Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

CHƯƠNG TRÌNH

MENTORSHIP –
BẠN ĐỒNG HÀNH
NĂM HỌC 2021 - 2022
NỘI DUNG

1. Về Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can


2. Mục tiêu Chương trình Mentorship
3. Mô tả Chương trình
4. Vai trò của Mentor
5. Quy định dành cho Mentee
6. Đánh giá hoạt động
7. Tài liệu tham khảo
8. Thông tin liên hệ
Về Quỹ hỗ trợ tài năng
Lương Văn Can

• Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can là một tổ chức phi chính phủ và
phi lợi nhuận, được thành lập theo Quyết định số 4561/QĐ-UBND do
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12/09/2014. Ngày
10/04/2015, Quỹ Lương Văn Can chính thức ra mắt và giới thiệu hoạt
động đến công chúng.

• Mục tiêu của Quỹ Lương Văn Can là góp phần đào tạo nhân lực có
trình độ và kỹ năng cao, nhằm chung tay vì sự phát triển kinh tế – xã
hội của Việt Nam. Quỹ Lương Văn Can cung cấp giải pháp tài chính
hỗ trợ sinh viên có năng lực tốt, có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, ở
vùng sâu vùng xa tiếp tục theo đuổi con đường học vấn trong nước.

• Thông tin chi tiết về Quỹ Lương Văn Can, các thông điệp và hoạt động
của Quỹ có thể được tìm thấy tại website www.lvcfund.org.vn.
Mục tiêu chương trình
MENTORSHIP
– Bạn đồng hành
• Giúp sinh viên Quỹ Lương Văn Can cải thiện, nâng cao năng lực bản
thân trên các khía cạnh sau:
▪ Tư duy cởi mở;
▪ Kỹ năng hoạch định mục tiêu và thiết lập kế hoạch thực hiện;
▪ Năng lực chuyên môn và định hướng nghề nghiệp;
▪ Phát triển bản thân trên cơ sở bền vững, tử tế.
• Thiết lập mạng lưới các cá nhân ưu tú (Mentors) có tâm huyết với
sự phát triển cộng động và hỗ trợ giới trẻ.
• Trở thành một kênh tham khảo để giúp Quỹ Lương Văn Can tìm ra
những gương mặt tiềm năng, có khả năng đào tạo và phát triển lâu
dài.
“A mentor is someone who allows you to see
the hope inside yourself.”
— Oprah Winfrey
Mô tả từ ngữ

Mentor Người hướng dẫn

Mentee Sinh viên nhận hướng dẫn

Cựu sinh viên Lương Văn Can hỗ trợ


Buddy
Mentor trong việc hướng dẫn Mentee
Các mentors và mentees được xếp vào
Nhóm làm việc
chung một nhóm
Buổi gặp gỡ chung toàn bộ mentors,
Meet-up
mentees và đại diện Quỹ Lương Văn Can

Buổi gặp nhau riêng của từng Nhóm làm


Private Meeting
việc (ưu tiên gặp trực tiếp)
Khung chương trình

07/11/2021 08 – 21/11/2021
• Kick-off Mentoring • Sinh viên đăng ký và
gặp gỡ trước

22 – 30/11/2021 01 – 06/12/2021
• Matching Vòng 1 • Matching Vòng 2

10/12/2021 Tháng 12/2021 –


• Thông báo kết quả Tháng 7/2022
ghép nhóm chính thức • Private Meeting
Gặp gỡ trước

• Thông tin Mentor xác nhận tham gia chương trình


SV đăng Mentorship được gửi cho các sinh viên.
08 – 10
ký gặp gỡ • SV đăng ký tối đa 3 Mentor mình muốn gặp gỡ
/11 trước qua Link
trước
• Hạn chót: 08h00 ngày 10/11/2021

Thông tin
kết quả • Quỹ thông báo cho Mentor danh sách SV đăng ký
gặp gỡ Mentor
11/11 đăng ký • Quỹ thông báo cho các SV về danh sách SV đăng
gặp gỡ ký gặp cùng Mentor với mình.
trước
• Mentor thông báo thời gian và cách thức gặp cho
các SV đăng ký gặp gỡ mình (có thể gặp online
hoặc offline).
• Mentor chỉ cần tổ chức 1 buổi gặp, không cần
gặp riêng từng SV, nếu SV nào không tham gia
11 – 21 Gặp gỡ
được theo khung giờ Mentor chọn xem như từ bỏ
/11 trước quyền gặp gỡ trước.
• Mentor vui lòng liên hệ Quỹ nếu cần hỗ trợ việc tổ
chức buổi gặp gỡ trước.
• SV có thể chủ động liên hệ qua email để đặt lịch
hẹn với Mentor.
Gặp gỡ trước

