Chương 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG I.

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ THEO BỘ LUẬT


LAO ĐỘNG NĂM 2019

1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng đào tạo nghề

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đào tạo nghề

Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì Hợp đồng đào tạo nghề được
hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động được đào tạo nghề và người sử dụng
lao động, theo đó hợp đồng này được giao kết trong trường hợp người lao động
được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc
ngoài nước và kinh phí đào tạo do người sử dụng lao động chi trả bao gồm cả
kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Nguyễn Văn Phi, Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề 2022 mới nhất
(https://luathoangphi.vn/hop-dong-dao-tao-nghe-giua-nguoi-su-dung-lao-dong-
nguoi-lao-dong/#:~:text=T%E1%BA%A1i%20kho%E1%BA%A3n
%201%20%C4%90i%E1%BB%81u%2062,n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ho
%E1%BA%B7c%20ngo%C3%A0i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v
%C3%A0)
Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2012 thì Hợp đồng đào tạo nghề là sự
thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người
học nghề.
Những điều cần biết về hợp đồng đào tạo nghề (https://chiakhoaphapluat.vn/hop-
dong-dao-tao-nghe/#:~:text=H%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng
%20%C4%91%C3%A0o%20t%E1%BA%A1o%20ngh%E1%BB%81%20l
%C3%A0%20s%E1%BB%B1%20tho%E1%BA%A3%20thu%E1%BA%ADn
%20v%E1%BB%81,t%E1%BA%A1o%20ngh%E1%BB%81%20l
%C3%A0%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n.)
Theo Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì Hợp đồng đào
tạo được định nghĩa như sau: ”Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc
bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo
dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các
chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1

1
Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo
để làm việc cho doanh nghiệp.”
Đàm Thị Lộc, Soạn thảo hợp đồng đào tạo Luật Thái An™
(https://luatthaian.vn/soan-thao-hop-dong-dao-tao/)
Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 20 tháng 11
năm 2019 với nhiều điểm mới đã giải quyết được phần lớn những vướng mắc,
bất cập của Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007 và Bộ
luật Lao động năm 2012 cũng như Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, qua đó
mang lại điều kiện tốt hơn cho người lao động. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động
2019 đã điều chỉnh mối quan hệ lao động. Bộ luật mới thay đổi cơ bản đó là điều
chỉnh các việc làm không có quan hệ lao động, mở rộng và đảm bảo người sử
dụng lao động phải nghiêm túc hơn trong quá trình sử dụng lao động. Đối tượng
lao động dù không kí kết hợp đồng nhưng có thỏa thuận có trả lương và có 1 bên
tham gia giám sát điều hành công việc thì đó sẽ vấn được coi là hợp đồng lao
động. Đây là bước tiến mới phù hợp với thực tình hình thực tế của đất nước cũng
như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và người sử
dụng lao động. Toạ đàm: "Bộ luật Lao động 2019: Hiểu để đảm bảo quyền lợi
cho người lao động"(https://laodong.vn/xa-hoi/toa-dam-bo-luat-lao-dong-2019-
hieu-de-dam-bao-quyen-loi-cho-nguoi-lao-dong-864994.ldo)

