Báo Cái Bài Tập Nhóm 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI TẬP NHÓM


TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH
CÁC ĐIỀU KIỆN NHÓM D TRONG INCOTERMS

MÔN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


LỚP HỌC PHẦN: IBS2003_46K01.4
GVHD: DƯƠNG HẠNH TIÊN

NHÓM 1
1. Nguyễn Thị Thùy Linh – 46K01.4
2. Lê Ngọc Ánh – 46K01.4
3. Tống Hồ Huyền Trang – 46K01.4
4. Lê Thị Hồng Dung – 46K01.4
5. Dương Thị Trà My – 46K01.4
6. Nguyễn Thị Hoàng Nhi – 46K01.4

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................ 2
I. Cung cấp nội dung khái quát về nhóm D và những khác biệt so với các nhóm
còn lại E, F, C...................................................................................................................4
1. Cung cấp nội dung khái quát về nhóm D.........................................................4
2. Những khác biệt của nhóm D so với các nhóm còn lại E, F, C........................4
II. Trình bày từng điều khoản, cho 1 ví dụ tương ứng với mỗi điều khoản.............5
1. DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến)...............................................5
1.1. Khái niệm.......................................................................................................5
1.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DAP................................................................5
1.3. Chi phí các bên phải chịu...............................................................................6
1.4. Nghĩa vụ của người mua và người bán trong DAP........................................6
1.5. Về việc chuyển giao hàng hoá........................................................................7
1.6. Bảo hiểm hàng hoá trong DAP......................................................................7
1.7. Ví dụ áp dụng DAP........................................................................................7
2. DPU – Delivered at place unloaded (Giao tại điểm đến đã dỡ).......................7
2.1. Khái niệm.......................................................................................................7
2.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DPU................................................................7
2.3. Chi phí các bên phải chịu...............................................................................8
2.4. Nghĩa vụ của người bán và người mua...........................................................9
2.5. Về việc chuyển giao hàng hóa......................................................................10
2.6. Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DPU Incoterms 2020...........................10
2.7. Ví dụ áp dụng DPU......................................................................................10
3. DDP - Delivered Duty Paid (Giao hàng tại đích đã nộp thuế).......................10
3.1. Khái niệm.....................................................................................................10
3.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DDP..............................................................10
3.3. Chi phí các bên phải chịu.............................................................................12
3.4. Nghĩa vụ của người bán và người mua.........................................................12
3.5. Về việc chuyển giao hàng hóa:....................................................................13
3.6. Bảo hiểm hàng hóa trong DDP Incoterms 2020:..........................................13
3.7. Ví dụ áp dụng DDP......................................................................................13
III. So sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 điều kiện DAT, DPU và DDP...........13
1. Điểm giống....................................................................................................13
2. Điểm khác......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15
I. CUNG CẤP NỘI DUNG KHÁI QUÁT VỀ NHÓM D VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT
SO VỚI CÁC NHÓM CÒN LẠI E, F, C.

1. Cung cấp nội dung khái quát về nhóm D

- Nhóm D bao gồm các điều khoản:

DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến)


DPU – Delivered at Place Unloaded (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống)
DDP – Delivered Duty Paid (Giao hàng đã nộp thuế)

- Những điều khoản thuộc nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ có chữ cái đầu viết tắt là D.
Chữ cái D xuất phát từ “Delivered” thể hiện rằng đây là nhóm các điều khoản quy định
người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đã giao hàng cho người mua tại điểm đến
cuối theo quy định.
- Riêng điều khoản DPU là quy tắc mới có trong Incoterm 2020. Điều khoản này sẽ thay
thế cho DAT trong Incoterms 2010. Điều khoản DPU có thể coi là một điều khoản kết
hợp giữa DAT (giao hàng đã được dỡ tại điểm tập kết) và DAP (giao hàng tại bất cứ địa
điểm đến nào).
- Để có thể lựa chọn chính xác các điều kiện nhóm D trong Incoterm 2020, phải xem xét
2 yếu tố:

+ Nghĩa vụ dỡ hàng tại nơi đến


+ Nghĩa vụ thông quan nhập khẩu
2. Những khác biệt của nhóm D so với các nhóm còn lại E, F, C

- Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc
trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu. Nhóm D sẽ áp
dụng cho một số trường hợp đặc biệt không thuộc nhóm E, F, C:
+ Nhóm E có đặc điểm là người bán không chịu bất cứ trách nhiệm gì một khi hàng
hóa đã được đưa ra khỏi xưởng và bàn giao cho người mua. 
+ Nhóm F có nét cơ bản là không có trách nhiệm, miễn trách nhiệm cho người bán khi
hàng hóa chuyển từ cảng đi đến cảng đến.
+ Ở nhóm E, người bán chỉ giao hàng, còn chịu mọi trách nhiệm về chi phí và rủi ro sẽ
do người mua chịu. Đến nhóm F, trách nhiệm của người bán có được tăng lên, đề cập đến
trách nhiệm chuyên chở. Đến nhóm C, trách nhiệm của người bán lại tăng lên đó là đảm
nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ (cảng của nước nhập khẩu) cho người mua.
II.TRÌNH BÀY TỪNG ĐIỀU KHOẢN, CHO 1 VÍ DỤ TƯƠNG ỨNG VỚI MỖI
ĐIỀU KHOẢN

1. DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến)

1.1. Khái niệm


- DAP (giao tại nơi đến) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các
nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người
bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế
(International Chamber of Commerce – ICC) công bố.
- DAP có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của
người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi
rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

1.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DAP

a. Về phương thức vận tải


Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có
nhiều phương tiện vận tải tham gia.
b. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DAP – Delivered at Place)
Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự
định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.
Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định. Các bên nên quy
định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định.
c. Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định
Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng
tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có
thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người mua hoàn trả chi phí này.
d. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Điều khoản DAP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần.
Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu, không phải trả thuế
nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu xảy ra trường hợp người
mua không thông quan được nhập khẩu, hàng hóa sẽ bị giữ lại ở cảng hoặc ở bãi tại nước
nhập khẩu.
Người mua chịu trách nhiệm về việc mất mát và hư hỏng hàng hóa có thể xảy ra khi
hàng hóa bị giữ lại cho tới khi hàng hóa được chuyển tới 1 địa điểm nằm trong nội địa
nước nhập khẩu, từ đây người bán lại tiếp tục chịu rủi ro và chi phí với mất mát hoặc hư
hỏng của hàng hóa cho tới khi giao hàng.

1.3. Chi phí các bên phải chịu trong điều kiện DAP

1.3.1 Chi phí người bán chịu trong điều kiện DAP

- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu


- Mọi chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa cho tới khi giao hàng trừ các chi phí
do người bán chịu như là các chi phí làm thủ tục nhập khẩu
- Chi phí dỡ hàng nếu nó nằm trong hợp đồng vận tải
- Các chi phí giao chứng từ cho người mua.

1.3.2 Chi phí người mua chịu trong điều kiện DAP

- Chi phí làm thủ tục nhập khẩu: thuế nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu, các chi phí
khác nếu phát sinh vấn đề liên quan đến giấy phép.
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận hàng.
- Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán kí kết.
- Chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí

1.4. Nghĩa vụ của người mua và người bán trong DAP

1.4.1 Nghĩa vụ người bán

- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong
hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.

1.4.2 Nghĩa vụ người mua

- Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
- Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
- Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
- Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
- Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin
cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được
các thông thi này cho người bán.

1.5. Về việc chuyển giao hàng hoá

Với điều kiện DAP Incoterms 2020, việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành
khi người bán đưa được hàng đến tại điểm giao hàng đã quy định vào thời gian đã thỏa
thuận, sẵn sàng để dỡ xuống từ phương tiện vận tải. Người mua sẽ lo việc dỡ hàng và
chịu trách nhiệm từ đó.

1.6. Bảo hiểm hàng hoá trong DAP

Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện DAP
Incoterms 2020.

