Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ÔN THI HSG TOÁN 9 CẤP HUYỆN

PHẦN: HÌNH HỌC


Bài 1: Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến với đường
tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của MO với AB. Kẻ đường kính BD
của (O). MD cắt (O) tại C khác D. Kẻ tiếp tuyến tại C của (O) cắt MA, MB lần lượt tại E
và F. OE cắt DA tại K.
a. Chứng minh: AKHO là hình bình hành suy ra KCHO là hình thang cân.
b. Chứng minh: 3 đường thẳng CD, HK, AF đồng quy.

Lời giải:
a. Vì BD là đường kính của (O) nên góc BAD = 90°
=> AD // MO (cùng vuông góc với AB)
Gọi I là giao điểm của AH với OK. Xét ∆IHO và ∆MBD, có:
Góc IHO = MBD = 90°
Vì OE là đường trung trực của AC nên góc IOA = COA/2 = CDA = DMO (slt)
Góc IAO = AMO (phụ góc MAH) = OMB
=> Góc HIO = IOA + IAO = DMO + OMB = BMD
=> ∆IHO ~ ∆MBD (g.g)
=> HI/HO = BM/BD (1)
∆AHO ~ ∆MBO (g.g)
=> HO/HA = BO/BM (2)
Lấy (1) nhân (2)
=> HI/HA = BO/BD = 1/2
=> IH = IA
=> ∆IAK = ∆IHO (g.c.g)
=> IK = IO nên AKHO là hình bình hành
Xét ∆KHO và ∆OCK, có KO chung và:
Vì OK là đường trung trực của AC nên góc KCO = KAO = OHK và góc CKO = AKO =
HOK
=> ∆KHO = ∆OCK (g.c.g)
=> CK = HO kết hợp góc CKO = HOK
=> KCHO là hình thang cân
b. Gọi L là giao điểm của AF với KH. C/m M, L, D thẳng hàng
Góc BOF = BOC/2 = BDC
=> OF // MD, mà OB = OD
=> OF là đường trung bình của tam giác MBD nên FB = FM
Gọi G là giao điểm của AF với MH, ta có G là trọng tâm của ∆MAB
=> HM = 3HG
Mặt khác vì HO là đường trung bình của tam giác ABD nên AD = 2HO = 2AK
=> KD = 3AK
Áp dụng định lý Thales cho AK // GH, ta có:
LH/LK = HG/AK = 3HG/3AK = HM/KD
=> 3 điểm M, L, D thẳng hàng
=> đpcm
Bài 2: Cho đường tròn (O) đường kính MN. Trên đường tròn (O) lấy điểm P sao cho MP
> PN. Kẻ tiếp tuyến tại N của đường tròn (O) cắt MP tại Q. Kẻ OI vuông góc với PN tại I,
OQ cắt PN tại K. Gọi H là giao điểm của QI với MN. Các tiếp tuyến tại M và P của đường
tròn (O) cắt nhau tại E và tiếp tuyến tại P cắt tiếp tuyến tại N của đường tròn (O) tại A.
a) Chứng minh NQ.NO = NI.MQ
b) Chứng minh P, K, H, M cùng thuộc một đường tròn.
c) Chứng minh ba đường thẳng EN, KH, OI đồng quy.
d) Xác định vị trí của P để EP + PA nhỏ nhất.
Lời giải:
a) Góc QMN = NOI (đồng vị)
Góc MNQ = OIN = 90°
=> ∆MNQ ~ ∆OIN (g.g)
=> NQ/MQ = IN/ON, suy ra đpcm
b) Cách 1:
Xét ∆OMQ và ∆INQ, có:
Góc OMQ = INQ (phụ góc MNP)
Lại có: NQ.NO = NI.MQ (cm câu a)
=> MO/MQ = NI/NQ (vì NO = MO)
=> ∆OMQ ~ ∆INQ (c.g.c)
=> QI/QO = QN/QM (1)
Xét ∆QPK và ∆QNH, có:
Góc PQK = NQH (cmt)
Góc QPK = QNH = 90°
=> ∆QPK ~ ∆QNH (g.g)
=> QK/QH = QP/QN (2)
Áp dụng hệ thức lượng tam giác vuông QNM có NP là đường cao, ta có:
QN² = QP QM
=> QP/QN = QN/QM (3)
Từ (1), (2) và (3)
=> QK/QH = QI/QO
=> ∆QKH ~ ∆QIO (c.g.c) vì có Q chung
=> Góc QHK = QOI
Mà góc QHN = QKP (∆QPK ~ ∆QNH) = QOE (đồng vị)
=> Góc KHN = KHQ + QHN = QOI + QOE = IOE = 90° hoặc KH _|_ MN
=> Góc MPK + MHK = 90 + 90 = 180°
=> 4 điểm M, P, K, H thuộc một đường tròn (đpcm)
Cách 2 (học kỳ 2)
Xét ∆IAQ ~ ∆QAO có A chung và:
AP = AN (t/c tiếp tuyến)
OP = ON => OA là đường trung trực của PN hay 3 điểm O, I, A thẳng hàng.