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đào tạo nghề

Một là, đối tượng của hợp đồng đào tạo nghề là việc học nghề, dạy nghề, đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề.
Theo Điều 61 BLLĐ năm 2019, học nghề là khái niệm chỉ việc học kiến thức, kỹ
năng nghề một cách bài bản, có người hướng dẫn, giáo cụ và chương trình,
phương pháp riêng. Người học nghề là người chưa có kiến thức, kỹ năng về nghề
nghiệp nên người sử dụng lao động phải đào tạo.
Học nghề là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ lao động, thường đan xen
với quan hệ lao động hay phát sinh trước để tạo điều kiện cho quan hệ lao động
hình thành. Do đó, pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ học nghề trong phạm
vi liên quan đến quan hệ lao động xác định. "Dưới góc độ pháp luật lao động,
học nghề là chế định của luật lao động, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành, quy định về quyền học nghề; điều kiện của người
2
học nghề; quyền dạy nghề, điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề và
những vấn đề liên quan tới hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai
bên; chính sách áp dụng đối với cơ sở dạy nghề; vấn đề giải quyết việc làm cho
người học nghề trong một số trường hợp cụ thể".
Giáo dục nghề nghiệp hay dạy nghề là giáo dục chuẩn bị cho mọi người làm việc
như một kỹ thuật viên hoặc trong các công việc khác nhau như một thương nhân
hoặc một nghệ nhân. Giáo dục nghề nghiệp đôi khi được gọi là giáo dục nghề
nghiệp và kỹ thuật.
“Dạy nghề”
(https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1y_ngh%E1%BB%81#:~:text=Gi
%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20ngh%E1%BB%81%20nghi%E1%BB
%87p%20hay,ngh%E1%BB%81%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0%20k
%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt.)
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực
hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống
để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được
một công việc nhất định.
Hoàng Tiến Tài (2016), (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHỨC
DANH CHỦ TỊCH UBND PHƯỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
(https://123docz.net/trich-doan/2873588-khai-niem-dao-tao-boi-duong.htm)
Hai là, trong hợp đồng có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với người sử
dụng lao động.
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh
doanh, mong muốn của họ trước tiên là thu nhập ổn định, kế đến mục tiêu lâu dài
là thăng tiến trong nghề nghiệp. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp khi tuyển
lao động đều mong muốn người lao động gắn bó lâu dài với mình, làm việc với
tinh thần kỷ luật với năng suất lao động cao. Để kết hợp hài hòa mục tiêu của
người lao động và mục đích của chủ sử dụng lao động thì doanh nghiệp phải tạo
điều kiện cho người lao động đi học nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật chuyên
môn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hợp đồng học

3
nghề chính là sợi dây pháp lý ràng buộc để hai chủ thể có thể đạt được mục đích
riêng của mình.
Trần Thị Thoa (2012), Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sỹ, Luật kinh tế
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5732/1/00050001561.pdf)
Ba là, hợp đồng đào tạo nghề do người lao động thực hiện.
Có thể hiểu là người sử dụng lao động chỉ mướn người biết làm về công việc
đó về làm chứ người sử dụng lao động không nhất thiết phải biết làm công
việc đó.
Ví dụ như ở các spa chăm sóc sức khoẻ thì người sử dụng lao động không
nhất thiết phải làm được công việc đó mà những người đi làm trong spa đó
(nhân viên) mới cần phải biết cách làm công việc trên.
Vậy nên khi chúng ta ký hợp đồng đào tạo nghề thì người dạy nghề cho ta là
người lao động. Mà bản thân chúng ta cũng chính là người lao động.
Từ đó, ta có thể thấy được hợp đồng đào tạo nghề do người lao động thực
hiện.
Bốn là, hợp đồng đào tạo nghề là cơ sở cho việc hình thành và duy trì quan hệ lao
động.
Các văn bản pháp luật hiện nay đã bước đầu hình thành hệ thống pháp luật về
đào tạo nghề, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy và học nghề và tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dạy nghề nhằm mở rộng cơ hội cho
nhiều người lao động được học nghề. Hợp đồng học nghề được giao kết giữa cơ
sở dạy nghề và người học, giữa cá nhân và doanh nghiệp nhằm tạo việc làm cho
người học nghề sau khi học xong. Do đó, sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống pháp
luật về lao động và pháp luật về dạy nghề sẽ là hành lang pháp lý tạo điều kiện
cho người học nâng cao trình độ tay nghề, là tiền đề phát triển thị trường lao
động. Trần Thị Thoa (2012), Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sỹ, Luật kinh tế
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5732/1/00050001561.pdf)