Lưu ý:
• Các SV cùng đăng ký 1 Mentor phải trao đổi với nhau và cử đại
diện liên hệ Mentor chứ không tự liên hệ riêng. Nếu không nhận
được phản hồi của Mentor qua email, cần liên hệ Quỹ để được
hỗ trợ.

• Việc gặp gỡ trước được khuyến khích để hai bên biết nhau hơn
trước khi chính thức ghép nhóm, tuy nhiên không bắt buộc.

• Nếu Mentor không sắp xếp được buổi gặp hoặc SV không tham
gia buổi gặp gỡ trong thời gian trên thì việc ghép nhóm vẫn tiến
hành như các mục bên dưới.
Đăng ký, ghép Nhóm
• Sinh viên gửi email trực tiếp cho tối đa 2 Mentor
Sinh viên (gửi đồng thời cho Quỹ) trình bày nguyện vọng
22 – 23 và đăng ký làm mentee của Mentor đó.
đăng ký
/11 • Quỹ liên tục cập nhật số lượng SV đăng ký của
đợt 1 mỗi Mentor và chia sẻ thông tin trên cho SV
tham khảo.
• Mentor xem xét hồ sơ và phần trình bày của
Mentor sinh viên và lựa chọn sinh viên sẽ làm mentee
23 – 28 của mình. Mentor email xác nhận kết quả cho
xác nhận
/11 sinh viên (cc cho Quỹ).
đợt 1 • Mentor xác nhận cho Quỹ số lượng SV mình có
thể hướng dẫn và số suất trống còn lại.
• SV được nhiều Mentor lựa chọn email xác nhận
cho Mentor (cc cho Quỹ) về việc làm Mentee
29 – 30 Sơ kết
của Mentor nào.
/11 đợt 1 • Quỹ cập nhật danh sách Mentor còn suất trống
và số lượng suất trống.
Mentee • Những SV chưa có Mentor tiếp tục gửi email
01 – 02 cho 1 Mentor trong số những Mentor còn suất
đăng ký
/12 trống (cc cho Quỹ) để trình bày nguyện vọng và
đợt 2 đăng ký làm mentee.
Mentor • Mentor xem xét hồ sơ và phần trình bày của SV
03 – 06 và lựa chọn SV sẽ làm mentee của mình.
xác nhận
/ 12 Mentor email xác nhận kết quả cho sinh viên
đợt 2 (cc cho Quỹ).
10/12 Thông báo Nhóm chính thức
Đăng ký, ghép Nhóm

Lưu ý:
• SV có quyền đăng ký Mentor bất kỳ ngành nào và địa phương
nào, không giới hạn phải đúng chuyên ngành mình đang học.
Tuy nhiên, khuyến khích SV chọn mentor cùng địa phương
mình đang học tập để dễ tương tác.

• Mentor có quyền tự quyết định số lượng mentee mình nhận


hướng dẫn, miễn không quá 4 SV đối với ngành Y và không quá
3 SV đối với ngành khác.

• Sau 2 vòng ghép nhóm, các Mentee đã đăng ký Mentor và


được Mentor đồng ý xem như hoàn thành ghép nhóm. Mentee
không đăng ký Mentor hoặc đăng ký mà không được Mentor
đồng ý xem như không tham gia chương trình Mentorship.
Private Meeting

Bước 1
Mentee gửi cho Mentor (gửi đồng thời
cho Quỹ Lương Văn Can) nội dung mà Bước 2
mình muốn trao đổi trong buổi Meeting Thực hiện Private Meeting. Nhóm
sắp tới. Làm Việc trao đổi dựa trên các nội
Trong một số trường hợp, Quỹ Lương dung Mentee đã đề nghị, nhưng
Văn Can có thể gợi ý đề tài, nội dung không nhất thiết giới hạn trong nội
cho trao đổi cho Nhóm Làm Việc. dung yêu cầu mà Mentee đã đề
nghị.

