Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Chương 1:

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Mọi tranh chấp phát sinh thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động đều sẽ được Tòa án giải quyết
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại Điều 1 BLTTDS 2015 thì “Bộ luật tố tụng dân sự quy định về…khởi kiện để Tòa
án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)” hay nói cách khác là để Tòa
án giải quyết đối với vụ án về tranh chấp tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động thì phải dựa trên hoạt động khởi kiện. Cụ thể hơn, khoản 1 Điều 5 BLTTDS
2015 có quy định: “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” hay nói cách khác là chỉ
khi có yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp thì Tòa án mới giải quyết và chỉ giải quyết trong phạm
vi yêu cầu. Như vậy, khi tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động phát sinh mà không có yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ không có quyền giải quyết đối
với tranh chấp đó

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm mọi vụ án dân sự
Nhận định này là Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015 thì Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ
thẩm trong vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự chỉ có thể là người khởi kiện
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự
là:
- người khởi kiện,
- người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
- Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Như vậy, ngoài người khởi kiện, nguyên đơn còn có thể là:
- người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
- Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Chỉ có nguyên đơn mới có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của
bị đơn
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2015 thì Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu
tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn,
bao gồm cả quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Việc xét xử của Tòa án luôn phải công khai
Nhận định này là Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 BLTTDS thì trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn
thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật
kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án
có thể xét xử kín

Câu hỏi 2
A khởi kiện B ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu B trả số tiền 1.000.000.000đ (một tỷ đồng) mà A
đã cho B vay. Trong quá trình giải quyết vụ án, A và B có thỏa thuận tại Tòa án rằng B sẽ chỉ phải trả
cho A số tiền là 600.000.000đ (sáu trăm triệu đồng) trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày lập biên bản
hòa giải thành. Có ý kiến cho rằng thỏa thuận trên là không phù hợp quy định pháp luật vì A đã kiện
đòi 1.000.000.000đ (một tỷ đồng) thì Tòa án phải giải quyết dựa trên yêu cầu khởi kiện của A.
Câu hỏi:
Bằng kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, anh/chị hãy đánh giá ý kiến
trên và nêu rõ cơ sở pháp lý cho đánh giá của mình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án chỉ được giải quyết trong
phạm vi khởi kiện của đương sự. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 thì “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền …thỏa thuận với nhau một
cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Ở đây, pháp luật không cấm các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc nghĩa vụ trả nợ thấp hơn
yêu cầu khởi kiện ban đầu và thỏa thuận này là ý chí tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của
mình nên phù hợp với đạo đức xã hội. Do đó, thỏa thuận này là hợp pháp, ý kiến trong đề bài lả
không phù hợp và Tòa án sẽ giải quyết dựa trên sự tôn trọng ý chí của các bên

Câu hỏi 3
A và B là vợ chồng với nhau, có 2 con chung là C (10 tuổi) và D (20 tuổi). Vợ chồng A và B không
có tài sản chung và không có nghĩa vụ chung về tài sản với các chủ thể khác. A làm đơn yêu cầu ly
hôn với B gởi đến Tòa án có thẩm quyền.
Câu hỏi:
Anh/chị hãy xác định tư cách đương sự cụ thể trong vụ án trên
A là người khởi kiện nên trong vụ án trên thì A là nguyên đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 68
BLTTDS 2015.
B là người bị nguyên đơn A khởi kiện nên B là bị đơn theo quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS
2015.
Do việc giải quyết ly hôn giữa A và B có liên quan đến quyền được cha/mẹ nuôi dưỡng của C (mới
10 tuổi) sau khi A và B ly hôn cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng có thể sẽ phát sinh của A và B đối với C
nên theo quy định tại khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 thì C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án trên. Còn D (20 tuổi) đã trưởng thành, không thuộc đối tượng phát sinh các quyền và
nghĩa vụ liên quan trong vụ án này nên D không có tư cách đương sự trong vụ án trên
Chương 2:

Câu hỏi 1
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án theo loại việc là gì?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án theo loại việc là việc xác định vụ việc nào Tòa
án có quyền giải quyết

