Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Sơ đồ tư duy động não (brainstorming)

Lập sơ đồ tư duy là một trong những kỹ năng động não hay nhất hiện nay. Vẽ một sơ đồ khi bạn
đang cố gắng nghĩa ra một ý tưởng dành cho bài luận, dự án hoặc bất kỳ công việc sáng tạo nào thật
sự có thể giúp sự sáng tạo của bạn được tuôn trào.

Sử dụng sơ đồ tư duy để động não:

 Giúp bạn trích xuất các thông tin trong trí nhớ
 Khiến dòng suy nghĩ phát triển không bị hạn chế để bạn nảy ra được một ý tưởng mới
 Cho phép bạn xác định mối quan hệ giữa cá ý tưởng riêng rẽ
 Giúp bạn hình dung được bức tranh tổng thể hơn 

Nếu bạn bị cạn ý tưởng quá sớm, hãy thử vẽ vài nhánh trống trong sơ đồ tư duy của mình. Não của
chúng ta không thích những công việc dang dở, vậy nên bằng cách vẽ những cành như thế, chúng ta
có thể lừa não
bộ của mình
tìm kiếm
các hướng
sáng tạo
mới để mở
rộng sơ đồ
tư duy.

 
2. Sơ đồ tư duy để ghi chép bài

Hầu hết học sinh sử dụng các kiểu ghi chép thành từng dòng để ghi nhận thông tin được cung cấp
trên lớp học. Tuy nhiên, sơ đồ tư duy lại là một công cụ rất hữu hiệu đối với việc ghi chép bài.

Thay vì nghe và chép lại lời giảng như một cái máy, sơ đồ tư duy buộc bạn phải chủ động phân tích
những gì bạn nghe và chỉ ghi chú những phần thông tin thiết yếu nhất.

Thay vì phải viết nguyên câu, hãy dùng các từ khóa và hình ảnh thể hiện đủ ý. Bằng cách này, bạn tiết
kiệm được cả thời gian trên lớp và cả khi ôn tập lại sau đó.

Sơ đồ tư duy mang đến cái nhìn tổng quan về một chủ đề rõ hơn văn bản thông thường. Cùng một
thông tin nhưng sơ đồ tư duy lại dễ nhớ và giúp ôn bài nhanh chóng hơn.

3. Sơ đồ tư duy để ghi nhớ

Sơ đồ tư duy có thể giúp bạn ghi nhớ tất cả các loại thông tin, từ việc ngoại ngữ đến các tên, sự kiện
và ngày tháng quan trọng cho bài kiểm tra lịch sử của bạn.

Trong tác phẩm “The Mind Map Book”, Tony Buzan giải thích lý do vì sao sơ đồ tư duy lại là một
công cụ tuyệt vời giúp chúng ta ghi nhớ:

“Sơ đồ tư duy tận dụng tất cả các kỹ năng cốt yếu của chúng ta và khiến não hoạt động ở mọi cấp
độ, khiến chúng trở nên lanh lợi và khéo léo hơn để ghi nhớ. Não bộ bị thu hút và muốn phản ứng lại
với sự hấp dẫn của sơ đồ tư duy và sự hấp dẫn đó kích thích khả năng truy hồi thông tin trong trí nhớ
một cách tự nhiên”

 4. Sơ đồ tư duy để đọc hiểu

Một số văn bản đôi khi có thể quá khó khăn để hiểu được. Những tác phẩm tiểu thuyết cổ, những bài
báo khoa học, và những bài luận học thuật có rất nhiều từ lạ, và các văn bản này thường có các cấu
trúc phức tạp rất dễ gây rối trí.

Vừa đọc vừa ghi chú trên sơ đồ tư duy sẽ giúp ta dễ nắm bắt nội dung và cấu trúc của các văn bản
như trên. Sau đây là một vài mẹo nhỏ:

 Chia thông tin thành các phần nhỏ, thành những đoạn dễ xử lý hơn.
 Tìm ra chủ đề và ý tưởng của văn bản.
 Lập một danh sách các từ mới và những câu hỏi đối với đoạn văn bản vừa đọc.
 Tóm tắt sườn bài và mô tả các nhân vật chính.
 Sử dụng sơ đồ để ôn tập các ghi chép của bạn trước kỳ thi.

5. Sơ đồ tư duy cho bài tập nhóm

Nếu bạn là một trong số các HSSV trong trường ngại làm bài tập nhóm, sơ đồ tư duy có thể là chìa
khóa để thay đổi điều này. Sơ đồ tư duy dễ dàng trực quan hóa những việc cần làm và phối hợp với
các thành viên trong nhóm để hoàn thành tất cả bài tập.

Và trong ví dụ này, phần mềm tạo sơ đồ tư duy trực tuyến là lựa chọn tốt. Thông qua một công cụ
trực tuyến, bạn có thể dễ dàng chia sẻ sơ đồ tư duy của mình với các thành viên trong nhóm để mọi
người có thể cùng lúc truy cập và điều chỉnh. Bạn còn có thể phân chia công việc cho các thành viên
ngay trong sơ đồ và đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ công việc mình cần làm.

6. Sơ đồ tư duy để thuyết trình trên lớp

Sử dụng sơ đồ tư duy là một cách tuyệt vời để truyền đạt thông tin. Ví dụ như thay vì dùng slide trình
chiếu, bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để báo cáo trên lớp.

7. Sơ đồ tư duy cho bài tập về nhà

Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tạo các danh sách việc cần làm và để chắc chắn bạn không bao
giờ quên làm các bài tập về nhà hoặc bài đọc.