Nội dung báo cáo phải gồm các mục sau:


• Hình ảnh chụp nhóm buổi gặp mặt
• Tên Mentor và Mentee (Mentee nào có
mặt, Mentee nào vắng mặt và lý do vắng
mặt)
Bước 3
• Thời gian hẹn gặp của buổi Private
Trong vòng 02 (hai) ngày sau buổi Meeting tiếp theo
Private Meeting, một sinh viên trong • Nội dung trao đổi (nêu chi tiết các chủ đề,
nhóm (thay phiên) viết báo cáo buổi điểm thảo luận của nhóm, trừ các thông tin
gặp mặt đăng trên Group Facebook mang tính riêng tư không tiện chia sẻ)
“Mentorship Luong Van Can Fund” • Kết luận buổi gặp mặt (tổng kết nội dung
(https://www.facebook.com/groups/1 trao đổi, bài học mỗi người rút ra, những
436282529754768/). việc cần làm sau buổi gặp,…)
Một số lưu ý khác
• Meet-up được Quỹ Lương Văn Can dự kiến tổ chức 2-3 lần trong năm
học.
• Private meeting được thực hiện 1 lần/ tháng (trừ những tháng có lịch
Meet-up), thời gian cụ thể do các Nhóm Làm Việc tự sắp xếp, hình thức
tùy chọn (ưu tiên gặp trực tiếp).
• Trong một số dịp đặc biệt, Quỹ Lương Văn Can có thể cung cấp các gợi
ý về chủ đề, hình thức và nội dung sinh hoạt cho các Nhóm Làm Việc.
Mentor có thể chọn sinh hoạt với Mentees theo gợi ý của Quỹ, hoặc
chủ động đề xuất những chủ đề, nội dung và hình thức khác mà mình
cho là cần thiết.
• Số lượng Mentees trong Nhóm Làm Việc có thể thay đổi theo từng học
kỳ, do Quỹ Lương Văn Can xét học bổng sau mỗi học kỳ. Các sinh viên
không đạt yêu cầu do Quỹ đề ra sẽ phải ngừng nhận Học bổng Lương
Văn Can, do đó sẽ không tiếp tục tham gia chương trình Mentorship.
Vai trò của Buddy
Trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết,
Quỹ Lương Văn Can kết nối sinh viên với Buddy.
Buddy là cựu sinh viên Lương Văn Can, với số
năm kinh nghiệm trong công việc ít hơn Mentor.
Buddy sẽ là cầu nối giữa Mentor và Mentee. Do
Buddy có xuất phát điểm tương đồng với Mentee,
đồng thời khoảng cách về tuổi cũng thấp hơn
Mentor và Mentee, do đó Buddy được kỳ vọng sẽ
là người hướng dẫn, chia sẻ mật thiết với Mentee
về việc học hành, đời sống, tâm tư của Mentee.
Sẽ có những nhóm có Buddy và có nhóm không
có, phụ thuộc vào số lượng cựu sinh viên đăng ký,
ngành nghề, v.v.
Vai trò của Mentor
• Dành 2-3 tiếng/tháng để làm việc với các
Mentees (ưu tiên gặp mặt trực tiếp) theo nội
dung mà Mentor xét thấy phù hợp hoặc chủ đề
được Quỹ Lương Văn Can cung cấp.
• Phối hợp với Quỹ Lương Văn Can trong việc
theo dõi sự tiến bộ, khả năng và tiềm năng
phát triển của các Mentees, cung cấp các
thông tin này cho Quỹ Lương Văn Can khi có
yêu cầu từ Quỹ.
• Cuối mỗi học kỳ, Mentor được đề nghị hoàn
thành Bảng theo dõi sự phát triển của Mentee
theo mẫu do Quỹ cung cấp.
• Được tự do đề xuất và thực hiện các ý kiến và hoạt động hỗ trợ ngoài khung
chương trình do Quỹ Lương Văn Can cung cấp, sau khi đã thông báo với Ban
