Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH,
TÔN TRỌNG KỈ CƯƠNG PHÁP LUẬT

TIẾT 15 - BÀI 8
GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hóa; biểu hiện của hành vi
giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
- Trình bày được ý nghĩa của hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
2. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy nét đẹp trong
văn hóa giao tiếp, ứng xử của địa phương.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm, lời nói cụ thể, phù hợp để giữ gìn và
phát huy văn hóa giao tiếp, ứng xử của địa phương.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện
đạo đức phát huy nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, ứng xử.
- Giao tiếp - hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Học sinh có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh
thực tế đời sống của bản thân.
- Yêu nước: Tự hào về những nét đẹp văn hóa của địa phương.
- Trách nhiệm: Hành động, lời nói có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống
của địa phương.
- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động
tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp những
nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Tài liệu học tập, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, tranh
ảnh, vi deo…
2. Học sinh: Tài liệu học tập, vở ghi, phiếu học tập, sưu tầm những gương điển
hình tiêu biểu về cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

1
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV: Đưa ra câu hỏi
Câu hỏi: Kể tên một số làng quan họ gốc mà em biết? Hãy hát một bài hát quan
họ mà em yêu thích.
- HS: Trả lời
- GV: Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khuyến khích động viên học sinh
tham gia.
3. Bài mới: (39’)
Giáo viên giới thiệu bài mới: (2’)
Từ xưa, để giáo dục con cháu những điều hay, lẽ phải, những đạo lí, chuẩn
mực, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ trong đó có
câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Đối tượng chính mà câu tục ngữ muốn bàn đến ở đây là lời nói, hay rộng hơn
chính là cách nói năng, giao tiếp ở trong đời sống. Lời nói là một thứ tưởng chừng
như ai cũng có, chẳng ai cần phải bỏ ra thứ gì để được “nói” cả. Thế nhưng, nó
lại đem đến những giá trị, ý nghĩa to lớn. Vì vậy, ông cha vẫn thường răn dạy phải
chọn lựa, phải suy nghĩ kĩ càng trước khi nói ra, để tránh làm mất lòng người
khác. Đó cũng chính là một cách giao tiếp ứng xử có văn hóa. Vậy giao tiếp, ứng
xử có văn hóa là như thế nào, và có ý nghĩa ra sao thì hôm nay cô và các em sẽ đi
tìm hiểu:
Tiết 15 - Bài 8: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

2
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm học tập

Hoạt động 1: I. Mở đầu (5’)


- GV: Cho chiếu cho học sinh xem bốn bức tranh

- HS: Quan sát


- GV: Đặt câu hỏi:
Những hình ảnh trên đây gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ nào? Hãy nêu ý nghĩa
của câu tục ngữ đó?
- HS: Phát biểu theo cảm nhận của mình
+ Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
+ Khuyên về tinh thần học hỏi về sự khéo léo trong cách ứng xử và trong giao
tiếp.
- GV: Nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài học
Các em ạ! muốn sống cho có văn hóa, lịch sự thì cần phải học từ cái nhỏ đến
cái lớn, học hàng ngày để không phải là kẻ (ăn tục nói phét, ăn gian nói dối) bởi
mỗi hành vi của ta đều là sự tự giới thiệu với người khác và đều được người
khác đánh giá. Để hiểu hơn về điều này cô và các em sẽ đi tìm hiểu nội dung:
II. Hình thành kiến thức mới
1. Giao tiếp ứng xử có văn hóa và một số biểu hiện của hành vi giao tiếp, ứng
xử có văn hóa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15’)

3
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

Nhiệm vụ 1: Giao tiếp, ứng xử có văn hoá và một số biểu hiện của hành vi
giao tiếp, ứng xử có văn hoá.
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hóa; biểu hiện của hành
vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
- Trình bày được ý nghĩa của hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát các bức hình trong sách giáo khoa, tìm hiểu và khám phá nội
dung các bức tranh đó để tìm ra được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của hành
vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
c) Sản phẩm:
- Đáp án của câu hỏi, sản phẩm học tập của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện:

