Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI




Tiểu luận kết thúc học phần


Môn Tâm lý học đại cương

TÊN ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH Ở MỖI CÁ NHÂN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Công Du


Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Khánh Vy
Mã sinh viên: 2153104010462
Ngành: Công tác xã hội
Số báo danh: 81

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN

STT Tiêu chí chấm Nhận xét Thang điểm Điểm đạt
1 Cấu trúc tiểu ………………………………
luận ……………………………… 1.0
………………………………
2 Phần I. Mở đầu
………………………………
1.0
………………………………
………………………………
Phần II. Nội dung
………………………………
Trình bày nội
……………………………… 6.0
dung tiểu luận
………………………………
………………………………
Phần III. Kết luận
………………………………
1.0
………………………………
………………………………
3 Trình bày hình ………………………………
thức tiểu luận ……………………………… 1.0
………………………………
Tổng

Chữ kí của CBCT1 Chữ kí của CBCT2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHOA HỌC.......................................... 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhân cách ......................................................... 3
1.2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách ............................................................ 4
1.3. Phát triển nhân cách .................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH ................................................................................................... 9
2.1. Nhân tố di truyền bẩm sinh ......................................................................... 9
2.2. Hoàn cảnh sống với cha mẹ ......................................................................... 9
2.3. Nhân tố giáo dục của cha mẹ đối với cá nhân .............................................11
2.4. Nhân tố thôi thúc sự hoạt động bởi cha mẹ .................................................12
2.5. Nhân tố giao tiếp với cha mẹ ......................................................................12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................16
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Ở một tình huống xảy ra tranh chấp có thể là người kia sẽ tức giận mà chửi bới
hay nặng hơn là có hành động bạo lực, có người sẽ cảm thấy không quan trọng mà
phớt lờ đi hay có người sẽ cảm thấy buồn cười mà cười ngay tình huống đó và chắc
chắn là sẽ có ít nhất một người sẽ hòa giải, đa số mọi người khi đánh giá một cá nhân
nào đó trong tình huống trên đều xoay quanh yếu tố là do ba mẹ, con hư tại cha mẹ mà
con ngoan cũng là nhờ cha mẹ dạy nên người, cái người tức giận kia chắc chắn là do
ba mẹ chiều con hoặc do những nguyên nhân khác nhưng đặc biệt đều xoay quanh cha
mẹ hay cái đứa không quan tâm kia do thiếu tình thương của cha mẹ. Và cái thứ xoay
quanh để được đánh giá đó là nhân cách bởi sự tác động của cha mẹ.

Mỗi người đều có mỗi đặc điểm khác nhau bao gồm về hành vi, nhận thức hay
cảm xúc được biểu hiện qua một cá nhân với tư cách là một người tham gia vào xã hội,
thông qua điều đó ta có sẽ nhìn thấy nhân cách của mỗi người. Trong một mối quan hệ
giữa người và người, nhân cách là yếu tố quan trọng trong sự quyết đinh ̣ cái chất và cái
lượng trong mối quan hệ từ mối quan hệ gần gũi như gia đình đến những mối quan hệ
bạn bè, đồng nghiệp và nó cũng là một cách để xem xét thông qua việc nên kết giao và
hợp tác từ đó có thể đánh giá vị thế và vai trò của một cá nhân nào đó.

Có thể sẽ rất quen thuộc với câu “Đừng trông mặt mà bắt hình dong”, khi xem
xét một người hay một cá nhân bất kì nào cũng không thể nhìn bề ngoài để đánh giá
một nhân cách, chưa kể nhân cách được thể hiện qua nhiều khía cạnh của một cá nhân
được xen kẽ qua hoạt động ý thức bao gồm ở ý thức tức là hoạt động suy nghĩ hiện tại,
tiền ý thức tức hoạt động suy nghĩ bên trong được cá nhân đó có khả năng trở thành ý
thức nhưng không nằm trong ý thức hiện tại bởi vì lúc này cá nhân không chú ý về
điều đó ví dụ như một cá nhân đang suy nghĩ về quần áo rồi đột ngột suy nghĩ tới đồ
ăn thì ở đây suy nghĩ về quần áo là ý thức hiện tại còn suy nghĩ về đồ ăn là tiền ý thức,
và vô thức là hoạt động ý thức được bộc phát trong một tình huống nhất định và ý thức
còn chi phối cả hành vi của mỗi cá nhân . Nhân cách là phẩm chất bên trong của mỗi
cá nhân được biểu hiện qua những hoạt động sống thường ngày, không ít người nói
rằng nhân cách được hình thành và phát triển chủ yếu dựa trên yếu tố chính xoay
quanh cha mẹ của cá nhân đó, ví dụ như tình huống ở trên về một cuộc tranh chấp có
cá nhân thể hiện cảm xúc tức giận, bất cần hay nực cười đã được thể hiện qua nhân
cách của cá nhân đó ở cảm xúc hay tính cách, hành động. Và dựa vào tiêu chuẩn đánh
giá mà nhân cách có vai trò quan trọng nhất định trong cuộc sống thường ngày, người
có nhân cách tốt thì sẽ là người có hảo cảm với mọi người xung quanh, dễ tạo lòng tin,
được tôn trọng với những mối quan hệ trong xã hội ngược lại đối với người có nhân
cách không tốt hoặc thiếu nhân cách thì lại không được sự tin tưởng, cuộc sống sẽ khó
khăn hơn như cá nhân tức giận mà chửi bới hay có hành vi bạo lực sẽ khiến cho người
xung quanh sợ hãi mà khó có cơ hội hợp tác nhưng người hòa giải lại là người được
đánh giá cao về nhân cách ở tình huống đó.

Thông qua đó có thể nói nhân cách là một vai trò hết sức quan trọng của một cá
nhân trong cuộc sống hay cuộc đời của một người và cũng đã chứng kiến ở thực tiễn ít

1
nhiều về tầm quan trọng của cha mẹ đối với phát triển của nhân cách cá nhân hay nói
chính xác hơn là con cái của mình. Từ đó để nhìn nhận đề tài một cách rõ ràng, chi tiết
và sâu sắc hơn thông qua tìm hiểu, lập luận của bản thân mình đối với phạm vi đề tài
nên em xin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cha mẹ đến phát triển nhân cách ở cá nhân”.

2. Mục tiêu của đề tài

Dựa qua góc nhìn tâm lý học để tìm hiểu về mặt lý thuyết như khái niệm, đặc
điểm, nhân tố cấu thành nhân cách cá nhân song song cũng như tìm hiểu về sự phát
triển của nhân cách. Từ đó liên hệ về ảnh hưởng của cha mẹ đến phát triển nhân cách ở
các cá nhân.

3. Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ nói về nhân cách và những mặt lý thuyết xoay quanh nhân
cách và phân tích ảnh hưởng về sự tác động của cha mẹ đến phát triển nhân cách của
cá nhân, những khía cạnh khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đây là một bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết và có sự kết hợp với thực tiễn chung
theo sự đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên phương pháp tham khảo , sàng
lọc, thống kê, phân tích tài liệu kết hợp cùng phương pháp quan sát của cá nhân người
làm.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHOA HỌC

1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhân cách

Theo các nhà tâm lý học đã cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội có mang
bản chất xã hội – lịch sử, nó nằm trong đặc điểm xã hội ở mỗi cá nhân và được phát
triển, hình thành qua lịch sử, nó là một tổ hợp, là một sự tổng hòa những đặc điểm, đặc
tính, thuộc tính tâm lý của mỗi cá nhân mà nó quy định bản sắc và giá trị xã hội của
con người. Nhân cách là một khái niệm rộng rãi, phức tạp và đa số chưa có một định
nghĩa nào được chấp nhận một cách có phổ biến và bởi vì những đặc điểm trên mà có
không ít những khái niệm sai lầm về nhân cách như nhà phân tâm học Sigmund Freud
đã cho rằng nhân cách con người ở bản năng vô thức, Sheldon lại nói là ở thể trạng
quyết định nhân cách và đây cũng là áp đặt quan niệm sinh vật hóa nhân cách và ngoài
ra còn có quan điểm xã hội học hóa nhân cách như lấy các mối quan hệ xã hội cá nhân
để quyết định các thuộc tính cá nhân đó.

Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách biểu hiện trên ba cấp độ ở cấp độ
bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Nhân cách của một cá
nhân được hình thành không dừng lại và liên tục phát triển đến hoàn thiện hoặc suy
thoái đi, nó gắn với một thời gian mà cá nhân đó hoạt động, vận động trong xã hội để
hình thành lên nhân cách mà không phải một cá nhân vừa sinh ra đã có.

Đặc điểm nhân cách được thể hiện ở bốn đăc điểm cơ bản nhất về tính thống
nhất, tính ổn định, tính tích cực, tính giao lưu.

Tính thống nhất của nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, đặc
điểm tâm lý xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài. Các thuộc
tính đó có mối liên hệ và gắn kết với nhau tạo thành một thể hay một hệ thống thống
nhất, khi xem xét một nhân cách của một cá nhân nào đó phả xem xét những mặt
chung và riêng, những mối liên hệ của các thuộc tính nhân cách và toàn bộ nhân cách
của cá nhân đó. Ví như một người lính đấu tranh hi sinh cứu nước, cứu dân ở lòng
dũng cảm sẽ khác với lòng dũng cảm kẻ giết hoặc làm hại người vì tiền hay lợi ích, ở
đây cả hai trường hợp đều có lòng dũng cảm nhưng lại khác nhau về mặt đạo đức.

Tính ổn định của nhân cách, mặc dù nhân cách có sự hình thành và phát triển có
thể được biến đổi do cuộc sống hay môi trường, giáo dục tác động nhưng trong một
thời gian nhất định cấu trúc tâm lý – xã hội nhân cách lại tương đối ổn định và cấu trúc
nhân cách này được tổng thể từ những thuộc tính của nhân cách và nhờ tính ổn định
tương đối đó mà ta có thể đánh giá, dự kiến được giá trị, hành vi của một cá nhân ở
hiện tại hoặc ở tương lai trong một tình huống nhất định.

Tính tích cực của nhân cách, hoạt động là phương pháp tồn tại của con người và
nhân cách là chủ thể của sự hoạt động đó và cả giao tiếp, là một sản phẩm của xã hội.

3
Mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ xã hội, không những không chịu sự tác động
mà còn chủ động tham gia vào và thông qua đó cũng thấy tính tích cực của nhân cách.
Nhân cách bộc lộ khả năng tham gia điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội. Nhờ
nhu cầu mà tính tích cực của nhân cách được biểu hiện ở sự chủ động, tích cực tham
gia vào các mục đích hoạt động, giao tiếp để thực hiện hóa mục đích và tùy theo mức
độ nhu cầu, loại hình hoạt động mà mục đích của nó mà nhân cách xác định là nhận
thức hay cải tạo ở cá nhân bản thân hoặc thế giới. Khác với các loài động vật khác mà
con người còn có thể hiện tính tích cực ở thỏa mãn nhu cầu thông qua tính sáng tạo để
tạo ra cái mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Và ở quá
trình đó con người làm chủ các hoạt động của mình, là một quá trình hoạt động có mục
đích tự giác.

Tính giao lưu của nhân cách, để nhân cách có thể hình thành và phát triển thì nhu
cầu giao lưu hay còn gọi là giao tiếp là cần thiết trong các mối quan hệ xã hội để giao
lưu với các nhân cách khác và giao tiếp là một nhu cầu bẩm sinh ở con người, như một
cá nhân được nuôi dậy bình thường bởi con người và một cá nhân bị vứt bỏ và được
nuôi đặc biệt bởi các động vật sẽ có khuynh hướng có thể hình thành nhân cách hoặc
không. Thông qua sự giao tiếp mà con người mới có thể tham gia vào các quan hệ xã
hội và lĩnh hội các chuẩn mực xã hội về đạo đức và giá trị, bên cạnh đó thông qua giao
tiếp mà con người còn đóng góp các giá trị về nhân cách cho xã hội.

1.2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách

Các thuộc tính tâm lý được coi là một cấu trúc tạo nên một nhân điển hình bao
gồm xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.

Xu hướng nhân cách là một thuộc tính phức hợp của cá nhân, là một hệ thống
động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định về sự lựa chọn thái
độ của nó. Xu hướng nhân cách thường biểu hiện ở nhiều thuộc tính, mặt khác nhau
như nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin và còn nhiều thuộc tính, mặt
khác và chúng tác động qua lại với nhau. Khi các thành phần cùng bộc lộ hoặc những
việc tương đương thì thành phần nào nắm giữ ưu thế sẽ nắm vai trò chủ đạo và ý nghĩa
tương đương và những thành phần còn lại sẽ làm chỗ dựa, nền cho thành phần chủ đạo
đó. Trong nhân cách có hệ thống các động cơ, các động cơ sẽ thúc đẩy hoạt động của
con người và toàn bộ các thành phần của xu hướng nhân cách như nhu cầu, hứng thú,
lí tưởng, niềm tin hoặc những mặt biểu hiện khác đều là các thành phần trong hệ thống
động cơ của nhân cách để thúc đẩy hành vi. Các động cơ và thành phần của chúng đề
có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau.