điều hành Quỹ Lương Văn Can. Ban điều hành Quỹ sẽ góp ý, thảo luận để cùng
chỉnh sửa các ý kiến, hoạt động này trong trường hợp cần thiết.
• Được tự do mời thêm các cá nhân khác hỗ trợ và hướng dẫn các Mentees
chung với mình (nhưng không thay thế vai trò của Mentor) sau khi thông báo với
Ban điều hành Quỹ Lương Văn Can.
• Được mời Mentee tham dự các hoạt động cá nhân của Mentor (các buổi event,
thực tập, hỗ trợ công việc,…) với sự đồng ý của Mentee và của Ban điều hành
Quỹ Lương Văn Can.
• Được đề xuất thay đổi hoặc ngừng hướng dẫn Mentee với Ban điều hành Quỹ
Lương Văn Can và cung cấp (những) lý do cụ thể.
• Được tự do hỗ trợ các sinh viên không còn được cấp Học bổng Lương Văn Can
(sau đợt xét duyệt cuối mỗi học kỳ)
• Thông báo trước 30 ngày cho Quỹ Lương Văn Can nếu không tiếp tục vai trò
Mentor.
Quy định của Mentee
• Hiểu rõ tinh thần của Chương trình • Được đề xuất thay đổi Mentor
Mentorship, chủ động, tích cực, hoặc Nhóm Làm Việc, được đề
quyết tâm rèn luyện và phát triển xuất ngừng tham dự Chương trình
bản thân. Mentorship với điều kiện:
• Tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn ▪ Cung cấp (những) lý do cụ thể;
của Quỹ Lương Văn Can cho các ▪ Báo trước 30 ngày cho Ban
hoạt động hàng tháng với Mentors. điều hành Quỹ Lương Văn Can.
• Tôn trọng Mentors và các quy định/ Trong thời gian chờ đợi quyết
thỏa thuận giữa Mentors và các định, Mentee vẫn cần đảm bảo
thành viên trong cùng Nhóm Làm tham gia mọi hoạt động của
Việc. Chương trình một cách bình
thường;
• Phối hợp với Mentors sắp xếp thời
gian cho các buổi Private Meeting ▪ Tôn trọng quyết định cuối cùng
(từ 2-3 tiếng/ tháng), có thể tiến của Ban điều hành Quỹ Lương
hành online hoặc gặp mặt trực tiếp. Văn Can về việc đồng ý hoặc
không đồng ý với đề xuất của
• Được tự do đề xuất và thực hiện các
Mentee.
ý kiến và hoạt động hỗ trợ ngoài
khung chương trình do Quỹ Lương • Được nhận sự hỗ trợ từ (các)
Văn Can cung cấp, sau khi đã thống Mentor nếu không còn được cấp
nhất với Ban điều hành Quỹ Lương Học bổng Lương Văn Can (sau
Văn Can. đợt xét duyệt cuối mỗi học kỳ)
nếu Mentor có nguyện vọng.
• Được tham dự các hoạt động cá
nhân của Mentor (các buổi event,
thực tập, hỗ trợ công việc,…) với sự
đồng ý của Ban điều hành Quỹ
Lương Văn Can.
Đánh giá hoạt động
• Quỹ Lương Văn Can đo lường và đánh giá hoạt động của chương trình
Mentorship nhằm nâng cao chất lượng quản lý và trách nhiệm giải
trình với các bên liên quan (đối tác, người thụ hưởng, tình nguyện viên,
nhà tài trợ).
• Tác động của chương trình được đánh giá bởi các mẫu thông tin đầu
vào, khảo sát kết quả và phỏng vấn sâu định kỳ với các Mentor và
Mentee, đồng thời thông qua những câu chuyện được chia sẻ định kỳ
đến từ các Nhóm làm việc.