* Giáo viên giao nhiệm vụ học tâp cho học II. Hình thành kiến thức mới
sinh 1. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá
- Giáo viên cho học sinh quan sát các bức và một số biểu hiện của hành
tranh trong sách giáo khoa trang 45. vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá
a) Thế nào là giao tiếp, ứng xử
có văn hóa

4
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

- GV: Cho học sinh thảo luận 2 bạn theo bàn


(Thời gian 2 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của những
hành vi giao tiếp, ứng xử trong mỗi hình?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Quan sát và gợi ý cho học sinh
- HS: Phát biểu
- HS: Khác nhận xét
- GV: Nhận xét và sửa chữa
+ Hình 8.1: Học sinh xếp hàng đo thân
nhiệt tại trường THCS Hàn Thuyên, huyện
Lương Tài.
=> Là hành vi đúng đắn góp phần vào công
cuộc phòng, chống dịch bệnh covid 19.
+ Hình 8.2: Học sinh đổ rác đúng nơi quy
định
=> Là một hành động đẹp, có văn hóa, góp
phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp, mang lại
một môi trường học tập lành mạnh.
+ Hình 8.3: Học sinh tham gia “Chương
trình nói chuyện truyền thống”
=> Giúp học sinh hiểu biết về truyền thống
hào hùng của dân tộc, biết tự hào, biết ơn và
tự giác phát huy và giữ gìn truyền thống của
ông cha.
+ Hình 8.4: Mời trầu - Nét đặc trưng của
vùng Kinh Bắc.
- GV: Các em có thể cảm nhận qua những lời
thơ sau:
Ăn một miếng trầu, gặp đây ăn một miếng
trầu
* Giao tiếp, ứng xử có văn hoá
Không ăn cầm lấy
là những hành vi giao tiếp, ứng
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
xử phù hợp với các giá trị đạo
Trầu này trầu tính trầu tình

5
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta. đức, chuẩn mực văn hoá xã hội
=> Qua đó cho thấy Mời trầu - là một nét văn thông qua thái độ, lời nói, cử chỉ
hóa đẹp, truyền thống thể hiện tấm lòng hiếu và những kĩ năng giao tiếp giữa
khách, trân quý khi có khách đến chơi của người với người.
người dân Kinh Bắc. Bởi vậy mà đi đâu ai
cũng yêu quý người Bắc ninh luôn trọng chữ
tình.
- GV: Theo em, thế nào là hành vi giao tiếp,
ứng xử có văn hoá?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và kết luận

- GV: Cho học sinh xem thêm một số bức


tranh về các bạn học sinh trong trường THCS
Đình Tổ thể hiện cách giao tiếp, ứng xử có
văn hóa:
Học sinh trường THCS Đình Tổ

6
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

- Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân để


tìm ra biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn
b) Biểu hiện
hóa.
- Có thái độ tôn trọng, cởi mở,
Bài tập: Em hãy tìm ra các biểu hiện của
chan hoà, thân thiện khi giao
giao tiếp, ứng xử có văn hóa thông qua việc
tiếp với mọi người.
chọn các phương án mà em cho là đúng.
- Biết quan tâm và sẵn sàng giúp
1. Có thái độ tôn trọng, cởi mở, chan hoà,
đỡ khi người khác gặp khó khăn.
thân thiện khi giao tiếp với mọi người.
- Ngôn ngữ giao tiếp giản dị,
2. Vẽ bậy lên mặt bàn, tường trong lớp học.
trong sáng, mạch lạc; ngôn ngữ
3. Biết quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ khi
đúng vai vế trong xã hội;
người khác gặp khó khăn.
- Giọng nói, ngữ điệu ân cần, tế
4. Ngôn ngữ giao tiếp giản dị, trong sáng,
nhị;
mạch lạc; ngôn ngữ đúng vai vế trong xã hội;
- Ứng xử đúng mực, lịch sự, văn
5. Giọng nói, ngữ điệu ân cần, tế nhị;
minh nơi công cộng.
6. Ngắt lời người khác mà không xin lỗi trước
- Tôn trọng lời hứa, giữ chữ tín;
7. Ứng xử đúng mực, lịch sự, văn minh nơi
không gian dối.
công cộng.
- Trang phục gọn gàng, trang
8. Đi dép lê, mặc đồ ngủ tới trường học tập.
nhã, phù hợp với hoàn cảnh giao
9. Tôn trọng lời hứa, giữ chữ tín; không gian
tiếp.
dối.
10. Trang phục gọn gàng, trang nhã, phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp.
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét kết luận đưa ra những biểu
hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa:
1. Có thái độ tôn trọng, cởi mở, chan hoà,

