Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: 

Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch , không có bùn đất bám vào là một
biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng
phương pháp chống ăn mòn nào sau đây.

A. Cách li kim loại với môi trường.


B. Dùng phương pháp điện hoá.
C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D. Dùng phương pháp phủ.
Câu 2: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05
mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy
khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản
ứng là:

A. 20,88 gam     B. 6,96 gam C. 24 gam     D. 25,2 gam


Câu 3: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá ?

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.


B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội,
C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2.
D. Na cháy trong không khí ẩm.
Câu 4: Điện phân nóng chảy 76 gam muối MCl2 thu được 0,64 mol khí Cl2 ở anot.
Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 80%. Tên của M là: 

A. Cu B. Ca C. Mg D. Zn
Câu 5: Cho các cặp kim loạị nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe
và Zn ; Fe và Sn ; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số
cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 1.  B. 2.  C. 4.  D. 3


Câu 6: Nhúng đồng thời một thanh kẽm và một thanh sắt vào dung dịch H2SO4,
nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.

Dự đoán hiện tượng xảy ra như sau ;

(1) Hiđro thoát ra từ 2 thanh kim loại, khí từ thanh kẽm thoát ra mạnh hơn.

(2) Dòng điện phát sinh có chiều đi từ thanh sắt sang thanh kẽm.

(3) Khối lượng thanh kẽm giảm xuống.

(4) Nồng độ Fe2+ trong dung dịch tăng lên.


Trong các hiện tượng trên, số hiện tượng được mô tả đúng là:

A. 1.  B. 2.  C. 4.  D. 3.


Câu 7: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;


Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch Số
trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1.  B. 2.  C. 4.  D. 3.


Câu 8: Một đồng xu bảng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thới gian có thể
quan sát được híện tượng nào sau đây?

 A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.


 B, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.
 C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen.
 D, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

(3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.

(4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

 A. (1), (2), (3), (4) và (5)


 B. (1) và (3)
 C. (2) và (5)
 D. (3) và (5)
Câu 10: Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra:
A. Sự oxi hóa ở cực dương
B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm
C. Sự khử ở cực âm
D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
Câu 11: Điện phân 200ml một dung dịch có hòa tan Cu(NO3)2 và AgNO3 với
cường độ dòng điện là 0,804A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất
thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng 3,44 gam. Nồng độ mol của mỗi
muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch ban đầu là:

A. 0,2M và 0,3M B. 0,1M và 0,2M


C. 0,1M và 0,1M D. 0,1M và 0,4M
Câu 12: Sắt không bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong
không khí

A. Sn     B. Zn C. Ni     D. Pb
Câu 13: Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt
muối Cu2+ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn)? 
A. Xảy ra sự ăn mòn điện hóa 
B. Muối Cu2+ có tác dụng xúc tác cho phản ứng
C. Tạo ra dạng hỗn hống
D. Xảy ra sự ăn mòn hóa học 
Câu 14: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường
xung quanh gọi là :

A. Sự ăn mòn hóa học.


B. Sự ăn mòn kim loại.
C. Sự ăn mòn điện hóa.
D. Sự khử kim loại
Câu 15: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học :

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.  B. 2.  C. 4.  D. 3.


Câu 16: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng.
Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các
phương pháp sau đây:
A. Dùng hợp kim chống gỉ.
B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.a
D. Phương pháp điện hoá.
Câu 17: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện
cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì
khối lượng

A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.


B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
Câu 18: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu
nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan
trong dung dịch X là chất nào sau đây ?

A. H2SO4    B. MgSO4    C. NaOH   D. CuSO4
Câu 19: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan
sát được hiện tượng:

A. Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn.


B. Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.
C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.
D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.
Câu 20: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi
tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn
trước là:

A. I, II và IV
B. I, III và IV.            
C. I, II và III.             
D. II, III và IV.

You might also like