Thông tin đầu vào Khảo sát đầu ra


• Giúp Mentee tự đánh giác và nhận • Giúp Mentee tự đánh giá mức độ
thức bản thân cũng như ghi nhận kỳ hoàn thành các mục tiêu mà mình đã
vọng cũng như mục tiêu phấn đấu thiết lập khi tham gia chương trình
trong chương trình Mentorship. Mentoring và mức độ tác động của
• Cung cấp thông tin và bước đầu giúp chương trình đến sự thay đổi của bản
Mentor hiểu thêm về Mentee để có thân.
cách tiếp cận phù hợp. • Ghi nhận, đánh giá phản hồi của
• Hình thức thực hiện Mentor, Mentee nhằm cải thiện hiệu
▪ Bước 1: Mentee thực hiện Form quả của chương trình.
Thông tin Mentee • Hình thức thực hiện
▪ Bước 2: Mentees gửi Form thông tin ▪ Bước 1: Mentee tiến hành tự đánh
này đến với Mentor trước buổi giá
Private Meeting đầu tiên; đồng thời ▪ Bước 2: Trao đổi với Mentor để
CC cho Quỹ để BĐH ghi nhận thông ghi nhận thông tin đánh giá
tin để làm cơ sở đánh giá kết quả ▪ Bước 3: Xử lý thông tin và tiền
chương trình. hành phỏng vấn sâu nếu cần
thiết.
1. Cuộc trò chuyện chính thức đầu tiên?
2. Những phẩm chất của một Mentor hiệu quả? Một số “thất
bại” mentor gặp phải?
3. Để trở thành 1 Mentee tốt?
4. Những chủ đề gợi ý Mentors và Mentees có thể trao đổi
với nhau?
5. Gợi ý các quy tắc giao tiếp dành cho cả mentor và
mentee?
6. Gợi ý về thiết lập mục tiêu?
7. Kết thúc mối quan hệ Mentoring?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


*Lược trích từ nội dung tuyển tập Poscast “THE MENTORING
MATTERS” – một Dự án của tổ chức phi lợi nhuận CHUM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuộc trò chuyện chính thức đầu tiên?
Mentor và mentee nên thoải mái bắt đầu cuộc trò chuyện đầu tiên.
Dưới đây là một vài gợi ý để bắt đầu:
• Mentee hãy bắt đầu bằng việc tự giới thiệu bản thân với mentor và cảm
ơn mentor vì đã dành thời gian cho bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chia
sẻ đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết cũng như những gì bạn hy vọng
học được từ quá trình làm việc. Ngoài ra, mentee cũng nên hỏi mentor về
cách thuận tiện để giao tiếp với mentor và lưu ý điều ấy cho quá trình
làm việc.
• Mentor chia sẻ sự nhiệt tình của bản thân đối với mentee và cho họ biết
sự cam kết của bạn dành cho mối quan hệ.
• Xây dựng mối quan hệ bằng cách đặt câu hỏi về kinh nghiệm của nhau.
• Điều quan trọng khi bắt đầu mối quan hệ là nói về kỳ vọng, nguyên tắc
và mục tiêu làm việc chung. Hãy chắc chắn có cuộc đối thoại này trong
cuộc trò chuyện đầu tiên, hoặc nếu không thì cần thiết thiết lập thời
gian khác để nói cụ thể về kỳ vọng, nguyên tắc và mục tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Những phẩm chất của một Mentor hiệu quả?

• Là một người bạn và là một người hỗ trợ.


• Bình đẳng và tập trung vào việc thiết lập mối liên kết, sự gắn bó và
cảm giác an toàn. Ở các mối quan hệ đồng hành thành công nơi mà hai
bên làm việc với nhau “ăn ý”, hầu hết các mentors đều tin rằng họ chỉ
đứng ở vai trò hỗ trợ, giúp các bạn trẻ trưởng thành và phát triển.
• Một mentor tốt là người có động lực và năng lượng, quan tâm đến việc
phát triển người khác và sẵn sàng cam kết thời gian của mình.
• Có kỳ vọng thực tế. Mối quan hệ đồng hành tốt sẽ dẫn đến những thay
đổi tích cực ở mentee. Những thay đổi này thường xảy ra một cách gián
tiếp và xảy ra từ từ theo thời gian chứ không xảy ra nhanh chóng. Nếu
mentor mong đợi có thể thay đổi mentee sau sáu tháng hoặc một năm
gặp nhau, bạn có thể sẽ bị thất vọng. Điều cần thiết là hãy cho mentee
thời gian để họ “tự xử lý” bản thân.
• Một mentor tốt giúp mentee có trách nhiệm
với các mục tiêu của mình, và giúp mentee
chú ý và đi đúng hướng. Khi mentee thất vọng
và muốn từ bỏ, mentor cần thúc đẩy và khiến
họ tiếp tục. Họ có thể hỏi bạn những câu hỏi
khó và thách thức bạn suy nghĩ những câu trả
lời ấy.
• Một mentor tốt cũng xây dựng niềm tin và tôn
trọng tính bảo mật.
• Lắng nghe và lắng nghe. Nếu bạn đưa ra lời
khuyên, hãy tập trung vào giải pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Những phẩm chất của một Mentor hiệu quả?

