Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC


THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Giang


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Phương
Mã sinh viên : 21050988
Lớp : QH-2021E KTQT CLC3

Hà Nội, tháng 8 năm 2022


Mục lục
I. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 2
II. Nội dung ............................................................................................................. 3
1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm được và lựa chọn con đường đúng đắn cho Cách mạng Việt
Nam: Con đường Cách mạng Vô sản. .............................................................................. 3
1.1 Bối cảnh lịch sử ...................................................................................................... 3
1.2 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước ................................................................ 3
2. Sự chuẩn bị tích cực của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của một chính Đảng tại Việt
Nam ................................................................................................................................. 4
2.1 Chuẩn bị về chính trị và tư tưởng ........................................................................ 4
2.2 Chuẩn bị về tổ chức .......................................................................................... 7
3. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và
soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ........................................................... 9
3.2 Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng ............................................... 9
3.2 Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ......................................... 10
III. Tổng kết......................................................................................................... 12
Tài liệu tham khảo...................................................................................................... 13

1
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt
vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi
trên con đường phát triển của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết
quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, khẳng định vai trò của giai
cấp công nhân Việt Nam và vai trò của hệ tư tưởng Mác Lênin đối với Cách mạng Việt
Nam. Nó chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng
ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam
sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng
khít của cách mạng Vô sản thế giới. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương
lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những
nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, giải quyết triệt để những yêu cầu khách
quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đây có cương lĩnh đúng
đắn với việc xác định mục tiêu chiến lược, lực lượng và phương pháp cách mạng rõ ràng;
có đội tiền phong lãnh đạo mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân và tiêu biểu
cho phong trào dân tộc, quyết tâm lãnh đạo toàn dân giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc
để tiến tới xã hội cộng sản.
Trong sự thành công của Đảng ngày hôm nay phải kể tới sự đóng góp to lớn của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Qua quá trình sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia
đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, khảo sát và tìm hiểu nhiều
cuộc cách mạng, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Con đường
Cách mạng vô sản. Cùng với đó, người cũng đã chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử phát triển của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng
lợi khác, vượt qua mọi khó khăn thử thách hoàn thành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, lãnh
đạo đoàn thể nhân dân đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2
Phần II. NỘI DUNG

1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm được và lựa chọn con đường đúng đắn cho Cách mạng
Việt Nam: Con đường Cách mạng Vô sản.
1.1 Bối cảnh lịch sử
Tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Nhà Nguyễn
từng bước đầu hàng, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, chia Việt Nam thành ba xứ
với chế độ cai trị riêng. Chúng cấu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột về kinh tế và áp bức
chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Về kinh tế, Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp
đoạt ruộng đất để lập đồn điền; vơ vét tài nguyên; triển khai các chương trình khai thác
thuộc địa. Về văn hóa và giáo dục, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch,
khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; thực hiện chính sách ngu dân
và tìm mọi cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ thế giới vào Việt Nam.
Dưới tác động từ các chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình
phân hóa sâu sắc. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân
phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột ở những mức độ khác nhau.
Xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có
hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và
tay sai và mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà chủ yếu là giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ
phong kiến.
Với tinh thần dân tộc và truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước đã nổi dậy
chống Pháp và phong kiến tay sai, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên tập hợp quần
chúng, nhiều phong trào yêu nước nổ ra theo rất nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau
như: Các phong trào theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương; cuộc khởi
nghĩa Yên Thế, phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam với quy mô lớn nhất và kéo
dài nhất; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như Đông Du, Duy
Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,… nhưng đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn và tổ
chức lực lượng cần thiết. Tuy thất bại nhưng những phong trào này đã góp phần cổ vũ
sâu rộng tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam. Sự thất bại của những phong trào này cho thấy sự bất lực của ý thức hệ phong kiến
và tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập.
Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
1.2 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
Tuy rất kính trọng các bậc tiền bối và khâm phục tinh thần đấu tranh của họ, nhưng
Nguyễn Tất Thành nhận ra được những hạn chế và sai lầm trong con đường cứu nước của
những vị cha anh đi trước này. Đối với ý thức hệ phong kiến, lịch sử đã vượt qua mức ấy,
nước Việt Nam độc lập trở lại không thể là một nước quân chủ chuyên chế nữa. Còn hệ ý
thức tư sản cũng không thể đưa lại độc lập hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Hơn nữa, các
chủ trương như của cụ Phan Chu Trinh, yêu cầu Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì

3
“xin giặc rủ lòng thương”, còn cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ cũng chẳng khác nào
“đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Nguyễn Tất Thành sáng suốt phê phán, không đi
theo phương pháp, khuynh hướng của các vị đó. Người quyết định ra đi tìm còn đường
cứu nước mới cho dân tộc, tới các nước phương Tây, tìm hiểu những gì ẩn giấu sau sức
mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng thế giới.
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người vừa lao động kiếm sống, vừa tiến
hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách
mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ… Người không chỉ nghiên cứu về mặt lí luận mà còn
tổng kết thực tiễn thông qua quá trình chứng kiến giai cấp tư sản, công nhân và quần
chúng nhân dân lao động ở những nước tư bản phát triển nhất. Nguyễn Ái Quốc đã có
nhận thức quan trọng: Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những
cuộc cách mạng chưa đến nơi. Người cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh
Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ,
kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4
lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát
khỏi vòng áp bức”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây,
nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man,
vô nhân đạo của bọn thống trị. Từ đó, Người đi đến kết luận: “chúng ta đổ xương máu để
làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này”.
Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Người
lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng
Mười Nga, bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình
đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe
khoang bên An Nam.”
Tháng 7/1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, như sau này người khẳng định: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản,
thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của các tầng lớp nhân dân lao động.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở
thành một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh
dấu bước chuyển quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc,
từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản và là người Cộng sản Việt Nam
đầu tiên.
2. Sự chuẩn bị tích cực của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của một chính Đảng tại
Việt Nam
2.1 Chuẩn bị về chính trị và tư tưởng

4
2.1.1 Thời kỳ ở Pháp (1919 – 1923)
Nguyễn Ái Quốc xác định kẻ thù của ta là chủ nghĩa đế quốc, là tư bản bóc lột.
Tháng 6/1919, các nước Đế quốc thắng trận họp hội nghị Vecxai để chia lại thị trường
thế giới. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đã đưa
tới hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ,
quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Mặc dù không được chấp nhận nhưng “Bản yêu sách” đã gây tiếng vang lớn đối với nhân
dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Tên tuối của Nguyễn Ái Quốc từ đó
được nhiều người biết đến. Kết luận quan trọng mà Người rút ra là: “Những lời tuyên bố
dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được tự
do thực sự, trước hết phải dựa vào chính lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải
phóng cho mình”.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
Tháng 12/1920; tại đại hội Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành gia nhập quốc tế ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh
dấu bước ngoặt quyết định trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ một người
yêu nước trở thành một người Cộng sản.
Năm 1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các nước thuộc địa khác như An-giê-ri,
Tuynidi, Ma-rốc,… thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” để tuyên truyền và đoàn kết các
lực lượng Cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Người làm chủ nhiệm chủ bút cho báo “Le Paria” (Người cùng khổ), song
song đó là viết nhiều bài báo đăng trên báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp và báo
Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn lao động Pháp. Qua các bài báo, Người vạch
trần tội ác và chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần vào việc
thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, thúc đẩy họ đứng lên tự giải phóng, đồng thời tiến hành
tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng
sản và nhân dân lao động. Mặc dù bị thực dân Pháp tìm mọi cách phá hoại, tờ Le Paria
vẫn tiếp tục phát triển và trong suốt thời gian tồn tại, từ 4/1922 tới 6/1926, tờ báo ra được
38 số với 35 tờ. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ rất đều cho báo mỗi tháng 25 phơ-răng. Anh
nói: “Chúng ta phải bằng bất cứ giá nào làm cho tờ báo sống. Nó mất đi sẽ là một thiệt
hại to lớn đối với tổ chức và nhất là đối với công tác tuyên truyền lúc này cần thiết hơn
lúc nào hết”.
2.1.2 Thời kỳ ở Liên Xô (1923- 1924)
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pari sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông
dân lần thứ nhất (10/1923), đồng thời trực tiếp học tập và nghiên cứu kinh nghiệm Cách
mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Lênin. Người viết nhiều bài cho báo Sự Thật của
Đảng cộng sản Liên Xô và tạp chí thư tín quốc tế của Quốc Tế cộng sản. Nguyễn Ái
Quốc tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc
thông qua hoạt động thực tiễn và nghiên cứu sách báo.