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, là một hệ thống của nó
đối với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói tương ứng. Tính
cách mang tính ổn định, bền vững, thống nhất nhưng cũng mang tính độc đáo, riêng
biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Cấu trúc của tính cách rất phức tạp và được thể hiện
qua nhiều khía cạnh, bao gồm hai hệ thống. Hệ thống thái độ bao gồm bốn mặt sau,
một là thái độ đối với tập thể và xã hội có thể biểu hiện qua lòng yêu nước, thái độ về
chính trị, tinh thần hợp tác với cộng đồng, ở hai là thái độ đối với lao động có thể biểu

4
hiện sáng tạo, cần cù, siêng năng hoặc lười nhác, ba là thái độ đối với mọi người được
thể hiện như lòng nhân đạo, lòng trắc ẩn, công bằng, thông cảm và cuối cùng là thái độ
đối với bản thân có thể biểu hiện về lòng tự trắc ẩn, lòng tự trọng. Nếu như nói hệ
thống biểu hiện thái độ là ở bên trong thì hệ thống hành vi, cử chỉ và cách nói năng của
cá nhân là sự thể hiện ở bên ngoài của hệ thống thái độ trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ
và cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống còn lại. Mối quan hệ giữa
hai hệ thống trên có sự thống nhất với nhau thái độ như nào thì hành vi, cử chỉ và nói
năng sẽ tương ứng như thế đó, nếu ở thái độ là cái chỉ đạo thì hành vi, cử chỉ và lời nói
là cái biểu hiện, hành động của thái độ. Tính cách có mối quan hệ chặt chẽ với những
thuộc tính, thành phần hay các phẩm chất khác của nhân cách như xu hướng, khí chất,
tình cảm, ý chí, kĩ xảo, thói quen và vốn sống của cá nhân.

Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến
độ và nhịp độ của hoạt động tâm lý cá nhân, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ và
cách nói. Dựa vào các kiểu khí chất mà sẽ có đặc điểm tương ứng, mà hiện nay dựa
vào quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế mà tạo ra bốn kiểu thần kinh cơ
bản làm cơ sở cho bốn loại khí chất. Thứ nhất, kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt với
kiểu khí chất tương ứng là hăng hái sẽ là một người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, tâm hồn
hướng ngoại, dễ nhận thức dễ quên. Thứ hai, kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt
với kiểu khí chất là bình thản với khí chất thì người này có đặc điểm là người điềm
tĩnh, chắc chắn, kiên trì, chậm chạp. Thứ ba, kiểu mạnh mẽ, không cân bằng tương ứng
với kiểu khí chất nóng nảy mang đặc điểm như hành động nhanh, mạnh, hào hứng,
thẳng thắn, dễ nóng nảy. Thứ tư, kiểu yếu với khí chất ưu tư với đặc điểm chóng mệt
mỏi, lo lắng, hay ưu sầu, buồn bã, nhạy cảm nhưng cũng tinh tế. Mỗi khí chất đều có
điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, một cá nhân có thể có đồng thời bốn kiểu khí chất
trên nhưng sẽ có một kiểu khí chất chiếm ưu thế và đồng thời sẽ có nét tiền của khí
chất khác. Khí chất mặc dù có cơ sở ở thần kinh nhưng cũng bị chia phối bởi các đặc
điểm xã hội, rèn luyện và giáo dục.

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu
cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt. Năng lực
được chia làm ba mức độ phát triển là năng lực, tài năng, thiên tài. Ở Năng lực được
giới hạn tới mức độ khả năng của con người, biểu hiện khả năng đạt được một hoạt
động ở mức trung bình mà số đông có thể đạt tới, ở tài năng thù năng lực lại cao hơn,
biểu hiện ở việc hoàn thành một cách sáng tạo ở một hoạt động nào đó và thiên tài là
mức độ cao nhất của năng lực, biểu hiện ở mức kiệt xuất, hờn chỉnh nhất trong hoạt
động mà tạo thành một vĩ nhân trong lịch sử. Năng lực cũng có phân loại và chúng
luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau được chia là năng lực chung như năng lực học tập, giao
tiếp hoặc là những năng lực cần thiết, là điều kiện cần thiết giúp cho lĩnh vực hoạt
động có kết quả và năng lực chuyên biệt là sự kết hợp giữa các thuộc tính chuyên biệt
đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực chuyên môn và là điều kiện để hoạt động này đạt kết
quả tốt như toán học hay về nghệ thuật như âm nhạc, hội họa. Ngoài ra, năng lực cũng
có mối quan hệ với tư chất, thiên hướng và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

1.3. Phát triển nhân cách

5
Các yếu tố chi phối sự hình thành đến phát triển nhân cách, nhân cách không có
được từ khi sinh ra mà được hình thành, phát triển thông qua những hoạt động hàng
ngày như giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động hay những hoạt động ở các mối quan hệ
xã hội. Sự phát triển nhân cách được chi phối bởi nhiều yếu tố xoay quanh ví như yếu
tố di truyền, môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt động cá nhân hay
những yếu tố khác như yếu tố giao tiếp. Mỗi yếu tố trên đều có vai trò nhất định, quan
trọng, bổ sung cho nhau để hình thành nên một nhân cách và phát triển nó mà không
quan trọng hóa một yếu tố nào.

Yếu tố giáo dục đối với phát triển nhân cách, đối với quá trình phát triển nhân
cách giáo dục đóng một vai trò chủ đạo, giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã
hội, là sự tác động tự giác đến con người dựa trên chuẩn mực của xã hội để phát triển
nhân cách, giáo dục có thể là do gia đình, nhà trường, xã hội để dạy học hoặc tác động
đến để hình thành đến phát triển tư tưởng của hành vi, đạo đức của con người. Giáo
dục không chỉ vạch ra phương hướng để nhân cách phát triển có mục tiêu, trở thành
một người cụ thể cho xã hội đáp ứng nhu cầu một nhân cách của xã hội mà còn thông
qua giáo dục mà nhân cách lĩnh hội những kiến thức, nền văn hóa xã hội, lịch sử đã
được sàng lọc và hệ thống lại để tạo nên nhân cách bản thân, dựa vào nghiên cứu mà
giáo dục đã có những bước để tác động một cách hiệu quả và đúng đắn nhất thông qua
các quy luật nhận thức, quy luật tâm lý xã hội hoặc một số nghiên cứu khác, bên cạnh
đó giáo dục còn phát huy tối đa cà mặt mạnh của những yếu tố khác đồng thời cũng bù
đắp những hạn chế mà yếu tố đó gây ra, chưa kể đến giáo dục có thể uốn nắn những
sai lệch trong nhân cách và làm nhân cách phát triển theo con đường mong muốn của
xã hội.