Một số “thất bại” mentor có thể gặp phải?


• Kỳ vọng. Có những mentor không hài lòng về chất lượng của mối quan
hệ khi không nhìn thấy sự thay đổi như mong muốn ở mentee. Có những
mentors tin rằng họ cần, và có thể "sửa đổi" người được hướng dẫn. Vì
vậy, thậm chí chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên của mối quan hệ, họ tốn khá
nhiều thời gian để thúc ép mentee thay đổi.
• Sự chủ động. Trong nhiều trường hợp, mentors thường mặc định
mentees phải là người chủ động liên lạc mình trước. Dù đúng là mentee
cần chủ động, nhưng trong mối quan hệ thành công, cả hai cần chủ
động xây dựng mối quan hệ.
• Sự tiếp cận. Đôi khi mentees sẽ ngần ngại vì nghĩ rằng metors rất bận
rộn và sợ làm phiền mentors. Do đó, mentors hãy dành cho mentee sự
quan tâm một khi bạn đã cam kết với mối quan hệ mentoring. Không chỉ
kiến thức và kinh nghiệm, tác phong của bạn cũng có ảnh hưởng đến
mentee.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Để trở thành 1 Mentee tốt?
• Đặt mục tiêu cụ thể cho mối quan hệ với mentor
• Chủ động khởi xướng các cuộc gặp hay trò chuyện và duy trì liên lạc, hồi
âm kịp lúc
• Tiếp cận mối quan hệ với mentor bằng một tinh thần cởi mở và chuyên
nghiệp
• Đưa ra các đề nghị phù hợp với mentor của bạn, đặc biệt, không nhờ xin
việc hoặc tài trợ; bạn có thể nhờ họ chia sẻ những nguồn lực phù hợp.
• Tiếp nhận phản hồi bằng tinh thần cầu thị
• Cam kết của bạn: Một điều quan trọng cần ghi nhớ là bạn cần phải cam
kết để mối quan hệ mentoring thành công. Hãy tôn trọng bằng cách đến
đúng giờ. Nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra và bạn không thể giữ cuộc hẹn,
hãy nhớ liên hệ với họ càng sớm càng tốt để sắp xếp lại. Luôn luôn tôn
trọng thời gian của người khác.
• Có trách nhiệm. Nếu bạn đã chọn ai đó
trở thành cố vấn của mình, thì điều đó
cho thấy bạn đã đặt niềm tin vào người
đó để tư vấn cho bạn, vì vậy hãy thực
hiện tốt phần của bạn trong mối quan hệ.
Hãy có trách nhiệm tự quản lý bản thân,
rút ra bài học cho mình và hành động,
đừng để những kinh nghiệm được chia sẻ
trở nên lãng phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Để trở thành 1 Mentee tốt?
• Chuẩn bị: Mentor của bạn có thể bị giới hạn về thời gian, hãy đến với
mỗi cuộc họp được chuẩn bị với những điều muốn trao đổi. Chuẩn bị sẽ
giúp cuộc gặp có kết quả cao hơn và diễn ra suôn sẻ.
• Trung thực phản hồi/ trình bày vấn đề của mình: Khi bạn gặp mentor
của mình, hãy đưa ra phản hồi/ vấn đề của mình một cách trung thực.
Mentor sẽ không biết chính xác những gì đang xảy ra trong thế giới của
bạn nếu bạn không cho họ biết. Đừng ngại nêu lên vấn đề chỉ vì nó quá
riêng tư hay nhỏ bé, chỉ cần nó là vấn đề đang cấp bách, chiếm nhiều
suy nghĩ, trăn trở của bạn tại thời điểm đó, hãy chia sẻ để tìm cách giải
quyết.
• Biết ơn: Hãy nhớ rằng mentor của bạn đang làm điều này một cách tự
nguyện. Do đó, hãy để cho họ thấy bạn biết ơn về thời gian của họ như
thế nào. Việc thể hiện lòng biết ơn một cách chân thành không bao giờ
thừa.
• Hành động: Cho dù bạn dành nhiều thời gian gặp gỡ, trò chuyện với
mentor, nhưng nếu bạn không có hành động nào thay đổi những thói
quen xấu/ hành động giúp phát triển bản thân thì mối quan hệ xem như
chưa hiệu quả. Sau mỗi buổi trao đổi, hãy bắt đầu thực hành một thói
quen tích cực – dù chỉ là môt thói quen rất nhỏ. Bạn sẽ thấy mình đã
phát triển được thật nhiều sau một năm học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Những chủ đề gợi ý mentors và mentees có thể
trao đổi cùng nhau?

