Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MỤC LỤC

I. Nhiệm vụ – Công dụng – Yêu cầu – Phân loại:....................................................................................................2


II. Pha phối khí & Nguyên lý làm việc của cơ cấu phối khí:......................................................................................3
III. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí – Các loại cơ cấu phối khí:......................................................3
3.1. Nguyên lý làm việc của các cơ cấu phân phối khí:.......................................................................................3
3.1.1. Nguyên lý làm việc & cơ cấu phân phối khí kiểu Xupap đặt:..............................................................3
3.1.2. Nguyên lý làm việc & cơ cấu phân phối khí kiểu Xupap treo:............................................................4
3.2. Phân loại cơ cấu khí:.....................................................................................................................................5
3.2.1. Dẫn động trục cam:..............................................................................................................................5
3.2.2. Số lượng Xupap & trục cam:................................................................................................................6
IV. Kết cấu các chi tiết chính trong HT phân phối khí:...........................................................................................7
4.1. Trục cam:.......................................................................................................................................................7
4.1.1. Công dụng:...........................................................................................................................................7
4.1.2. Cấu tạo:.................................................................................................................................................7
4.2. Cam phối khí:................................................................................................................................................8
4.3. Con đội:.........................................................................................................................................................8
4.3.1. Công dụng:...........................................................................................................................................8
4.3.2. Kết cấu:.................................................................................................................................................8
4.3.3. Phân loại con đội:.................................................................................................................................8
4.4. Đũa đẩy:......................................................................................................................................................10
4.5. Cò mổ:.........................................................................................................................................................10
4.5.1. Nguyên lý hoạt động:.........................................................................................................................10
4.5.2. Cấu tạo:...............................................................................................................................................10
4.5.3. Vật liệu chế tạo:..................................................................................................................................10
4.6. Xupap:.........................................................................................................................................................10
4.6.1. Công dụng:.........................................................................................................................................10
4.6.2. Kết cấu các bộ phận của Xupap:........................................................................................................10
4.7. Các bộ phận khác trên cơ cấu phối khí:......................................................................................................12
4.7.1. Đế Xupap:...............................................................................................................................................12
4.7.2. Ống dẫn hướng Xupap:......................................................................................................................12
4.7.3. Lò xo Xupap:......................................................................................................................................12

1
I. Nhiệm vụ – Công dụng – Yêu cầu – Phân loại:
- Cơ cấu phối khí có Nhiệm vụ nạp đầy hỗn hợp khí (đông cơ xăng) hoặc
không khí (động cơ Diesel) vào các Xylanh ở kỳ nạp & thải sạch khí
cháy trong các Xylanh ra ngoài ở kỳ xả.
- Yêu cầu đối với cơ cấu phối khí:
o Đảm bảo nạp đẩy & Thải sạch.
o Đảm bảo đóng kín buồng cháy.
o Đóng mở đúng thời gian quy định.
o Ít mòn – Tiếng kêu bé.
o Dễ điều chỉnh, sửa chữa giá thành chế tạo rẻ.
- Cơ cấu phối khí trong động cơ đốt trong phân thành 2 loại:
o Cơ cấu phối khí dùng van trượt: Loại này giá thành chế tạo cao,
kết cấu phức tạp nên ít được dùng.
o Cơ cấu phối khí dùng Xuppap: Việc đóng mở được thực hiện bởi
Xuppap  Do giá thành rẻ, dễ chế tạo nên loại này được SD
phổ biến trên động cơ.

II. Pha phối khí & Nguyên lý làm việc của cơ cấu phối
khí:

- Như ta đã thấy, độ mở Xupap trong quá trình trao đổi khí thực tế có chút
khác biệt. Cụ thể là Các kỳ nạp – thải có xu hướng mở sớm và dài
hơn so với các kỳ nổ và nén. Nguyên nhân là để đảm bảo yêu cầu nạp
đầy – thải sạch.

2
- Nguyên lý làm việc cơ cấu phối khí: Trục khuỷu dẫn động trục cam
quay làm cho các vấu cam trên trục cam tác động vào cơ cấu trục gian
(đũa đẩy, cò mổ,…) hoặc tác động trực tiếp để tác động vào Xupap làm
mở đường nạp (hoặc đường thải).

III. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí – Các
loại cơ cấu phối khí:
III.1. Nguyên lý làm việc của các cơ cấu phân phối khí:
III.1.1. Nguyên lý làm việc & cơ cấu phân phối khí kiểu Xupap
đặt:
- Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc  Trục khuỷu quay  dẫn
động trục cam quay, các cam nạp(xả) quay  Tỳ vào con đội  Đẩy
con đội tỳ vào đuôi Xupap  Xupap đi lên  Lò xo nén lại  Cửa hút
(xả) mở ra  Hỗn hợp nhiên liệu (Đ/C xăng) hoặc không khí (Đ/C
Diesel) qua cửa hút nạp vào buồng cháy.

3
III.1.2. Nguyên lý làm việc & cơ cấu phân phối khí kiểu Xupap
treo:

- Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc  Trục khuỷu quay  Dẫn
động trục cam quay  Các cam nạp & xả quay  Tỳ lên con đội 
Đẩy con đội đi lên đẩy đũa đẩy (Nếu có)  Đẩy cò mổ đi lên  Đầu
còn lại cò mổ đi xuống đuôi Xu-pap  Đẩy Xupap đi xuống mở cửa hút
& xả.

4
III.2. Phân loại cơ cấu khí:
III.2.1. Dẫn động trục cam:
- Trong ĐCĐT, ta dùng dẫn động trục cam theo các cách sau:

A. Truyền động bánh răng:


- Dẫn động bánh răng (dẫn động trực tiếp) được trang bị cho ô tô tải, công
suất lớn và trục cam ở gần trục khuỷu.
- Bộ truyền bánh răng cho phép làm việc êm & bảo đảm liên kết chính
xác giữa 2 trục.
B. Truyền động xích:
- Phù hợp với khoảng cách trục lớn. Tuy nhiên độ chính xác pha phối khí
& ồn do kết cấu phụ thuộc vào độ căng xích  Để đảm bảo độ căng
xích ta sử dụng cơ cấu căng xích.
C. Dẫn động bằng bộ truyền đai thang:
- Được sử dụng trên động cơ ô tô do: Làm việc êm, không cần bôi trơn &
phù hợp với khoảng cách trục lớn.
- Để đảm bảo khả năng truyền chính xác  Dây đai có cơ cấu căng đai.
- Bộ truyền đai đảm bảo ăn khớp êm, trọng lượng nhỏ  Giảm được lực
quán tính giúp tăng được tuổi thọ của các chi tiết trên cơ cấu.
- Nhưng dây đai bị mòn & gião dễ làm sai lệch pha phối khí.

5
 Động cơ 4 kỳ hiện nay sử dụng bộ truyền xích hay đai răng được thay thế định
kỳ được thay thế theo thời gian sử dụng.

III.2.2. Số lượng Xupap & trục cam:


A. Số Xuppap trong một Xylanh:
- Nhằm bảo đảm yêu cầu nạp đầy – thải sạch , có thể bố trí nhiều xupap
trên 1 Xylanh.
- Phương pháp bố trí Xupap nạp – thải:

- Động cơ có đường kính xylanh nhỏ, thường bố trí dạng a.


- Bố trí dạng b,c sử dụng 2 trục cam đặt song song với nhiều Xupap.
- Bố trí dạng d được sử dụng với xylanh đường kính lớn.
 Việc bố trí Xupap còn liên quan tới việc bố trí trục cam & lỗ lắp Bugi.
B. Phương án lắp đặt Xupap:
- Xupap được bố trí theo 2 phương pháp:
o Xupap đặt: Tán xupap ngửa lên trên, tựa vào thân máy. Có Ưu
điểm là khi cơ cấu phối khí lỏng, các chi tiết không rơi vào buồng
đốt. Tuy nhiên không gian buồng cháy lớn  Hạn chế việc nâng tỷ
số nén động cơ.
o Xupap treo: Tán Xupap hướng vào buồng đốt, tựa vào nắp
máy. Có thể thu gọn diện tích buồng cháy, Dẫn hướng dòng khí
tốt hơn. Được sử dụng phổ biến trên các động cơ ngày nay.
- Các phương án bố trí Xupap treo:

6
- Bố trí một trục cam trên nắp máy (OHC):Trục cam bố trí giữa nắp
máy dẫn động 2 dãy Xupap.
- Bố trí 2 trục cam trên nắp máy (DOHC): Mỗi trục cam dẫn động các
Xupap cân thiết  Dễ làm mát thân xupap, kết cấu đơn giản nên được
sử dụng phổ biến hiện nay.
- Bố trí 1 trục cam trong nắp máy (CIH): Trục cam đặt trong nắp máy
dẫn động 2 Xupap.
- Dẫn động cam trực tiếp (DOHC): Sử dụng cam để đội trực riếp
Xupap.