Yếu tố hoạt động đối với phát triển nhân cách, nếu giáo dục mà cá nhân không có
sự tác động lại thì sẽ rất vô nghĩa và yếu tố hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định
trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách. Hoạt động của nhân cách luôn có tính mục
đích, tính xã hội nhất định được thể hiện qua hành động, thao tác và công cụ nhất định.
Ở quá trình hoạt động con người sẽ phát triển phẩm chất và năng lực, từ đó sự phát
triển nhân cách được mài dũa. Thông qua hai quá trình là quá trình xuất tâm và nhập
tâm mà trong hoạt động, con người có thể một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm
xã hội - lịch sử để phát triển nhân cách mà một mặt tạo nên đại diện nhân cách của
mình ở người khác, ở xã hội. Ở yếu tố hoạt động đều có các hoạt động phù hợp với độ
tuổi để tạo nên cấu trúc tâm lý cho phù hợp để có điều kiện phát triển nhân cách.

Yếu tố giao tiếp đối với phát triển nhân cách, trong cộng đồng xã hội thì giao tiếp
là điều kiện quan trọng để tìm thấy tiếng nói chung, là điều kiện tồn tại nhưng đối với
tâm lý học thì giao tiếp còn được coi là một yếu tố để phát triển tâm lý, nhân cách của
con người. Trong cấu trúc tâm lý - xã hội chứa đựng những kinh nghiệm để tồn tại và
phát triển, ở đây giao tiếp đóng vai trò quan trọng để lĩnh hội những kinh nghiệm ấy.
Phát triển nhân cách con người cũng dựa vào yếu tố giao tiếp, dựa vào giao tiếp mà
con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội để lĩnh hội những nền văn hóa xã hội,
các chuẩn mực xã hội và tổng hòa các quan hệ xã hội thành bản chất con người, đồng
thời thông qua giao tiếp mà con người cũng đóng góp một phần vào kho tàng của xã
hội. Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức bởi những người xung quanh trong

6
mối quan hệ xã hội mà còn nhận thức được bản thân mình để đối chiếu và so sánh với
chuẩn mực của xã hội từ đó tự đánh giá bản thân để phát triển nhân cách một cách trọn
vẹn. Từ giao tiếp mà người hình thành tự ý thức. Tuy nhiên giao tiếp là đặc trưng trong
mối quan hệ người - người, nên chỉ có thể diễn ra trong một động đồng, nhóm hay tập
thể.

Yếu tố tập thể đối với phát triển nhân cách, môi trường xã hội là nơi mà nhân
cách được hình thành và phát triển thông qua các nhóm mà cá nhân là thành viên như
gia đình, làng xóm, tập thể, khi phố hay cộng đồng. Ở đây gia đình là cái nôi đầu tiên
mà con người được hình thành nhân cách và cũng là hình thức có sớm nhất cho đế các
nhóm khác. Các nhóm có thể đạt tới trình độ phát triển cao nhất là tập thể, là một bộ
phận xã hội thống nhất theo những mục đích chung phục tùng các mục đích xã hội.
Yếu tố tập thể có vai trò lớn trong việc phát triển nhân cách, nhu cầu về hoạt động và
giao tiếp được tập thể đáp ứng giúp con người thấy chỗ đứng của mình, thông qua đó
hoạt động tập thể giúp con người từ hình thành đến phát triển những năng khiếu, năng
lực và các phẩm chất góp phần vào phát triển nhân cách. Tập thể còn là sự tác động
đến mối quan hệ người - người qua nhiều hoạt động mang tâm lý tập thể, qua đó các
nhân cách cá nhân không ngừng trao dồi, biến đổi một cách dẻo dai, mềm mại với
những hoạt động tham gia khác nhau. Tập thể tác động vào sự phát triển nhân cách cá
nhân song song cá nhân cũng tác động người trở lại tập thể, nhóm hay những cá nhân
khác.

Từ đó, quá trình hình thành nhân cách bắt đầu được hình thành cho đến khi nhân
cách được phát triển tương tự như một đứa trẻ trưởng thành người lớn, khi nhân cách
bắt đầu hình thành với những đặc điểm, thuộc tính thì dựa vào những yếu tố xoay
quanh cuộc sống mà nhân cách được phát triển một cách hoàn thiện.

Thông qua các hoạt động và giao tiếp trong mỗi quan hệ xã hội dưới sự tác động
chủ đạo của giáo dục mà con người sẽ hình thành cấu trúc và phát triển nhân cách
tương đối ổn định. Trong cuộc sống, nhân cách sẽ được biến đổi và hoàn thiện dần
thông qua tự giác ý thức, rèn luyện, giáo dục và hoàn thiện nhân cách của mình ở một
trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và xã hội. Dù nhân cách có
bị suy thoái ở một thời điểm nhất định vẫn có khả năng tự điều chỉnh lại và phát triển
theo đáp ứng của xã hội, hoàn thiện nhân cách không chỉ ở nhu cầu bản thân của mỗi
nhân cách thông qua có phẩm chất, cuộc sống tương lai, nhận thức của chính bản thân
mà còn là yêu cầu khách quan của xã hội ở sự giúp đỡ và ủng hộ của tập thể để tạo sự
hoàn thiện nhân cách.

Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách, sự hợp và lệch chuẩn của một
hành vi của cá nhân được phán xét dựa trên hành vi đó có được môi trường chấp nhận
hay không và có ít nhất ba góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi.

Chuẩn mực xét về mặt thống kê cụ thể là số đông đồng tình với một hành vi còn
những hành vi khác được coi là lệch chuẩn.

7
Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay xã hội đặt ra được dựa
trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên, những hành vi
nào khác với yêu cầu chung được coi là lệch chuẩn.

Chuẩn mực chức năng được xác định dựa trên mỗi cá nhân, mọi hành động của
cá nhân đều đặt ra mục đích cho hành động bản thân tương đương những hành vi phù
hợp với mục đích là hợp chuẩn những hành vi không phù hợp là lệch chuẩn.

Song song với lệch chuẩn cũng có mức độ là mức độ thấp và chỉ ở một số hành
vi là những hành vi không bình thường nhưng không gây ra ảnh hưởng tới hoạt động
chung của những người xung quanh, không trầm trọng và được mọi người chấp nhận
mặc dù không thoải mái và sai lệch ở mức độ cao và hầu hết ở các hành vi cá nhân,
bao gồm những hành vi sai lệch ở hoạt động sống ảnh hưởng đến bản thân cá nhân và
những người xung quanh, sai lệch ở mức này là rối loạn hành vi bệnh lí, cần có sự
chuẩn đoán và chữa trị của y tế.