• Về cách làm việc


▪ Thảo luận và thống nhất về thời điểm mentor-mentee sẽ giao tiếp
với nhau, mức độ thường xuyên, cách thức liên lạc, thời điểm
diễn ra lần nói chuyện tiếp theo, v.v.
▪ Nếu một trong hai bên không phản hồi tại bất kỳ thời điểm nào
trong mối quan hệ, hãy chủ động liên lạc thay vì chờ đợi.
• Về phát triển cá nhân
▪ Thảo luận về cách xử lý các thách thức cá nhân và/hoặc chuyên
môn của mentee trong thời gian làm việc chung.
▪ Mentor có thể chia sẻ những gì mình có thể đã làm khác đi nếu
Mentor ở trong tình huống tương tự như mentee.
▪ Những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống (quản
lý thời gian, giao tiếp, quản lý mối quan hệ, cảm xúc, .v.v) & việc
rèn luyện chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Những chủ đề gợi ý mentors và mentees có thể
trao đổi cùng nhau?
Về phát triển nghề nghiệp, nếu mentee là những bạn trẻ chuẩn bị ra
trường và đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp
▪ Thảo luận về nền tảng học vấn của mentee và những điều cần
chuẩn bị/lĩnh hội trong lĩnh vực nghề nghiệp tương lai
▪ Chia sẻ cách mentor định hướng sự nghiệp của mình. Khát vọng
nghề nghiệp của mentor là gì? Những bài học mentor đã học
được từ trong thời gian làm việc?
▪ Chia sẻ thông tin về các sự kiện hiện tại hoặc các vấn đề liên
quan đến lĩnh vực của mentee.
▪ Chia sẻ những thách thức nghề nghiệp mà Mentee có thể phải
đối mặt và làm thế nào để đối diện chúng?
▪ Thảo luận về cách Mentee chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ
trường học sang thế giới công việc .
▪ Quá trình tìm việc
▪ Phản hồi về sơ yếu lý lịch và/hoặc thư
xin việc
▪ Quá trình phỏng vấn, hoặc làm phỏng
vấn thử.
▪ Chia sẻ những cách thức tìm kiếm việc
làm và/hoặc thực tập trong lĩnh vực của
mentee.
▪ Xây dựng mạng lưới, quan hệ
▪ Giới thiệu mentee những nhóm hay mối
quan hệ quen biết có liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. Gợi ý các quy tắc giao tiếp dành cho cả mentor và
mentee
• Giao tiếp tích cực.
• Rõ ràng và cụ thể
• Hiểu rằng mỗi người có cách nhìn khác nhau.
• Cởi mở, chấp nhập Mentee
• Lắng nghe

6. Gợi ý thiết lập mục tiêu cho mối quan hệ


Đặt mục tiêu giúp mọi người phấn đấu để đạt được. Mặc dù thiết lập
mục tiêu có thể là thách thức, nhưng nó đáng giá.
Mục tiêu của mối quan hệ có thể chính là mục tiêu mentee đặt ra để phát
triển bản thân trong khoảng thời gian của Chương trình Mentorship.
Quy tắc SMART để xây dựng mục tiêu hiệu quả:
• Specific - Cụ thể (hướng đến hành động, sử dụng động từ, vd: phát triển,
cải thiện, v.v.). Mục tiêu “Trở thành người giỏi hơn” là quá chung chung.
Nên chỉ rõ các hành động cụ thể cần thực hiện để đạt mục tiêu.
• Measurable - Có thể đo lường
• Achievable - Có thể đạt được (không quá rộng hay không quá giới hạn)
• Relevant - Thực tế (mentee có thể thực hiện không? Cần nguồn lực gì để
đạt được mục tiêu đó)
• Time-based - Có thời điểm/ thời hạn. Cho phép thời gian hợp lý để hoàn
thành từng mục tiêu, nhưng không quá nhiều thời gian khiến mentee mất
tập trung hoặc động lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Kết thúc mối quan hệ Mentoring trước thời hạn

