Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

( Chào cô và lớp + giới thiệu tên ng thuyết trình và bài thuyết trình của nhóm )

Trước hết, bên mình xin giả dụ


*Phát cho bạn AKhoi và HDuc mỗi ng 1 viên pin, khây đựng pin và yêu cầu các bạn lắp
thành mạch điện để đèn sáng. Nhma kì lạ đèn của HDuc lại sáng, của Akhoi lại không. Đức
gợi ý bảo Khôi lắp đèn ngược lại. ngạc nhiên là đèn lại sáng ?

- Tại sao kì lạ vậy ta? Chúng ta cùng tìm hiểu nha.


- Tác dụng chỉ cho dòng điện qua theo 1 chiều vì trong đèn led có những lớp vật liệu đặc biệt
gọi là chất bán dẫn. hôm nay mời cô và các bạn tìm hiểu về chất bán dẫn này nha.

Phần dầu: Tìm hiểu chất bán dẫn:


Chất bán dẫn là gì?
- Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện.
- Chất bán dẫn có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không
dẫn điện.
- Tính bán dẫn có thể thay đổi khi có tạp chất, những tạp chất khác nhau có thể tạo tính bán
dẫn khác nhau.

1. Tính chất điện của bán dẫn:


- Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn kim loại và nhỏ hơn điện môi.
- Điện trở suất tỷ lệ nghịch với nhiệt độ.
Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng,
điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.
- Điện trở của bán dẫn giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của tác nhân ion hóa.
- Tính chất của bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
Điện trở suất của chất bán dẫn giảm rất mạnh khi pha một ít tạp chất.
Phân loại:
+ Bán dẫn tinh khiết
+ Bán dẫn tạp chất:
- Bán dẫn loại n
- Bán dẫn loại p
Và chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm về bán dẫn tạp chất ở phần sau nha
2. Bản chất dòng điện trong bán dẫn.
- Trước khi vào phần nội dung, mời cô và các bạn cùng xem qua 1 video nói về bản chất
dòng điện trong chất bán dẫn để có thể dễ dàng hiểu được các nội dung chính của mục này
nhaa.
- Như mọi người đã xem video, về
1. Hạt tải điện trong chất bán dẫn
- Do chuyển động nhiệt, 1 số liên kết trong tinh thể bị bẻ gãy nên sẽ giải phóng các electron
tự do.
- Chỗ liên kết đứt sẽ thiếu 1 electron và hình thành lỗ trống (mang điện tích dương). Lỗ trống
có thể di chuyển được.
- Trong bán dẫn tinh khiết, số e tự do = số lỗ trống
=> Khi điều kiện nhiệt độ tăng lên, khả năng dẫn điện của chất bán dẫn tinh khiết cũng tăng
theo.
.
Đây là hình ảnh thể hiện sự di chuyển của các electron và các lỗ trống. Mọi người có thể
dễ dàng thấy được rằng khi nhiệt độ tăng lên, liên kết màu xanh trong tinh thể biến mất,
từ đó electron sẽ di chuyển ra bên ngoài tạo thành electron tự do, đồng thời xuất hiện lỗ
trống như mọi người đã thấy ở trên ảnh.

2. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn


- Dòng điện trong chất bán dẫn cho thấy quá trình chuyển động ngược chiều của các electron
so với điện trường (vì electron mang điện tích âm). Các lỗ trống bên trong phân tử chuyển
động cùng chiều điện trường (Vì lỗ trống mang điện tích dương). Nói đơn giản là sự di
chuyển có hướng của các lỗ hổng và các electron.

Đây là hình ảnh thể hiện hướng mà các electron và các lỗ trống di chuyển so với điện trường.
Như mình đã nói ở phần trên, electron di chuyển ngược với điện trường vì mang điện tích
âm. Còn lỗ trống mang điện dương nên di chuyển cùng chiều điện trường.

3.Bán dẫn tạp chất:


- Mọi người có thấy quen thuộc không nào ? Đúng rồi, tụi mình đã nhắc đến Bán dẫn tạp chất
ở phần một la mã. ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn nha
- Trước tiên, mời cô và các bạn cùng xem một đoạn video trước khi vào phần này để hiểu rõ
hơn về nội dung này nhé.
-
a) Bán dẫn loại n
-Thí nghiệm với mẫu silic pha tạp P, As, Sb…(có 5 e hóa trị), thí nghiệm chứng tỏ hạt tải
điện trong đó mang điện âm gọi là loại n.

- Hạt điện cơ bản là electron và hạt điện không cơ bản là lỗ trống.

- Ở loại n, mức năng lượng của chất cho gần vùng dẫn & không có trong vùng hóa trị.