7
IV. Kết cấu các chi tiết chính trong HT phân phối khí:
IV.1. Trục cam:

IV.1.1. Công dụng:


- Dùng để điều khiển việc đóng mở Xupap theo đúng thứ tự làm việc của
Xylanh.
- Hoặc dùng để chia điện (Đ/C xăng).

IV.1.2. Cấu tạo:


- Trục cam gồm các bộ phận sau:
o Cổ trục & ổ trục cam: Có dạng hình trụ để đỡ cho trục cam
quay. Trong cổ trục có khoét rãnh dầu để bôi trơn.
- Đối với trục cam dẫn động gián tiếp: Trục cam thường lắp trong ổ
trục trên thân máy; số ổ trục Z=i/2+1=3 (Trục cam ít cổ  Dùng cho
động cơ xăng).
- Trong cơ cấu phối khí dùng cam dẫn động trục tiếp DOHC. Giá đỡ ổ
trục thường làm rời rồi lắp lên nắp Xylanh hoặc làm thành ổ trục cam
riêng rồi lắp lên nắp Xylanh  Giúp cho kết cấu nắp xylanh đơn
giản, Dễ bôi trơn & lắp ghép hơn.
 Để giữ cho trục cam không dịch chuyển dọc theo trục, ta phải dùng ổ chắn dọc
trục bằng cách lợi dụng các mặt bên của cổ trục tỳ lên mặt bích chắn để hạn chế
việc di chuyển dọc trục của trục cam.

8
IV.2. Cam phối khí:

- Là chi tiết được lắp ghép hoặc đúc liền với trục cam.
- Trong động cơ ô tô – máy kéo, trục cam thường không phân đoạn & làm
các cam được làm liền trục.
- Hình dạng & vị trí cam phân phối quyết định bởi thứ tự làm việc, góc
phối khí & số kỳ của động cơ.
- Vị trí trục cam cùng tên quyết định thứ tự làm việc của Xylanh &
chiều quay động cơ.

IV.3. Con đội:


IV.3.1. Công dụng:
- Là chi tiết truyền lực trung gian & chịu lực nghiêng do cam phối khí gây
ra.

IV.3.2. Kết cấu:


- Gồm 2 phần chính:
o Phần dẫn hướng (Thân con đội).
o Phần mặt tiếp xúc cam phối khí.
- Phân dẫn hướng có dạng hình trụ.
- Phần mặt tiếp xúc cam phối khí có nhiều dạng khác nhau, ta chia làm 3
loại chính:
o Con đội hình nấm (hoặc trụ).
o Con đội con lăn.
o Con đội thủy lực.

9
IV.3.3. Phân loại con đội:
A. Con đội hình nấm (hoặc trụ):

- Con đội dạng này được dùng rất nhiều.


- Khi sử dụng con đội loại này, phải dùng cam lồi. Đường kính mặt nấm
tiếp xúc với cam phải lớn để tránh hiện tượng kẹt.
- Mặt tiếp xúc của con đội hình nấm là mặt cầu có bán kính R rất lớn 
Tránh hiện tượng mòn vẹt con đội (hoặc cam). Khi tiếp xúc là mặt
cầu giúp con đội tiếp xúc với mặt cam tốt  Tránh được hiện tượng
cào xước.
B. Con đội con lăn:

- Giảm được ma sát. Dùng được cho tất cả loại cam.


- Phản ánh được chính xác quy luật nâng hạ của cam tiếp tuyền & cam
lõm.

10
- Nhược điểm con đội này là kết cấu phức tạp & khó chế tạo  Rất ít
được dùng.
C. Con đội thủy lực:

- Trong quá trình làm việc  Xupap & các chi tiết bị giãn nở vì nhiệt 
Tránh hiện tượng “Cong vênh” Xupap  Phải để khe hở nhiệt ở phần
dẫn động Xupap.
- Do có khe hở nhiệt nên quá trình đóng mở Xupap sẽ gây ra tiếng gõ va
đập giữa con đội vs Xupap  Để tránh hiện tượng trên ta dùng con đội
thủy lực.
- Ưu điểm của con đội thủy lực là:
o Không tồn tại khe hở nhiệt  Không gây va đập => Tránh được
tiếng gõ & không cần điều chỉnh khe hở nhiệt.
o Có thể tự động thay đổi trị số Thời gian tiết diện cơ cấu phối
khí. Khi RPM động cơ tăng  Khả năng rò rỉ dầu giảm đi 
Xupap mở sớm hơn khi RPm Động cơ cao  Tốt cho QT nạp
động cơ.
- Nguyên lý hoạt động:
o Trước khi mở Xupap: Dầu đi từ thân máy 3  Lỗ 4 vào thân con
đội 5  Theo lỗ 12 vào thân Piston  Áp lực dầu đẩy bi cầu 6 
Làm mở lỗ van một chiều 13  Dầu điền vào khoang dưới Piston
 Đến khi áp suất 2 khoang cân bằng thì ngừng lại.