1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng đào tạo nghề

Ý nghĩa của hợp đồng đào tạo nghề đối với Người lao động

4
Mục đích của người học khi tham gia quan hệ học nghề là để trang bị cho bản
thân kỹ năng thực hành một nghề nhất định để tìm kiếm việc làm bằng cách giao
kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác hay tự tạo việc làm cho
mình.
Thông qua hợp đồng học nghề, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động để
đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh.
Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động để bổ túc
hoàn thiện kiến thức, kỹ năng lao động giúp người lao động có khả năng làm tốt
hơn những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả công
việc. Thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử
dụng lao động trong những ngành mũi nhọn đòi hỏi về trình độ tay nghề của
người lao động cao đã tổ chức các khóa đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề
cho người lao động để đảm bảo hiệu quả sản xuất đồng thời tăng cường sự gắn
bó giữa doanh nghiệp và người lao động, giúp người lao động giữ vững ổn định
việc làm và doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí khác trong việc tuyển chọn
lao động mới. Trần Thị Thoa (2012), Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt
Nam, Luận văn Thạc sỹ, Luật kinh tế
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5732/1/00050001561.pdf)
Ý nghĩa của hợp đồng đào tạo nghề đối với Người sử dụng lao động
Với mục đích nâng cao trình độ của người lao động, nhiều doanh nghiệp đã cử
người lao động đi đào tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sự
chủ quan hoặc thiếu hiểu biết mà trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao
động không ký hợp đồng đào tạo nghề với người lao động dẫn đến những rủi ro
pháp lý khi người lao động không thực hiện đúng các cam kết với công ty sau
khi hoàn thành việc đào tạo nghề.
Thứ nhất, người sử dụng lao động không ký hợp đồng đào tạo nghề với
người được đào tạo nghề có thể bị xử phạt hành chính
Khi người sử dụng lao động không tiến hành ký kết hợp đồng đạo tạo nghề
sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 28/2020 như sau
Điều 13. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề

5
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không
đào tạo nghề cho người lao khi chuyển người lao động sang làm nghề,
công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học
nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ
học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm
hợp quy cách; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề,
người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các
mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10
người lao động
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50
người lao động
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến
100 người lao động
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến
300 người lao động
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao
động trở lên
Như vậy, mức xử phạt hành chính sẽ được xác định tuỳ vào số lượng nhân viên
trong công ty của bạn khi công ty bạn không ký hợp đồng đào tạo đối với người
lao động.
Thứ hai, người sử dụng lao động không ký hợp đồng đào tạo nghề với người
được đào tạo nghề có thể không được hoàn trả chi phí đào tạo nghề nếu người
lao động chấm dứt hợp đồng lao động
Bộ Luật Lao động 2019 có các quy định về chấm dứt hợp đồng và cho phép
người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý
do, chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.
Khi người lao động chấm dứt hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đúng pháp luật, mặt khác, giữa người sử dụng lao động và người lao
động không ký kết hợp đồng đào tạo nghề, nếu người lao động vi phạm cam kết
về thời gian làm việc sau khi được đào tạo thì người lao động sẽ KHÔNG phải
hoàn trả chi phí đào tạo nghề hoặc bồi thường cho người sử dụng lao động.

6
Trong trường hợp của công ty bạn, do không có hợp đồng đào tạo nghề với các
nhân viên đã được gửi đi nước ngoài nên cũng sẽ không có thoả thuận về vấn
đề chi phí đào tạo cũng như sẽ mất đi quyền được hoàn trả phí đào tạo khi
những nhân viên đ chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.
Nguyễn Văn Thanh, Không ký hợp đồng đào tạo nghề có rủi ro không ?
(https://luatthaian.vn/khong-ky-hop-dong-dao-tao-nghe-co-rui-ro-khong/)
Ý nghĩa của hợp đồng đào tạo nghề đối với kinh tế và xã hội
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau. Dạy và học nghề là một trong những biện pháp giải quyết việc
làm cho người lao động thất nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, khả năng cạnh tranh việc làm của người lao động ngày càng cao đã đẩy
vấn đề học nghề lên tầm quan trọng mới. Sự cần thiết phải học nghề trong vấn đề
giải quyết việc làm hiện nay thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế và xã hội.
Trần Thị Thoa (2012), Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sỹ, Luật kinh tế
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5732/1/00050001561.pdf)