Tìm kiếm các công cụ lập sơ đồ tư duy cho phép bạn bổ sung deadline cho các việc cần làm và xóa
những công việc bạn đã hoàn thành.

8. Sơ đồ tư duy cho bài luận


Sơ đồ tư duy không chỉ giúp bạn động não tìm ý tưởng cho chủ đề của bài luận mà còn rất phù hợp
để thu thập các tranh luận và trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau mà bạn muốn viện dẫn và để lập
cấu trúc đề cương cho bài luận của mình.

9. Sơ đồ tư duy để ôn thi

Một hướng khác để áp dụng sơ đồ tư duy là tổng hợp tất cả các tài liệu kiến thức sẽ xuất hiện trong
bài thi, như:

 Ghi chép trên lớp


 Các chương trong sách giáo khoa
 Danh sách các bài đọc
 Đường link đến các nguồn trực tuyến.
Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung lời hướng dẫn từ giáo viên và các thông tin liên quan về bài thi, như
ngày giờ, hình thức (viết luận, trắc nghiệm v.v…), dụng cụ cần mang theo (máy tính, bút, thước) và các
thông tin khác.

10. Sơ đồ tư duy về kế hoạch trong học kỳ

Nếu giáo viên mong muốn bạn nắm rõ tất cả các bài tập lớn và nhiệm vụ của bạn xuyên suốt cả học
kỳ, bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy cho một học kỳ có nêu rõ các mục như nhiệm vụ, thời điểm nộp
bài tập lớn, ngày thi, thông tin liên hệ giáo viên và nhiều mục khác.

Tìm kiếm một công cụ lập sơ đồ tư duy cho phép bạn liên kết các trang bảng tính, Google Docs, hoặc
các giáo trình điện tử mà giáo viên gửi để củng cố tất cả ghi chú và bài tập của bạn trong một sơ đồ
duy nhất mà bạn có thể sử dụng để tham chiếu xuyên suốt trong học kỳ.

11. Sơ đồ tư duy để viết sáng tạo

Nếu bạn cần phải viết một câu chuyện ngắn cho một môn học nào đó trên lớp, sơ đồ tư duy là cách
tuyệt vời để phác thảo trước câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt. Bạn có thể xác định hình dáng và
tính cách của các nhân vật, thậm chí thêm các hình ảnh mà bạn tìm thấy trên mạng mà bạn thấy
tương tự các nhân vật để tham khảo.

Tổng quan câu chuyện bạn muốn truyền đạt và ghi chú về hoàn cảnh, bất kỳ thông tin lai lịch nào cần
thiết, cao trào của câu chuyện, và cách giải quyết nó v.v…Sau đó, thay vì sa lầy vào việc phải ghi nhớ
tất cả các chi tiết trên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo lại sơ đồ này trong khi viết giúp trí óc của
bạn thoải mái để tự do sáng tạo.
12. Sơ đồ tư duy cho báo cáo thí nghiệm

Nếu bạn thích thú với nghệ thuật hơn là khoa học, việc lập một sơ đồ tư duy có tính thẩm mỹ để nắm
bắt và ghi chú lại quy trình các thí nghiệm bạn thực hiện trong phòng lab có thể kích thích sự hứng
thú của bạn cho các môn khoa học.

Tìm kiếm các mẫu sơ đồ miễn phí và bắt đầu lập các báo cáo thí nghiệm vừa thú vị và hữu ích.

13. Sơ đồ tư duy về ngữ pháp

Nếu bạn đang cố gắng học một ngôn ngữ mới hoặc chỉ muốn ghi nhớ ngữ pháp và quy tắc cơ bản
của ngôn ngữ mẹ đẻ, một sơ đồ tư duy về ngữ pháp có thể hỗ trợ bạn.

Bạn có thể xác định các kiểu mục đích sử dụng từ và thêm ví dụ, điều này sẽ giúp bạn nhớ được các
quy tắc cần thiết khi viết hoặc làm bài kiểm tra.

14. Sơ đồ tư duy về ý tưởng kinh doanh

Đối với các môn như toán học, kinh tế học, khoa học xã hội, giáo viên đôi khi có thể yêu cầu bạn đưa
ra một ý tưởng kinh doanh.
Dùng sơ đồ tư duy động não một ý tưởng kinh doanh là một phương pháp hay ho – dù là làm cá
nhân hay làm nhóm – để nghĩ ra các ý tưởng cho sản phẩm, quyết định cách tiếp thị chúng, tìm ra
đối tượng có thể đầu tư những dự án đó, và xác định lý do người tiêu cùng có thể muốn mua sản
phẩm của bạn.

15. Sơ đồ
tư duy cho
câu lạc bộ
tại trường
học

Khi bạn học


cấp hai, các
giáo viên và
phụ huynh
thường lên kế hoạch và tổ chức các câu lạc bộ sau giờ học cho các học sinh. Nhưng khi bước vào
cấp 3, học sinh thường phải tự lên kế hoạch và quyết định các hoạt động và mục tiêu của câu lạc bộ
mình.

Bạn có thể cùng các thành viên câu lạc bộ lập một sơ đồ tư duy để lập kế hoạch và đưa ra quyết
định. Ví dụ như trong một câu lạc bộ kịch, thành viên đề ra các vở kịch và nhạc kịch mà họ muốn
thực hiện, cũng như các ý tưởng để gây nguồn quỹ cần thiết để biểu diễn những vở kịch đó.

You might also like