7
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

thân thiện khi giao tiếp với mọi người.


3. Biết quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ khi
người khác gặp khó khăn.
4. Ngôn ngữ giao tiếp giản dị, trong sáng,
mạch lạc; ngôn ngữ đúng vai vế trong xã hội;
5. Giọng nói, ngữ điệu ân cần, tế nhị;
7. Ứng xử đúng mực, lịch sự, văn minh nơi
công cộng.
9. Tôn trọng lời hứa, giữ chữ tín; không gian
dối.
10. Trang phục gọn gàng, trang nhã, phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp.

- GV: Ở nhà ông bà, bố mẹ thường dạy các


em những cách cư xử như thế nào với mọi
người xung quanh?
- HS: Trả lời:
Kính trọng, lễ phép, chào hỏi với người lớn,
nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ, không nói
tục, nói bậy….
- GV: Chuyển ý đó là những lời răn dạy hết
mục đúng đắn cô mong các em hãy luôn ghi
nhớ và thực hiện tốt trong cuộc sống.
- GV: Cho học sinh xem video tình huống do
các bạn học sinh trường THCS diễn.
Video tình huống về hai bạn học sinh khinh
thường chê bai bạn nhà nghèo, và một bạn
nhà giàu đứng lên bảo vệ bạn mình.
- Sau đó trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn
học sinh trong tình huống trên?
- HS: Suy nghĩ trả lời

8
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

+ Cách cư xử của hai bạn nữ đầu tiên là


không lịch sự, tế nhị, coi thường người khác
có thể khiến bạn bị tổn thương, buồn phiền…
+ Còn bạn nữ thứ hai biết bảo vệ, tôn trọng,
quan tâm giúp đỡ bạn bè là một hành động rất
tốt đẹp.
- GV: Nếu em ở trong trường hợp đó em sẽ
chọn cách cư xử như thế nào? Vì sao?
=> Chọn cách cư xử của bạn nữ thứ hai. Bởi
nó sẽ góp phần xây dựng lên một tình bạn
đẹp, từ đó mọi người sẽ cùng nhau sống vui
vẻ, hạnh phúc. c) Ý nghĩa của hành vi giao
Góc chia sẻ: Hãy nhớ lại và chia sẻ với bạn tiếp, ứng xử có văn hoá
bè về một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn - Góp phần xây dựng mối quan
hóa mà em đã thể hiện đối với một người nào hệ xã hội tốt đẹp giữa người với
đó: người.
- Làm cho mọi người cảm thấy
- Em đã cư xử như thế nào? dễ chịu, giúp cho các cá nhân dễ
dàng hợp tác, hoà hợp hơn.
- Họ đã biểu lộ thái độ như thế nào khi nhận
được hành vi giao tiếp có văn hóa đó của
em?

- Cảm xúc của em như thế nào sau khi thực


hiện hành vi đó?

- HS: Chia sẻ

- GV: Nhận xét

+ Em đi học về thấy bạn của mẹ đến nhà


chơi. Em vào nhà vòng tay cúi chào các cô,
các chú. Cô chú chào lại em và khen em
ngoan. Em mỉm cười cảm ơn và xin phép cô
chú và mẹ để lên phòng cất đồ.