1.2. Quy định của hợp đồng đào tạo nghề theo Bộ luật Lao động năm 2019

1.2.1. Giao kết hợp đồng đào tạo nghề

(Cơ sở pháp lý để nghiên cứu: Điều 59,60,61 BLLĐ năm 2019 và Điều 385 đến
401
BLDS 2015)
Một là, điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng đào tạo nghề
Đối với người học nghề
Thông thường, người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe đáp ứng
yêu cầu của nghề theo học. Đối với một số ngành nghề nhất định, theo danh
mục do nhà nước quy định, tuổi học nghề có thể dưới 14.
Không vi phạm nghề cấm là một điều kiện đương nhiên đặt ra, phạm vi cấm
cần được đặt ra đối với tất cả mọi người học nghề hoặc đối với từng trường hợp
cụ thể (ví dụ với những người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được tham gia học
nghề mà những công việc cụ thể có khả năng lây nhiễm cho người khác) nhằm
bảo vệ người học nghề, cơ sở dạy nghề và lợi ích chung của xã hội.
7
Đối với đơn vị đào tạo nghề

Các đơn vị đào tạo nghề phải có trường sở, khả năng tài chính, thiết bị dạy lý
thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo, có đội ngũ giao
viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm
chất, trình độ chuẩn, kĩ năng nghề đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy
nghề. Việc thành lập, đăng kí hoạt động của cơ sở đào tạo nghề,…theo đúng quy
định pháp luật.

Hai là, hình thức và nội dung của hợp đồng đào tạo nghề
Theo Điều 14 của Bộ luật lao động 2019 thì hình thức của hợp đồng đào tạo
nghề như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành
02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới
hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng
có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18,
điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo Điều 21 của Bộ luật lao động 2019 thì nội dung của hợp đồng đào tạo
nghề gồm những nội dung:

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của
người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước
công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp
đồng lao động bên phía người lao động
c) Công việc và địa điểm làm việc
d) Thời hạn của hợp đồng lao động
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời
hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
8
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh,
bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động
có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời
hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc
bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể
giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ
sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp
đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao
động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các
khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ngoài ra, theo khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Luật giáo dục nghề nghiệp 2014,
trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp
thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định trên còn có các nội dung
sau đây:
Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp.

Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong.

Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc
tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội
dung quy định trên phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức
tiền công trả cho người học theo từng thời gian.

Trình tự giao kết hợp đồng đào tạo nghề


9
Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này nhưng cũng giống như
việc giao kết các loại hợp đồng khác (lao động, dân sự...), quá trình giao kết hợp
đồng đào tạo nghề thường diễn ra theo 3 bước:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng
2. Hai bên thỏa thuận các nội dung và các vấn đề có liên quan tới hợp đồng
học nghề
3. Giao kết hợp đồng.
 Trên thực tế, cơ sở dạy nghề thường là bên đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện ở
việc thông báo tuyển sinh hoặc tuyển người vào học nghề để sử dụng. Nội dung
của hợp đồng học nghề và những vấn đề có liên quan khác thường do cơ sở dạy
nghề ấn định, trên cơ sở đó người học nghề chấp nhận hoặc có sự chỉnh sửa ở
mức độ nhất định trước khi hai bên chính thức giao kết hợp đồng học nghề.
Luật sư Lê Minh Trường, Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Quy định của pháp luật
về Hợp đồng đào tạo nghề.(https://luatminhkhue.vn/hop-dong-dao-tao-nghe-la-
gi-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hop-dong-dao-tao-nghe.aspx)

