hàng , giá cả và
thị phần.
o Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
o Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sản xuất - tiêu
thụ.

- Tư bản tài chính:

 Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết
liệt, dẫn đến sự liên minh hình hoặc thôn tính lẫn nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
 Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời và phát triển thì ngân hàng có thêm một vai trò mới, thể hiện ở chỗ
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào bộ máy của nhau. Sự dung nhập giữa tư bản
ngân hàng và tư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện tư bản tài chính.
 Đại diện cho tư bản tài chính là các đầu sỏ tài chính, chúng thường làm lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị
của một đất nước. Về kinh tế, chúng thông qua cổ phiếu để khống chế các tổ chức độc quyền. Về xã hội,
chúng sử dụng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

- Xuất khẩu tư bản:

 Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:.
 Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước
ngoài để thực hiện giá trị.
 Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến
những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất
khẩu tư là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.

- Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:

 Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến
hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…).
 Các liên minh này thường phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế với nhau.

- Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới: Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc
quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp và vượt một nước đã phát triển về mặt kinh tế. Sự phát triển
không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và dẫn đến xung
đột quân sự để tái cấu trúc lãnh thổ, đó chính là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới vào đầu thế kỉ XX.

3 .Chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền

- Về sau này, sự liên minh cá nhân của các ngân hàng vốn công nghiệp được bổ sung thêm bằng sự liên minh của
ngân hàng và công nghiệp với chính phủ. Sự kết hợp về nhân lựuc này được thực hiện thông qua sự hình thành của
các hội chủ xí nghiệp. Các hội chủ xí nghiệp này dần trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối
đường lối kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm điều hướng hoạt động của nhà nước theo hướng có
lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền.

- Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước được thể hiện ở chỗ: Một mặt, các đại
biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan
chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu
chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền.

II. PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG: Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền và tư bản độc quyền nhà
nước ở Hoa Kì

Sau hai cuộc chiến lớn – Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất – Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong
giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Biên
giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất,
các khu nông nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như vậy nên đã
kéo theo một loạt vấn đề về kinh tế, chính trị. Xét trên bình diện cả nước, một số ít doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ
các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền.

Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền. Cuộc Nội chiến những năm 1860 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong
lòng nước Mỹ. Nhu cầu phục vụ chiến tranh đã kích thích mạnh mẽ sản xuất, thúc đẩy quá trình kinh tế dựa trên
việc khai thác sử dụng quặng sắt, động cơ hơi nước, năng lượng điện và phát triển khoa học và phát minh sáng chế.
Măm 1844, Samuel F. B. Morse đã hoàn thiện công nghệ điện tín. Vào năm 1876, Alexander Graham Bell đã trình
diễn công cụ điện thoại. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đã được đẩy nhanh nhờ phát minh ra máy chữ vào
năm 1867, máy tính năm 1888 và máy đếm tiền năm 1897. Đèn sợi đốt của Thomas Edison đã chiếu sáng hàng triệu
gia đình. Máy quay đĩa được Edison hoàn thiện đã đặt nền móng phát triển cho ngành điện ảnh. Những phát minh
kiểu này và các ứng dụng khoa học khác đã khiến năng suất lao động được đẩy lên một mức cao mới ở hầu hết các
lĩnh vực.

Đồng thời, ngành công nghiệp cơ bản của Mỹ – ngành sắt thép – cũng tiến bộ và được bảo hộ bởi mức thuế quan
cao. Andrew Carnegie là người đã tạo ra phần lớn những tiến triển trong việc sản xuất thép. Chỉ trong vài năm, ông
đã thành lập hay có cổ tức trong các công ty sản xuất cầu sắt, đường ray xe lửa và đầu máy. Doanh nghiệp của ông
liên minh với hàng chục doanh nghiệp khác làm chủ các tuyến đường sắt và đường thủy. Trong thập niên 1890, khi
các công ty mới ra đời đã thách thức vị trí độc tôn của ông, ông đã bị thuyết phục sáp nhập và tạo ra một công ty
mới nắm giữ hầu hết sản lượng sắt thép của cả nước Mỹ.

