Swot & Gi I Pháp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

3.

4 Phân tích SWOT cho phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách tỉnh
Bến Tre. (thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội) (5)

BÀI LÀM

Điểm mạnh

Chợ Lách là vùng đất có vị trí địa lí thuận lợi, khí hậu ôn hòa, TNDL phong phú, đất
đai màu mỡ do được bồi đắp bởi phù sa của sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông, có
nhiều cồn, bãi bồi ven sông, nước ngọt dồi dào quanh năm mang nét đặc trưng của
văn hóa miền Tây Nam bộ. Và tại đây có thể phát triển các loại hình du lịch như du
lịch miệt vườn, du lịch sông nước, dã ngoại dọc đường làng... Với xu hướng hiện nay,
con người muốn đến những nơi có không gian thoáng mát và có điều kiện thư giãn sau
những ngày làm việc vất và đặc biệt là nhu cầu tìm đến các vùng nông thôn - nơi đáp
ứng được những nhu cầu đó của du khách. Với tiềm năng du lịch đa dạng, Chợ Lách
có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là DLCĐ ở các khu vực miệt vườn.

Ngoài tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên, Chợ Lách với bề dày lịch sử và truyền
thống cách mạng, người dân Chợ Lách hiền hòa, chịu khó và mến khách, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất,.... nên thuận lợi cho du lịch văn hóa phát triển, nhất là ở
các làng nghề. Bên cạnh đó, Chợ Lách còn có những nét riêng về văn hóa và vẻ đẹp
của miệt vườn Nam bộ, cùng với những câu hát tài tử, cải lương trên sông Tiền, hay
những ngôi nhà cổ,.... khi đến đây, KDL có cảm giác như trở về với quá khứ và cảm
nhận được những nét văn hóa của người Việt thời khai khẩn.

Tính đến năm 2021, trên địa bàn huyện đã hình thành 01 trạm dừng chân, 11 điểm
tham quan, homestay như: Ba Ngói (xã Vĩnh Bình); Hoa Vương, Nhà vườn Năm Hiền
(thị trấn Chợ Lách); Jardin Du MeKong, homestay Hạnh Phúc (xã Hòa Nghĩa);
Nguyễn Gia (xã Tân Thiềng); Lâm Nga, Bảy Thảo, Việt Hải (xã Vĩnh Thành); Vườn
kiểng Hoàng Duy, Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B), …

Chợ Lách được biết đến là quê hương của nhiều loại trái cây đặc sản ở Nam bộ như:
sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh,...trên địa bàn huyện phát triển được
31 làng nghề truyền thống sản xuất cây giống – hoa kiểng với trên 5.700 hộ tham gia.
Thời gian qua, lượng du khách đến với làng nghề ngày càng tăng. Khi đến với làng
nghề, du khách không chỉ tham quan quá trình làm ra một sản phẩm cây giống, hoa
kiểng mà còn được nhà vườn và nghệ nhân hướng dẫn tham gia thực hiện các công
đoạn chiết cây, ghép cành, uốn sửa tạo dáng kiểng, bon sai, tự tay tạo ra tác phẩm
nghệ thuật hoa kiểng làm quà lưu niệm dành tặng cho người thân và bạn bè, từ đó góp
phần tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho người dân. Tất cả đó là những điều kiện thuận lợi
để phát triển DLCĐ với mô hình ba cùng - “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” - với qui mô
lớn

Bên cạnh đó, ngành du lịch huyện đã phối hợp với các đài truyền thanh, truyền hình
trong và ngoài tỉnh xây dựng các phóng sự, bản tin để quảng bá rộng rãi về thế mạnh
du lịch của huyện; thường xuyên chỉ đạo và có biện pháp xử lí và chấn chỉnh kịp thời
các hoạt động du lịch vi phạm pháp luật nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch ngày
càng đi vào nề nếp; động viên kịp thời những cá nhân đơn vị kinh doanh dịch vụ du
lịch thực hiện tốt các quy định của nhà nước về kinh doanh du lịch; đảm bảo trật tự an
toàn xã hội nhằm tạo môi trường du lịch của huyện an toàn, thân thiện; phối hợp kịp
thời với các xã, thị trấn để có kế hoạch xây dựng dự án phát triển du lịch của địa
phương mình trên cơ sở đề án du lịch của huyện.

Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh hiện có thì du lịch cộng đồng huyện Chợ Lách vẫn
còn những điểm yếu cần được khắc phục để có thể phát triển ngày một tốt hơn. Hiện
nay, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách vẫn chưa được đồng
nhất giữa các hộ dân. Các hộ dân chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng một cách tự
phát, nhỏ lẻ. Đây là một điểm yếu khá quan trọng và cần có những biện pháp giải
quyết kịp thời nhằm giúp cải thiện chất lượng sản phẩm phát triển du lịch cộng. Ngoài
ra, chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng tại huyện cũng là vấn đề
lớn cần được cải thiện và nâng cao. Người dân địa phương còn hạn chế về trình độ
ngoại ngữ cũng như những kiến thức liên quan để phát triển ngành du lịch cộng đồng.
Điểm yếu này đã phần nào hạn chế nguồn khách quốc tế khi muốn đến trải nghiệm
sản phẩm và dịch vụ tại cộng đồng địa phương. Mặt khác, ngoài những hạn chế về sản
phẩm và dịch vụ thì homestay tại huyện Chợ Lách vẫn chưa phát triển đồng đều và
còn những hạn chế về cách tổ chức. Đến nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách chỉ có 7
điểm homestay được đầu tư cơ sở hạ tầng với hình thức ổn định và đầy đủ tiện nghi:
Rooster Mekong - xã Long Thới; Nhà vườn Năm Hiền; Việt Hải - xã Vĩnh Thành;
Hoa Vương - thị trấn Chợ Lách; Hạnh Phúc - xã Hòa Nghĩa; Jading Du MêKông;
Nguyễn Gia - xã Tân Thiềng (1). Đặc biệt chính sách tiếp thị, quảng bá sản phẩm
hiện nay tại huyện Chợ Lách vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và chưa gây hiệu ứng
thu hút được nhiều du khách. Hiện nayHầu hết các sản phẩm tương đối phổ biến và
chưa tìm ra được điểm đặc trưng riêng biệt của sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu
của du khách tham gia du lịch cộng đồng. Hiện nay, du lịch cộng đồng tại Chợ Lách
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Theo Ông Phạm Văn Hòn, Phó Chủ tịch
UBND huyện Chợ Lách cho biết hiện nay hệ thống giao thông lối vào các điểm du
lịch vẫn chưa tiếp nhận được những dòng xe chở nhiều khách (6). Điều này dẫn đem
đến sự cản trở lớn trong việc tiếp nhận và đón khách du lịch đến trải nghiệm dịch vụ.

Thách thức

Hiện nay du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đang ngày càng phát triển và
được du khách quan tâm nhiều. Vì thế mức độ cạnh tranh sản phẩm giữa các vùng là
vô cùng lớn. Điều này tạo nên một thách thức lớn cho phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Chợ Lách. Đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ du lịch phải được cải thiện và trang bị
một cách kỹ lưỡng, chuyên nghiệp và có những nét đặc trưng độc đáo mang đến cho
du khách những trải nghiệm tích cực. Bên cạnh đó, tiếp thu công nghệ cũng là một
thách thức lớn đối với ngành du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách. Ngày nay, thời
đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và được áp dụng ở tất cả các ngành trong đó có
cả du lịch. Vì thế việc nguồn nhân lực địa phương tiếp thu, học hỏi kiến thức và áp
dụng công nghệ vào mô hình quảng bá sản phẩm cũng như trang thiết bị hỗ trợ phát
triển du lịch cộng đồng tại huyện là điều vô cùng cần thiết. Để có thể phát triển du lịch
cộng đồng một cách lâu dài thì đảm bảo môi trường bền vững là một thách thức đối
với cộng đồng địa phương. Ngày nay nhằm phát triển du lịch cộng đồng mà tình trạng
bảo vệ môi trường – nguồn cung cấp thu nhập cho người dân địa phương cũng bị
xuống cấp. Vì thế việc giữ gìn và bảo tồn môi trường là vấn đề cần được quan tâm
hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng.

