Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng với nhiều hình thức nuôi

trồng như nc mặn, ngọt, lợ, nc mặt, lồng bè, sản xuất giống gắn với các
hình thức nuôi như nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh, quảng canh,
quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm trên cát,… đã tạo nên những áp lực
nặng nề đối với môi trường.

* Suy giảm diện tích rừng và đất lúa


Nhiều diện tích đất rừng ngập mặn đã bị san ủi để làm đầm nuôi trồng
thủy sản ; hàng chục héc ta đất lúa bị chuyển sang nuôi tôm mà chưa
được sự cho phép của ngành chức năng. Từ đó dẫn đến hạ tầng vùng nuôi
không đồng bộ, mạnh ai nấy làm, thiếu tính tổng thể. Có tình trạng, đầm
này vừa xả nước thải, đầm kia lấy nước nên lấy phải nước ô nhiễm, thậm
chí có mầm bệnh nên dễ gây dịch bệnh. Hậu quả là nhiều hộ gia đình
thiệt hại cả tỷ đồng, tôm chết đỏ đầm gây ô nhiễm nguồn nước
* Các cơ sở chế biến thủy hản sản
Ven cửa sông ở một số địa phương như Lạch Bạng đoạn qua xã Hải
Thanh (Tĩnh Gia), những đống rác thải lớn, nhỏ được cư dân ven bờ
“tuồn” xuống bờ sông, kéo dài tít tắp. Quần áo rách, rác thải sinh hoạt đủ
loại, rồi xác hải sản bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bay khắp nơi. Sau mỗi
trận mưa, nước từ những đống rác ngấm xuống làm ô nhiễm từng vùng
nơi cửa biển. Trên bờ, từng rãnh nước mỡ cá đặc quánh được thải ra từ
hàng trăm cơ sở chế biến thủy sản của người dân các thôn xung quanh
chảy ra sông, nổi váng vùng nước sông rộng lớn. Cách đó chưa đầy trăm
mét chính là vùng nuôi cá lồng quy mô lớn của người dân trong xã. Theo
kinh nghiệm của người nuôi cá lồng địa phương, cá ăn phải nước váng
mỡ cá có chứa các hóa chất bảo quản là chết ngay. Tình trạng cá chết
diễn ra nhiều lần, đều trùng hợp với những đợt xả thải của các cơ sở chế
biến cá hấp lớn trong xã.

Một mối nguy hiểm khác luôn tiềm ẩn là hàng chục nhà máy, cơ sở chế
biến được xây dựng ngay cửa sông, thường xả thải nguồn nước ô nhiễm
ra môi trường.Các doanh nghiệp, cơ sở trên thường lợi dụng trời mưa hay
ban đêm, xả thải những dòng nước đen kịt với mùi lạ xuống vùng cửa
sông để chảy ra biển. Nhiều năm qua, nghề nuôi cá lồng ở đây bị ảnh
hưởng và trở nên bấp bênh bởi hoạt động xả thải và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ở vùng nuôi trong xã.