Các mối quan hệ sẽ thay đổi theo thời gian và các mối quan hệ
mentoring không phải là ngoại lệ. Khi quyết định chuyển đổi mối quan hệ,
việc làm rõ ý định của bạn là việc hữu ích.
Một mối quan hệ mentoring có thể kết thúc khi:
• Mentor và mentee đã hoàn thành mục tiêu đồng hành
• Mentor có thể thấy giá trị mentor đang cung cấp cho mentee dường như
không còn nữa.
• Theo thời gian, mong muốn, nhu cầu và ưu tiên của mentor, mentee thay
đổi.
• Khi các cuộc gặp làm việc chung không mang lại kết quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Kết thúc mối quan hệ Mentoring trước thời hạn

Nếu bạn là mentor Nếu bạn là mentee


• Thông báo trước càng sớm càng tốt. • Trong trường hợp mọi việc đã diễn
• Hãy rõ ràng về cách bạn muốn duy ra tốt đẹp và bạn đã đạt được các
trì mối quan hệ ra sao sau khi hoàn mục tiêu ban đầu bạn, bạn có thể
thành việc mentoring chính thức thảo luận về nhu cầu gặp gỡ ít
thường xuyên hơn với mentor. Thể
• Cùng đánh giá lại việc hoàn thành hiện mong muốn giữ liên lạc, tiếp
mục tiêu, tiến bộ cụ thể mà mentor tục cung cấp thông tin cập nhật và
đã quan sát thấy ở mentee trong giai luôn cảm ơn họ vì sự đóng góp
đoạn đồng hành. Ghi nhận những của họ mỗi khi bạn gặp.
thách thức mà mentee của bạn đã
phải đối mặt và / hoặc vượt qua. • Trong trường hợp mọi việc không
như ý, việc kết thúc cũng nên
• Cho và nhận phản hồi được thực hiện một cách êm đẹp.
• Lập kế hoạch các bước tiếp theo. Trái đất tròn và thế giới thì nhỏ bé,
Giúp mentee của bạn đặt mục tiêu ai biết được khi nào các bạn lại có
cho tương lai & xác định các nguồn dịp “chạm trán” với nhau.
lực hỗ trợ để đạt được những mục
tiêu đó.
• Khuyến khích mentee của bạn tiếp
tục là một người học suốt đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Kết thúc mối quan hệ Mentoring trước thời hạn
Cả hai
• Hai bạn cùng đưa ra kết luận rằng việc kết thúc là điều tốt nhất
• Đối với mentee, tối thiểu cần có một lời cảm ơn, và thể hiện mong muốn giữ
liên lạc với mentor.
• Đối với mentor, bạn có thể đề xuất những mentor tiềm năng phù hợp với nhu
cầu mới của mentee.
• Để ngỏ khả năng cùng làm việc lại khi phù hợp. Cũng có trường hợp một
hoặc hai bên không cam kết hoặc từ bỏ hoàn toàn mối quan hệ, nhất là khi
Mentee không thực hiện nghiêm túc và thường chỉ làm tối thiểu theo yêu cầu
mà không nhiệt tình. Tuy nhiên, hãy nhớ bạn có thể rút dần mà không đốt
cháy mọi cây cầu. Bạn không thể biết mình có thể thực sự cần mối quan hệ
này lúc nào trong tương lai.
LIÊN HỆ

Chi tiết về Chương trình Mentorship và các thông tin khác về Quỹ
Lương Văn Can, vui lòng liên hệ:
• Email: mentorship@lvcfund.org.vn
• Số điện thoại: 0908636760
• Nguyễn Thị Thanh Thảo (Giám đốc) – Email
thao.nguyen@lvcfund.org.vn
• Nguyễn Triều Trung (Điều phối viên) - Email:
trung.t.nguyen@lvcfund.org.vn
"An effective mentoring relationship is a
win-win transformative experience for both. The
Mentee contributes to shaping the journey as much
as the Mentor."
Anna Giraldo-Kerr

You might also like