11
o Khi mở Xupap : Vấu cam 16 đẩy con đội  Dầu trong khoang
dưới Piston bị nén lại  Đẩy bi cầu 6 tỳ lên lỗ van một chiều 13
 Biến thân con đội & Piston thành 1 khối cứng  Đẩy Xupap
nạp (hoặc thải) đi xuống  Mở cửa nạp (thải).
o Sau khi mở Xupap: Khi vấu cam hết tỳ vào thân con đội  Lò xo
hồi vị kéo Piston về vị trí lỗ 3 trùng với lỗ 4 của thân máy & thân
con đội  Áp lực giảm do dầu thất thoát qua các lỗ  Xupap
đóng đường nạp ( thải).
 Trong quá trình làm việc, nếu cơ cấu Xupap bị gian nở  Đuôi Xupap sẽ ấn vào
Piston 11  Làm dầu phía dưới Piston bị rỉ qua khe hở thân con đội & Piston ra ngoài 
Hạn chế được hiện tượng cong vênh.

IV.4. Đũa đẩy:

- Là 1 thanh thép rỗng có mặt tiếp xúc là hình cầu hoặc Lõm.
- Thường làm từ thép Carbon Trung bình.

IV.5. Cò mổ:
IV.5.1. Nguyên lý hoạt động:
- Cò mổ là chi tiết truyền lực trung gian 1 đầu tiếp xúc với con đội (Hoặc
đũa đẩy). Đầu còn lại tiếp xúc với đuôi Xupap.
- Khi con đội đẩy 1 đầu cò mổ  Đầu còn lại đi xuống nén lò xo Xupap
& mở cửa nạp.

12
IV.5.2. Cấu tạo:

- Đầu tiếp xúc với con đội thường có vis chỉnh để điều chỉnh khe hở
nhiệt.
- Đầu tiếp xúc với đuôi Xupap có mặt hình trụ.
- Mặt ma sát giữa trục & bạc lót trên cò mổ được bôi trơn bằng dầu nhờn
trong phần rỗng của trục.
IV.5.3. Vật liệu chế tạo:
- Được dập bằng thép Carbon TB hoặc dập bằng thép tấm rồi hàn 2 nửa
với nhau (Đối với Đ/Cơ cỡ nhỏ).
 Chiều dài 2 cánh tay đòn của cò mổ là # nhau. Cánh tay đòn trục cam lc< phái
Xupap lxp. Có tỷ số truyền: lxp/lc = 1,2 – 1,8 => Làm vậy là để giảm hành trình con
đội  Để giảm lực quán tính cơ cấu phân phối khí.

13
IV.6. Xupap:

Kết cấu của Xuppap nạp (Trái) – Xupap thải (Phải)


IV.6.1. Công dụng:
- Công dụng: Đóng mở các cửa nạp & xả.

IV.6.2. Kết cấu các bộ phận của Xupap:


- Cấu tạo Xupap gồm 3 phần:
o Nấm Xupap (Đế Xupap);
o Thân Xupap;
o Đuôi Xuppap;

