Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thành lập Đảng:
- Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc:
+ Năm 1911 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường
cách mạng vô sản.
 Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin Giải đáp những
vấn đề cơ bản và chỉ dẫn sự nghiệp cứu nước.
 Tháng 12/1920, từ lý luận của Leenin thì Nguyễn Ái Quốc ủng hộ
việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã
hội Pháp.

+ Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường
cách mạng vô sản mới giành thắng lợi.

- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập
Đảng:
+Về tư tưởng:
 Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
 Năm 1922 viết báo “Người cùng khổ” và viết nhiều bài cho các báo
“Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ
thực dân Pháp (1925).
 Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, viết bài
cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế
của Quốc tế Cộng sản.
 Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định ‘Đảng muốn vững phải có
chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy’ truyền bá tư tưởng vô sản, lý luận M.Lenin vào
phong trào công nhân và phong tào yêu nước.

+ Về chính trị:

 Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng
giải phóng dân tộc
 Khẳng định con đường giải phóng dân tộc bị áp bức là giải phóng
giai cấp, và giải phóng dân tộc.  đường lối chính trị của Đảng phải
hướng tới giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào,
hướng tới xây dựng nhà nước mang lại quyền và lời ích cho nhân
dân.
 Đối với các dân tộc thuộc địa, Người xác định rằng cách mạng “là
việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai
người’
 29/9/1928, phát động phong trào ‘Vô sản hóa’ truywwnf bá tư
tưởng vô sản, rèn luyện cán bộ và xây dựng phát triển tổ chức của
công nhân.

+ Về tổ chức:

 Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ năm 1920
đến năm 1924, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta.
 Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc)
để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí
luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
 Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Quảng Châu (Trung Quốc).

- Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Công sản Việt Nam:


+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam là: Động
Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản
liên đoàn.
+ Sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức này gây ảnh hưởng không tốt đến tiến
trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất.
+ Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức và chủ trì hội nghị
hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thống nhất thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam.

2. Hãy so sánh điểm GN và KN giữa luận cương và cương lĩnh

GN:
 Phương hướng chiến lược: Tư sản dân quyền cách mạng tiến lên Xã
hội chủ nghĩa bỏ qua tư bản chủ nghĩa.(XHCN/XHCS)
 Mâu thuẫn cơ bản: Dân tộc và giai cấp
 2 nhiệm vụ cách mạng: đánh đế quốc và đánh phong kiến
 Đánh đế quốc để giải quyết dân tộc
 Đánh phong kiến để giải quyết giai cấp.
 Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản
 Mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam hay Cách
mạng Đông Dương đều là 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

KN:

Cương lĩnh chính trị/ Nguyễn Ái Quốc (2/1930)

 Phạm vi, quy mô: Việt Nam


 Do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng
 Có hai văn kiện, đó là: ‘Chánh cương vắn tắt của Đảng’ và ‘Sách lược
vắn tắt của Đảng’  phản ánh về đường hướng phát triển và những
vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
 Cách mạng tư sản dân quyền:
 Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc,
không bao gồm cách mạng ruộng đất.
 Mâu thuẫn chủ yếu: Dân tộc
 Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

 Nhiệm vụ chủ yếu: đánh đế quốc


 “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập”.
 Cương lĩnh đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm
vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong
đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.

 Cụ thể hóa nhiệm vụ: Đánh Đế quốc  Phong kiến


 Lực lượng cách mạng: Công nhân+Nhân dân+ Trí thức+ Tiểu tư sản+(Địa
chủ, phú nông, trung nông, tư sản dân tộc) đông đảo của dân tộc.

 Đúng đắn, sáng tạo, phù hợp (vì xuất phát từ thực tiễn)
 Tính đúng đắn thể hiện ở chỗ: phù hợp với thực tiễn, phản ánh đúng yêu
cầu của thực tiễn. Cụ thê:
 Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến( mâu thuẫn
chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm
lược)
 Cương lính đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân
tộc(chống đế quốc) và nhiệm vụ dân chủ(chống phong kiến)
 Nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc được đưa lên hàng
đầu.
 Tính sáng tạo:
 Xác định các bước phát triển tuần tự của cách mạng Việt Nam
khác với các nước tư bản.
 Tập hợp những lực lượng được xem là đối tượng (tư sản, địa
chủ) coi họ là lực lượng

Luận cương chính trị/ Trần Phú(10/1930)

 Phạm vi, quy mô: Đông Dương

 Từ 14 – 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần
thứ nhất tại Hương Cảng tức Hồng Kông (Trung Quốc). Quyết
định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
 Cách mạng tư sản dân quyền:
 Bao gồm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất.

 Mâu thuẫn chủ yếu: Giai cấp

 Diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là “một bên thì thợ
thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong
kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
 Nhiệm vụ chủ yếu: đánh phong kiến
 Phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các
cách bóc lột theo lối tiền tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách
mạng cho triệt để và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập”

 Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư
sản dân quyền”  là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.

 Cụ thể hóa nhiệm vụ: Đánh Phong kiến Đế quốc


 Lực lượng cách mạng:
 Công nhân+Nhân dân
 Các giai cấp khác là đối tượng của cách mạng.

 Hạn chế cơ bản:


 Chưa nêu đúng mâu thuẫn chủ yếu  chưa đạt được nhiệm vụ giải
phóng dân tôc (chống đế quốc) lên hàng đầu.
 Không đánh giá đúng vai trò của các giai cấp khác…
 Nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất(nhấn mạnh
chống phong kiến)

3. Vai trò của Đảng đối với thắng lợi T8/1945:

You might also like