9
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

+ Như vậy, em đã cư xử lễ phép với những


người bạn của mẹ. Chính vì vậy các cô chú
cảm thấy rất hài lòng và vui vẻ.

+ Sau khi thực hiện hành vi đó, em cảm thấy


rất vui, lòng cảm thấy thoải mái khi nhận
được lời khen và cảm thấy mình đã làm được
một việc tốt.

- GV: Vậy theo em giao tiếp, ứng xử có văn


hóa sẽ mang lại ý nghĩa gì cho mọi người?

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét và kết luận

- GV: Chuyển ý
Để củng cố cho phần kiến thức mới cô và các
em vừa tìm hiểu được thì bậy giờ chúng ta
cùng nhau làm bài 1 phần Luyện tập.

Hoạt động 3: Luyện tập (7’)


a) Mục tiêu:
- Học được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần
hình thành kiến thức mới để áp dụng kiến thức vào làm bài tập.
b) Nội dung:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập xử lý tình huống
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 III. Luyện tập

10
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

- Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi: Bài tập 1:
Đọc các tình huống sau và thảo luận để tìm Tình huống a:
ra cách giải quyết phù hợp. Bạn nam đó cư xử thô lỗ, thiếu
a. Chủ nhật, mẹ dẫn Tuấn đi chơi quảng tế nhị. Nếu là Tuấn em sẽ quay
trường Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc. Khi đến lại xin lỗi bạn nam đó và hỏi
đây, Tuấn vô tình va vào người một bạn nam bạn có đau không, có cần giúp
đi đối diện. Bạn nam tức giận, nói với Tuấn: đỡ gì không? Qua cách cư xử đó
“Đi kiểu gì thế hả?” bạn nam sẽ hiểu được cần tế nhị
Em có nhận xét gì về thái độ và lời nói của hơn trong lời nói.
bạn nam? Nếu em ở trong hoàn cảnh đó, em
sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống b:
b. Nam và Quân đang đi dạo ở công viên
Cách ứng xử của bạn Quân là
Nguyễn Văn Cừ thì có một cụ ông tiến lại hỏi
thiếu tôn trọng người lớn tuổi,
thăm đường đến Bưu điện tỉnh. Nam đang
và chưa biết giúp đỡ mọi người
định trả lời thì Quân ngăn lại rồi quay sang
xung quanh. Nếu là Nam em sẽ
phía cụ ông nói: “Cụ hỏi người khác đi,
nói nhỏ với Quân là không nên
chúng cháu không biết gì đâu”.
nói như vậy chúng mình cần
Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn
phải giúp đỡ cụ trong khả năng
Quân trong tình huống trên? Nếu em là Nam,
mình có thể. Và nếu biết đường
em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
tới Bưu điện em sẽ chỉ đường
- HS: Làm bài
cho cụ còn nếu không biết em sẽ
- GV: Nhận xét và bổ sung
đi tìm người khác hỏi thăm giúp
cụ và dìu cụ đi tới đó.
Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
a) Mục tiêu: Học được vận dụng kiến thức đã học vào chính trong cuộc sống của
mình và mọi người.
b) Nội dung: Hệ thống bài tập vận dụng trong sách giáo khoa
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho học sinh IV. Vận dụng
- GV: Giao bài tập vận dụng Bài tập vận dụng 1: Bộ quy tắc
Em hãy sưu tầm bộ quy tắc ứng xử văn hoá ứng xử trong trường THCS
của trường em và các cơ quan, đơn vị quanh Điều 3: Mục 2: Đối với bạn bè
nơi em sống. Nêu ý nghĩa của các bộ quy tắc 1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ,

