TCLL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Văn chương luôn thể hiện tình trạng xã hội mà nó thuộc về.

Đặng Trần Côn là danh sĩ, nhà thơ


kiệt xuất sinh thời trong truân chuyên loạc lạc xã hội nửa đầu thế kỉ mười tám. Khi những cuộc
khởi nghĩa diễn ra liên miên không dứt cũng là lúc bản hòa tấu chương mang tên hạnh phúc gia
đình đến hồi kết mà thanh âm gào thét tuyệt vọng về một xã hội không hài lòng nhân dân, về
phận chinh phụ phải hứng chung cảnh ngộ vò võ chờ chồng đã khiến ĐTC không thể làm thinh,
ông đã dấn thân, lăn xã thăng hoa thi đàn sáng tác nên thi phẩm tuyệt tác “Chinh phụ ngâm”
được nữ sĩ tài hoa Đoàn Thị Điểm dịch lại, lưu truyền phổ biến trong nhân gian đơn cử là đoạn
trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” từ câu 193 đến câu 216. Khắc họa rõ nét bức sơn
mài về kiếp vọng phu trong khoảng ngày trường đằng đẵng chờ chồng.
Song trước câu 193, là hình ảnh người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận, nuôi nấng hy sinh
được nghi gia nghi thất, lời hứa đoàn tụ sum vầy nhưng từng mốc thời gian thoi đưa, chồng vẫn
chưa quay về. Nàng đi đến những nơi chàng cả hai từng giao ước rồi lại trở về chốn khuê phòng
với nỗi buồn dang dở, vô vọng.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Hành động “dạo hiên” và “vắng” là vãng cảnh người chinh phu thầm lặng lặng lẽ bước đi song
mang trong mình nỗi ưu muộn lớn lao, lo lắng cho tình quân chốn chiến hào xa xăm. Vừa đi vừa
đếm bước như đếm từng ngày chồng rời xa. Người chinh phụ ngồi bên rèm, hết kéo lên rồi lại
kéo xuống, hành động trong vô thức lặp lại. Nàng không rõ mình đang làm gì, vì bao muộn phiền
nhớ thương đã gửi hương gió bay đến chốn tình quân đang chinh chiến. Sử dụng ngôn từ hàm
súc, cô đọng dư ba “thầm” và “gieo” càng nhấn mạnh hành vi vô thức của nàng. Tình cảnh hành
vi của chinh phu, càng tô đậm ngổn ngang muộn phiền, tấm lòng son sắt của phụ nữ vẹn toàn.
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin...
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Chim thước nom chim khách đưa tin vui của khách miền xa. Ngồi trong khuê phòng, chinh phụ
mong ngóng dáng hình chim thước, ngưỡng vọng chút tin tức ít ỏi của chồng nhưng vẫn không
có. Điệp ngữ bắc cầu “đèn” và ngôn từ đối lập “trong- ngoài” càng nổi bật tâm cảnh não nề, khắc
khoải chinh phu. Đèn là hiện vật chứng giám cho tình yêu đôi lứa. Ở khuê phòng, giờ đây chỉ
còn lại hai bóng hình “nàng và đèn”. Đối diện với ánh đèn dầu mập mờ, nàng mong cầu được
yêu thương và sẻ chia, được thỏa mãn tình yêu với tình quân. Nhưng vật vô tri vô giác không
thấu nỗi buồn tâm tình của nàng chinh phụ. Chúng chỉ biết tỏa sáng le lóa ánh hào quang nhưng
vẫn không đủ sức với lấy hơi ấm và dáng vẻ của tình quân. Trong văn học, tần suất bắt gặp hình
tượng đèn khá nhiều. Nếu Chính Hữu viết về ngọn đèn lay động tiềm thức, ngọn đèn của chiến
tranh, của hồi hộp sương bay trong làn gió thành phố tháng chạp kỉ niệm về trung đoàn không
bao giờ ngã xuống:
"Ai đó khuya rồi, một ngọn chong
Đèn thương nhớ ai mà đèn nhắm mắt"
Thì “hoa đèn” của tác giả là ngọn đèn thủy chung son sắt, là tiết hạnh của người phụ nữ trong
quãng thời gian dài, ẩn dụ đang ngày một lụi tàn, của kiếp hoa đèn dang dở bèo bọt. Trong một
góc nhìn thời đại mới, nhà phê bình Nguyễn Hữu Sơn từng nói in ở “Tạp chí nghiên cứu văn
học”: “Rõ ràng cuộc sống của người chinh phụ dường như đã mất hết sức sống, con người đã bị
“vật hóa” tựa như tàn đèn cháy lụi kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn lại bóng người,
vừa đồng dạng vừa đối xưng và vừa là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi”. Phận nữ nhi tứ
tuần, tuổi xuân cứ ngày một qua đi với miền thương nhớ chồng thật giống với giai thoại “Chuyện
người con gái Nam Xương’ của Nguyễn Dữ. Chiếc bóng in hằn trên tường, là bao nỗi sầu bi
không thốt thành lời nhưng may mắn thay Vũ Nương vẫn có thời khắc sum vầy với gia đình còn
người chinh phụ lại luôn sống trong bóng hình hư ảo của chồng, mơ mộng về ngày đoàn tụ
không biết rõ thực hư. Từ “bi thếp” “thương” và buồn rầu” là tâm trạng não nề, nỗi đau không sẻ