5
Năm 1924, Người tham dự đại hội V của Quốc tế Cộng sản và các đại hội của Quốc tế
công hộ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên,… Tại đại hội V của Quốc tế Cộng sản,
người đã có bản báo cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa; làm sáng tỏ một
số luận điểm quan trọng về bản chất của chủ nghĩa thực dân và nhiệm vụ của các Đảng
Cộng Sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, giải phóng các dân tộc
ở thuộc địa. Người đã nếu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng chính
quốc, về vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là bước
chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.
2.1.3 Thời kỳ ở Trung Quốc(1924-1927)
Đây là thời kỳ Người hình thành những quan điểm lí luận Cách mạng cơ bản.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu với tư cách ủy viên Bộ
phương Đông của Quốc tế cộng sản để hoạt động, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam.
Tháng 6 năm 1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chương trình và Điều
lệ của Hội nêu rõ mục đích là : làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Sau khi
cách mạng thành công, Hội chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân, mưu cầu hạnh
phúc cho nhân dân, tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, thực hiện đoàn kết với
giai cấp vô sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới. Từ năm 1925 đến năm
1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ
cách mạng Việt Nam.Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị
trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà
máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, truyền bá
chủ nghĩa Mac-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của
phong trào cách mạng Việt Nam.
Cũng trong năm 1925, “Bản án chế độ thực dân Pháp” và được xuất bản lần đầu tiên
tại Pari. Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, Bản án vẫn
được bí mật truyền về Việt Nam. Bằng nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác phẩm đã tố
cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp đối với
các nước thuộc địa, vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, che giấu tội ác
dưới vỏ bọc khai hóa văn minh, từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh
tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Đầu năm 1927, cuốn “Đường cách mệnh” gồm những bài giảng của Người trong các lớp
đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp
bức ở Á – Đông xuất bản. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc nêu ra những tư tưởng
cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam: Chỉ rõ đối tượng đấu tranh
của cách mạng Việt Nam là tư bản đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ; chỉ rõ động
lực và lực lượng của Cách mạng, Cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng chứ không
phải một hai người; lưu ý rằng công - nông là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh. Người
khẳng định vai trò của Đảng: “Cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản
giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái cõ
vững thuyền mới chạy”. Đồng thời khẳng định Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa

6
Mác – Lênin làm cốt: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin” Về phương pháp cách mạng, người nhấn mạnh đến việc giác ngộ và tổ chức
quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng
tâm hiệp lực đánh đổ giai cấp áp bức mình.
2.1.4 Kết luận
Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính
trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường
cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Đường cách mệnh đã trực tiếp chuẩn bị về tư
tưởng, lý luận chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị, nhằm
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng
của giai cấp vô sản Việt Nam, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nền tảng tư
tưởng của Đảng sau này. Đó là:
 Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân
dân các thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và
thuộc địa.
 Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
 Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong
là Đảng Cộng sản.
Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho sự thành lập Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng
như Lênin đã nói: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh, vận động,…
Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách
mệnh tiền phong.”
2.2 Chuẩn bị về tổ chức
2.2.1 Các tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập
Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số
chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên Hiệp Thuộc địa
nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ, do Bác làm chủ nhiệm
kế bút.
Cuối năm 1921, tại đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp họp ở Macxay, Người
đã trình bày dự thảo nghị quyết về vấn đề “ chủ nghĩa cộng sản và thuộc địa” và ý kiến
nghị thành lập Ban Nghiên Cứu thuộc địa trực thuộc ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản
Pháp. Kiến nghị đó được Đại hội chấp nhận. Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa được
cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông Dương.