11
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

đó. động viên, giúp đỡ bạn bè vươn


- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện lên trong học tập và rèn luyện.
- GV: Hướng dẫn gợi mở để học sinh nhắc 2. Không được bao che khuyết
được những quy tắc ứng văn hóa ở trường. điểm cho bạn; 3. Không được có
- HS: Trả lời và các bạn khác bổ sung: Tôn những hành động phân biệt đối
trọng bạn bè, lễ phép với thầy cô, bảo vệ của xử, vu khống, nói xấu bạn bè;
công…Nhờ vậy mọi người sẽ sống văn minh 4. Giữ gìn mối quan hệ bình
và tốt đẹp hơn. đẳng, trong sáng với bạn bè
- GV: Nhận xét và hướng dẫn học sinh như khác giới;
sau: 5. Không sử dụng mạng internet,
Ví dụ: Bộ quy tắc ứng xử trong trường THCS mạng xã hội... để nói xấu, tuyên
Điều 3: Mục 2: Đối với bạn bè truyền nhằm bôi nhọ, kích động
1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, hận thù đối người khác.
giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn *Ý nghĩa: Giúp học sinh có
luyện. những cách giao tiếp, ứng xử
2. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; đúng đắn, xây đựng được những
3. Không được có những hành động phân biệt tình bạn đẹp, trong sáng, lành
đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; mạnh.
4. Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng
với bạn bè khác giới;
5. Không sử dụng mạng internet, mạng xã
hội... để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ,
kích động hận thù đối người khác.
- HS: Có thể làm thành những tấm thiệp để
ghim vào góc học tập như sau.

12
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

- GV: Hướng dẫn: Mỗi học sinh về nhà tiếp tục làm nhiệm vụ trong bài tập vận
dụng 1. Khuyến khích các em sáng tạo hơn. Tiết học sau sẽ nộp sản phẩm của
mình.
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và về nhà hoàn thành.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (5’)
- GV: Cho học sinh xem một video bài hát: “Con chim Vành Khuyên nhỏ” (Tác
giả: Hoàng Vân) (Thời gian 2 phút)

CON CHIM VÀNH KHUYÊN NHỎ


(Tác giả: Hoàng Vân)
Có con chim Vành Khuyên nhỏ
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá
Gọi dạ, bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà.
Chim gặp bác Chào Mào, “chào bác!”
Chim gặp cô Sơn Ca, “chào cô!”
Chim gặp anh Chích Chòe, “Chào anh!”
Chim gặp chị Sáo Nâu “chào chị!”
Có con chim vành khuyên nhỏ
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá
Gọn gàng, đẹp xinh, cũng giống như chúng mình.

13
Trường THCS Đình Tổ Giáo viên: Nguyễn Thị Lành

- HS: Chú ý lắng nghe bài hát


- GV: Qua lời bài hát em hãy chỉ ra cho cô và cả lớp biết bạn “Chim Vành
Khuyên” trong bài hát đã thực hiện cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa như thế
nào?
- HS: Trả lời: Bạn “chim Vành Khuyên” đã rất lễ phép trong cách ứng xử, giao
tiếp với người lớn tuổi “Gọi dạ, bảo vâng”, Chào hỏi, tôn trọng người lớn tuổi
“chào bác”, “chào cô”, “chào anh”, “chào chị”. Không những vậy bạn ấy còn
luôn “Gọn gàng”, “đẹp xinh” trước mặt, mọi người đó cũng chính là một cách
để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện giao tiếp với mình.
- GV: Nhận xét và kết luận toàn bài học:
Như vậy, qua tiết học này cô rất mong các em hãy thể hiện những cách giao
tiếp, ứng xử thật đúng đắn vào chính cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy bắt
đầu từ những mối quan hệ gần nhất như (ông bà, bố mẹ, anh chị, thầy cô…) để
cùng nhau tạo dựng lên những mối quan hệ xã hội tốt, góp phần giữ gìn và phát
huy những nét đẹp văn hóa của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt
Nam nói chung.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau:
- Học sinh đọc lại và ghi nhớ bài học
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài hát quan họ nói về giao tiếp, ứng xử có
văn hóa.
- Tiết sau học tiếp mục 2 của phần hình thành kiến thức mới.

14

You might also like