Câu hỏi 2
Yếu tố cơ bản để phân biệt tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh, thương mại?
Yếu tố cơ bản để phân biệt loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tranh chấp dân sự và
tranh chấp kinh doanh, thương mại chính là mục đích lợi nhuận

Câu hỏi 1
Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là gì?
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là việc xác định cụ thể Tòa án ở địa phương nào trong
các Tòa án cùng cấp có quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm

Câu hỏi 2
Tại sao người yêu cầu lại được chọn Tòa án?
Qui định cho nguyên đơn được lựa chọn Tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự thực
hiện việc khởi kiện hoặc yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc

Câu hỏi 1
Khi nào Tòa án phải ra Quyết định chuyển vụ án?
Tòa án phải ra Quyết định chuyển vụ án nếu sau khi thụ lý phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền
của Tòa án mình mà thuộc Tòa án khác

Câu hỏi 2
Trường hợp nào thụ lý sai thẩm quyền nhưng Tòa án lại không phải ra Quyết định chuyển vụ án?
Trường hợp thụ lý sai thẩm quyền nhưng giữa các Tòa trong cùng một Tòa án cấp tỉnh thì Tòa án
không phải ra Quyết định chuyển vụ án

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp dân sự”
Sai. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp lao động (Khoản 3 Điều 32BLTTDS 2015)

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Tòa dân sự không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại”.
Sai. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh,
thương mại (Khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2015)
Câu hỏi 3
Anh M kiện anh K do tranh chấp với nhau về hợp đồng mua bán xe ô-tô. Anh M thường trú tại Q1
TPHCM. Anh K thì thường trú tại Q Ba Đình-Hà Nội. Anh/chị hãy xác định loại tranh chấp và Tòa
án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Biết rằng trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận cụ thể
về Tòa án sẽ giải quyết nếu tranh chấp phát sinh
Tranh chấp về hợp đồng dân sự. Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.Tòa án có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân Q Ba Đình. Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều
39 BLTTDS 2015
Chương 3:

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Người tiêu dùng khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không có nghĩa vụ
chứng minh
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 thì khi khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thì người tiêu dung chỉ không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, còn các vấn đề khác thì người tiêu dùng vẫn phải chứng minh để thể hiện
yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Mọi đương sự đều phải có nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại Điều 91 BLTTDS 2015 thì chỉ có đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình và đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình mới có nghĩa vụ
chứng minh. Như vậy, đương sự không đưa ra yêu cầu và không phản đối yêu cầu của người khác
đối với mình thì không có nghĩa vụ chứng minh

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Tòa án chỉ có thể có được chứng cứ khi được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,
xuất trình cho Tòa án
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại Điều 93 BLTTDS 2015 thì Tòa án còn có thể có được chứng cứ khi Tòa án thu
thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định, cụ thể Tòa án được thực hiện các biện pháp
quy định tại Khoản 2, Điều 97 BLTTDS 2015 để thu thập chứng cứ

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa
ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định thì mới
được coi là chứng cứ
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 95 BLTTDS 2015 thì lời khai của đương sự, lời khai của người làm
chứng bằng lời nói vẫn có thể được xác định là chứng cứ nếu việc khai bằng lời đó được thực hiện tại
phiên tòa
Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Thẩm phán luôn được quyền lấy lời khai của đương sự
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán chỉ được tiến hành lấy lời khai của
đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Như vậy, nếu
đương sự đã có bản khai và nội dung bản khai đã đầy đủ, rõ ràng thì Thẩm phán không được lấy lời
khai của đương sự

