Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

ĐÌNH LẠM – STAGFLATION

1. Tổng quan

Thất nghiệp và lạm phát là hai biến số luôn xuất hiện trong mọi nền kinh tế,
là hai chỉ số luôn được theo dõi sát sao. Thậm chí các nhà kinh tế học đề xuất kết
hợp tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệm thành chỉ số khốn khổ (misery index) nhằm
đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp dài hạn phụ thuộc vào
đặc tính của thị trường lao động như tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của
nghiệp đoàn, hiệu quả tìm việc, … Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tăng
trưởng cung tiền của ngân hàng trung ương quốc gia. Do đó, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ
thất nghiệp dường như không có mối liên hệ nào với nhau.

Vào năm 1958, nhà kinh tế A. W. Phillips đã đăng trên tạp chí Economica của
Anh với nhan đề “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương ở Anh
Quốc 1861 – 1957”, trong đó, Phillips đã chỉ ra mối quan hệ tương quan nghịch biến
giữa lạm phát và thất nghiệp. Hai năm sau đó, Paul Samuelson và Robbert Solow
công bố bài viết trên tờ American Economic Review với nhan đề “Thống kê chính
sách chống lạm phát”, trong đó họ cũng chỉ ra mối tương quan nghịch biến tương tự
với giữa lạm phát và thất nghiệp với số liệu tương tự Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng sự
tương quan này thể hiện thông qua phát biểu vì tỉ lệ thất nghiệp thấp nên tổng cầu
tăng cao, tạo áp lực đẩy giá và tiền lương tăng cao. Họ gọi mối tương quan đó là
“Phillip’s curve” (đường cong Phillips). Tuy nhiên vào năm 1970, cú sốc cung xăng
dầu khi các nước thuộc tổ chức OPEC thể hiện sức mạnh thị trường đã khiến cho
mô hình đường cong Phillips không còn đúng nữa, khi đó, nền kinh tế rơi vào tình
trạng được gọi là đình lạm (Stagflation), khi cả tỉ lệ thất nghiệm và lạm phát cùng
lúc tăng cao, trái ngược hoàn toàn với nhận định về mối tương quan nghịch biến giữa
thất nghiệp và lạm phát. Tình trạng đình lạm diễn ra khi trong nền kinh tế xuất hiện

1
các cú sốc cung và sự điều hành kém cỏi của người cầm quyền về chính sách tiền tệ.
Hiện nay, tỉ lệ lạm phát tại Hoa Kỳ và Châu Âu đang ở đỉnh điểm và duy trì ở quanh
mức 9%, tỉ lệ thất nghiệp, và tăng trưởng nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại,
thậm chí là đang âm dấy lên lo ngại nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào tình trạng
đình lạm. Với tình hình căng thẳng trên trường quốc tế về các xung đột về địa chính
trị, cuộc đại khủng hoảng nguồn nhân lực (The great Resignation) là tỉ lệ thất nghiệp
tăng đột biến từ tháng 4/2021 đến nay thì tình trạng “đình lạm” rất có khả năng xảy
ra, nhưng xảy ra khi nào, lúc nào và mức độ ảnh hưởng của nó rộng đến đâu sẽ được
bàn luận sau đây. Liệu các bài học từ lịch sử của các chủ tịch Tổng cục dự trữ Liên
bang Fed tiền nhiệm có giúp ích cho việc đối phó tình trạng kinh tế hiện tại.

1. Đường cong Phillips và tổng cung, tổng cầu

Mô hình tổng cung và tổng cầu cho ta những lí giải về sự kết hợp khả dĩ giữa
tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát một cách dễ hiểu. Đường cong Phillips thể hiện sự
kết hợp khả dĩ giữa tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát diễn ra trong ngắn hạn khi sự dịch
chuyển của đường tổng cầu đẩy nền kinh tế dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
Một cách dễ hiểu hơn, qua đồ thị sau đây:

Hình 1: Mối liên hệ giữa tổng cung, tổng cầu với đường cong Phillips

2
Một sự gia tăng trong tổng cầu hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn có thể dẫn đến
sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn và mức giá cao hơn. Sản lượng lớn hơn tức
là việc làm nhiều hơn nên tỉ lệ thất nghiệp giảm, nhưng mức giá cao hơn đồng nghĩa
với việc là lạm phát tăng cao hơn. Đó là mối tương quan nghịch biến giữa tỉ lệ thất
nghiệp và lạm phát, tổng cầu dịch chuyển sẽ đẩy tỉ lệ lạm phát và thất nghiệm ngược
nhau, là mối quan hệ mà đường Phillips biểu diễn.