Căn cứ vào mức độ nhận và đạo đức mà sai lệch hành vi được chia làm hai loại.

Sai lệch thụ động là những hành vi mà cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc
nhận thức sai về chuẩn mực đạo đức xã hội có thể khắc phục bằng cách cung cấp thêm
kiến thức về chuẩn mực đạo đức đối với cá nhân không hiểu biết đầy đủ và thuyết
phục đối với người nhận thức sai hoặc chưa chấp nhận điều đó để cá nhân tự điều
chỉnh lại hành vi của mình. Đối với những người có bệnh lí thì cần có thời gian tiếp
xúc nhiều để nhận thấy hành vi khác thường của mình để khắc phục.

Sai lệch chủ động là những hành vi mà cá nhân đó cố ý, chủ động làm khác đi so
với cá nhân khác và với chuẩn mực xã hội, ở trường hợp này cá nhân vẫn có sự nhận
thức được hành vi của mình không phù hợp, nguyên nhân có thể là do không kiềm chế
được nhu cầu, ý thức tuân theo chuẩn mực còn yếu hoặc do chuẩn mực xã hội còn
chưa nghiêm. Đối với cá nhân chủ động sai lệch thì biện pháp cần có sự giáo dục,
trừng phạt các hành vi sai lệch.

8
CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

2.1. Nhân tố di truyền bẩm sinh

Chúng ta có thể thấy những thiên tài âm nhạc được sinh ra và nuôi lớn trong gia
đình đầy chất nhạc hay những thiên tài nhỏ khác được kế thừa từ những đặc điểm bởi
gia đình, dòng họ của gia đình. Có thể nói, bẩm sinh - di truyền đóng một vai trò đáng
kể để về hình thành và cả phát triển nhân cách của một cá nhân. Trong khoa học, di
truyền là một đặc điểm nổi bật trong cấu tạo sinh học của cơ thể sinh vật, được mang
tính kế thừa từ thế hệ trước đến thế hệ sau, từ đời trước đến đời sau về những đặc điểm,
thuộc tính. Nhờ sự kế thừa đó mà những thế hệ sau có những đặc điểm, thuộc tính để
tương tác với môi trường. Yếu tố di truyền - bẩm sinh không chỉ là cơ sở để cho trẻ
hình thành mà cũng là cơ sở để phát triển nhân cách thông qua những đặc điểm sinh lý
cơ thể, trong đó bao gồm cả hệ thần kinh.

Ví như cha hoặc mẹ cá nhân có tiền sử hoặc đang bị bệnh về tâm - sinh lý thì cá
nhân sinh ra có khả năng mắc bệnh cao hơn, chưa kể đến có những bệnh tâm - sinh lý
hiện nay có căn nguyên từ di truyền mà chưa có nguyên nhân cụ thể và điều đó cũng là
một “thứ” cản trở sự phát triển nhân cách ở trẻ nhỏ, ví dụ như về sinh lý cha hoặc mẹ
cá nhân bị mắc bệnh về mất cảm giác đau bẩm sinh thì cá nhân cũng có khả năng cao
là được di truyền mà mắc căn bệnh đó, việc mắc bệnh trên khiến cho người bệnh
không cảm nhận được đau hoặc cơ thể có triệu chứng, có bệnh khác phát tác mà không
phát hiện được qua biểu hiện trong và ngoài cơ thể cũng là một mối đe dọa đến sự
phát triển nhân cách với một cách bình thường với những cá nhân bình thường khác vì
phải sống trong môi trường an toàn, không được tham gia những hoạt động và luôn
sống trong lo sợ từ chính cơ thể bản thân mình, hoặc ở tâm lý nếu cha hoặc mẹ đứa bé
bị rối loạn thần kinh về bệnh hưng cảm thì đứa bé vẫn có khả năng cao mắc chứng
bệnh hưng cảm đó, bệnh hưng cảm bao gồm giai đoạn hưng phấn và trầm cảm làm cho
đứa bé có khả năng bị mệt mỏi do ưu sầu, lo lắng hay hưng phấn, phấn khích được
thay đổi liên tục qua các giai đoạn và lâu dần cũng là một mối nguy đến sự phát triển
của cá nhân hoặc thậm chí là tính mạng do có xu hướng tự sát.

Ngoài ra, cũng có những đặc điểm và thuộc tính di truyền mang lại được cá nhân
kế thừa từ cha hoặc mẹ mình được biểu hiện ở năng lực cá nhân. Có thể cha và mẹ là
một gia đình về âm nhạc mà cá nhân sinh ra có sự cảm thụ âm thanh tốt, gia đình hội
họa sẽ mang cho cá nhân một sự thích thú và có xu hướng muốn phát triển về con
đường mĩ thuật hay đặc điểm của những gia đình, sự thúc đẩy, tương tác về đặc điểm
gia đình như về kinh doanh, kinh tế thì con cái thường có xu hướng kế thừa trách
nhiệm của việc kinh doanh đó, sống trong một gia đình có cha, mẹ, anh hoặc chị đều
có sự gắn kết với ngành nghề về âm nhạc thì khả năng đời con cháu đề đi theo ngành
nghề có liên quan đến âm nhạc và là cái động lực để phát triển.

Cho nên có thể nói yếu tố di tuyền - bẩm sinh từ cha mẹ có một sự tác động nhất
định vào sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

2.2. Hoàn cảnh sống với cha mẹ


9
Hoàn cảnh sống với cha mẹ cũng là yếu tố tác động vào quá trình phát triển
nhân cách của đứa trẻ. Sự khác biệt giữa việc đối đãi với đứa trẻ sống với cha mẹ và
không sống với cha mẹ là một vấn đề quan trọng.