Câu hỏi 2
A cho B vay tiền nhưng không có giấy tờ. Khi A đòi tiền thì B không thừa nhận có vay tiền của A. A
kiện B ra Tòa án có thẩm quyền. Tại Tòa án thì B vẫn không thừa nhận có vay tiền của A. A xuất
trình cho Tòa án một đoạn băng ghi âm do A tự ghi âm trong đó có nội dung một người tên B thừa
nhận có mượn tiền của người tên A.
Tòa án có thể sử dụng đoạn ghi âm trên làm chứng cứ để giải quyết vụ án trên hay không?
Băng ghi âm mà A xuất trình cho Tòa án là dạng tài liệu nghe được. Theo quy định tại khoản 2 Điều
95 BLTTDS 2015 thì “tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc
văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn
bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”. Do đó, ngoài đoạn bằng ghi âm trên thì A phải
xuất trình được văn bản trình bày của A về xuất xứ của đoạn băng ghi âm đó thì Tòa án mới có cơ sở
xem đoạn băng ghi âm là chứng cứ. Còn nếu A không xuất trình được văn bản trình bày kèm theo
đoạn băng ghi âm thì Tòa án không có cơ sở để xác định đoạn băng trên là chứng cứ để giải quyết vụ
án

Câu hỏi 3
A ăn sữa chua do công ty B sản xuất và bị đau bụng. A khởi kiện công ty B để yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại với số tiền thiệt hại là 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng). Biết rằng theo quy định
tại Điều 23 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc
không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật”.
A cần chứng minh những tình tiết nào để Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu khởi kiện của A?
Để được Tòa án áp dụng Điều 23 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 qua đó chấp nhận yêu cầu của A
thì A cần chứng minh các tình tiết sau:
- A có mua sữa chua do công ty B sản xuất
- Việc đau bụng và các thiệt hại khác của A (nếu có) là do việc ăn sữa chua.
- A không phải chứng minh rằng sữa chua của công ty B là hàng hóa bị khuyết tật. Công ty B nếu
không muốn bồi thường thiệt hại thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng sản phẩm sữa chua do mình
sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng hoặc nếu không an toàn thì đó là việc mà công ty B không thể
phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm công ty B cung cấp cho người tiêu dùng.
- A phải chứng minh mức độ thiệt hại của mình là 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng)
Chương 4:

Câu hỏi 1
Thế nào là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự, nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp,
tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án

Câu hỏi 2
Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong tố tụng
dân sự mà không cần đương sự yêu cầu?
Toà án chỉ có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định từ khoản
1 đến khoản 5 Điều 114 BLTTDS 2015

Câu hỏi 1
Ai có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Chỉ có đương sự, đại diện của đương sự và cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho nguyên đơn mới có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Câu hỏi 2
Thời điểm đương sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra trước khi Tòa án thụ lý đồng thời với việc
nộp đơn khởi kiện, hoặc sau khi Toà án thụ lý, tùy tình huống và biện pháp áp dụng

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hủy bỏ khi vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ”
Sai. Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hủy bỏ khi vụ án bị đình chỉ( Khoản 1 Điều 138 BLTTDS
2015)

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo, kháng nghị”
Sai. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay (Khoản 1 điều 139
BLTTDS 2015)

Câu hỏi 3
Bà M kiện ông K do tranh chấp với nhau về hợp đồng mua bán nhà. Sau khi Tòa thụ lý vụ kiện, Bà
M có thông tin ông K đang tính bán nhà cho người khác. Giả sử 10 ngày sau khi nhận đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bà M Thẩm phán phụ trách vụ án mời bà M đến Tòa để báo
cho bà biết Tòa án không chấp nhận yêu cầu.
Anh/ chị hãy cho biết thủ tục giải quyết của Tòa án như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Thủ tục giải quyết của Tòa án như vậy là sai thời hạn giải quyết. Căn cứ theo khoản 2 Điều 133
BLTTDS 2015
Chương 5:

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Khi khởi kiện thì nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí
Nhận định trên là: Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì nguyên đơn không phải
nộp tạm ứng án phí khi thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí quy định tại Điều 11, Điều 12 của Nghị quyết

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Đương sự kháng cáo luôn phải chịu án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải
chịu án phí phúc thẩm
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí
phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Nếu không thuộc trường hợp không phải chịu lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền lệ phí Tòa án
thì người nào yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự thì người đó bắt buộc phải chịu lệ phí sơ thẩm
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì nếu trong trường hợp yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể
thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tòa án. Như vậy, trong trường hợp vợ, chồng thỏa thuận chỉ một người
chịu lệ phí Tòa án thì người còn lại dù cũng là người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự nhưng
không phải chịu lệ phí Tòa án.