Cơ hội

Hiện nay, du lịch cộng đồng tại Chợ Lách đã và đang được chính quyền địa
phương đề ra những phương hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cộng
đồng. Bên cạnh phát huy những sản phẩm nổi bật như vườn trái cây, sản xuất cây
giống, cây kiểng,.. thì Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre cũng thực hiện triển khai phát
triển Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách (1). Với mục đích nhằm khai thác và truyền bá
những sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương đến với khách du lịch. Song song
đó chợ Lách cũng tập trung triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng homestay
gắn liền với văn hóa địa phương. Đây sẽ là tiềm năng lớn góp phần thu hút khách du
lịch đến tham quan và trải nghiệm lối sống sinh hoạt cùng người dân địa phương. Bên
cạnh đó, sau khi trải qua đại dịch Covid cũng như những thiên tai vào những năm gần
đây thì xu hướng và nhu cầu đi du lịch của du khách cũng dần thay đổi. Ngày nay du
khách thường có mong muốn được trải nghiệm loại hình du lịch mới mẻ, có thể nhìn
nhận và tiếp thu những lối sống ở những vùng địa phương khác nhau. Để có thể vừa
nghỉ dưỡng, tốt cho sức khỏe và hạn chế tối đa những tai nạn du lịch không mong
muốn. Vì thế với những chính sách hỗ trợ của Chính Phủ cho du lịch cộng đồng hay
sự thay đổi về xu hướng du lịch của du khách sẽ là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
những cơ hội cho du lịch cộng đồng chợ Lách ngày càng phát triển trong tương lai.

4.1 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Chợ Lách

4.1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Phối hợp chặt chẽ với các trường đạo tạo nghiệp vụ để giáo dục của người dân địa
phương cũng như các bên liên quan về tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, trình độ
chuyên môn, nhận thức về du lịch, hướng dẫn người dân, cộng đồng địa phương nâng
cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, thái độ ứng xử văn minh
đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn, hỗ trợ để người dân kiếm được
thu nhập từ DLCĐ sẽ giúp họ tin tưởng và chuyên tâm làm du lịch hơn.
Chính quyền địa phương đã huy động toàn thể nhân lực vào các hoạt động phát triển
du lịch cộng đồng, không để ai đứng ngoài cuộc. Chính quyền xã huy động toàn thể
nhân lực địa phương, tổ chức tuyên truyền kêu gọi người dân cùng tham gia; khéo léo
lồng ghép trong các chương trình nông thôn mới vào việc phát triển du lịch cộng
đồng. Thành lập các tổ nghệ nhân bao gồm những người có hiểu biết sâu rộng về lĩnh
vực văn hóa truyền thống, tổ chức lớp đào tạo con em địa phương, thành lập các đội
văn nghệ dân gian là những người lao động tại địa phương.

4.1.2. GP phát triển sản phẩm kết hợp xây dựng thị trường

Hiện nay cần đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện chợ Lách trên
các nền tảng công nghệ như Facebook, Tiktok, Instagram,… để có thể dễ dàng tiếp
cận đến khách du lịch. Theo thống kê tính đến tháng 8/2021 Việt Nam có khoảng 90
triệu tài khoản Facebook, hơn 70 triệu người dân dùng Internet (theo thống kê
Statista) (4). Vì thế việc tập trung xây dựng thị trường sản phẩm du lịch trên nền tảng
mạng xã hội là vô cùng cần thiết và dự đoán sẽ mang đến sự hiệu quả nhanh chóng.
Bên cạnh việc mở rộng tiếp thị sản phẩm thông qua Internet, cần nâng cao chất lượng
các dịch vụ, sản phẩm DLCĐ như giá cả, chất lượng dịch cụ, an toàn thực phẩm, an
ninh,... Nhằm thu hút du khách đem đến cho khách du lịch trải nghiệm tốt nhất và có
mong muốn quay trở lại. Đồng thời góp phần tạo chỗ đứng trên thị trường du lịch
cộng đồng, giúp sản phẩm có thể duy trì và phát triển bền vững.

