Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 3: NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA TỈNH BẮC NINH
(THỜI DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)
(2 Tiết)
TIẾT 1:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Giới thiệu được những nét chính về thân thế và những đóng góp của một số nhân vật lịch
sử tiểu biểu của Bắc Ninh trong mỗi giai đoạn lịch sử.
- Kể được một số truyền thuyết, giai thoại về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa
phương.
- Trân trọng những đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với quê hương, đất
nước.
2. Năng lực.
- Tự chủ và tự học :Tự giác học tập,lao động để xứng đáng với thế hệ trước.
- Điều chỉnh hành vi:Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, tự hào về vùng đất con
người Bắc Ninh.
Lòng biết ơn và trân trọng những những đóng góp của các nhân vật tiểu biểu đối với quê
hương,đất nước.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu ,thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đào đức
phát huy truyền thống của quê hương Bắc Ninh.
- Tư duy phê phán :Đánh giá ,phê phán được những hành vi chưa thể hiện lòng biết ơn đới
với những người có công với quê hương.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: HS có ý thức bài học và thấy được những đóng góp của các nhân vật tiêu biểu.
- Yêu nước: Thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, có ý thức
giữ gìn những di tích đền thờ của những anh hùng đó ở.
- Trách nhiệm:
+ Tự hào với những giá trị lịch sử của quê hương Bắc Ninh.
+ Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của quê hương Bắc Ninh, có
trách nhiệm với đất nước.
+Có thái độ trân trọng những đóng góp của các thế hệ trước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên.
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực.
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh.
- Một số hình ảnh về lịch sử tiểu biểu, hình ảnh các lăng mộ, đền thờ các nhân vật lịch sử
như:
+ Hình 3.1: Lăng Kinh Dương Vương
+ Hình 3.2: Đền thờ Cao Lỗ Vương
+ Hình 3.3: Lăng mộ Cao Lỗ Vương
+ Hình 3.4: Đền Thờ Côn Nương
+ Hình 3.5: Đền thờ Đức Thánh Tam Giang
2. Học sinh.
- Vở, bút.
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động.
a) Mục tiêu.
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng đất Bắc Ninh để
chuẩn bị vào bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Hãy kể tên một số nhân vật vật tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh mà em biết.
GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
+ GV phổ biến luật chơi: Các đội lên bảng viết tên các nhân vật lịch sử của tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian 2 phút, viết đúng tên mỗi một được 1 đ. Đội chiến thắng sẽ là đội giành
được nhiều điểm nhất thông qua việc viết nhanh, viết đúng và và viết được nhiều tên nhân
vật lịch sử nhất.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS suy nghĩ để lên bảng viết (theo đội chơi)
- Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV gọi các đội lên bảng để chơi trò chơi
GV gọi các đội lên bảng để chơi trò chơi
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV gọi các đội nhận xét
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các đội chơi.
GV lấy kết quả đúng của cá đội để kết nối vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1. Nhân vật lịch sử tiêu biểu thời dựng nước.
a) Mục tiêu: Giới thiệu được khái quát về thân thế và những đóng góp của một số nhân
vật lịch sử tiêu biểu của Bắc Ninh thời dựng nước.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập a) Kinh Dương Vương (2919
GV gọi HS đọc thông tin mục 1a. Kinh Dương TCN-2792 TCN)
Vương. - Kinh Dương Vương (tên huý là
GV chiếu hình ảnh: Lộc Tục) thuộc dòng dõi của Thần
Nông.
- Là bậc thánh trí và tư chất thông
minh, tài đức hơn người, sức khoẻ
phi thường.
- Ông lập ra nhà nước sơ khai năm
Nhâm Tuất (2879 TCN), đặt quốc
hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao có
Hình 3.1. Lăng Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ,
sắc đỏ rực rỡ).
xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành.
- Kinh Dương Vương sinh ra Lạc
? Em hãy giới thiệu khái quát về thân thế và Long Quân và là ông nội của Hùng
những đóng góp của Kinh Dương Vương. Vương thứ nhất. Ông được người
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập đời sau tôn làm thuỷ tổ của người
HS làm việc cá nhân: đọc thông tin mục 1.a + Việt.