Câu hỏi 2
A và B là vợ chồng. Do giận vợ nên A bỏ đi biệt tích. Sau khi A bỏ đi, B làm đơn yêu cầu Tòa án
tuyên bố A là đã chết. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định tuyên bố A là đã chết. C là người cho A
và B vay tiền biết sự việc đã làm đơn kháng cáo quyết định của Tòa án. Tòa án cấp phúc thẩm không
chấp nhận yêu cầu của C.
Anh/chị hãy xác định nghĩa vụ chịu lệ phí giải quyết việc dân sự trong tình huống trên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì B yêu cầu Tòa án giải
quyết việc dân sự nên phải chịu lệ phí sơ thẩm. Mức lệ phí sơ thẩm yêu cầu giải quyết việc dân sự B
phải chịu theo danh mục án phí, lệ phí là 300.000đ (ba trăm ngàn đồng).
C kháng cáo nhưng không được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận nên C phải chịu lệ phí phúc thẩm
theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Mức lệ phí phúc thẩm mà C
phải chịu theo danh mục án phí, lệ phí là 300.000đ (ba trăm ngàn đồng)

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Khi đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì phải chịu 50% án phí sơ thẩm
Nhận đình này là: Sai.
Đương sự chịu 50% án phí dân sự sơ thẩm khi thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án
trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa theo quy định tại khoản 7 Điều 26
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các
đương sự không được giảm 50% án phí mà vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét
xử vụ án đó theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Câu hỏi 2
Do mâu thuẫn nên anh A đã gây thương tích cho anh B. Chi phí anh B điều trị tại Bệnh viện là 30tr.
Vì không thỏa thuận được số tiền bồi thường nên anh B khởi kiện anh A đến Tòa án có thẩm quyền
để yêu cầu bồi thường chi phí điều trị 30tr. Cấp xét xử sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của anh
B, buộc anh A phải bồi thường cho anh B 20tr. Anh B kháng cáo, yêu cầu bồi thường đủ 30tr. Bản án
dân sự phúc thẩm tuyên giữ y bản án sơ thẩm.

Câu hỏi 1. Anh/chị hãy tính tạm ứng án phí sơ thẩm?


Câu hỏi 2. Anh/chị hãy tính án phí sơ thẩm?
Câu hỏi 3. Anh/chị hãy tính tạm ứng án phí phúc thẩm?
Câu hỏi 4. Anh/ chị hãy tính án phí phúc thẩm?
Do mâu thuẫn nên anh A đã gây thương tích cho anh B. Chi phí anh B điều trị tại Bệnh viện là 30tr.
Vì không thỏa thuận được số tiền bồi thường nên anh B khởi kiện anh A đến Tòa án có thẩm quyền
để yêu cầu bồi thường chi phí điều trị 30tr. Cấp xét xử sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của anh
B, buộc anh A phải bồi thường cho anh B 20tr. Anh B kháng cáo, yêu cầu bồi thường đủ 30tr. Bản án
dân sự phúc thẩm tuyên giữ y bản án sơ thẩm.
Câu hỏi 1. Yêu cầu trên của B là một khoản tiền bồi thưởng, do đó đây là vụ án dân sự có giá ngạch
theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Do đó mức tạm ứng án phí
dân sự sơ thẩm mà B phải chịu bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là: 50% x
5%(30.000.000)đ = 750.000đ
Câu hỏi 2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì Nguyên đơn phải chịu
án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu
án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp
nhận. Như vậy, án phí dân sự sơ thẩm mà A phải chịu: 5% x 20.000.000đ = 1.000.000đ B phải chịu:
5% x 10.000.000 = 500.000đ
Câu hỏi 3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí dân
sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm. Đây là vụ án dân sự nên mức
tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm là 300.000đ.
Câu hỏi 4. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì đương sự kháng cáo
phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm
bị kháng cáo 300.000đ