Ba là, hiệu lực của hợp đồng đào tạo nghề


Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh
hiệu lực của hợp đồng đào tạo nghề. Trên thực tế, các bên thường thực hiện
hợp đồng khi khoá học bắt đầu. Hiệu quả  của việc thực hiện hợp đồng phụ
thuộc vào ý thức trách nhiệm và thái độ của cả hai bên. Chính vì vậy, ngoài
việc mỗi bên thực hiện đúng và đủ các cam kết trong hợp đồng, các quy định
pháp luật có liên quan thì còn phải tôn trọng lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi
cho bên kia thực hiện hợp đồng.

Luật sư Lê Minh Trường, Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Quy định của pháp luật
về Hợp đồng đào tạo nghề.(https://luatminhkhue.vn/hop-dong-dao-tao-nghe-la-
gi-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hop-dong-dao-tao-nghe.aspx)

1.2.2. Thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

(CSPL: Điều 39, 40, 62 BLLĐ 2019, Điều 409- 429 BLDS 2015)

Thứ nhất, thực hiện hợp đồng đào tạo nghề:

Đối với người sử dụng lao động

10
Cụ thể, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề đối với người học nghề theo như quy
định tại Điều 60 của Bộ luật lao động như sau:

 Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí
cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao
động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
 Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh
trong báo cáo hằng năm về lao động.

Đối với người học nghề, tập nghề

Đối với những người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
cần lưu ý tới những nội dung sau (theo Điều 61 của Bộ luật lao động):

 Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc
cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu
học phí.
 Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực
tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được
người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
 Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động
khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
 Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động
tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia.

Những điều cần biết về hợp đồng đào tạo nghề

(https://chiakhoaphapluat.vn/hop-dong-dao-tao-nghe/)

Thứ hai, Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề:

11
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do. Hay nói cách khác, chỉ cần
người lao động muốn thì người này sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động.
Tuy nhiên để được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người lao động
phải đảm bảo thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng là báo trước cho người
sử dụng lao động biết.
Quy định này đã tạo điều kiện để người lao động thực hiện quyền tự do lựa chọn
việc làm để có được cơ hội việc làm tốt hơn cho mình.
Đồng thời, việc yêu cầu người lao động thực hiện thủ tục báo trước khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng cũng giúp doanh nghiệp có thời gian để bố trí, sắp
xếp nhân sự thay thế hoặc tuyển dụng mới.

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cũng có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phía doanh nghiệp chỉ được
thực hiện quyền này trong các trường hợp sau:

 Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động Điều này sẽ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
 Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà khả năng lao động chưa
hồi phục.

Cụ thể, thời gian điều trị được để xem xét chấm dứt hợp đồng trong trường
hợp này được xác định như sau:

 Hợp đồng lao động không thời hạn: 12 tháng liên tục.
 Hợp đồng lao động từ 12 - 36 tháng: 06 tháng liên tục.
 Hợp đồng lao động dưới 12 tháng: Quá nửa thời hạn hợp đồng.

 Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp
sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà đã tìm mọi
biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm việc.
 Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết
thời hạn tạm hoãn hợp đồng hoặc sau thời gian mà các bên đã thỏa thuận.
 Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.
12
 Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm
việc liên tục trở lên. (Lý do chính đáng: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân
nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp
khác trong nội quy lao động.)

Đương nhiên chấm dứt đào tạo nghề


Các trường hợp chấm dứt hợp đồng học nghề do ý chí hai bên có thể hiểu là
trường hợp hai bên đều thể hiện ý chí, bày tỏ sự mong muốn được chấm dứt
quan hệ hoặc một bên đề nghị và được bên kia chấp nhận. Đó là các trường hợp:
hết hạn hợp đồng, khóa học kết thúc, người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân
sự, hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật sẽ giúp các bên thực
hiện được mong muốn kết thúc quan hệ lao động mà vẫn nhận được quyền lợi
chính đáng và giảm bớt trách nhiệm phải thực hiện.
Trong quan hệ lao động, người lao động luôn có phần yếu thế hơn nên dù người
này đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp hay bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng thì hầu hết đều được hưởng các quyền lợi sau:
 Được nhận trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương
hưu hoặc người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ
việc từ 05 ngày làm việc liên tục.
 Được thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác.
 Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác.