Để hiểu rõ hơn về mối tương quan này, dựa vào hình 1, giả định rằng, dựa vào
mức giá cố định được tính bằng CPI (chỉ số giá tiêu dùng), bằng 100 vào năm 2020,
lần lượt bằng 102, 106 tại năm 2021, 2022. Có hai khả năng xảy ra, thứ nhất, với
tổng cầu cao, thứ hai là với tổng cầu thấp. Hình 1.a minh họa cho hai khả năng với
mô hình tổng cung, tổng cầu, hình 1.b minh họa cho kết quả tương tự với đường
Phillips. Nếu tổng cầu trong nền kinh tế là thấp thì sản lượng mà nền kinh tế sản xuất
ra là 15000 đơn vị, với mức giá là 102 đạt kết quả A. Khả năng thứ hai là với tổng
cầu cao, nền kinh tế sản xuất ra 16000 đơn vị hàng hóa với mức giá là 106 đạt kết
quả B.

Hình 1.b mô ta hai kết cục khả thi này đối với tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát, vì
mức sản lượng cao hơn, doanh nghiệp cần nhiều lao động hơn khi họ sản xuất nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn nên thất nghiệp ở B thấp hơn A. Cụ thể, sản lượng tăng từ
15000 đến 16000 và thất nghiệp giảm từ 7% xuống 4%. Nhưng mức giá ở B cao hơn
A nên tỉ lệ lạm phát ở B cao hơn A. CPI 2020 là 100 nên tỉ lệ lạm phát ở A là 2%, B
là 6%. Hai kết quả khả dĩ trên đối với nền kinh tế được biểu hiện dựa trên việc so
sánh sản lượng với mức giá (tổng cung, tổng cầu) và đường Phillips (tỉ lệ thất nghiệp
và tỉ lệ lạm phát).

2. Sự chuyển dịch của đường tổng cung

3
Mô hình đường cong Phillips là kim chỉ nam cho mọi chính sách kinh tế tại thời bấy
giờ nhưng vào năm 1970, tình trạng đình lạm – Stagflation đã khiến cho mô hình
này không còn đúng nữa. Để minh họa rõ hơn về sự kiện này, cụ thể:

Hình 2: Sự chuyển dịch của tổng cung

Giả sử, chiến tranh ở Trung Đông làm gián đoạn nguồn cung dầu, đẩy chi phí
sản xuất lên cao. Tác động vĩ mô của sự kiện này là gia tăng chi phí sản xuất lên
doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và dịch vụ, những thay đổi chi phí sản xuất sẽ làm
thay đổi vị trí của tổng cung, vì chi phí sản xuất cao hơn làm cho đường này dịch
chuyển sang trái. Do đó, trong hình 2, đường tổng cung dịch chuyển từ 𝐴𝐴𝑆𝑆1 sang
𝐴𝐴𝑆𝑆2 . Do vậy, trong ngắn hạn, nền kinh tế đạt từ kết quả A sang kết quả B, đường
tổng cung hiện hữu chạy dọc theo đường tổng cầu. Theo đó, sản lượng nền kinh tế
giảm từ 𝑌𝑌1 xuống 𝑌𝑌2 , mức giá tăng từ 𝑃𝑃1 lên 𝑃𝑃2 , dù không thể hiện qua đồ thị nhưng
sự sụt giảm trong sản lượng, doanh nghiệp đối mặt trước doanh số giảm thì sẽ phản
ứng lại bằng cách cắt giảm nhân công, tăng tỉ lệ thất nghiệp. Tình trạng nền kinh tế

4
đình trệ khi sản lượng giảm (tỉ lệ thất nghiệp cao) lẫn lạm phát (giá cả tăng) cùng
xảy ra, tình trạng này gọi là đình lạm (stagflation), đang diễn ra tại kết quả B.

Về sự chuyển dịch của đường tổng cầu, sự chuyển tiếp từ cân bằng ngắn hạn
tại điểm B được chuyển sang cân bằng dài hạn tại C. Theo như lí thuyết về lạm phát
kỳ vọng, cụ thể là lý thuyết về tiền lương kết dính (The sticky - wage theory), và
đình lạm ảnh hưởng đến tiền lương danh nghĩa như thế nào. Doanh nghiệp và người
lao động đều phản ứng trước mức giá mới cao hơn bằng cách nâng kỳ vọng về mức
giá trong tương lai cao hơn, tiền lương danh nghĩa cao hơn. Trong trường hợp này,
chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên thêm nên tổng cung ngắn hạn tiếp tục
dịch chuyển sang trái xa hơn, khiến cho tình trạng đình lạm càng trở nên tồi tệ hơn.
Hiện tượng giá cả cao hơn và lạm phát cao hơn, sau đó lại tiếp tục đẩy giá cả cao
hơn gọi là vòng xoáy giá – lương (wage – price spiral).