=> AQ AQ = AN.AN = AI.AO
=> AQ/AI = AO/AQ
=> ∆IAQ ~ ∆QAO(c.g.c)
=> Góc HQN = KOI
Vì góc HNQ = KIO = 90°
=> ∆HNQ ~ ∆KIO (g.g)
=> Góc QHN = OKI
=> Tứ giác OKIH nội tiếp
=> Góc KHM = 90°. Lại có góc MPK = MPN = 90°
=> 4 điểm M, P, K, H thuộc đường tròn (đpcm)
c) Xét ∆EMO và ∆MNQ, có:
Góc OEM = QMN (phụ góc EMQ)
Góc EMO = MNQ = 90°
=> ∆EMO ~ ∆MNQ (g.g)
=> EM/MN = MO/NQ = ON/NQ
(or EM/MO = MN/NQ
=> EM/MN = ON/NQ)
=> ∆EMN ~ ∆ONQ (c.g.c)
Góc MNE = NQO => NE _|_ OQ
∆OKN có KH _|_ ON, OI _|_ KN, và NE _|_ OK suy ra ba đường thẳng KH, OI, NE là ba
đường cao của ∆OKN nên đồng quy.(đpcm)
d) Đặt EP = a, PA = b,. OP = R
Dễ thấy ∆EOA vuông tại O có OP là đường cao
=> R.R = a.b < or = (1/4).(a+b)^2
=> (a+b) > or = 2R, dấu bằng xảy ra khi a = b = R, tức là OP _|_ MN.
Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại C, đường cao AH. Gọi I, J, K lần lượt là tâm các đường
tròn nội tiếp các tam giác ABC, CAH, CBH. JK cắt CA, CB tại M và N.
a. Chứng minh: ∆CMN vuông cân
b. Chứng minh: IC = JK
c. Cho đoạn thẳng AB cố định, điểm C chuyển động sao cho ∆ABC vuông tại C. Tìm vị trí
của điểm C để độ dài đoạn thẳng JK lớn nhất.

Lời giải:
a. Xét ∆AJH và ∆CKH, có:
Góc AHJ = CHK = 45°
Góc JAH = A/2 = BCH/2 = KCH
=> ∆AJH ~ ∆CKH (g.g)
HJ/HK = HA/HC
=> ∆JHK ~ ∆AHC (c.g.c)
=> Góc HJK = HAC
Nên tứ giác AMJH nội tiếp
=> Góc CMN = AHJ = 45°
=> ∆CMN vuông cân (đpcm)
b. BI cắt AC tại E, AI cắt CB tại F
Xét ∆CJF và ∆ICF có F chung và góc CJF = A/2 + ACH/2 = 45° = ICF
=> ∆CJF ~ ∆ICF (g.g)
=> FC/FI = JC/CI (1)
Xét ∆ICF và ∆KCJ, có:
Góc KCJ = KCH + JCH = BCH/2 + ACH/2 = 45° = ICF
Góc CJK = 45° + FJN = CFI
=> ∆ICF ~ ∆KCJ (g.g)
=> FC/FI = JC/JK (2)
Từ (1) và (2)
=> CI = JK (đpcm)
c. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của CJ, CK với AB
Góc BPC = A + ACP = BCH + PCH = BCP
=> ∆BCP cân tại B, tương tự ∆ACQ cân tại A
∆BCP cân có BI là đường phân giác nên BI là đường trung trực của CP, tương tự AI là
đường trung trực của CQ
=> IP = IC = IQ
=> I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CPQ
=> Góc PIQ = 2PCQ = 90°
=> ∆PIQ vuông cân
Gọi T là trung điểm của AB, S là hình chiếu của I lên AB. Đặt JK = x, AB = a, ta có:
∆ISP vuông cân
IS = IP/√2 = JK/√2 = x/√2; CT = a/2
Trong tam giác CHT, ta có:
CT >= CI + IS = x(1 + 1/√2) = (x/√2)(1 + √2)
=> x <= √2(a/2)/(1 + √2) = (a/√2)(√2 - 1)
Dấu "=" xảy ra khi C, I, S thẳng hàng và T trùng S trùng H
Vậy độ dài JK lớn nhất là AB(√2 - 1)/√2, khi tam giác ABC vuông cân
Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD . Kẻ BH vuông góc với AC tại H. Gọi I, K lần lượt là
trung điểm của AH, BH.