Tập đoàn Thép Hoa Kỳ là kết quả của việc sáp nhập năm 1901, cho thấy một quá trình kép dài trong 30 năm: sự kết
hợp các công ty công nghiệp độc lập thành các nghiệp đoàn hay các công ty tập trung. Bắt đầu từ khi Nội chiến nổ
ra, xu hướng này phát triển mạnh mẽ khi các doanh nhân bắt đầu lo rằng hiện tượng sản xuất dư thừa sẽ dẫn tới giảm
giá và giảm lợi nhuận. Họ nhận thấy rằng nếu họ kiểm soát được cả sản xuất lẫn thị trường thì họ có thể hợp nhất
được các công ty đang cạnh tranh với nhau vào làm một. Các tập đoàn hay tờ -rớt được hình thành để đạt được mục
tiêu trên.

Các tập đoàn, với nguồn dự trữ vốn dồi dào và cho phép các công ty tồn tại lâu dài và có tính độc lập cao, hấp dẫn
các nhà đầu tư về cả lợi nhuận ước tính và giới hạn trách nhiệm trong trường hợp công ty phá sản. Trên thực tế các
tờ -rớt là sự kết hợp các tập đoàn mà cổ đông của mỗi tập đoàn lại giao cổ phần cho các ủy viên quản trị quản lý.
Tờ-rớt tạo ra sự kết hợp trên quy mô lớn, tập trung kiểm soát và điều hành, dùng chung các bằng phát minh sáng
chế. Nguồn vốn lớn của tờ-rớt khiến cho nó có khả năng mở rộng và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và có
sức mạnh đàm phán với các nghiệp đoàn lao động lúc này đã bắt đầu được tổ chức hoạt động có hiệu quả. Các tờ-rớt
cũng có thể yêu cầu được hưởng các điều kiện ưu đãi từ ngành đường sắt và gây tác động tới chính trị. Điều này
được thể hiện trong mức thuế rất đặc thù trong ngành đường sắt nhằm thu lợi nhuận cho các tập đoàn.

Trong giai đoạn này, ác cảm của công chúng đối với các tờ-rớt ngày càng tăng. Các tập đoàn khổng lồ bị những
cuộc tấn công mãnh liệt của các nhà cải cách lớn đương thời. Đạo luật Chống độc quyền mang tên Sherman được
thông qua năm 1890 cấm tất cả những sự kết hợp nhằm ngăn cản thương mại giữa các bang và đưa ra một số biện
pháp cưỡng chế với chế tài nghiêm khắc. Tuy vậy, những đạo luật này hầu như không có được thi hành ngay cả khi
được thông qua. Phải đến một thập niên sau, đạo luật này mới được thi hành và có tác dụng mạnh mẽ dưới thời
Tổng thống Theodore Roosevelt.

Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới. Những thập niên cuối thế kỷ XIX là giai đoạn bành trướng đế quốc
của Hoa Kỳ. Nguồn gốc dẫn đến sự bành trướng của Hoa Kỳ bao gồm nhiều lý do. Xét tình hình quốc tế, đây là giai
đoạn mà chủ nghĩa đế quốc phát triển điên cuồng. Các thế lực châu Âu xâu xé châu Phi và, cùng với Nhật Bản, cạnh
tranh lẫn nhau nhằm giành quyền lực chính trị và thương mại tại châu Á. Rất nhiều người Mỹ, trong đó có các nhân
vật đầy thế lực như Theodore Roosevelt, Henry Cabot Lodge và Elihu Root nhận thấy rằng, để đảm bảo quyền lợi
của chính mình, nước Mỹ cũng cần phải giành lấy cho mình những lợi ích kinh tế. Quan điểm này được tiếp sức bởi
các cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của lực lượng hải quân, theo đó mạng lưới các cảng biển và đội tàu của Mỹ
được mở rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Học thuyết bành trướng do định
mệnh, trước đây thường được viện dẫn tới nhằm biện minh cho công cuộc bành trướng lục địa của Mỹ, nay lại được
khẳng định lại với tuyên bố rằng nước Mỹ có quyền và nghĩa vụ mở rộng ảnh hưởng cũng như nền văn minh của
mình ra Bán cầu Tây và vùng biển Caribê cũng như các nước bên kia Thái Bình Dương.