chia được cùng ai. Thiết là cắt, hàn ý niệm chỉ nỗi đau ngày một dày vò cắt sâu vào tâm khảm.
Từ nội tâm giằng xé, nàng hướng mắt ra ngoại cảnh bên ngoài
“Gà eo óc gáy sương năm canh...
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Người nghệ sĩ tự buộc mình trong vòng vây khuôn mẫu quy phạm, sử dụng bút pháp truyền nối
“hậu cổ bạc kim” trân quý những giá trị quy ước đã là lẽ cao quý, thường nhật trong văn học
trung đại. Thời gian đêm thì phải là đêm năm canh, ngày sáu khắc. Thể hiện vốn ánh sáng thiên
chức nhà văn nhìn vào thiên nhiên cổ vật, vẫn đau đáu khơi gợi và đồng cảm sâu sắc cho người
chinh phụ. Nàng xót ruột trong đoạn lương duyên hạnh phúc ngắn ngủi, muốn thức cùng đèn chờ
đợi tình quân, song qua thời gian ngày đêm luân phiên, đèn cũng bỏ nàng hiu quạnh cô đơn.
Nàng tìm đến tiếng gà gáy, để xua tan chiều kích không gian có phần ngồn ngột, vắng vẻ hay
thực chất càng nhấn cắt sâu nỗi đau tinh thần? Nếu bắt gặp cây hòe của Nguyễn Trãi trong “Cảnh
ngày hè” với tâm thế nhàn nhạ, hòe đung đưa trong nhịp thảnh thơi, hòa phối điệu nhạc thiên
nhiên đầy sức sống thì hình ảnh ‘hòe phất phơ bốn bên” lại trái ngược hoàn toàn.Mang thanh âm
ma mị, trầm lắng và não nề của người chinh phụ diễn tả thành cảnh vật. Tưởng chừng nàng đã
vượt qua nỗi đau, trở về với nhịp sống hằng ngày: chải tóc, soi gương và đánh đàn. Nhưng hiện
thực tan tác, mỗi hành vi nàng làm đều trong sự gượng gạo, gắng sức. Đốt hương cầu nguyện
hương khói sẽ mang đến bình yên cho chàng trở về, soi gương trau chuốt nhan sắc thì rơi lệ,
đánh đàn e ngại duyên cầm sắc sẽ đoạn huyền. Tuy nhiên, mọi thứ đã có biến chuyển khởi sắc
khi chinh phụ mong ước gửi tấm lòng đến chồng nơi biên ải trùng điệp cách xa.
“Lòng này gửi gió đông có tiện...
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
“Gió đông” là phong đông ngày xuân của sự ấm no, tươi mát. Câu hỏi tu từ “lòng này gửi gió
đông có tiện?” thể hiện sự băn khoăn luôn túc trực trong nàng, nghìn yêu thương mong nhớ xin
gửi gió đông đem đến cho chàng thấu hiểu, sớm đoàn tụ bên nàng. Sử dụng biện pháp so sánh
nhớ chàng với đường lên bằng trời. Lấy thước đo trời cao đất rộng, xa vời rộng rãi trong sự mở
rộng vô tận của không gian làm tín vật tinh thần đong đếm nỗi nhớ. “Cảnh buồn người thiết tha
lòng” khái quát về mối quan hệ tình cảm với tâm cảnh. Bức tranh tuyệt bích có sương, có tuyết,
có mưa, có gió là vẻ tịch mịch, u ám và rợn ngợp của buổi đêm thanh tịnh. Người chinh phụ càng
thấm thía nỗi buồn chiến tranh tàn khốc, càng một lòng oán trách phi lí phần thưởng lợi ích chiến
tranh cho kẻ cầm quyền và cảm thương khôn nguôi cho mảnh đời gian truân tình lang.
Nhà văn muốn viết một thi phẩm vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, phải hết sức sống thử, trải
nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời, đi qua bao hiện thực đời sống, họ phải là con ong hút trăm
hoa làm mật ngọt, trên vùng đất đã được lắm người đời khai thác, phải tìm được lối đi riêng, ánh
vàng riêng đãi lại dọc triền cát vàng đưa vào thi phẩm tinh chiết giá trị hữu hình nhất. Với nhịp
thơ chậm rãi, giọng điệu như tiếng thở dài thường thược đôi chút là tiếng nấc nghẹn nơi cuốn
họng. Những câu thơ típ tắp hình ảnh đẹp, mộng mị, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức vị đẹp của
nhân sinh. Thiên nhiên hữu tình kết hợp với bút pháp ngụ tình, thể thơ song thất lục bát thần tình
mở ra viễn cảnh tái hiện từng cung bậc xúc cảm chinh phụ. Tác giả thành công xây dựng hình
tượng nhân vật trữ tình suy nghĩ rối bời, vụn vỡ trong mảnh tình cỏn con chạm khắc tượng đài
thi phẩm trong trái tim độc giả. Lôi cuốn những trái tim đồng cảm và thăng hoa tư tưởng cùng
ông để thấu đáo ngọn ngành trọn vẹn tình thế lớp nữ nhi đương thời.
Khi ngày xuân chiến thắng đến góc tối nhất trong căn phòng, người lính trở thành nạn nhân của
chiến tranh, trở về với trái tim và tâm hồn xây xác thương tích, đau xót trước cảnh ngộ vợ con
mòn mỏi chờ chồng chốn hậu phương, những mảnh đời tha phương cầu thực,những tan vỡ hôn
nhân không thể tái sinh lần nữa càng thôi thúc tố cáo chiến tranh đòi quyền sống, quyền mưu cầu
hạnh phúc cho con người.

You might also like