14
A. Nấm Xupap:

- Nơi làm việc của nấm Xupap là mặt côn có góc côn nằm trong khoảng
15 – 450. Đa số Xupap đều dùng góc côn 450. Góc côn càng nhỏ 
Tiết diện lưu thông càng lớn, nhưng Góc côn quá nhỏ  Không đạt
về độ cứng vững, dễ bị cong vênh & không kín với đế Xupap.
- Thông thường, có 3 loại nấm Xupap sau:
o Nấm bằng: Ưu điểm là dễ chế tạo, dùng cho cả Xupap nạp & thải.
Đa số động cơ hiện nay sử dụng loại này.
o Nấm lõm: Cải thiện được tình trạng lưu thông khí nạp & tăng
độ cứng vững phần nấm Xupap. Nhưng nhược điểm là chế tạo
khó, mặt chịu nhiệt Xupap lớn  Dễ hỏng. Loại này thường dùng
cho động cơ máy bay.
o Nấm Lồi: Cải thiện được tình trạng lưu thông khí thải (Do mặt
nấm lồi hạn chế tạo thành xoáy lốc khi thải khí). Nhưng chế tạo
khó & diện tích chịu nhiệt lớn.
 Việc tản nhiệt cho Xupap cực kỳ khó khăn, vì vậy trong Xupap thải thường làm
rỗng để chứa Na giúp nấm Xupap thu nhiệt & truyền lên cho thân nhanh & tốt hơn.
B. Thân Xupap:
- Có Công dụng dẫn hướng chuyển động của Xupap, tản nhiệt cho đế
Xupap & chịu lực nghiêng khi đóng mở.
- Để Hạ thấp nhiệt độ Xupap, ta thường làm tăng đường kính thân
xupap.
- Để tránh hiện tượng Xupap mắc kẹt trong ống dẫn hướng  Đường
kinh thân Xupap ở phần chuyển tiếp với nấm thường làm nhỏ đi 1
chút.

15
C. Đuôi Xupap:

- Có kết cấu đặc biệt để lắp lò xo.


- Khi dẫn động Xupap gián tiếp (thông qua con đội):
o Đĩa lò xo được lắp = 2 móng hãm hình côn (Hình b).
o Đuôi Xupap được tôi cứng mặt trên do con đội hay cò mổ trực tiếp
va đập vào đuôi.
- Khi Cam đội trực tiếp:
o Đuôi Xupap được lắp với lò xo theo kết cấu hình a:
o Đĩa lò xo 1 vặn vào thân Xupap 3. Mặt dưới của đĩa vis có nhiều
răng để ăn khớp với đĩa lò xo.
 Để tăng tuổi thọ cho Xupap, ta làm cơ cấu xoay Xupap quanh trục của nó (Do
xoay đượcc  Giúp mòn đều & nấm tiếp xúc khít với đễ hơn  Ít bị cong vênh).

16
IV.7. Các bộ phận khác trên cơ cấu phối khí:
IV.7.1. Đế Xupap:

- Công dụng: Được ép vào đường nạp & đường thải để giảm hao mòn
cho nắp xylanh (Cơ cấu Xupap treo) hoặc thân máy (Cơ cấu Xupap
đặt).
- Kết cấu rất đơn giản chỉ là 1 vòng hình trụ có vát mặt côn để tiếp xúc
với mặt côn của nấm Xupap.
- Đế Xupap được làm bằng thép hợp kim hay Gang hợp kim (Gang
trắng).
- Đế được ép có độ dôi vào nắp máy hoặc thân máy.

IV.7.2. Ống dẫn hướng Xupap:

- Công dụng: Để dễ sữa chữa, tránh hao mòn cho nắp máy & thân máy
 Sử dụng ống dẫn hướng & lắp với Xupap theo chế độ lắp lỏng.
- Thường được chế tạo bằng gang hợp im hoặc gang dẻo được nhiệt
luyện.

17
IV.7.3. Lò xo Xupap:

A. Công dụng:
- Giúp đóng kín Xupap trên đễ Xupap.
- Đảm bảo chuyển động theo đúng quy luận cam phân phối khó  Hạn
chế được hiện tượng va đập mặt can khi đóng mở Xupap.
B. Vật liệu:
- Được chế tạo từ thép lò xom D= 3 – 5 mm.
C. Cấu tạo:
- Là lo xo xoắn ốc hình trụ, có 4 – 10 vòng công tác.
- Số vòng công tác ít  Lò xo chịu ứng suất càng lớn.
- Nếu số vòng công tác quá nhiều  Lò xo quá dài, độ cứng giảm 
Số dao động/s bị giảm  Gây cộng hưởng.
- Hiện tượng Cộng hưởng làm lò xo bị gãy & gây va đập manhk 
Chuyển sang sử dụng lò xo có bước xoắn thay đổi (hoặc lắp vành giảm
rung – Vành làm việc theo nguyên tắc lợi dụng sự ma sát giữa lò xo với
vành để giảm tiêu hao công).
- Đối với động cơ cao tốc  Lực quán tính của cơ cấu phối khí có lò xo
sẽ rất lớn  Va đập siêu mạnh  Sử dụng cơ cấu phối khí không có lò
xo Xupap (Có ưu điểm là Ít va đập, đảm bảo quy luật phối khí nhưng
nhược điểm là khó chế tạo & điều chỉnh siêu khó khăn).

18
Cơ cấu Xupap không dùng lò xo

19

You might also like