Theo Lênin, hoạt động bành trướng tự nhiên của chủ nghĩa tư bản phát sinh từ nhu cầu không ngừng mở rộng vốn
đầu tư, nguyên vật liệu và nguồn nhân lực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa theo đó đòi hỏi mở rộng thuộc địa, là
một đặc điểm đánh dấu sự tồn tại rõ rệt của nền tư bản độc quyền.

Tư bản tài chính. Nền công nghiệp của Mỹ vào những năm cuối thế kỉ XIX phát triển không chỉ nhờ vào các nhà
công nghiệp vĩ đại. Một nền công nghiệp lớn đòi hỏi một lượng vốn lớn; sự phát triển kinh tế vượt bậc cần tới các
nhà đầu tư nước ngoài. John Pierpont (J.P) Morgan là nhà tài chính vĩ đại nhất của Mỹ đã thỏa mãn cả hai điều kiện
trên.

Trong suốt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Morgan làm chủ ngân hàng đầu tư lớn nhất tại Hoa Kỳ. Ngân hàng này
làm môi giới giữa các công ty chứng khoán Mỹ với các nhà đầu tư giàu có trong nước và ngoài nước. Trong khi
nước Mỹ chưa có một ngân hàng trung ương, ngân hàng của ông, trên thực tế, đã thực hiện nhiệm vụ của một ngân
hàng trung ương.

Morgan và công ty của ông không chỉ quản lý các công ty chứng khoán bảo lãnh cho nhiều vụ sáp nhập công ty
quan trọng, mà nó còn khởi xướng khá nhiều vụ sáp nhập đó. Morgan đạo diễn và thu những khoản lợi nhuận khổng
lồ từ các vụ sáp nhập. Đóng vai trò là ngân hàng chủ đạo của các dự án đường sắt, ông đã thành công trong việc
ngăn chặn sự cạnh tranh giữa các công ty. Các nỗ lực tổ chức của ông đã mang lại sự ổn định cho nền công nghiệp
Mỹ qua việc chấm dứt các cuộc chiến tranh giá cả và phần thua thiệt thường dần cho cho nông dân và các nhà sản
xuất nhỏ.

Bất mãn và cải cách. Như vậy, chủ nghĩa tư bản tự do đã thống trị xã hội Mỹ trong nửa sau thế kỷ XIX, khuyến
khích tập trung vốn và quyền lực vào tay một số người được bộ máy tư pháp ủng hộ nhằm chống lại những ai dám
thách thức hệ thống. Trong hệ thống này, học thuyết Darwin được đơn giản hóa và thấm nhuần, trong tư tưởng của
các nhà lãnh đạo, trong đó những nhà tư tưởng xã hội đường thời cho rằng sự tăng trưởng và công việc kinh doanh
rộng lớn của các doanh nghiệp nhỏ cùng với sự thịnh vượng của một số ít người bên cạnh sự nghèo đói của nhiều
người chỉ đơn giản là hệ quả sự tồn tại của những kẻ mạnh nhất và là một sản phẩm phụ tất yếu của sự tiến bộ.