nhiều diện tích nuôi ngao cũng được người dân phát triển tự phát ở những
nơi quá gần cửa sông, gần nguồn nước ô nhiễm dẫn đến thường xuyên
gặp rủi ro.
Một trong những áp lực đó là việc lạm dụng và xử lý các loại hóa chất
cấm, độc hại bị cấm sử dụng trong cải tạo và xử lý ao đầm việc người
dân cũng như doanh nghiệp “quên đi” công tác BVMT mà chỉ chú tâm
cho phát triển kinh tế, không nhận ra hệ lụy cho môi trường là do ý thức
của mình gây ra, đó là việc tuân thủ thực hiện xây dựng, vận hành sử
dụng các công trình xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường không đảm bảo.
Ví dụ trong chăn nuôi tôm: sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất
kháng sinh để xử lý bệnh cho tôm, không chỉ gây tác động xấu đến môi
trường sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Ngoài ra, tình trạng các hộ nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý
thức trong việc cải tạo ao nuôi, xử lý bùn thải không đúng quy định (một
số nơi vẫn còn xẩy ra tình trạng bơm bùn thải trực tiếp ra các kênh nội
đồng, hay khi tôm chết cũng thải nước trực tiếp ra các kênh thủy lợi, hoặc
xả trực tiếp ra biển), vừa gây nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các hộ khác
lấy phải nguồn nước ô nhiễm vào nuôi, vừa gây ô nhiễm trực tiếp cho
nguồn nước ngầm, nước mặt và gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống
cho người dân khu vực xung quanh khu vực. Đó là một trong những
nguyên nhân làm cạn kiệt, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong điều kiện
nguồn tài nguyên nước ngọt đang rất cần cho phát triển sản xuất và sinh
hoạt của người dân. Bên cạnh đó, các nguồn thải ra sông rạch đã tác động
làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản
chủ yếu là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư
thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa
chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng…. Trường hợp xử lý chưa
được triệt để gây nguy cơ ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước xung quanh.
Thực tế, qua theo dõi, nắm bắt tình hình cho thấy, về hiện trạng xử lý chất
thải tại các dự án nuôi tôm trên cát hiện nay, đối với các cơ sở có công
trình xử lý chất thải thì mỗi cơ sở chỉ bố trí 1-2 ao lắng để lắng lọc nước
thải trước khi thải ra môi trường; một số vùng đã có hệ thống thu gom
nước thải tập trung bằng đường ống bê tông trước khi thoát ra biển như
vùng nuôi tôm 53 ha tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên. Ngoài ra tình
trạng nhiều cơ sở còn không bố trí ao lắng hoặc ao lắng không đảm bảo
khả năng chứa và lắng lọc nước thải và hầu hết các cơ sở nuôi tôm nhỏ lẻ
khá phổ biến, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường... Qua đó, cho thấy, nhìn
chung hiện nay việc xử lý nước thải NTTS là chưa đảm bảo, hầu hết các
cơ sở chưa đầu tư các công trình xử lý nước thải theo đúng nội dung Báo
cáo ĐTM/Đề án BVMT, cam kết BVMT đã được phê duyệt. Không
những thế, do việc xử lý môi trường ao nuôi không đảm bảo dẫn đến ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp và ô nhiềm môi trường ngay tại ao
nuôi làm cho dịch bệnh lây lan, bùng phát tại khu vực quy hoạch nuôi
trồng thủy sản (nhất là nuôi tôm trên cát). Theo đó, hậu quả để lại dự án
hoặc hộ gia đình phải dừng nuôi, không còn hoạt động nữa. Tuy nhiên,
việc xử lý môi trường từ hệ lụy của quá trình hoạt động cũng là một vấn
đề cần giải quyết dứt điểm trong công tác bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Thời gian qua, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đã giúp người
dân, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này tăng thu nhập, góp
phần phát triển nền kinh tế nước ta, tuy nhiên từ đó cũng phát sinh nhiều
vấn đề về môi trường đáng lo ngại và cần phải có những giải pháp ngăn
chặn.
GIẢI PHÁP:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản đề
xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thực hiện công tác
bảo vệ môi trường tại các tổ chức, cá nhân hoạt động trong nuôi trồng
thủy sản như sau:
* Cần nâng cao ý thức chấp hành, sự hiểu biết về pháp luật
- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản, vấn đề ưu tiên
và rất cần thiết là ý thức và trách nhiệm của bản thân đối với môi trường
và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. các chủ
cơ sở cần nâng cao sự hiểu biết của mình về pháp luật quy định trong lĩnh
bảo vệ môi trường, về công nghệ nuôi ít gây ảnh hưởng đến môi trường
(nuôi luân canh, nuôi kết hợp, sử dụng công nghệ nuôi tiết kiệm nước,
…), phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm, việc thực hiện quan trắc, cảnh báo
môi trường định kỳ,…
Và hơn hết là việc tuân thủ thực hiện, xây dựng, vận hành các công trình
bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch
BVMT, Cam kết BVMT đã được phê duyệt, xác nhận. Đối với chất thải