Câu hỏi 3
Công ty A khởi kiện để yêu cầu công ty B trả tiền nợ mua hàng với số tiền nợ là 200.000.000đ (hai
trăm triệu đồng). Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án tuyên công
ty B phải trả cho công ty A số tiền nợ là 200.000.000đ (hai trăm triệu đồng).
Anh/chị hãy cho biết án phí sơ thẩm mà công ty B phải chịu là bao nhiêu?
Đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá trị tài sản tranh chấp là 200.000.000đ (hai trăm
triệu đồng). Theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 thì mức án phí trong trường hợp này là 5% giá trị
tranh chấp. Như vậy, mức án phí mà công ty B phải chịu là 5% x 200.000.000đ = 10.000.000đ (mười
triệu đồng)
Chương 6:

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Trong mọi trường hợp, Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
Sai. Giải thích theo Điều 192BLTTDS

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Thủ tục hòa giải bắt buộc thực hiện đối với mọi vụ án dân sự
Sai. Giải thích theo Điều 205BLTTDS

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Tòa án ra Quyết định đình chỉ vụ án nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo tại phiên tòa phúc
thẩm
Sai. Giải thích theo Điều 289BLTTDS

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Thời gian tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm được tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử
Sai. Giải thích theo Điều 286BLTTDS

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục rút gọn có thể tiếp tục nếu có đương sự rời khỏi địa chỉ cư trú
tại Việt Nam
Sai. Giải thích theo Điều 317BLTTDS

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn không phân biệt giữa các loại vụ
án
Đúng. Giải thích theo Điều 318BLTTDS

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Hội đồng giám đốc thẩm gồm 5 Thẩm phán
Sai. Giải thích theo Điều 337BLTTDS

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
Đương sự không phải có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm
Đúng. Giải thích theo Điều 338BLTTDS

Câu hỏi 1
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ án, miễn là trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”
Sai. Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn nhưng phải trước thời điểm
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ và hòa giải (Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015)

Câu hỏi 2
Cho biết nhận định sau là đúng hay sai. Giải thích và nêu căn cứ pháp lý:
“Thủ tục rút gọn không áp dụng đối với vụ án có đương sự ở nước ngoài”
Sai. Thủ tục rút gọn vẫn áp dụng đối với vụ án có đương sự ở nước ngoài, nếu đương sự ở nước
ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn (Khoản 1
Điều 317 BLTTDS 2015)
Câu hỏi 3
Anh A khởi kiện anh B ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu anh B trả số tiền 200 triệu đồng mà anh
B đã vay cùng tiền lãi theo thỏa thuận.
a/ Sau khi Tòa thụ lý vụ kiện, anh B có đơn xin tạm đình chỉ vụ kiện để anh có thời gian bán nhà trả
nợ cho anh A. Tòa án có chấp nhận yêu cầu của anh B không?
b/ Sau phiên tòa sơ thẩm, anh B muốn kháng cáo. Anh phải nộp đơn ở đâu? Trong thời hạn bao lâu?
c/ Giả sử do không hiểu biết về pháp luật tố tụng nên anh B đã không thực hiện được việc kháng cáo
đúng thời hạn. Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực. Tuy nhiên anh B vẫn muốn được xem xét lại vụ kiện
vì cho rằng có sai sót nghiêm trọng về thủ tục giải quyết vụ án. Anh B có thể thực hiện thủ tục gì để
được xem xét lại vụ kiện?
a/ Không vì không thuộc các trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Căn cứ
theo Điều 214 BLTTDS 2015.
b/ Anh B nộp đơn kháng cáo tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Căn cứ theo khoản 7 Điều 272 BLTTDS
2015. Anh B phải nộp đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án. Căn cứ theo
khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015
c/ Anh B phải làm đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm. Căn cứ theo khoản 1 Điều 327 BLTTDS 2015
Chương 7