Khi chủ nghĩa tư bản tự do dần phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản đế quốc, với khả năng liên minh và nắm
giữ quyền lực to lớn của các tập đoàn kinh tế, tài chính và chính trị, hoạt động của nước Mỹ hoàn toàn bị chi phối
nhằm kiếm được những lợi ích ngày càng dồi dào cho tầng lớp thống trị. Với đặc điểm sở hữu một nhà nước mạnh,
có thể điều hướng mọi hoạt động kinh tế xã hội, những người thường phải chịu thiệt là tầng lớp lao động. Khi mâu
thuẫn ngày càng lớn dần khi lợi ích của một số thành phần trong xã hội bị ảnh hưởng, đấu tranh, cải cách và cách
mạng là điều tất yếu.

Cụ thể, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy
gian khó. Khi phương thức sản xuất phát triển tạo ra số lượng nông sản lớn, lượng cung quá lớn lại làm đẩy giá nông
sản xuống thấp. Trong khi đó, mức cước phí vận chuyển bằng đường sắt là quá đắt để chuyên chở hàng hóa của họ
đến nơi tiêu thụ. Nông dân Mỹ cho rằng các loại thuế bảo hộ, trợ cấp cho các doanh nghiệp lớn đã khiến cho giá cả
trang thiết bị dùng cho nông nghiệp ngày càng tăng. Phải chịu áp lực đồng thời do chi phí cao và giá nông phẩm trên
thị trường lại quá rẻ, nông dân rất bất bình đối với các gánh nặng nợ nần ngày càng chồng chất và đối với các ngân
hàng đang tạm giữ tài sản thế chấp của họ. Tại miền Nam, chế độ nô lệ chấm dứt tuy nhiên nạn bóc lột lại gia tăng.
Nhiều đất nông nghiệp nay được canh tác bởi các lĩnh canh, tức là những người thuê đất để làm ruộng và phải trả
cho chủ đất một nửa nông phẩm thu hoạch được thay cho tiền thuê đất, tiền hạt giống và tiền chi trả cho các trang
thiết bị cần thiết. Đa phần trong số họ đã không thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần, và hy vọng duy nhất của họ
là tăng cường canh tác để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Điều này lại khiến bông và thuốc lá được sản xuất quá
nhiều, khiến cho giá thành giảm và khiến đất đai tiếp tục bị suy kiệt.

Cùng lúc đó, cuộc sống của người công nhân công nghiệp Mỹ cũng rất cực khổ. Thậm chí ngay cả vào những thời
kỳ thuận lợi thì đồng lương của họ vẫn thấp, giờ làm việc kéo dài và các điều kiện lao động rất khắc nghiệt. Chỉ có
một số rất ít sự thịnh vượng từ sự phát triển của đất nước là đến được với người lao động, vì phần lớn đã rơi vào túi
của những nhà cầm quyền. Hơn nữa, những cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên đã tàn phá nước Mỹ, khiến
đồng lương trả cho công nhân ngày càng ít đi và làm gia tăng nạn thấp nghiệp.

Đến cuối thế kỉ XIX, mức độ suy kiệt đất đai đã trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay sau nhiều năm canh tác
quá mức để đối phó với thuế má và nợ nần. Sự xuất hiện của khối Liên minh Nông dân tiếp đó đã đánh dấu những
động thái đấu tranh bước đầu, tổ chức này tập trung vào việc vận động mạnh mẽ để tăng cường quyền lực chính trị,
thứ công cụ mà các nhà cầm quyền sử dụng để bóc lột họ bấy lây nay. Một Đảng chính trị thứ ba – Đảng Nhân dân
(còn gọi là Đảng Dân túy) – đã nổi lên. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ từ trước tới nay, chưa có cơn sốt chính trị
nào tương tự như cơn sốt ủng hộ Đảng Dân túy và chủ nghĩa dân túy. Những người theo chủ nghĩa dân túy thông
thường thể hiện "giới tinh hoa" bao gồm về cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông, được mô tả như một
thực thể đồng nhất và bị buộc tội đặt lợi ích riêng của họ và thường là lợi ích của các nhóm khác—chẳng hạn như
các tập đoàn lớn, nước ngoài, hoặc người nhập cư—lên trên lợi ích của "nhân dân"

