Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

GV: Ts. Lữ Lâm Uyên

ĐỀ TÀI: Trình bày phương pháp giải quyết xung đột pháp luật và phân tích ưu,
nhược điểm của từng phương pháp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Anh


Lớp: LA001 khóa: 46
Mssv: 31201024099
Mã lớp học phần: 22C1LAW51101701

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2022


Phần I: Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.

Hiện nay, hội nhập quốc tế chính là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa (bao gồm
toàn cầu hóa các mối quan hệ về dân sự, về kinh tế, văn hóa, thương mại, hôn nhân & gia đình, và
nhiều các mối quan hệ khác) mà các mối quan hệ này đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Mỗi
quốc gia độc lập đều đã tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng để có thể điều chỉnh các
mối quan hệ trên. Tuy nhiên thì do các vấn đề như là địa lý, văn hóa, tư duy của mối quốc gia khác
nhau mà hệ thống pháp luật giữa các quốc gia khác nhau và thậm chí là có những quốc gia sẽ trái
ngược nhau. Do Việt Nam hiện nay đang tích cực để tham gia các hoạt động quốc tế, toàn cầu hóa nên
nó tất yếu sẽ dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài.
Và khi đó thì việc giải quyết những vấn đề này là hết sức cần thiết.

Do tính cần thiết của đề tài và do mong muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp giải quyết
xung đột trong tư pháp quốc tế. Từ đó có thể giải đáp những tò mò cũng như là có thể đưa ra những
quan điểm cá nhân về các phương pháp. Nên em quyết định chọn đề tài “Trình bày phương pháp
giải quyết xung đột pháp luật và phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp”.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ


2.1. Mục tiêu.

Có thể vận dụng kiến thức để nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng vào thực tế, vào đời sống và công
việc. Có cái nhìn tổng quan hơn vè tư pháp quốc tế nói chung và về xung đột pháp luật trong tư pháp
quốc tế nơi riêng. Để có thể hiểu và vận dụng kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực về tư pháp quốc
tế để có thể tổng hợp, phân tích và đặc biệt là giải quyết các vấn đề pháp lý.

2.2. Nhiệm vụ.

Em đề ra 3 nhiệm vụ chính cho đề tài.

- Nêu khái niệm, giải thích về xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế và các phương pháp
giải quyết xung đột trong tư pháp quốc tế.
- Ưu, nhược điểm của từng phương pháp giải quyết xung đột trong tư pháp quốc tế.
- Liên hệ thực tiễn để giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế,
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các quy phạm pháp luật về xung đột có yếu tố nước ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu phân tích về các phương pháp giải quyết xung đột
pháp luật.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này, em đã sử dụng phương pháp tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như là hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp, lý luận và thực tiễn.
Phần II: Nội dung

I. Khái niệm, các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
1. Khái niệm về xung đột pháp luật.

Như đã nêu ở trên thì mỗi quốc gia độc lập do khác nhau về văn hóa, môi trường, tư duy nên
mỗi bộ luật ở mỗi quốc gia khác nhau thậm chí là có thể trái ngược nhau. Nên việc mà một quan hệ
pháp luật có thể có nhiều hộ thống pháp luật điều chỉnh là điều hết sức bình thường. Vậy thì xung đột
pháp luật là gì?

Theo như “giáo trình tư pháp quốc tế của Đại học Luật Hà Nội”: Xung đột pháp luật có thể
hiểu là tình huống mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật có thể điều chỉnh một trạng thái nhất định của
một quan hệ pháp luật nhất định.

Theo như “giáo trình của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh”: Xung đột pháp luật là hiện
tượng có thể áp dụng hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài.

Tuy được hiểu theo các nào thì ta vẫn có thể tóm lại bản chất của xung đột pháp luật là sự khác
biệt hay thậm chí là trái ngược nhau giữa Hệ thống pháp lý. Khi tồn tại hai hệ thống pháp luật có thể
điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế thì sẽ xuất hiện một hiện tượng cá biệt, một hiện tượng tư pháp
quốc tế đặc biệt.

2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.

Xung đột pháp luật là một vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế. Nó tạo cơ sở cho phương
pháp giải quyết xung đột pháp luật. Tựu chung lại, giải pháp cho xung đột là nhà nước phải lựa chọn
một hệ thống pháp luật cụ thể để giải quyết quan hệ pháp luật phát sinh. Trên thực tế, tư pháp quốc tế
hiện nay của mỗi quốc gia đều có những cách thức, biện pháp riêng để điều chỉnh, xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự có tính chất đặc thù. Đó là hai phương pháp điều
chỉnh, cụ thể:

- Phương pháp xung đột


- Phương pháp thực chất

Mỗi phương pháp điều chỉnh đều có những ưu và nhược điểm riêng.

2.1. Phương pháp xung


đột
Phương pháp xung đột “là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ
thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”. Mà trong đó thì quy phạm xung
đột là quy phạm chỉ ra hệ thống pháp luật nào trong đó các hệ thống pháp luật đang xung đột được áp
dụng để giải quyết quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể.

a) Ưu điểm

Từ những đặc điểm của xung đột pháp luật của quy phạm xung đột nó thể hiện được tính chung
của phương pháp và nó không trực tiếp giải quyết các vấn đề cụ thể. Nó có một ý nghĩa quan trọng
trong Tư pháp quốc tế ngày nay, việc hội nhập quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Khi đó thì việc mà bảo hộ công dân của nước mình ở các nước ngoài là việc cần được
đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thì thực tế lại cho ta thấy chế độ chính trị đến văn hóa của mỗi nước khác
nhau, kể cả có cùng chế độ chính trị đi chăng nữa thì khi mà quy định về một vấn đề cũng khác nhau.
Vì vậy mà việc thừa nhận xung đột pháp luật chính là công cụ chủ yếu để có thể thiết lập và đảm bảo
trật tự trong quan hệ pháp lý quốc tế. Các ưu điểm ta có thể dễ dang thấy ở phương pháp này đó là:
Giải quyết vấn đề một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Từ đó thì có thể tránh được những tranh chấp gây
bất ổn đến quan hệ giữa các quốc gia, và điều quan trọng hơn cả là có thể điều hòa được lợi ích giữa
các quốc gia.