- Ở đây, dòng điện lưu thông qua vật liệu nhờ sự dư thừa của các electron tự do được cung
cấp bởi dopant. Do đó, chất bán dẫn loại N được coi là nhà tài trợ điện tử.

Đây là hình ảnh minh hoạ.

b) Bán dẫn loại p

- Với mẫu silic pha tạp (Bo, Al, Ga…), thí nghiệm chứng tỏ hạt tải điện mang điện dương gọi
là loại p.

- Hạt điện cơ bản là lỗ trống và hạt điện không cơ bản là electron.

- Ở loại p, mức năng lượng của chất nhận gần vùng hóa trị & không có trong vùng dẫn.

- Do điện tích dương của khe hở của liên kết, loại dây dẫn này được gọi bằng chữ "P" và do
đó, chúng được công nhận là chất nhận điện tử.

- Dòng điện tử đi qua các khoảng trống của liên kết tạo ra một dòng điện chạy ngược chiều
với dòng điện có nguồn gốc từ các electron tự do

Đây là ảnh minh hoạ. Khác so với ảnh trước phải không nào mọi người?

4.Lớp chuyển tiếp P-N:

- Các bạn có nắm được thế nào là bán dẫn tạp chất chưa nào? Tiếp theo hãy cùng nhau xem
một video nữa về một nội dung mới mà vô cùng thú vị là lớp chuyển tiếp p-n nha!

-Định nghĩa: lớp chuyển tiếp p–n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang
tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.

a) Sự hình thành lớp chuyển tiếp p-n (lớp nghèo)

-Miền bán dẫn loại p hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống.

-Miền bán dẫn loại n hạt tải điện chủ yếu là electron tự do.
⟹ Tại lớp chuyển tiếp p-n electron tự do và lỗ trống trà trộn vào nhau

-Khi electron gặp lỗ trống (nơi liên kết thiếu electron), nó sẽ nối lại liên kết và một cặp
electron–lỗ trống bị biến mất.

-Ở lớp chuyển tiếp p-n, sẽ hình thành một lớp không có hạt tải điện được gọi là lớp nghèo.

-Ở lớp chuyển tiếp p-n (lớp nghèo), về phía bán dẫn n có các ion đôno tích điện dương, về
phía bán dẫn P có các ion axepto tích điện âm.

-Điện trở của lớp nghèo rất lớn.

b) Dòng điện chạy qua lớp nghèo

- Nếu đặt một điện trường có chiều hướng từ bán dẫn p sang bán dẫn N thì:

+Lỗ trống trong bán dẫn p sẽ chạy theo cùng chiều điện trường vào lớp nghèo.

+Electron trong bán dẫnn sẽ chạy ngược chiều điện trường vào lớp nghèo.

- Lúc này lớp nghèo có hạt tải điện và trở nên dẫn điện. Vì vậy, sẽ có dòng điện chạy qua lớp
nghèo từ miền bán dẫn p sang miền bán dẫn n.

=> Lớp nghèo chỉ cho dòng điện qua nó theo 1 chiều duy nhất từ p sang n.

- Quy ước:

+Chiều dòng điện qua lớp nghèo từ p sang n: chiều thuận.

+Chiều dòng điện không qua lớp nghèo từ n sang p: chiều ngược.

- Đến đây thì ta hãy trở lại với thí nghiệm 2 chiếc đèn LED của bạn AKhoi Và Đức.
- Tính chất dẫn điện chỉ theo 1 chiều của lớp chuyển tiếp p-n đã được ứng dụng để chế
tạo đèn led. Nếu để ý 2 chân đèn led mng có thể thấy 2 chân của chúng k bằng nhau.
- Trong thí nghiệm, bạn Đức đã gắn phần chân dài nối với bán dẫn loại P vào cực
dương của Nguồn, Giúp cho dòng điện dễ dàng đi qua đèn theo chiều thuận và làm
đèn sáng
- Ngược lại thì ban đầu bạn AKhoi lại gắn phần cực dương của nguồn vào phần chân
ngắn nối với bán dẫn loại N khiến cho dòng điện bị cản trở khiến đèn không sáng
được
c) Hiện tượng phun hạt tải điện

-Khi dòng điện đi qua lớp chuyển tiếp p- n theo chiều thuận, các hạt tải điện đi vào lớp nghèo
có thể đi tiếp sang miền đối diện. Ta nói có hiện tượng phun hạt tải điện từ miền này sang
miền khác.

-Tuy nhiên, chúng không thể đi xa quá khoảng 0,1mm, vì cả hai miền p và n úc này đều có
electron và lỗ trống nên chúng dễ gặp nhau và biến mất từng cặp

5.Diod bán dẫn:

Diod bán dẫn là gì?