7
Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng
sản đoàn. Hội được thành lập từ 9 thanh niên yêu nước của Tâm Tâm xã được Nguyễn Ái
Quốc lựa chọn và huấn luyện, đào tạo. Hoạt động của hội góp phần truyền bá tư tưởng
Mác-Lênin, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam theo xu thế cách mạng vô sản. Cơ
quan tuyên truyền của Hội là tuần báo báo Thanh niên. Sự ra đời và hoạt động của Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên là bước chuẩn bị chu đáo về chính trị, tổ chức và đội
ngũ cán bộ, có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam sau này.
Tháng 7/1925, Người cùng các nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Triều Tiên,… sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á – Đông, có quan hệ chặt
chẽ với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Từ năm 1925-1927, người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo
một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau các khóa học một số thanh niên ưu tú
được chọn đi học ỏ trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, một số được cử
đi học trường quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn trở về nước để “ truyền bá lí luận giải
phóng dân tộc, và tổ chức nhân dân”.
Năm 1928, Hội đề ra chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ,
đồn điền. Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản về lập
trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác – Leenin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước.
2.2.2 Cách thức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Sự ra đời và hoạt động của hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trong
nước. Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của hội đã phải “chọc thủng lưới sắt của
bọn thực dân Pháp” mới đến được với nhân dân Việt Nam ta.
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vào trong phong
trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội ở
nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Số hội viên của Hội tăng mạnh. Năm 1928,
có 300 hội viên, năm 1929 có 1700 hội viên. Tổ chức cũng được xây dựng trong nhiều
nhà máy, hầm mỏ. Một số đảng viên tiên tiến trong Tân Việt cũng ngả theo Hội, nhiều
người đã trở thành hội viên của Hội. Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức
vận động nhân dân dấy lên một phong trào dân tộc chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ,
đặc biệt là phong trào công nhân.
Trong những năm 1926-1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức
như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời
trong năm 1929. Ở giai đoạn này nhiều cuộc bãi công diễn ra.Từ năm 1928 đến năm
1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc, tiêu biểu là
các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm
và nhà máy cưa Bến Thủy. Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những
năm 1926-1929 mang tính chất chính trị rõ rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa
các nhà máy, các nghành và các địa phương. Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công
nhân đã nâng lên rõ rệt tuy chưa được đều khắp.

8
Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính
trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của Người sáng lập hội là chuẩn
bị tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
2.2.3 Tổng kết
Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và trực tiếp huấn luyện Thanh niên cách mạng đồng chí hội;
tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, sáng lập và viết bài cho
báo Thanh Niên, mặt khác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cốt cán, chuẩn bị tổ chức
cho sự thành lập Đảng. Chủ nghĩa Mác-Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái
Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như người đang khát mà
có nước uống, đói mà có cơm ăn. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo
con đường cách mạng vô sản, làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả
nước, trong đó giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân, nhiều tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, phong
trào công nhân từ tự phát lên tự giác đòi hỏi phải có tổ chức Đảng chính trị lãnh đạo để
tập hợp lực lượng, vạch ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
3. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng
và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
3.1 Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, các tổ
chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời:
 1/5/1929: Đại hội lần thứ I của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội được
tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc. Tại đại hội này, đoàn Đại biểu Bắc Kỳ đưa
ra vấn đề thành lập Đảng nhưng không được đại hội chấp thuận. Vì thế các đồng
chí đã tự động rút lui về nước và thành lập ra tổ chức Cộng sản Đông Dương cộng
sản Đảng (17/6/1929) tại Hà Nội, do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm bí thư.
 An Nam cộng sản Đảng thành lập vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong
hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập.
 Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hoá,
những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra thành lập Đông Dương cộng sản
liên đoàn (9/1929).
Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập.
Điều đó phản ánh xu thế tất yếu phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Mặc dù
đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt
Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến
phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán
giữa các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng cộng sản thống nhất là yêu cầu cấp thiết
của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản
Việt Nam.
Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu “Về
việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương”, yêu cầu những người cộng sản Đông

9
Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng
của giai cấp vô sản.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc
rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng,
Trung Quốc. “Với tư cách là Phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết
định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương”, Người chủ động
triệu tập “đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)” và chủ trì Hội Nghị hợp
nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày
6/1/1930 Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản, 2 đại
biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Hội nghị thảo
luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm 5 điểm lớn, với nội dung:
1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
Đông Dương.
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng
sản Trung Quốc ở Đông Dương.
Hội nghị nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp
nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và
thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm
tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo ra. Hội nghị xác định rõ
tôn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần
chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực
hiện xã hội cộng sản”.
Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc
hợp nhất ba tổ chức công sản ở Việt Nam.
3.2 Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như:
Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt
của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:
 Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là : “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
 Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,
làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. Sau đó lập chính phủ công nông binh, tổ
chức quân đội công nông. Về kinh tế thì thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu
toàn bộ sản nghiệp của tư bản đế quốc Pháp để giao cho Chính phủ công nông