b) Nhược điểm

Tuy có những ưu điểm như vậy nhưng phương pháp này cũng có tồn tại một số các nhược điểm
như là:

- Vì quy phạm xung đột nó có những tính chất đặc thù và riêng biệt mà do đó có nhiều
trường hợp tòa án không thể nào chọn được luật thực chất để áp dụng bởi vì chưa có quy
phạm xung đột cho lĩnh vực đó. Tòa án lúc này cần xem xét hệ thống pháp luật của nước
mình để tìm ra các quy định cần thiết để có thể giải quyết vụ việc.
- Phương pháp này không hoàn toàn có tính trung lập hay khách quan. Vì là phương pháp
này sẽ dẫn chiếu đến luật của một nước nào đó để áp dụng.
- Nền kinh tế toàn cầu hiện đại ngày nay thì việc các hợp đồng thương mại giữa các bên đã
được phép tự do lựa chọn luật áp dụng. Vì thế mà các bên nhiều khi có thể tránh được
những hện thống, những rang buộc pháp lý mà họ đáng lẽ phải chịu.
2.2. Phương pháp thực
chất.
Phương pháp thực chất là phương pháp mà nó dung quy phạm thực chất, nó trực tiếp điều
chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế mà không cần qua bất kì khâu trung gian nào. Quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ pháp luật được phân định mọt cách trực tiếp. Các quy phạm thể hiện dưới
hai hình thức:

- Các điều ước quốc tế


- Trong các văn bản luật của 1 quốc gia.
a) Ưu điểm.

Với phương pháp thực chất thì cơ quan có thẩm quyền hay là các bên tham gia sẽ đối chiếu
những quy định có sẵn để giải quyết xung đột. Do đó nó sẽ có các ưu điểm:

- Vì nó trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong 1 quan hệ pháp lý cụ thể, do
đó mà việc giải quyết trở lên nhanh chóng hơn nếu ta xử dụng theo phương pháp này
- Những quy định cụ thể nên các bên biết trước những trách nhiệm pháp lý mà mình phải
găp, do vậy các bên có thể tự chủ động tránh được mâu thuẫn.
- Bên cạnh đó thì phương pháp này còn làm tăng tính thực thi của pháp luật, giảm thiểu sự
khác biệt giữa các quốc gia, từ đó có thể thậm chí loại bỏ mâu thuẫn trong luật pháp giữa
các nước.
b) Nhược điểm.
- Vì nó đã được quy định trực tiếp nên đôi khi có những quan hệ pháp sinh mà nó không thể
trù liệu được để điều chỉnh.
- Để mà có thể đi đến việc thống nhất ý chí giữa các quốc gia là điều hết sức khó khan vì
phần lớn các quốc gia có điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau. Và để
có được một quy phạm thực chất thành công thì cũng phải tốn không ít chi phí mà nhiều
quốc gia có thể không đủ điều kiện kinh tế để theo.
3. Tình huống.

Ông An (người Việt Nam), là một thương nhận và có trụ sở thương mại tại tp. Hồ Chí Minh.
Ông David (công dân Pháp), cũng là thương nhân và có trụ sở thương mại tại Paris. Hai ông kí hợp
đồng mua bán 1000 tấn hải sản đông lạnh. Trong hợp đồng thì hai bên có thỏa thuận lựa chọn luật của
Pháp để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh. Đến ngày 9/8/2019 là thời điểm giao hàng, ông An không
giao hàng cho ông David. Vì vậy, ông David đã khởi kiện ông An ra Tòa Án nhân dân tp. Hồ Chí
Minh.

Câu hỏi là Tòa Án nhân dân tp. Hồ Chí Minh có áp dụng luật của Pháp để giải quyết không?
Giải quyết tình huống.

Trong tình huống này thì sự kiện pháp lý phát sinh ở đây là quan hệ hợp đồng giữa ông An và
ông David. Trong hợp đồng thì hai bên chọn luật Pháp để giải quyết tranh chấp. Ông An do không
giao đúng hạn mà ông David đã khởi kiện ra Tòa Án nhân dân tp. Hồ Chí Minh.

Cơ sở pháp lý:

- Pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.


- Điều 664, điều 667, điều 683 BLDS 2015.

Giải quyết:

Theo Đ683,1 BLDS 2015 thì “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối
liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”

Do đó, Tòa Án nhân dân tp. Hồ Chí Minh áp dụng luật Pháp để giải quyết tranh chấp trên.
Tài liệu tham khảo

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx

https://luatduonggia.vn/uu-diem-nhuoc-diem-cua-cac-phuong-phap-giai-quyet-xung-dot-phap-
luat/#21_Phuong_phap_thuc_chat

https://luanvanluat.com/tieu-luan-mon-tu-phap-quoc-te-giai-quyet-xung-dot-phap-luat/
#1_Khai_niem_xung_dot_phap_luat

https://www.studocu.com/row/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/phap-luat-dai-cuong/
tieu-luan-phap-luat-dai-cuong-ve-xung-dot-phap-luat-trong-tu-phap-quoc-te-va-cach-giai-
quyet/24409097

https://123docz.net//document/2640681-tieu-luan-cac-phuong-phap-giai-quyet-xung-dot-phap-
luat.htm

You might also like