Sống với cha mẹ, việc sống với cha mẹ lúc nào cũng là một sự hạnh phúc đối
với mọi đứa trẻ và mỗi cá nhân, được bao trọn trong tình yêu thương, dỗ dành và bảo
vệ của cha mẹ là một tác động lớn để mọi cá nhân có một quá trình phát triển nhân
cách một cách tốt nhất. Nhưng đôi khi sự yêu thương và bảo bọc một cách thái quá
cũng mang đến những mặt không tốt, có thể những cá nhân sẽ phát triển những tính
cách dựa dẫm vào cha, mẹ nhiều hơn hoặc trở nên ngỗ nghịch, hoặc việc cha mẹ không
quan tâm cũng khiến cho một số cá nhân trở nên bất cần, không yêu thương bản thân,
chống đối lại cha mẹ hay trở nên lo sợ, rụt rè bản thân vì nghĩ nguyên nhân mà cha mẹ
không quan tâm là do bản thân cá nhân. Như đã nói gia đình là cái nôi, là cơ sở để hình
thành đến phát triển nhân cách, việc cha mẹ có sự chăm sóc con một cách phù hợp để
con vừa cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ mà vừa có thể có tính tự
lập, mạnh mẽ là một sự khó khăn. Đặc biệt là khi trẻ hay cá nhân bắt đầu có thể giao
tiếp và dậy thì vì đây là khoảng thời gian mà cá nhân trẻ sẽ có sự tiếp thu những kiến
thức mới, sự hình thành ý thức, cơ sở hành vi, xem xét tính đúng đắn, phù hợp của
hành vi, suy nghĩ đã được bộc lộ và đã bắt đầu tò mò về nhiều thứ và những câu nói,
hành động, suy nghĩ của cha mẹ cũng là một sự tác động, ảnh hưởng đến chiều hướng
sự hình phát triển nhân cách chung và riêng của mỗi cá nhân.

So với những cá nhân được sống với cha mẹ thì không sống với cha mẹ sẽ có
nhiều trường hợp hơn và quá trình phát triển nhân cách cũng trắc trở hơn bình thường,
nếu sống với người thân thì ít nhiều trẻ cũng sẽ được phát triển nhân cách một cách tốt
nhất trong hoàn cảnh đó nếu cá nhân được yêu thương, chăm sóc trong môi trường ổn
định một cách đầy đủ nhưng đâu đó vẫn sẽ có sự tủi thân do chính cá nhân khi không
được có cha mẹ ở bên cạnh. Nếu không được đủ đầy như việc cá nhân không nhận
được tình yêu thương bởi họ hàng mà nhận sự ghẻ lạnh, sai khiến, cấm túc thì rất dễ cá
nhân đó có sự chán ghét bản thân hoặc trở nên sợ hãi với mọi thứ xung quanh. Tệ hơn
là những cá nhân sinh ra đã bị vứt bỏ, nếu vẫn ở xã hội, cộng đồng thì đứa trẻ vẫn trải
qua quá trình hình thành và được phát triển nhân cách do được nhận nuôi hoặc trường
hợp cá nhân không thể hình thành nhân cách vì được nuôi bởi thú hay động vật thì khó
mà phát triển nhân cách được và nếu được phát hiện, nuôi dạy và giáo dục lại từ đầu
cũng là một quá trình cần nhiều thời gian và sẽ rất khó khăn.

Trong phân tâm học của Sigmund Freud thì khi cá nhân trẻ còn nhỏ từ 0 tuổi
đến 6 tuổi cũng là khoảng thời gian mà cá nhân trẻ trải qua quá trình hình thành để
phát triển nhân cách trong tương lai bởi hành vi mà giai đoạn tuổi đó tác động đến. Ví
dụ như ở giai đoạn môi miệng từ 0 đến 1 tuổi, cá nhân trẻ sẽ cảm nhân sự khoái lạc từ
miệng khi uống sữa trực tiếp từ mẹ, nếu ở đặc tính thụ động thì cá nhân thường có
khuynh hướng phát triển nhân cách theo phụ thuộc vào người khác, giữ lại hứng thú
đối với những việc thỏa mãn môi miệng như ăn, uống và hút thuốc hoặc ở đặc tính gây
hấn thì cá nhân có biểu hiện cắn đồ vật và có sự phát triển theo xu hướng gây hấn bằng
lời nói, tranh tài, mỉa mai. Thậm chí là ở thực tiễn ta có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa
việc mà cho cá nhân trẻ uống sữa bằng bình hoặc trực tiếp từ mẹ cũng tạo nên sự khác

10
biệt, ở biểu hiện trẻ tự lập khi tự ngủ hoặc ngủ một mình mà không cần mẹ bên cạnh
và không kè cạnh mẹ mọi lúc, ở những cá nhân trẻ uống sữa bằng bình đối lập với trẻ
uống sữa trực tiếp từ mẹ sẽ trở nên dựa dẫm vào mẹ hơn và đòi hỏi, mong muốn được
uống sữa của mẹ khi cả đang chơi.

2.3. Nhân tố giáo dục của cha mẹ đối với cá nhân

Nhân tố giáo dục là một vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nhân cách của
cá nhân, đối với mỗi cá nhân khi còn nhỏ đã được sự giáo dục của cha mẹ từ những
việc cơ bản nhất là tập nói, đếm số đến những thứ phức tạp hơn là phân biệt đúng và
sai.

Việc giáo dục từ sớm đã có sự tác động lớn đến sự phát triền nhân cách của mỗi
cá nhân, ví như có được nền giáo dục sớm của cha mẹ mà cá nhân có tập tính tự lập,
học hỏi, tìm tòi hay có sự kỉ luật, ngăn nắp cho đến khi lớn lên mà đối lập với trẻ được
cha mẹ cho cá nhân phát triển mà không có sự giáo dục về tính đúng đắn thì cá nhân
trẻ dễ khó mà phân biệt về sai trái và dễ học những cái xấu. Việc không quản thúc cá
nhân mà cho cá nhân trẻ vô tư học những lời nói, hành vi có tính chất dè bỉu hoặc
tương tự cũng tạo nên quá trình hình thành nhân cách không tốt ảnh hưởng tới việc
phát triển nhân cách trong tương lai. Việc giáo dục từ khi còn nhỏ góp phần tạo nên
cấu trúc tâm lý với nhân cách có đà phát triển hơn cho cá nhân, định hướng cho cá
nhân phát triển nhân cách. Đồng thời việc giáo dục cũng giúp cá nhân bộc lộ những
năng lực bẩm sinh về nghệ thuật hay đặc điểm cơ thể như giác quan hay góp phần tạo
sự hứng thú đến các đề tài mà cá nhân chú ý để tạo mục tiêu. Nếu cá nhân không có sự
giáo dục của cha mẹ từ sớm rất dễ hình thành nhân cách không tốt như cãi lời, không
nghe cha mẹ nói hay đánh cha mẹ gây ra bài xích giữa mối quan hệ và lúc đó càng về
lâu khi nhân cách xấu đó phát triển sẽ càng khó giáo dục lại.