10
binh quản lý. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa chia cho dân
nghèo, bãi bỏ các sưu thuế. Về văn hóa thì phổ thông giáo dục theo công nông
hóa, nam nữ bình đẳng,…
 Về lực lượng cách mạng : Lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông
dân nhưng bên cạnh đó liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để lôi kéo họ đi
vào phe vô sản giai cấp, còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ
trung lập.
 Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong cho giai cấp vô sản.
 Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của
cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cốt
lõi trong cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên Cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh
phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu
cơ bản và cấp bách của cách mạng, phù hợp với xu thế thời đại, định hướng chiến lược
đúng đắn cho tiến trình phát triển của Cách mạng Việt Nam.
Sự đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh được khẳng định qua thực tiễn đấu tranh cách
mạng và xây dựng đất nước trong suốt 85 năm qua:
1. Cương lĩnh phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai; giải
quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến:
mặc dù phải được tiến hành đồng thời và khăng khít với nhau, nhưng phải đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, lên trên hết. Đây là cơ sở để giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chỉ có độc lập tự do của đất
nước mới đủ điều kiện để thực hiện quyền con người, quyền công dân. Điều này
xuất phát từ hoàn cảnh xã hội nước ta là một xã hội thuộc địa, mâu thuẫn giai cấp
tuy sâu sắc nhưng mẫu thuẫn chủ yếu, bức xúc nhất vẫn là mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam và thực dân Pháp cùng tay sai. Việc xác định kẻ thù chủ yếu và nhiệm
vụ chủ yếu nhằm để nắm vững ngọn cờ dân tộc, tập hợp lực lượng phát huy cao độ
sức mạnh dân tộc nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ giải phóng giai cấp là một
tư tưởng đúng đắn, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.
2. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh chính trị
đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện
nay. Tư tưởng này thể hiện rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của
Đảng về các lực lượng cách mạng. Tuy xác định rõ liên minh công-nông là nòng
cốt của Cách mạng, nhưng những lực lượng như tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu

11
địa chủ đều được Đảng chủ trương tập hợp, đoàn kết lại trong lực lượng cách
mạng, lôi kéo những người yêu nước ở các tầng lớp khác.
3. Xác định rõ sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Hội nghị thông qua Điều lệ vắn tắtvà
Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Các văn kiện này chỉ rõ: Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản; Đảng được tổ chức ra để dìu dắt giai cấp vô
sản lãnh đạo quần chúng lao khổ đấu tranh giải phóng toàn thể anh chị em bị áp
bức, bóc lột “để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng
sản”.Với cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã trở thành lực
lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc làm cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết
tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những
lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của
các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của
Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”.
Dưới ánh sáng soi đường của Cương lĩnh, Đảng ta đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và đang trên đường xây dựng nước Việt Nam giàu, mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.

Phần III. TỔNG KẾT

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và cuộc đấu
tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ
tư tưởng Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó
chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.”
Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không chỉ vận dụng sáng tạo
mà còn bổ sung, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Đảng cộng sản Việt Nam. Đại hội
VII của Đảng chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng
ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội.”
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội
thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh
dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm cuả sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình
lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về
chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí

12
Nguyễn Ái Quốc. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục
năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn, chứng tỏ giai cấp
công nhân Việt Nam đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người đã chuẩn bị về cả tư tưởng, chính
trị và tổ chức cho Đảng đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên Đảng Cộng Sản Việt
Nam, mở ra một trang sử mới vẻ vang của dân tộc. Vai trò to lớn của Người đối với việc
thành lập Đảng có thể được tóm lại như sau:
1. Một là, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam –
Con đường Cách mạng vô sản
2. Hai là, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
3. Ba là, Người đã triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng
4. Bốn là, Người đã soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thực tế lịch sử đã chứng minh đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua thử
thách hoàn thành hai cuộc kháng chiến vĩ dại, lãnh đạo toàn thể nhân dân đoàn kết xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, đất nước ta có hệ thống chính trị ổn định, kinh tế ngày
càng phát triển, văn hóa, giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao, vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự
thật, 2022.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật, 2022.
3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://dangcongsan.vn/
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật, 2022.

13

You might also like