a. Chứng minh: CK _|_ IB
b. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD. IE cắt BC tại M. Chứng minh FE là đường
phân giác của góc IFM

Lời giải:
a. IA = IH, IB = IH
=> IH là đường trung bình của tam giác AHB đối với góc H , nên IK // AB
=> IK _|_ BC
Lại có BH _|_ IC
=> K là trực tâm tam giác IBC
=> CK _|_ IB (đpcm)
b. EI là đường trung bình của tam giác BAH đối với góc A nên EI _|_ AC
=> ∆AIE ~ ∆ABC (g.g)
=> AI/AB = AE/AC
=> ∆AIB ~ ∆AEC (c.g.c)
=> Góc ABI = ACE (1)
Xét ∆AIE và ∆MIC, có:
Góc AIE = MIC = 90°
Góc EAI = CMI (góc tạo bởi các cạnh tương ứng vuông góc)
=> ∆AIE ~ ∆MIC (g.g)
=> IE/IC = AE/MC = CF/CM (do AE = BE = CF)
=> ∆EIC ~ ∆FCM (c.g.c)
=> Góc ICE = CMF (2)
=> Góc MFE = CMF (slt) = ICE (theo (2)) = ABI (theo (1)) = IFE (góc tạo bởi các cạnh
tương ứng vuông góc)
=> đpcm
Bài tập về nhà:
Bài 5: Cho hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O). Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho
AE = AD/3. Đường thẳng qua O vuông góc với DE cắt AD tại F. Tiếp tuyến tại A của
(O)cắt CD tại S. Đường tròn (O) cắt BF tại điểm K khác B. SO cắt AB tại L. Chứng minh:
a. EF // BD
b. ∆EOL vuông cân
c. 3 điểm S, K, E thẳng hàng
Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) và đường cao AH. Gọi M là trung điểm
của BC. Đường thẳng qua A vuông góc với AM cắt BC tại N. Chứng minh:
a. AB, AC là đường phân giác trong và ngoài của góc NAH
b. BH/BN = CH/CN
Bài 7: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H.
M là trung điểm của BC. EF cắt BC tại S. Chứng minh SH _|_ AM
Bài 8: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) có các đường cao BE, CF cắt nhau tại H và tia
phân giác AD. Đường thẳng qua B vuông góc với AD cắt CF tại K, đường thẳng qua C
vuông góc với AD cắt BE tại L.
a. Chứng minh: KL // EF
b. Gọi M, N theo thứ tự là các điểm đối xứng với các điểm K, L qua H. Chứng minh: BM
// AD // CN và ba đường thẳng EM, FB, AD đồng quy
c. Trên tia CB lấy điểm P sao cho CP = CB và trên tia MN lấy điểm Q sao cho MQ = MB.
Chứng minh: CM chia đều PQ
Bài 9: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có các đường cao AD,
BE, CF cắt nhau tại H. EF cắt AH tại K. AO cắt BC tại L, cắt (O) tại G (G khác A). I là
trung điểm của BC. Đường tròn tâm N đường kính AH cắt (O) tại P.
a) Chứng minh: A, P, F, H, E cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh: GH // LK
c) Phần 1. Các tiếp tuyến tại A và P của ( N ) cắt nhau tại S. Chứng minh: Ba điểm S, K, I
thẳng hàng
Phần 2. Đường thẳng qua A song song với BC cắt IK tại S. Chứng minh: S, N, O thẳng
hàng
Bài 10: Cho tam giác ABC (AB < AC) . Gọi M là trung điểm của BC. Đường tròn (O) nội
tiếp tam giác ABM tiếp xúc các cạnh BM, MA lần lượt tại D, E. Đường tròn (O') nội tiếp
tam giác ACM tiếp xúc các cạnh CM, MA lần lượt tại I, S. Chứng minh:
a. OM // SI
b. IS, DE, OO' đồng quy
Bài 11: Cho hình vuông ABCD. O là giao điểm của AC với BD. Trên cạnh AB và AD lấy
hai điểm E và F sao cho AE = AF = AD/3. Gọi H là hình chiếu của D lên BF. K là điểm
đối xứng với C qua D. Chứng minh K, H, E thẳng hàng
Bài 12: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp (O) ngoại tiếp (I). D là điểm tiếp xúc
của (I) với BC. AI cắt (O) tại M khác A. MD cắt (O) tại điểm thứ hai là P. AP cắt BC tại
Q. Chứng minh QI _|_ AM
Bài 13: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). H là trực tâm tam
giác ABC. Đường thẳng qua H song song với BC cắt AB, AC lần lượt tại E và F. Kẻ đường
kính AD. I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF. Chứng minh:
a. DA là đường phân giác của góc EDF
b. (EFI) tiếp xúc với (O)
c. BF, CE, HI đồng quy
Bài 14: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại
H. AH cắt EF tại K. Đường thẳng qua A vuông góc với EF cắt BC tại N. M là trung điểm
của BC. Chứng minh rằng HM // KN
Bài 15: Cho tam giác ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp (I). Điểm D
thuộc cạnh AC sao cho góc ABD = ACB. Đường thẳng AI cắt đường tròn ngoại tiếp tam
giác DIC tại điểm thứ hai là E và cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là Q. Đường thẳng đi
qua E và song song với AB cắt BD tại P.