1.7. Ví dụ áp dụng DAP

Công ty Tan Trieu Co ở Việt Nam kí hợp đồng với công ty Summo Co ở Nhật Bản.
Hàng hóa là 15 container hàng chuối tươi, nếu hai bên thỏa thuận theo điều kiện mua bán
DAP thì khi đó người bán sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và trả chi phí vận
tải để vận chuyển hàng tới Yokohama C/Y và hàng hóa chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải.
Trong tình huống này, người bán chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

2. DPU – Delivered at place unloaded (Giao tại điểm đến đã dỡ)


2.1. Khái niệm

- DPU (giao hàng tại điểm dỡ hàng), là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ
thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ
người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế
(International Chamber of Commerce – ICC) công bố.
- Với DPU Incoterms 2020, người bán chịu mọi rủi ro và chi phí đưa hàng tới và dỡ
hàng, đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại điểm đến quy định. DPU là điều kiện
duy nhất quy định người bán phải dỡ hàng xuống tại nơi đến.

2.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DPU

a. Về phương thức vận tải


Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có
nhiều phương tiện vận tải tham gia.
b. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DPU – Delivered at Place Unloaded)
- Giao hàng đã dỡ tại nơi đến có nghĩa là bên bán đã giao hàng khi có sự có mặt của
người mua. Đồng nghĩa với việc hàng hóa đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải
của người bán. Bên cạnh đó, người bán cũng sẽ phải chịu mọi rủi ro liên quan đến hành
hóa từ kho hàng của mình cho đến khi hàng hóa đã được dỡ từ phương tiện vận tải xuống
địa điểm nhận.
- Trong các điều kiện Incoterms, chỉ có duy nhất DPU yêu cầu người xuất khẩu sẽ phải
dỡ hàng ở nơi cần đến. Chính vì thế, bên xuất khẩu phải đủ khả năng sắp xếp việc bốc dỡ,
nếu không chắc chắn thì có thể thêm điều kiện DAP vào hợp đồng. Các bên nên quy định
về điểm giao hàng càng chi tiết càng tốt bởi:

+ Mọi rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa chỉ chuyển qua người mua tại nơi giao hàng,
vì thế nên cả 2 phải đưa ra quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng.
+ Người bán sẽ phải chịu mọi chi phí để đưa hàng đến nơi hẹn và dỡ hàng xuống,
đồng nghĩa đây là lúc chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua hàng.
+ Địa điểm này là nơi người bán ký hợp đồng vận tải và đưa hàng đến. Nếu xảy ra vấn
đề thì người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro (nếu có).
c. Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định
Về cơ bản, mọi chi phí bốc dỡ hàng hóa tại nơi giao hàng sẽ do bên bán (người xuất
khẩu) thanh toán toàn bộ.
d. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Khi chọn điều kiện DPU, đồng nghĩa với việc bên sẽ phải thực hiện các công việc
thông quan, xuất khẩu hàng hóa (nếu cần). Tuy nhiên, người bán cũng không có nghĩa vụ
phải làm các thủ tục thông quan, không phải trả thuế và phí khi thông quan. Điều này có
nghĩa nếu người mua không thể thông quan hàng hóa dẫn đến việc bị giữ lại ở cảng hay
bãi giữ hàng của nước nhập khẩu, thì người nhập khẩu sẽ phải chịu mọi rủi ro.

2.3. Chi phí các bên phải chịu

2.3.1 Người bán chịu

- Chi phí xuất khẩu và quá cảnh: bao gồm chi phí hải quan, thuế, giấy phép xuất khẩu và
quá cảnh, export security clearance, các chi phí liên quan đến xin giấy phép.
- Mọi chi phí liên quan đến việc ký kết hợp đồng vận chuyển: vận chuyển hàng hóa từ
nước xuất khẩu cho đến khi bốc dỡ và giao hàng cho người mua. (trừ các chi phí do
người bán chịu như là các chi phí làm thủ tục nhập khẩu)
- Chi phí dỡ hàng xuống điểm giao hàng
- Chi phí về việc kiểm tra: bao gồm chi phí kiểm tra chất lượng, đo lường, cân, đo, đếm,
bao bì hàng hóa có nhãn phù hợp hay không
- Các chi phí giao chứng từ cho người mua.

2.3.2 Người mua chịu

- Trả tiền hàng cho người bán


- Chi phí làm thủ tục nhập khẩu: thuế nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu, các chi phí
khác nếu phát sinh vấn đề liên quan đến giấy phép.
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận hàng.
- Các chi phí phát sinh ở phía người bán liên quan đến thủ tục nhập khẩu tại nước nhập
khẩu.