“Chúng ta gặp gỡ nhau khi đất nước đang phải chứng kiến sự suy thoái về đạo đức, chính trị và vật chất. Tham
nhũng thống trị các hòm phiếu, các cơ quan lập pháp, Quốc hội, và động chạm tới cả các quan chức tại tòa án…
Cùng sản sinh ra từ sự bất công của chính phủ, chúng ta đã chia thành hai giai cấp lớn – giai cấp nghèo khổ và
những nhà triệu phú.” Tuy vào những năm sau đó, Chủ nghĩa Dân túy dần bị chia rẽ bởi những quan niệm, chủ
trương khác nhau về cải cách, song, nhiều ý tưởng cải cách khác của phong trào này thì vẫn còn sống mãi.
Cho đến khi Theodore Roosevelt kế nhiệm chức tổng thống vào đầu thế kỉ XIX, mọi chuyện mới bắt đầu có những
chuyển biến tích cực. Phong trào tiến bộ xuất hiện vào thời điểm đó cũng như là một lá cờ tiên phong cho phong
trào cải cách đối phó lại sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản và sự suy đồi về chính trị đương thời. Khát vọng của
phong trào tiến bộ là xây dựng một nền dân chủ và công bằng xã hội rộng lớn hơn, duy trì một chính phủ trung thực,
điều tiết kinh doanh hiệu quả hơn và cam kết cải thiện các dịch vụ xã hội.

Vào đầu thế kỷ XX, hàng luật những bộ luật mới ra đời gồm thiết lập lại quyền bình đẳng và giảm gánh nặng về
kinh tế cho người lao động, đồng thời thanh lọc bộ máy chính quyền và loại bỏ những chính sách hà khắc – thứ công
cụ chuộc lợi của các tập đoàn kinh tế. Trong nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã có một hính sách nhằm tăng cường
sự kiểm soát của chính phủ thông qua việc thực thi các đạo luật chống độc quyền. Ông tin rằng một nền kinh tế tập
trung là không thể tránh khỏi (khá gần với quan điểm của Mác - Lênin về quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản độc
quyền), không phải tất cả những tập đoàn đều là xấu, vẫn tồn tại tập đoàn độc quyền là tốt, và nhiệm vụ của chính
phủ là phải có sự phân biệt minh bạch rõ ràng. Những chính sách này được bổ sung, hoàn thiện và thi hành cho đến
cuối thế kỉ XX, tạo ra những thay đổi sâu sắc trong lòng kinh tế, chính trị, xã hội Hoa Kì.

Càng về sau này, chế độ kinh tế - chính trị của Hoa Kì lại được phát triển theo hướng tổi thiểu thu hẹp chức năng
của nhà nước hơn và hướng đến một sự tự do mới, đề cao vai trò mỗi cá nhân trong toàn xã hội. “Một xã hội muốn
phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm được như vậy
phải có một môi trường xã hội đủ sự tự do, thông thoáng…”

“ Đi qua một chặng hành trình dài phát triển của chủ nghĩa tự do, có tạo dựng, có phát triển đến đỉnh cao rồi lại có
lúc suy tàn. Phải biết rằng, có những quy luật của cuộc sống là bất di bất dịch, có bắt đầu thì phải có kết thúc, có
lúc thăng hoa cũng phải có lúc trầm lặng, và vẫn luôn là thời thế thế thời, kẻ hợp thời, biết thích nghi thì mới tồn tại
tốt. Chỉ là, khi nhìn lại một chặng đường đã qua, có thể nhìn thấu những nguyên nhân cớ sự đằng sau ấy, lại thấy
có những việc ấy thế mà không thể trách khứ hay quy chụp điều gì. Có những cái kết không thể thoát khỏi quy luật
của thời đại, của cuộc sống. Suy cho cùng, con người lại càng nên chuẩn bị một tâm thế bình thản hơn trước những
chuyển dịch, biến cố trong tương lai, dẫu biết rằng có những việc là không dễ dàng…”

You might also like