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Tòa án không thể áp dụng quy định của thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự để giải quyết giải
quyết việc dân sự
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại Điều 361 BLTTDS 2015 thì trường hợp trong quá trình giải quyết việc dân sự mà
có những vấn đề không được quy định tại phần 6 BLTTDS 2015 thì sẽ được áp dụng những quy định
khác của BLTTDS 2015, bao gồm cả quy định của thủ tục giải quyết vụ án dân sự, để giải quyết việc
dân sự. Hoặc trong trường hợp quy định của phần 6 BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự
có dẫn chiếu về việc áp dụng thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án vẫn được áp dụng

Câu hỏi 2
A và B là vợ chồng. Trong quá trình đi du lịch tại Đà Lạt thì giữa A và B bất ngờ phát sinh mâu
thuẫn nên A và B cùng làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn và đã gởi đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt. Biết rằng A hiện đang
cư trú tại Gò Vấp, B hiện đang cư trú tại Bình Thạnh.
Theo anh/chị thì Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt sẽ xử lý như thế nào khi nhận được đơn yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của A và B?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS 2015 thì yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của A và B thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nhưng
theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án có
thẩm quyền là Tòa án cấp huyện tại nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, cụ thể là Tòa án
quận Gò Vấp hoặc Tòa án quận Bình Thạnh. Như vậy, việc A và B nộp đơn đến Tòa án thành phố
Đà Lạt là sai về thẩm quyền. Do đó, sau khi nhận đơn theo thủ tục chung, căn cứ điểm c khoản 1
Điều 364 BLTTDS 2015 thì Tòa án sẽ tiến hành ra thông báo trả lại đơn cho A và B

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Các đương sự được quyền kháng cáo sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
và sự thỏa thuận của các đương sự.
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại Điều 371 BLTTDS 2015 thì người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc giải quyết việc dân sự không có quyền kháng cáo đối với quyết định giải quyết việc dân sự
quy định tại khoản 2 Điều 29 tức là quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các
đương sự

Câu hỏi 2
Vợ chồng A và B cùng làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn. Tòa án tiến hành hòa giải nhưng A và B đoàn tụ không thành và không thỏa
thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Tòa án đã ra
quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và hướng dẫn các bên khởi kiện lại vụ án dân sự.
Anh/chị hãy đánh giá về cách giải quyết của Tòa án dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân
sự
Cách giải quyết của Tòa án như trên là chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Vì
theo quy định tại khoản 5 Điều 397 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp trên, bên cạnh việc ra quyết
định đình chỉ giải quyết việc dân sự thì Tòa án còn phải thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải
thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án

Câu hỏi 1
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Toà án thụ lý đơn yêu cầu ngay sau khi Thẩm phán xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm
theo đã đủ điều kiện thụ lý
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 363 BLTTDS 2015 thì khi Thẩm phán xét thấy đơn yêu cầu và tài
liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, Tòa án sẽ thụ lý khi người yêu cầu nộp cho Tòa án
biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự theo đúng thủ tục; nếu không Tòa án sẽ không
thụ lý. Tòa án chỉ thụ lý kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu khi xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu,
chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý và người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí

Câu hỏi 2
Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
Tòa án chỉ phải thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cho người yêu cầu và người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự
Nhận định này là: Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 365 BLTTDS 2015 thì Tòa án còn phải thông báo cho VKSND cùng
cấp

Câu hỏi 3
A nói dối B rằng A mang thai của B để yêu cầu B phải kết hôn với mình. B vì sự việc đó nên đồng ý
kết hôn với A. Sau khi kết hôn, B biết được sự việc A không mang thai nên đã làm đơn yêu cầu Tòa
án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Biết rằng, A hiện đang cư trú tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh;
B hiện đang cư trú tại quận Gỏ Vấp thành phố Hồ Chí Minh; A và B đã đăng ký kết hôn tại UBND
phường Cô Giang, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Anh/chị hãy cho biết Tòa án có thẩm quyền đối với đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
của B
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2015.
Do yêu cầu thuộc khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2015 nên thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015.
Và theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái
pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền trong việc dân sự này là Tòa án nhân dân quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

You might also like