2.4. Nghĩa vụ của người bán và người mua

2.4.1 Nghĩa vụ của người bán

- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong
hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.
- Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải ở địa điểm giao hàng.

2.4.2 Nghĩa vụ của người mua

- Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
- Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
- Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
- Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
- Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin
cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được
các thông thi này cho người bán.
2.5. Về việc chuyển giao hàng hóa

Với điều kiện DPU Incoterms 2020, việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành
khi người bán đưa được hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào thời
gian đã thỏa thuận, đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua.

2.6. Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DPU Incoterms 2020

Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa trong DPU Incoterms 2020.

2.7. Ví dụ áp dụng DPU

Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng với công ty B ở Nhật Bản. Hàng
hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, cảng xuất hàng là sân bay Nội Bài Hà
Nội, cảng nhập hàng là sân bay Narita Tokyo Nhật Bản. Nếu hai bên thỏa thuận theo điều
kiện mua bán DPU thì khi đó người bán sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chở hàng đến
sân bay Nội Bài, cước vận chuyển quốc tế và giao hàng đến điểm giao hàng được chỉ
định (điểm M) và phải dỡ hàng xuống tại điểm M. Trong tình huống này, điểm chuyển
giao rủi ro giữa người bán và người mua là khi hàng hóa đã được dỡ xuống tại điểm M.

3. DDP - Delivered Duty Paid (Giao hàng tại đích đã nộp thuế)

3.1. Khái niệm

- DDP (viết tắt bởi cụm từ: Delivered Duty Paid, nghĩa là: Giao hàng tại đích đã nộp
thuế) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi
ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa tù người bán sang người mua theo
tiêu chuẩn Icoterms do Phòng Thương mại Quốc tế công bố.
- Theo điều kiện DDP, người bán chịu trách nhiệm Giao hàng đã thông quan nhập khẩu,
có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa
dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến
quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
- DDP được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều
phương tiện vận tải tham gia.

3.2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DDP

a. Về phương thức vận tải


Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có
nhiều - phương tiện vận tải tham gia.
b. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro:
- Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông
quan nhập khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên
phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro
liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
- Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt:

+ Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang cho người mua tại điểm giao
hàng, thế nên tốt nhất là hai bên quy định càng rõ ràng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi
giao hàng.
+ Người bán chịu chi phí để đưa hàng đến điểm giao hàng, bao gồm cả thông quan
nhập khẩu, tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang
người mua.
+ Địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng
đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì với hàng hóa trước khi hàng tới điểm giao hàng, mọi tôn
thất sẽ do người bán chịu.
c. Chú ý dành cho xuất khẩu:
Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong
giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vẫn chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng
mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kì loại
thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác.
d. Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định:
Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng
tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa
thuận trước về người bán sẽ được người hoàn trả chi phí này.
e. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
Điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu cần, cũng đồng thời
là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và thuế nhập khẩu nào để hoàn tất các
thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu. Nếu người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ
chức thông quan nhập khẩu cho lô hàng, và cảm thấy người mua có khả năng và thuận
lợi hơn mình trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc DAP
hoặc DPU, theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến địa điểm giao hàng nhưng sẽ
không phải làm các thủ tục nhập khẩu.
3.3. Chi phí các bên phải chịu

3.3.1 Người bán chịu

- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.


- Mọi chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa cho tới khi giao hàng.
- Các chi phí lấy các chứng từ cần thiết để nhập khẩu, có thể nhờ mua lấy hộ nhưng phải
chịu chi phí này.
- Chi phí dỡ hàng xuống điểm giao hàng nếu nó nằm trong hợp đồng vận tải.

3.3.2 Người mua chịu:

- Trả tiền hàng cho người bán


- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận hàng.
- Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán kí kết.
- Mọi chi phí phát sinh bởi người bán nếu người mua không kịp thời hỗ trợ lấy các
chứng từ cần thiết phục vụ cho việc làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu của người bán
hay không thông báo chính xác về thời gian địa điểm nhận hàng.

3.4. Nghĩa vụ của người bán và người mua

3.4.1 Nghĩa vụ của người bán:

- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định.
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng.
- Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
- Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong
hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.