Qua thuyết thưởng và phạt hay điều kiện hóa từ kết quả của B.F.Skinner
cũng đã có sự góp phần vào giáo dục cho trẻ. Ví dụ nếu cá nhân trẻ hay đi dép vào
trong nhà làm bẩn sàn nhà hay vì la mắng ta thay đổi theo cách tuyên dương hoặc bắt
tay khi cá nhân trẻ để dép ngoài cửa, việc đó khiến cho trẻ không tỏ ra bướng bỉnh khi
bị la mắng mà sẽ lặp lại hành động đó nhiều hơn vì được khen cho tới khi thành thói
quen tự giác để dép ngoài cửa. Hoặc việc cá nhân trẻ liên tục quấy khóc khi đi siêu thị
để muốn được đồ mình thích, nếu cha mẹ không giáo dục cá nhân trẻ khi hiện tượng
đó vừa mới xuất hiện mà liền mua đồ để cá nhân trẻ hết quấy khóc thì những lần sau cá
nhân trẻ vẫn sẽ quấy khóc để cha mẹ mua đồ mà cá nhân trẻ muốn và điều đó làm cho
cá nhân phát triển nhân cách cho đến lớn khi muốn một thứ gì thì liên tục nài nỉ hay
làm những hành động phá đồ đạt, thậm chí là phá hoại bản thân để cha mẹ mua đồ mà
cá nhân đó muốn. Nếu xuất hiện những tính cách, hành vi, lời nói xấu thì cha mẹ giáo
dục hay còn được gọi là một hình phạt theo thuyết B.F.Skinner thì tính cách, hành vi,
lời nói xấu đó sẽ không xuất hiện trong tương lai.

Thông qua sự giáo dục của cha mẹ đối với cá nhân trẻ có sự ảnh hưởng lớn trong
việc hình thành nhân cách của cá nhân và có thể là điều kiện để phát triển nhân cách.

11
2.4. Nhân tố thôi thúc sự hoạt động bởi cha mẹ

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người cũng là nhân tố thúc đẩy quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Con người có thể lĩnh hội
những kinh nghiệm của lịch sử, xã hội qua hoạt động để phát triển nhân cách của bản
thân, hoạt động của con người luôn gắn liền với ý thức, và từ đó ta có thể thấy rõ nhân
tố hoạt động có sự ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách cá nhân.

Đối với nhân tố thôi thúc từ cha mẹ đối với cá nhân khi còn nhỏ và trưởng thành
là một nhân tố quan trọng. Nếu một cá nhân trẻ chỉ luôn vùi đầu vào học mà bỏ bê bản
thân đến những hoạt động sống trong thường ngày mà không có sự thôi thúc của cha
mẹ mà cá nhân dễ quên đi bản thân, sức khỏe bị thụt lùi và sinh bệnh hoặc ở một số
trường hợp gia đình mà cha mẹ bắt cá nhân học tập, đề cao điểm số hay những cá nhân
có kì thi quan trọng mà học tập liên tục không có hoạt động giải trí, thể thao đi kèm dễ
sinh ra stress, lâu dần sẽ có sự tác động nhất định đến cả tâm lý và sinh lý cá nhân và
có thể xảy ra hậu quả nặng nề nhất là áp lực cao dẫn đến tự tử. Và trường hợp bị ảnh
hưởng thôi thúc hoạt động bởi cha mẹ không chỉ khi còn nhỏ mà có thể kéo dài đến khi
trưởng thành và được biểu hiện rõ nhất ở những độ tuổi trẻ, vừa qua cũng có một
trường hợp xảy ra khi một học sinh chỉ mới học lớp 6 đã tự tử vì áp lực học tập.

Nhân tố thôi thúc sự hoạt động bởi cha mẹ có ảnh hưởng lớn ngay từ bước đầu
hình thành nên cấu trúc nhân cách và nếu không có sự điều chỉnh phù hợp cũng dễ ảnh
hưởng đến sự phát triển, như nếu bắt buộc cá nhân học nhiều mà không có những hoạt
động như thể thao, giải trí, ăn, uống thậm chỉ là nghỉ ngơi không có thời gian hợp lý rất
dễ trở thành những cá nhân ít nói, lo lắng về thành tích, áp lực lâu dần dẫn đến căng
thẳng và lo âu với xã hội hoặc là cô lập chính bản thân mình khi đó quá trình phát triển
nhân cách sẽ càng khó khăn hơn. Thay vào đó việc có sự thôi thúc hoạt động của cha
mẹ phù hợp với độ tuổi và gánh nặng mà cá nhân có thể chịu đựng được để quá trình
phát triển cá nhân được tốt hơn. Ở mọi độ tuổi sẽ có cách phù hợp để thúc đẩy khả
năng hoạt động của cá nhân và phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cá nhân đó.

2.5.Nhân tố giao tiếp với cha mẹ

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân, nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu
cơ bản trong mối quan hệ người - người ở xã hội, thông qua giao tiếp mà con người
lĩnh hội những nên văn hóa, chuẩn mực xã hội đồng thời cũng con người cũng đóng
góp và đánh giá bản thân.

Nhân tố giao tiếp giữa cha mẹ đối với cá nhân cũng là một nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển nhân cách. Khi cá nhân trẻ bắt đầu có thể giao tiếp và được giáo dục
thông qua lời nói của cha mẹ của mình, khi đó cha mẹ cá nhân bắt đầu giao tiếp, truyền
đạt thông tin, kiến thức và dạy dỗ cá nhân trẻ, từ đây cá nhân trẻ bắt đầu phát triển
nhân cách và mặt đạo đức cũng được hình thành. Ví dụ khi cá nhân trẻ còn nhỏ việc
cha mẹ bắt đầu dạy trẻ những thứ cơ bản như kêu cha hoặc mẹ đến dạy cá nhân trẻ lời
nói theo nhu cầu như đói bụng, khát nước khi cá nhân trẻ bắt đầu có ý thức cha mẹ bắt

12
đầu dạy những kiến thức về tư duy, chuẩn mực của đạo đức gắn liền hành vi, từ đó
nhân cách trẻ bắt đầu hình thành đến phát triển dựa trên những kiến thức được truyền
đạt và phát triển cũng bằng con đường đó theo kiến thức phù hợp với độ tuổi.