quan sát Hình 3.1 để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Báo báo kết quả.
HS trình bày và báo cáo kết quả
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá
HS các khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh và
chốt ý.
GV mở rộng:
Tổ tiên người Việt có vua đầu gọi là Kinh
Dương Vương. Kinh Dương Vương (tên huý là
Lộc Tục) thuộc dòng dõi của Thần Nông. Theo
truyền thuyết Kinh Dương Vương là bậc thánh
trí và tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức
khoẻ phi thường. Ông lập ra nhà nước sơ khai
năm Nhâm Tuất (2879 TCN), đặt quốc hiệu là
Xích Quỷ (tên một vì sao có sắc đỏ rực rỡ).
Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, Kinh Dương
Vương sinh ra Lạc Long Quân và là ông nội của
Hùng Vương thứ nhất. Ông được người đời sau
tôn làm thuỷ tổ của người Việt. Dấu tích
Vua Kinh Dương Vương của nước Xích Quỷ lại
đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam tại thôn Á
Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Điều này cho thấy Tiên
tổ của người Việt chính là ở trên mảnh đất này
không phải là di cư từ bất kỳ từ nơi nào khác,
cho ta niềm tự hào thật là rực rỡ như câu nói của
Bác Hồ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm, hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà”
Đối với người Việt, việc thờ cúng ông bà
Tiên tổ là đạo lý làm người, một phần trong đời
sống văn hóa tâm linh của người Việt có từ thời
xa xưa.Người Việt ai cũng biết “uống nước nhớ
nguồn” vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ
mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”.
Xây dựng lăng mộ, lập đền thờ các vị tiền nhân
của dân tộc, dù tiền nhân là huyền thoại hay hiện
thực đều thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc Việt.
GS sử học Phan Huy Lê cho rằng, lịch sử bất
cứ nước nào cũng bắt đầu từ kho tàng huyền
thoại và truyền thuyết. Kinh Dương Vương hay
Lạc Long Quân, Âu Cơ đều là nhân vật huyền
thoại. Việc ghi nhớ đến những nhân vật này là sự
tưởng niệm đến nguồn gốc xa xưa của tổ tiên,
của cội nguồn dân tộc. Lăng và đền thờ Kinh
Dương Vương đặt tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng
Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh – Nơi
thờ vị vua đầu tiên của đất nước. Năm 1993 Lăng
và đền thờ Kinh Dương Vương được Bộ Văn hoá
- Thông tin công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử
văn hoá cấp Quốc gia. Để tưởng nhớ Kinh
Dương Vương – vị vua đầu tiên của dân tộc ta.
Vào ngày 18 tháng 1 âm lịch hằng năm nhân dân
tổ chức lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Tên của
ông được lấy làm tên đường ở nhiều tỉnh, thành
phố nước ta
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập b) Cao Lỗ (277 TCN – 179 TCN)
GV gọi HS đọc thông tin mục 1b. Cao Lỗ - Cao Lỗ còn có tên gọi là Đô Lỗ
? Trình bày những đóng góp của tướng quân (hay Đô Nỏ, ông Nỏ), quê ở huyện
Cao Lỗ với Nhà nước Âu Lạc. Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cao Lỗ theo phò An Dương
HS làm việc cá nhân: đọc thông tin mục 1.b Vương đánh giặc và lập được nhiều
- Bước 3: Báo báo kết quả. công trạng.
HS trình bày và báo cáo kết quả
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá + Là người sáng chế ra nỏ liên châu
HS các khác nhận xét, bổ sung. bắn được nhiều mũi tên một phát
GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh và (nỏ thần)
chốt ý. + Là người khuyên An Dương
GV mở rộng: Vương dời đô xuống đồng bằng,
- Cao Lỗ còn có tên gọi là Đô Lỗ (hay Đô Nỏ, giúp vua tìm đất định đô, giúp vua
ông Nỏ), quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. thiết kế, xây dựng thành Cổ Loa.
Cao Lỗ theo phò An Dương Vương đánh giặc lập + Ông dũng cảm khuyên An Dương
được nhiều công trạng Vương không trúng kế của Triệu
+Tương truyền, ông là người sáng chế ra nỏ liên Đà và cũng là người bảo vệ vua,
châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà bảo vệ thành khi Triệu Đà tấn công
các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sách Lĩnh Âu Lạc.
Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa - Sau khi tướng quân Cao Lỗ mất,
vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Cao các triều đại sau này đều có sắc
Lỗ được giao quyền phụ trách huấn luyện cho phong ban tặng cho ông là Thượng
hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Là người đẳng Thần.
phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân
gian thường gọi ông là Ông Nỏ.

Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân


Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như
mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương
thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng
vô địch của nước Âu Lạc, một kì công về kĩ thuật
quân sự thời cổ.Sáng chế này đã góp phần quan
trọng trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
đất nước thời đó
+ Ông là người khuyên Thục An Dương
Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô
và là người được An Dương Vương giao nhiệm
vụ thiết kế chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Một ngôi thành được xây dựng theo hình xoáy
ốc, gồm 3 vòng thành cao, xung quanh có đào
hào nước sâu để chống giặc Thành rất kiên cố
để giữ nước.
+ Ông dũng cảm khuyên An Dương Vương
không trúng kế của Triệu Đà và cũng là người
bảo vệ vua, bảo vệ thành khi Triệu Đà tấn công
Âu Lạc.
- Sau khi tướng quân Cao Lỗ mất, các triều đại
sau này đều có sắc phong ban tặng cho ông là
Thượng đẳng Thần.
Ngày nay, tại xã Vạn Ninh và Cao Đức, huyện
Gia Bình còn hệ thống di tích gồm lăng mộ và
các công trình thờ Cao Lỗ Vương.

Hình 3.2 Đền thờ Cao Hình 3.3. Lăng mộ


Lỗ Vương (Gia Bình) Cao Lỗ Vương (Gia
Bình)
Hàng năm, để ghi công ơn và tưởng nhớ
tướng quân Cao Lỗ, cứ đến ngày mùng 10 tháng
3 âm lịch, nhân dân ở 8 thôn của huyện Gia Bình
lại nô nức tổ chức lễ hội. Năm 2005, Đền thờ
Cao Lỗ Vương đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
công nhận và cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hóa
cấp Quốc gia năm 2005.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Kiến thức
mới, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Em hãy tìm đọc một truyền thuyết hoặc giai thoại về nhân vật tiêu biểu của tỉnh Bắc
Ninh từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X và kể lại truyền thuyết / giai thoại đó.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, kể lại câu chuyện
-Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV gọi một số HS học kể lại câu chuyện truyền thuyết hoạt giai thoại vể nhân vật lịch sử tại
lớp học
-Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
Hoạt động 4: Vận dụng.
a) Mục tiêu:
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Em hãy sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về tấm gương nhân vật tiêu biểu ở nơi em sống.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Bước 3: Báo cáo kết quả.
HS lần lượt trình bày các câu trả lời.
Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và cho điểm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:

BÀI 3: NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA TỈNH BẮC NINH
(THỜI DỰNG NƯỚC ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)
(2 Tiết)
TIẾT 2:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Giới thiệu được những nét chính về thân thế và những đóng góp của một số nhân vật lịch
sử tiểu biểu của Bắc Ninh trong mỗi giai đoạn lịch sử.
- Kể được một số truyền thuyết, giai thoại về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa
phương.
- Trân trọng những đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với quê hương, đất
nước.
2. Năng lực.
- Tự chủ và tự học :Tự giác học tập,lao động để xứng đáng với thế hệ trước.
- Điều chỉnh hành vi:Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, tự hào về vùng đất con
người Bắc Ninh.
Lòng biết ơn và trân trọng những những đóng góp của các nhân vật tiểu biểu đối với quê
hương,đất nước.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu ,thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đào đức
phát huy truyền thống của quê hương Bắc Ninh.
- Tư duy phê phán :Đánh giá ,phê phán được những hành vi chưa thể hiện lòng biết ơn đới
với những người có công với quê hương.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: HS có ý thức bài học và thấy được những đóng góp của các nhân vật tiêu biểu.
- Yêu nước: Thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, có ý thức
giữ gìn những di tích đền thờ của những anh hùng đó ở.
- Trách nhiệm:
+ Tự hào với những giá trị lịch sử của quê hương Bắc Ninh.
+ Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của quê hương Bắc Ninh, có
trách nhiệm với đất nước.
+Có thái độ trân trọng những đóng góp của các thế hệ trước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên.
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực.
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh.
- Một số hình ảnh về lịch sử tiểu biểu, hình ảnh các lăng mộ, đền thờ các nhân vật lịch sử
như:
+ Hình 3.1: Lăng Kinh Dương Vương
+ Hình 3.2: Đền thờ Cao Lỗ Vương
+ Hình 3.3: Lăng mộ Cao Lỗ Vương
+ Hình 3.4: Đền Thờ Côn Nương
+ Hình 3.5: Đền thờ Đức Thánh Tam Giang
2. Học sinh.
- Vở, bút.
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động.
a) Mục tiêu.
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng đất Bắc Ninh để
chuẩn bị vào bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
cho HS xem 2 đoạn video: video Đền thờ Côn Nương và video bài hát nói về công lao của
Trương Hống, Trương Hát.GV đặt câu hỏi cho HS:
? 2 đoạn video trên đã nhắc tới các danh tướng nào của nước ta.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi
- Bước 3: HS báo cáo kết quả.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết nối vào bài học:
Đây là các danh tướng tiêu biểu thời Bắc thuộc quê ở Bắc Ninh: Côn Nương, Trương Hống
và Trương Hát. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về thân thế và những đóng
góp của các vị tướng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
2. Nhân vật lịch sử tiêu biểu thời dựng nước.
a) Mục tiêu: Giới thiệu được khái quát về thân thế và những đóng góp của một số nhân vật
lịch sử tiêu biểu của Bắc Ninh thời Bắc thuộc
b) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt


-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Côn Nương (? - 43)
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu - Quê làng Bùng, xã Phùng Xá, tổng
hỏi: Đại Lai (nay là thôn Bùng xá, xã
Bình Dương), huyện Gia Bình.
Nhóm 1: Giới thiệu khái quát về thân thế và - Là nữ tướng trụ cột của khởi nghĩa
những đóng góp của nữ tướng Côn Nương. Hai Bà Trưng, được phong chức
Nhóm 2: Giới thiệu khái quát về thân thế và Trưởng lĩnh Nội thị Công chúa và
những đóng góp của hai anh em Trương Hống, được ban duyên với em chồng Trưng
Trương Hát. Vương là Thái bảo Quốc chính
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Tuyên Công.
HS dựa vào thông tin mục 2a, 2b để trao đổi, thảo - Côn Nương đã hi sinh ở bến Giang
luận. Tân.
b. Trương Hống, Trương Hát (502
-Bước 3: Thảo luận, báo cáo kết quả - 571)
Đại diện nhóm trình bày sản phẩm kết quả của - Hai anh em ruột Trương Hống,
nhóm Trương Hát sinh năm Nhâm Ngọ
-Bước 4: Nhận xét, đánh giá (502), quê ở làng Vân Mẫu, xã Vân
Mẫu, huyện Quế Dương, quận Vũ
GV gọi nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, đánh giá Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hai
kết quả hoạt động của các nhóm và chốt ý Vân, phường Vân Dương, thành phố
GV mở rộng: Bắc Ninh).
- Trương Hống, Trương Hát đã giúp
*Danh tướng Côn Nương: Quê làng Bùng, xã Triệu Quang Phục đánh đuổi quân
Phùng Xá, tổng Đại Lai (nay là thôn Bùng Xá, xã Lương vào thế kỉ VI.
Bình Dương, huyện Gia Bình), là con của Ngô tộc - Trong cuộc kháng chiến chống
trưởng. Bà là nữ tướng trụ cột của khởi nghĩa Hai quân Tống xâm lược của quân và dân
Bà Trưng, được phong chức Trưởng lĩnh Nội thị nhà Lý (thế kỉ XI), giúp Lý Thường
Công chúa và được ban duyên với em chồng Trưng Kiệt giành chiến thắng trên chiến
Vương là Thái bảo Quốc chính Tuyên Công. tuyến Như Nguyệt.
Khi quân Hai Bà Trưng thất bại ở Cẩm Khê, nữ
tướng Côn Nương thống lĩnh binh lính bản bộ rút về
quận Cửu Chân tiếp tục chiến đấu. Quân Hán truy
kích ráo riết, trong cuộc giao chiến khốc liệt, nữ
tướng Côn Nương đã hi sinh ở bến Giang Tân.
Để tưởng nhớ công lao của Công Nương dân làng
đã lập đền thờ Côn Nương thôn Bùng Xá, xã Bình
Dương, huyện Gia Bình.
Hình 3.4: Đền thờ Côn Nương ở thôn Bùng Xá, xã
Bình Dương, huyện Gia Bình
Năm 1994, Đền thờ nữ tướng Côn Nương đã
được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là Di tích
lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
*Hai vị danh tướng Trương Hống, Trương Hát.
Hai anh em ruột Trương Hống, Trương Hát
sinh năm Nhâm Ngọ (502), quê ở làng Vân Mẫu, xã
Vân Mẫu, huyện Quế Dương, quận Vũ Ninh, xứ
Kinh Bắc (nay là thôn Hai Vân, phường Vân
Dương, thành phố Bắc Ninh).
Trương Hống, Trương Hát đã giúp Triệu
Quang Phục đánh đuổi quân Lương vào thế kỉ VI.
Truyền rằng, sau này hai ông đã linh ứng giúp Ngô
Vương đánh giặc Hán trên sông Lục Đầu Giang.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
của quân và dân nhà Lý (thế kỉ XI), hai ông đã hiển
linh ở đền Xà (Tam Giang, huyện Yên Phong) giúp
Lý Thường Kiệt giành chiến thắng trên chiến tuyến
Như Nguyệt. Với công tích đó, các triều vua Việt đã
truy phong hai ông là Thánh Tam Giang, cho soạn
thần tích và sắc phong.
Hai ông không chỉ là tướng giỏi giúp Triệu Việt
Vương phục quốc mà còn là trung thần, bằng chính
khí phách và sự trung quân ái quốc đã nêu một tấm
gương sáng trong lịch sử dân tộc. Hình tượng hai vị
tướng đã ăn sâu bám rễ trong tiềm thức dân gian, là
phúc thần cho hàng trăm đình đền chùa miếu dọc
các con sông vùng châu thổ sông Hồng với tư cách
Thánh Tam Giang.
Di tích thờ Đức Thánh Tam Giang hiện còn lưu
giữ ở đền Xà (Yên Phong) và đền Vân Mẫu Thành
phố Bắc Ninh.

Hình 3.5: Đền thờ Đức Thánh Tam Giang ở thôn Xà


Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong

Đền Vân Mẫu (thành phố Bắc Ninh)


Năm 1998, Đền Xà được Bộ Văn hoá - Thông
tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Kiến thức
mới, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS:
? Dựng kịch bản và trình diễn hoạt cảnh câu chuyện mà em cảm thấy tâm đắc nhất về
một trong những danh nhân, nhân vật lịch sử tiểu biểu của địa phương.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm để xây dựng kịch bản (GV gợi ý: Tên kịch bản, nhóm thực hiện ghi
tên các bạn trong nhóm, ngày thực hiện, mục tiêu, nội dung kịch bản)
-Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS các nhóm lên diễn suất
-Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm và cho điểm
Hoạt động 4: Vận dụng.
a). Mục tiêu:
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
tư liệu để tìm hiểu về tấm gương nhân vật tiêu biểu ở nơi em sống.
b) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV giao nhiệm vụ cho HS
? Tìm hiểu những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương gắn với nội dung học
tập tấm gương các nhân vật lịch sử của quê hương và trình bày hành động cụ thể của em để
học tập, noi gương các anh hùng.
GV gợi ý (HS dựa vào các thông tin bài học, kết hợp các kiến thức đã tìm hiểu được về
giáo dục truyền thống của địa phương)
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trở lời câu hỏi
-Bước 3: Báo cáo kết quả
HS gọi một số em trả lời
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và cho điểm

You might also like