a) Chứng minh: ∆BIQ cân
b) Chứng minh: BP.BI = BE.BQ
c) Gọi J là tâm đường tròn nội tiếp ∆ABD. K là trung điểm của JE. Chứng minh: PK // BJ
Bài 16: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại
H. EF cắt BC tại S. M là trung điểm của BC. Trên AH lấy điểm N sao cho góc BNC = 90°.
Chứng minh:
a. DN DN = DH DA
b. SB SC = SD SM
c. SH _|_ AM
Bài 17: Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ các tiếp tuyến MA, MB. Vẽ cát tuyến
MCD đi qua O và cát tuyến MEF không đi qua O. Gọi H là giao điểm của CF và DE.
Chứng minh 3 điểm A, H, B thẳng hàng
Bài 18: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến IC, ID đến (O).
CD cắt IO tại H. Kẻ cát tuyến IAB (IA<IB). Gọi K là trung điểm của AB, N là giao điểm
của CD với AB. Chứng minh góc ICD = IKC
Bài 19: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) và các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại
H. Đường thẳng qua H cắt AB, AC lần lượt tại M, N sao cho HM = HN. K là trung điểm
của BC. Chứng minh: KH _|_ MN
Bài 20: Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn
(O). Kẻ cát tuyến AEF đến đường tròn (O) (AE < AF). Tiếp tuyến tại F cắt BC tại S. SF
cắt AB, AC lần lượt tại P, Q. OF cắt BC tại K. Gọi I là trung điểm của PQ. Chứng minh A,
K, I thẳng hàng.
Bài 21: Từ điểm I ngoài (O), kẻ hai tiếp tuyến IA, IB đến (O)(A và B là hai tiếp điểm) và
hai cát tuyến ICD và IEF (IC < ID, AC < BC, IE < IF, BE < AE). Gọi G là giao điểm của
CF với ED. Hai đường tròn ngoại tiếp tam giác CGD và EGF cắt nhau tại H. Chứng minh
góc GHO = 90°
Bài 22: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Trên cạnh BC lấy điểm N, gọi
E và F là hình chiếu của N lên AB, AC. Gọi D và I lần lượt là trung điểm của BC và AN.
Gọi H là giao điểm của ID và EF. Chứng minh O, H, N thẳng hàng
Bài 23: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB > AC) đường cao AM. O là trung điểm BC.
Đường thẳng qua A vuông góc với OA cắt BC tại D. Lấy điểm E đối xứng với A qua M.
Kẻ đường cao AH của tam giác ABE, AH cắt BC tại F
a. Chứng minh AC là đường phân giác của góc MAD và tứ giác AFEC là hình thoi
b. Gọi I là trung điểm của AH, đường thẳng qua C vuông góc với BI cắt BI tại K, AK cắt
BD tại N. Chứng minh N là trung điểm của MD
Bài 24: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp (O). Các đường cao AD, BE, CF
đồng quy tại H. Đường thẳng qua C vuông góc với EF cắt EF tại Y. CY cắt (BCE) tại Q.
Đường thẳng qua D song song với EF cắt CF tại L. LQ cắt AC tại P.
a. Chứng minh YP _|_ BC
b. Gọi N là trung điểm của AH. FN cắt QE tại S . FD cắt QP tại T. Chứng minh ST // AH.
Bài 25: Cho tam giác ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) và các đường cao AD, BE,
CF cắt nhau tại H. EF cắt BC tại P. AP cắt đường tròn tại điểm thứ hai là Q. K là trung
điểm của BC. KH cắt EF tại I. V là trung điểm PI.
a) Chứng minh: A, Q, F, H, E cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh: VQ là tiếp tuyến của đường tròn (O).

You might also like