Song song với đó giao tiếp nhiều hoặc ít giữa cha mẹ và cá nhân cũng có ảnh
hưởng ít nhiều đến sự phát triển nhân cách, việc giao tiếp nhiều khiến cá nhân có sự
gần gũi với cha mẹ và khi có vấn đề cá nhân sẽ tìm cách giải quyết hoặc tâm sự với
cha mẹ nhưng nếu giao tiếp ít đi cá nhân bắt đầu có sự xa cách với cha mẹ, dễ ôm vấn
đề trong lòng làm cản trở sự phát triển về mặt tính cách, thường lo sợ nếu như mình có
vấn đề hoặc không tìm được cách giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó cũng có sự ảnh
hưởng làm cho quá trình phát triển nhân cách ngày càng bị suy thoái và phân li ở cá
nhân nếu cá nhân bị bạo lực bằng lời nói bởi cha mẹ mình. Từ những cuộc nói chuyện
bình thường đến những cuộc nói chuyện nói về những vấn đề công kích, miệt thị, dè
bỉu cá nhân bởi cha mẹ của mình. Từ đó cá nhân dễ dàng có suy nghĩ lệch lạc, hoang
tưởng, chấp nhận với những cái mác mang tính chất công kích đó cho bản thân, nhân
cách của cá nhân bắt đầu có khả năng hình thành và phát triển những nhân cách đen và
có hành vi tự hủy hoại bản thân mình, sự phát triển nhân cách bị suy thoái.

Qua đó cũng thấy nhân tố giao tiếp là một nhân tố gây ảnh hưởng lớn và có hậu
quả nặng nề, đặc biệt nếu ở bậc cha mẹ - người thân cận nhất với cá nhân sẽ có một sự
ảnh hưởng lớn hơn trong lời nói, có thể sẽ củng cố cho sự phát triển của cá nhân nhưng
có thể cũng là tàn phá cá nhân đó.

13
KẾT LUẬN
1.Kết luận

Sự phát triển nhân cách của một cá nhân có nhiều yếu tố trong cuộc sống trong đó
có những yếu tố cơ bản nhất như yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố giao lưu hay
còn gọi là giao tiếp và yếu tố tập thể, và cùng với đó cũng biết nhân cách có những đặc
điểm như tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực, tính giao lưu và các thuộc tính
tâm lý tạo nên cấu trúc nhân cách về xu hướng nhân cách, tính cách, khí chất, năng lực.
Mỗi một yếu tố, đặc điểm trên đều cấu thành nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội,
đều đóng một vai trò giữa cái riêng và cái chung, đều có mối quan hệ gắn kết, gần gũi,
thêm bớt cho nhau để tạo nên một nhân cách hoàn thiện dần. Đôi khi phát triển nhân
cách cũng có những sai lệch gây ảnh hưởng ít nhiều đến những người xung quanh
trong xã hội, thậm chí còn có những cá nhân cố tình gây ra hành vi sai lệch đó.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Goleman từng viết trong cuốn sách
“Trí tuệ cảm xúc” rằng:" Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên chúng ta học về
cảm xúc, cha mẹ có EQ cao thì những đứa con sẽ có EQ cao. Cha mẹ có EQ thấp sẽ có
sự tác động tiêu cực đến sự phát triển con cái". Thông qua đó cha mẹ cũng có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của cá nhân và trong đó có cả sự hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân là con cái, đặc biệt là có sự ảnh hưởng đến việc hình thành cấu
trúc nhân cách và điều kiện để phát triển nhân cách cá nhân. Yếu tố di truyền không
chỉ di truyền những đặc điểm về ngoại hình mà còn di truyền về năng lực, một trong
những yếu tố hình thành để phát triển nhân cách, hoặc ngay cả xuất thân của cha mẹ
mà cá nhân cũng có những đặc điểm ảnh hưởng đến những suy nghĩ, hành vi của mình
ngay từ lúc nhỏ để phát triển nhân cách. Hay yếu tố giáo dục và sống với cha mẹ cũng
có sự ảnh hưởng lớn, gia đình là cái nôi đầu tiên để cá nhân bắt đầu nhận sự giáo dục,
thông qua sự giáo dục đó mà bắt đầu hình thành ý thức về suy nghĩ, hành vi đúng đắn
hay những kiến thức, năng lực được sớm phát hiện và được định hướng để phát triển
và sống với cha mẹ được bao dung bởi cách săn sóc, quan tâm của cha mẹ cũng là
cũng là một trong yếu tố lớn để cá nhân hình thành cấu trúc nhân cách và là điều kiện
để phát triển nhân cách đồng thời đi cùng còn có yếu tố thúc đẩy hoạt động và giao
tiếp cũng là yếu tố cho cá nhân được phát triển về nhân cách, cá nhân được tham gia
các hoạt động phù hợp cân bằng giữa thành công trong cuộc sống và sức khỏe về cả
tinh thần lẫn thể chất được cha mẹ thúc đẩy và giải tỏa, móc nối tình cảm gia đình
bằng giao tiếp là những yếu tố giúp cho cá nhân có sự phát triển nhân cách tốt nhất.
Nhưng đôi khi cũng đi liền những độc hại bên cạnh như việc thúc ép, lạnh nhạt, bỏ bê
hay bạo lực bằng lời nói bởi cha mẹ đến cá nhân cũng gây ra những ảnh hưởng tác
động lên tâm sinh lý cá nhân mà gây cản trở sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
bởi sự ảnh hưởng của cha mẹ.

Sự phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân với sự ảnh hưởng từ cha mẹ đã có sự ảnh
hưởng lớn với nhiều yếu tố xoay quanh mà không quan trọng hóa bất kể một nhân hay
yếu tố nào và chúng nó mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giúp cho cá
nhân có thể phát triển nhân cách một cách tốt nhất và cha mẹ cũng cần có sự điều hòa
phù hợp với nhiều yếu tố xoay quanh đối với sự phát triển của cá nhân ngay từ khi còn
nhỏ và kể cả là trưởng thành, phù hợp ở từng độ tuổi.

14
2. Những điều mà đề tài chưa làm được

Thứ nhất, chỉ mới làm rõ về bề mặt lý thuyết mà chưa đi đào sâu vào gốc rễ.

Thứ hai, chưa làm rõ những ý nhỏ hay nói chính xác hơn là yếu tố nhỏ cấu thành
mà chỉ làm rõ ở những yếu tố lớn như những yếu tố về hoàn cảnh sống với cha mẹ chưa
có sự làm rõ ràng về những yếu tố tác động, cấu tạo nên

Thứ ba, những ví dụ thực tiễn chỉ thông qua phương pháp quan sát và thống kê
chủ quan chưa có sự tham khảo với những tài liệu khách quan.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) – TS.Nguyễn Văn Lũy – TS. Đinh Văn Vang,
Giáo trình tâm lý học đại cương (2013 – in lần thứ mười sáu), Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Chương VII từ trang 148 đến trang 170. (Sách)

2. Luật sư Nguyễn Văn Dương (2021), Nhân cách là gì? Các yế u tố hin
̀ h thành,
phát triể n nhân cách con người?, Tham khảo từ:

https://luatduonggia.vn/nhan-cach-con-nguoi/, 00:11 ngày 21 tháng 12 năm

2021. (Website)

16

You might also like