rắn thông thường phát sinh (chất thải sinh hoạt, bao bì đựng thức ăn, hóa
chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, xác tôm chết,…) cần được thu
gom, xử lý đúng quy định và định kỳ thực hiện việc vệ sinh môi trường
xung quanh khu vực nuôi trồng thủy sản. Trường hợp đã gây ô nhiễm
môi trường hoặc sự cố môi trường do hoạt động nuôi trồng của mình gây
ra thì cần phải kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan tìm ra nguyên
nhân, thực hiện các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả
ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh và thiệt hại kinh tế của tổ chức,
cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản; thông tin nhanh chóng về UBND
tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chính quyền địa phương (xã,
huyên) khi phát hiện các yếu tố diễn biến môi trường bất thường khu vực
ven biển, cửa sông để có giải pháp ứng phó, xử lý phù hợp.
- Về công tác quản lý: các cấp, ngành, chính quyền cần tăng cường công
tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo
vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản; nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác chỉ
đạo các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các chương trình giám sát,
quan trắc môi trường định kỳ, cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi tập
trung, vùng cửa sông, ven biển để kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng ô
nhiễm môi trường (nếu có). Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh ô nhiễm
môi trường đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi trồng thủy sản
thuộc trách nhiệm quản lý nhằm quản lý nghiêm việc thực hiện công tác
bảo vệ môi trường tại các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, khắc phục tình
trạng “buông lỏng” như bấy lâu nay có diễn ra. Theo đó, đối với các dự
án chưa đi vào hoạt động phải yêu cầu các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản
phải hoàn chỉnh các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt
động, đặc biệt là phải có đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đảm
bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt chất lượng theo quy chuẩn hiện hành
khi thải vào nguồn tiếp nhận. Đối với các dự án đã hoạt động, trong
những trường hợp kiểm tra, phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy
định pháp luật theo thẩm quyền (tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý vi
phạm hành chính, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc tạm
dừng, chấm dứt hoạt động,…); Trường hợp gây ô nhiễm phải yêu cầu
khắc phục tình trạng ô nhiễm, sửa chữa lại công trình (nếu kiểm tra, phát
hiện không đảm bảo) để yêu cầu xử lý đảm bảo đạt chuẩn theo quy chuẩn
kỹ thuật môi trường hiện hành trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Về
mặt chính sách cần nghiên cứu và đề xuất chính sách  khuyến khích
người dân, doanh nghiệp áp dụng nuôi luân canh, nuôi kết hợp, sử dụng
công nghệ nuôi tiết kiệm nước, hạn chế xả thải, đảm bảo an toàn sinh học
và bảo vệ môi trường.

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không xử lý tốt sẽ
lập tức bị ô nhiễm. Nguyên nhân do lượng thức ăn dư thừa, xác chết và
chất thải của các đối tượng nuôi… khiến nước có màu và mùi rất khó
chịu. Đặc biệt, lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm mạnh, gây ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thủy sinh.
Do lượng thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ trong
nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy
tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat… hay các chất
khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nở
hoa của tảo trong ao.
các hộ nuôi tự xây đầm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi
tôm công nghiệp chuyên biệt, khiến các chất thải hữu cơ, các loại thuốc
bị xả thẳng ra nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm
trọng.
Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có nguồn gốc từ các loại thức ăn dư
thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải ao nuôi
tôm mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất
dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng
oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong
lưu vực tự nhiên.
Hành động xả nước thải ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch mà không
được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu
việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh
phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi
tôm thâm canh và bán thâm canh.
dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở các vùng biển ô nhiễm môi trường, mật
độ ô lồng cao. Ngoài ra, sự cố môi trường Formosa từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên - Huế vừa qua sẽ khiến chất lượng, sản lượng nuôi trồng thủy sản
biển ở đây giảm.

You might also like