Diod bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, nó cho phép dòng điện đi qua nó
theo một chiều cố định mà không theo chiều ngược lại nhờ các tính chất của các chất bán
dẫn.

-Hiện nay có rất nhiều loại Diod bán dẫn khác nhau như:Diod chỉnh lưu thông thường,Diod
LED, Diod ổn áp,…

- Đây là một số ảnh minh hoạ mọi người có thể tham khảo qua

Cấu tạo

Diod bán dẫn được tạo nên từ các chất bán dẫn, trong đó có 2 tấm bán dẫn p và bán dẫn n
được ghép lại với nhau, giữa chúng có 1 lớp chuyển tiếp p-n và chúng được nối với 2 chân ra
là anode và cathode.

-Ngày nay, hầu hết các chất bán dẫn đều được làm từ silic, ngoài ra đôi khi người ta cũng sử
dụng các chất bán dẫn như selen và germani.

Nguyên lý hoạt động

-Khối bán dẫn p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương, do vậy nó có xu hướng di
chuyển sang khối bán dẫn n (chứa các điện tử tự do). Cùng lúc đó, tấm bán dẫn n lại truyền
các điện tích âm sang khối bán dẫn p. Khi đó khối bán dẫn n thiếu hụt các electron, dư thừa
điện tích dương nên nó nhiễm điện tích dương. Ngược lại khối bán dẫn p lại nhiễm điện âm.

-Ở bề mặt tiếp giáp của 2 khối bán dẫn, các điện tích tiến lại gần nhau và mang lại những
nguyên tử trung hòa về điện. Quá trình này xảy ra có thể khiến chúng phát ra năng lượng
dưới dạng ánh sáng (diot đèn LED) hoặc là bức xạ điện từ ở gần đó.
-Ở lớp chuyển tiếp p-n, chúng không dẫn điện tốt. Trừ khi điện áp vùng tiếp xúc được cân
bằng bởi điện áp bên ngoài thì nó mới dẫn điện. Và đây cũng chính là nguyên lý hoạt động
của điốt bán dẫn.

-Nếu chúng ta đặt điện áp bên ngoài ngược với điện áp tiếp xúc, sự khuyếch tán của các điện
tử và lỗ trống không bị ngăn trở bởi điện áp tiếp xúc nữa và vùng tiếp giáp dẫn điện tốt. Và
nếu như ngược lại thì chúng sẽ không dẫn điện.

Những ứng dụng của Diod bán dẫn trong đời sống

-Với khả năng chỉ cho phép dòng điện đi từ anode sang cathode,Diod được sử dụng cho việc
chỉnh lưu dòng điện từ dòng xoay chiều sang dòng điện 1 chiều.

-Ngoài ra, nội trở trong Diod thay đổi rất lớn, nó được ứng dụng làm công tắc điện tử, đóng
ngắt bằng điều khiển mức điện áp.

-Ta hay nhắc đến Diod phát quang, một ứng dụng to lớn của Diod trong công nghệ chiếu
sáng cực kì tiết kiệm năng lượng như hiện nay, đó là đèn LED.

6.Transistor:

- Đây là phần đọc thêm nhưng mà lại vô cùng thú vị nên nhóm mình xin chia sẻ qua cho mọi
người cùng biết với nha.

-Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng thường được sử dụng như một
phần khuếch đại hay khóa điện tử. Với khả năng đáp ứng nhanh lẹ và chính xác, nên
transistor được ứng dụng nhiều trong ứng dụng số như: điều chỉnh điện áp, mạch khuếch đại,
tạo dao động hay điều khiển tín hiệu.
Cấu tạo:
-Transistor được cấu tạo bởi ba lớp bán dẫn ghép lại với nhau, tạo thành hai mối tiếp giáp p-
n. Nếu ghép theo thứ tự p-n-p ta sẽ được transistor thuận. Ngược lại, nếu ghép theo thứ tự n-
p-n ta được transistor ngược.
Transistor ngược:
n-p-n với miền p rất mỏng.
Gồm 3 cực: E (Emitor), B (Base), C (Collector)
Hoạt động:
Giữ cho điện thế các cực:
+ VE = 0
+ VB > VE đủ để có phân cực thuận
+ VC khoảng 10V (tương đối lớn)
Do miền p rất mỏng nên e có thể di chuyển từ miền n này, xuyên qua lớp nghèo và sang miền
n bên kia làm điện trở tiếp xúc B và C giảm nhanh => làm khuếch đại dòng điện.
.
Chúng mình có làm một thí nghiệm nhỏ để chứng minh chức năng của transitor. Mời cô và
mọi ngưởi xem qua
( Nhớ nói rõ nói nguyên liệu, giải thích, cách làm, nguyên lí hoạt động tại sao đèn lại sáng)

You might also like