3.4.2 Nghĩa vụ của người mua:

- Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
- Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan.
- Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như hợp đồng.
- Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi nhận hàng.
- Người mua không cần mua bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông tin
cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được
các thông thi này cho người bán.

3.5. Về việc chuyển giao hàng hóa:

Với điều kiện DDP Incoterms 2020, việc chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành
khi người bán đưa được hàng đến điểm giao hàng, dưới sự định đoạt của người mua, đã
thông quan nhập khẩu và sẵn sàng để dỡ xuống.

3.6. Bảo hiểm hàng hóa trong DDP Incoterms 2020:

Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa trong DDP Incoterms 2020.

3.7. Ví dụ áp dụng DDP

Người bán: Tan Trieu Co, Viet Nam; Người mua: Summo Co, Japan

Hàng hóa là 20 container cơm dừa sấy khô loại 1, áp dụng điều kiện DDP: Người bán
chịu mọi rủi ro và chi phí (kể cả thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, đóng thuế nhập
khẩu) để giao hàng tại kho của người mua.

III. SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA 3 ĐIỀU KIỆN DAT,
DPU VÀ DDP

1. Điểm giống

Những điều khoản thuộc nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ có chữ cái đầu viết tắt là D.
Chữ cái D xuất phát từ “Delivered” thể hiện rằng đây là nhóm các điều khoản quy định
người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đã giao hàng cho người mua tại điểm đến
cuối theo quy định.

2. Điểm khác

Có thể phân biệt các điều khoản nhóm D Incoterm 2020 theo bảng sau:

Nghĩa vụ của Dỡ hàng tại Thông quan nhập Tổng thể nghĩa vụ
người bán nơi đến khẩu của người bán

DAP     CIP + rủi ro


DPU X   DAP + Dỡ hàng

DDP   X DAP + Nhập khẩu

Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng với công ty B ở Hàn Quốc.
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, cảng xuất hàng là sân bay Nội Bài
Hà Nội, cảng nhập hàng là sân bay Seoul Hàn Quốc

- TH1: Nếu hai bên thỏa thuận theo điều kiện mua bán DPU thì khi đó

+ Người bán có trách nhiệm: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chở hàng đến sân bay
Nội Bài, cước vận chuyển quốc tế và giao hàng đến điểm giao hàng được chỉ định (điểm
M)
+ Người mua sẽ trả thuế nhập khẩu
+ Điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua là khi hàng hóa được đưa đến
điểm M

- TH2: Nếu hai bên thỏa thuận theo điều kiện mua bán DPU thì khi đó

+ Người bán sẽ có trách nhiệm: tương tự như trên và phải dỡ hàng xuống tại điểm M;
+ Người mua sẽ trả thuế nhập khẩu
+ Điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua là khi hàng hóa đã được dỡ
xuống tại điểm M
- TH3: Nếu hai bên thỏa thuận theo điều kiện DDP thì khi đó

+ Người bán sẽ có trách nhiệm: thủ tục hải quan xuất khẩu, chở hàng đến sân bay Nội
Bài, cước vận chuyển quốc tế, trả thuế nhập khẩu và giao hàng đến điểm giao hàng được
chỉ định (điểm M)
+ Điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua là khi hàng hóa được đưa đến
điểm M
*Lưu ý: Trách nhiệm và chi phí nhập khẩu có thể được tách riêng ra cho từng bên bằng
những quy định bổ sung trong hợp đồng dựa theo bảng sau:

Quy định trong hợp đồng Thủ tục nhập khẩu Chi phí nhập khẩu
DDP not cleared for import Người mua Người bán

DAP/DPU cleared for import Người bán Người mua

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://fesvn.com/2020/02/13/dieu-kien-dap-incoterms-2020/
https://maitranspro.com/dieu-kien-dap-la-gi/
https://fesvn.com/2020/02/13/dieu-kien-dpu-incoterms-
Sách INCOTERMS® 2020 - Quy Tắc Của ICC Về Sử Dụng Các Điều Kiện Thương Mại
Quốc Tế Và Nội Địa
https://phaata.com/thi-truong-logistics/ddp-la-gi-862.html
https://fesvn.com/2020/02/13/dieu-kien-ddp-incoterms-2020/

You might also like