Trong khi đó, người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bàn
giao lại cộng việc và thanh toán những khoản tiền mà còn nợ doanh nghiệp.

Nếu người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động mà không thuộc một trong các trường hợp nêu trên hoặc thuộc
các trường hợp đó nhưng không đảm bảo thời gian báo trước thì đều bị coi là
đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Trong trường hợp này người lao
động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao
động.

Bình Thảo, Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 4 lưu ý quan trọng.

13
(https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/don-phuong-cham-dut-hop-dong-
lao-dong-562-33360-article.html)

Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong hợp
đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ
thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường
chi phí đào tạo thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại
chi phí này.

Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một
cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào thì việc hoàn trả chi phí
được thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động hợp pháp
Bộ luật lao động năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả
chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động hợp pháp. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật
Giáo dục và nghề nghiệp năm 2014 lại quy định:
"Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động
cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng
lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo;
trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn
học bổng, chi phí đào tạo.”
Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí
đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo
đúng thời gian đã cam kết.
Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019, người
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
 Không được trợ cấp thôi việc.
 Phải bồi thường nửa tháng tiền lương và một khoản tiền
tương ứng với những ngày không báo trước.

14
 Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào
tạo.

Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi
thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Như vậy, người lao động được cử đi học chấm dứt hợp đồng lao động
dù đúng luật hay trái luật sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào
tạo cho người sử dụng lao động.
Bởi vậy, để tránh tranh chấp xảy ra sau này, các bên khi ký hợp đồng
đào tạo nghề cần thỏa thuận rõ các điều kiện phải hoàn trả chi phí đào
tạo và trường hợp được miễn trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.
Bên cạnh việc hoàn trả chi phí đào tạo, người lao động có thể còn phải
bồi thường thêm khoản tiền do vi phạm hợp đồng nếu trước đó các
bên có thỏa thuận về phạt vi phạm.
Các bên khi ký hợp đồng đào tạp nghề thường thỏa thuận người lao
động sau khi được đào tạo phải cam kết làm việc cho người sử dụng
lao động trong thời gian nhất định, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường
gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp nhiều lần chi phí đào tạo nghề.
Việc yêu cầu bồi thường do vi phạm dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa
các bên. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cho phép các bên tự do thỏa
thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Vậy doanh nghiệp được yêu cầu bồi
thường tối đa là bao nhiêu?
Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 không đặt ra mức tối đa đối với
phạt vi phạm mà sẽ do các bên tự thoả thuận, trừ trường hợp luật liên
quan có quy định khác. Trong khi đó, Bộ luật Lao động cũng không có
quy định nào về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng mức nào sẽ do sự
thỏa thuận của các bên.
Như vậy, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về việc
phạt vi phạm hợp đồng đào tạo nghề gấp nhiều lần chi phí đào tạo
cũng không trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp tại Tòa án,
với sự xem xét, cân bằng lợi ích giữa các bên thì mức phạt vi phạm
được Tòa án áp dụng có thể thấp hơn so với mức các bên thỏa thuận
trước đó.
15
Thạc sỹ Hoàng Thị Huệ, Luật sư Lê Minh Trường, Tư vấn về xác lập,
giao kết hợp đồng đào tạo nghề? Vi phạm hợp đồng đao tạo nghề có
phải bồi thường không? (https://luatminhkhue.vn/tu-van-ve-xac-lap-
giao-ket-hop-dong-dao-tao-nghe-vi-pham-hop-dong-dao-tao-nghe-co-
phai-boi-thuong-khong.aspx)

16

You might also like