4.1.3. GP phát triển DLCĐ theo hướng bền vững

Để có thể phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững cần luôn luôn phát huy
nguyên tắc số số 5 trong 10 nguyên tắc phát triển ngành du lịch cộng đồng đó là “
Đảm bảo tính bền vững của môi trường”. Bởi vì môi trường là nơi lưu trữ, bảo vệ tài
nguyên du lịch và là nguồn mang đến thu nhập chính cho người dân địa phương.
Chính vì thế việc giữ cho môi trường phát triển bền vững là giữ được nguồn lực phát
triển du lịch cộng đồng. Về tài nguyên du lịch, để có thể đảm bảo được tính bền vững
của sản phẩm cần phải giữ vững bản chất vốn có truyền thống của sản phẩm. Bởi vì
sản phẩm du lịch cộng đồng được tạo ra từ những giá trị văn hóa, sản phẩm truyền
thống đặc trưng của vùng. Vì thế việc xây dựng sản phẩm gắn với phát triển giá trị
văn hóa, những sản phẩm làng nghề sẽ giúp cho du lịch cộng đồng ngày càng phát
triển một cách bền vững.

Cần phát huy những thế mạnh sẵn có của cộng đồng, những sản phẩm đặc trưng nổi
trội. Bởi lẽ những phương pháp để mà sản xuất ra sản phẩm đều mang tính nghệ thuật
riêng của cộng đồng, mang đậm những tinh hóa văn hóa, kỹ thuật tinh xảo, những
phong tục tập quán lối sống của người dân bản địa. Ngoài ra, để có thể phát triển du
lịch cộng đồng một cách bền vững cần có sự hợp tác, gắn kết giữa các bên tham gia
đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành. Nhằm giúp sản phẩm được tuyên truyền quảng bá
đến gần với du khách hơn. Đặc biệt cần xây dựng một điểm đến du lịch cộng đồng tốt
gắn liền với dịch vụ và chất lượng sản phẩm tốt. Điều này sẽ là một điểm nhấn thu hút
khách du lịch, đảm bảo xây dựng được một điểm đến chất lượng và có sức hấp dẫn
mạnh mẽ.

4.1.4. Chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ

Để có thể xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng tốt cần có sự phối hợp của
người dân địa phương. Vì thế cần có nhũng chính sách hỗ trợ người dân phát triển du
lịch cộng đồng để tiếp thêm sức mạnh và nguồn lực phát triển. Cần hỗ trợ người dân
địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng các con đường dẫn vào các
điểm đến có thể cho xe lớn đi qua. Nhằm giúp ích cho việc vận chuyển du khách vào
điểm đến một cách thuận lợi. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần tạo điều
kiện cho người dân phát triển du lịch cộng đồng như giảm thuế cá nhân khi người dân
tham gia hoạt động du lịch, đề xuất - ủng hộ xây dựng những sản phẩm du lịch tiềm
năng, tìm những người có kinh nghiệm trong DLCĐ về hướng dẫn người dân cách
xây dựng sản phẩm và phục vụ khách du lịch, vv. Đồng thời cần tạo môi trường thông
thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp các nhà đâu tư và người dân có thể xây dựng
các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như xây dựng nơi lưu trú, dịch vụ ăn uống, vv.

Tài liệu tham khảo

1. Thảo Nguyên, Vietnamnet. Link: https://goeco.link/HMYhY


2. Anh Cao (Tài liệu của Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020).
Link: https://goeco.link/gwiyS
3. https://dulichtoivaban.com/lang-van-hoa-du-lich-cho-lach-ben-tre.html
4. Học viện PA Marketing. Link: https://pamarketing.vn/so-luong-tai-khoan-
facebook-tai-viet-nam-thang-8-2021/
5. Ngọc Mai (2021), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Bình. Link:
https://sovhttdl.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/du-lich/giai-phap-phat-trien-du-lich-
cong-dong-gan-voi-chuong-trinh-.html
6. TTXT du lịch Bến Tre. Link:
https://www.vamvo.com/BenTre/tabid/964/ArticleId/2207/du-lich-cho-lach-
phat-trien.aspx

You might also like