Đến một lúc nào đó, vòng xoáy này chậm lại, mức sản lượng thấp dẫn đến
thất nghiệp cao và giá cả, lạm phát tăng phi mã. Người lao động không có đủ tích
trữ tư bản và dần yếu thế hơn trên bàn đàm phán tiền lương. Khi lương danh nghĩa
giảm, chi phí sản xuất giảm, kích thích sản xuất nên đường tổng cung dịch chuyển
sang phải trở lại điểm A thì mức giá giảm và sản lượng trở về với mức tiềm năng.
Trong sự dịch chuyển trở về lại cân bằng giả định ban đầu chưa hoàn toàn khẳng
định tổng cầu không dịch chuyển trong suốt quá trình này. Thực tế, hoàn toàn là
không có việc như trên xảy ra, các nhà hoạch định chính sách sẽ can thiệp vào đường
tổng cầu để cố gắng bù trừ thiệt hại cho nền kinh tế khi đường tổng cung dịch chuyển
bằng cách kiểm soát chính sách tiền tệ và tài khóa. Khả năng này được mô tả qua
hình 2, trong đó, thay đổi chính sách làm dịch chuyển đường tổng cầu từ 𝐴𝐴𝐷𝐷1 sang
𝐴𝐴𝐷𝐷2 , vừa đủ để ngăn chặn tác động của đường tổng cung dịch chuyển lên sản lượng.
Nền kinh tế trực tiếp di chuyển từ điểm A đến C, mức giá tăng trực tiếp từ 𝑃𝑃1 lên 𝑃𝑃3 ,

5
chính sách thích ứng này cho phép mức thất nghiệp thấp hơn nhưng chấp nhận mức
giá (lạm phát cao hơn).

Tóm lại, câu chuyên dịch chuyển tổng cung đưa ra hai bài học quan trọng là
những chuyển dịch của tổng cung có thể gây nên tình trạng đình lạm, các nhà hoạch
định chính sách có thể giảm thiểu tác động bất lợi này bằng các chính sách tài khóa,
tiền tệ nhằm kiểm soát đường tổng cầu, lên sản lượng nhưng cái giá phải trả là lạm
phát cao hơn. Nhưng thực tế việc chủ động làm tăng trưởng cung tiền từ ngân hàng
trung ương có đang thực sự cứu vãn nền kinh tế hay đang tự tay mình làm hỏng mọi
thứ.

3. Đình lạm

Đình lạm - Stagflation là từ ghép từ thuật ngữ kinh tế về sự trì trệ, thất nghiệp
tăng (Stagnation) và lạm phát tăng (Inflation). Thực tế là chưa một quốc gia nào trải
qua tình trạng này kể từ năm 1970, trong suốt thế kỷ 20. Thời gian đình lạm đánh
vào nền kinh tế tệ nhất là từ năm 1973 đến năm 1975 khi mà GDP thực liên tục giảm
qua các quý và theo sau là tỉ lệ lạm phát tăng lên gấp 3 lần.

Hình 3: GDP thực của Hoa Kỳ (Nguồn: U.S. Bereau of Economic Analysis)
6
Hình 4: Tỉ lệ lạm phát đo bằng chỉ
số tiêu dùng CPI

Tỉ lệ lạm phát trong thời kỳ đại


lạm phát – Great Inflation đạt từ
đầu cuộc khủng hoảng 5% lên đến
đỉnh điểm là 15% (tăng gấp 3 lần)

(Nguồn: Federal Reserve Public


Data research)

Đình lạm là tình trạng kinh tế mà không một quốc gia nào muốn xảy ra, nền
kinh tế không tăng trưởng, thì tỉ lệ lạm phát tăng cao tức là không có đủ việc làm
cho người dân, và lạm phát tăng cao thì chi phí sinh hoạt cũng tăng thêm, giá cả cho
các mặt hàng thiết yếu cũng leo thang. Trái ngược lại những gì mà đường cong
Phillips mô tả về mối tương quan nghịch biến giữa hai chỉ số trên. Giai đoạn có thu
nhập giảm và lạm phát tăng, nếu tương đối nhẹ thì được gọi là Recession – suy thoái
(Hình 5), khi nền kinh tế không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm trong vài quý
nhưng thường không kéo dài lâu. Và trường hợp tệ hơn là depression – trì trệ nếu
nghiêm trọng hơn, đó là tình trạng nền kinh tế rơi vào đình lạm – stagflation, khiến
cho cả thập niên 70 của Hoa Kỳ trở thành một thập niên khủng khiếp và nó kéo dài
trong khoảng 10 năm – 1 thập kỷ. Suy thoái là một hệ quả tất yếu của chu kỳ kinh
tế, và đình lạm là tình trạng hiếm có và bất thường (như được mô tả ở hình 2).

7
Hình 5: Suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế kéo dài trong


khoảng từ 8 đến 18 tháng, với
mức thời gian trung bình khoảng
11 tháng (khoảng 1 năm)

(Nguồn: Fourier finance Group)

Các nhà kinh tế đã thống nhất đưa ra hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đình
lạm đó là do cú sốc cung và chính sách kinh tế kém cỏi của Chính phủ. Cú sốc cung
(Supply shocks) là việc các nguồn cung đầu vào đột ngột giảm do các tác động của
thiên tai, chiến tranh, xung đột địa chính trị như chiến tranh Nga và Ukraine như
hiện nay. Khi nguồn cung bị cắt đứt thì theo quy luật cung cầu thì đường cung dịch
chuyển sang phải dọc theo đường cầu làm cho giá cả tăng lên, do sự thiếu hụt trong
cung và hình thành nên tâm lý tích trữ, đầu cơ nên giá cả sẽ tiếp tục tăng trong thời
gian tới. Như ở Mỹ năm 1973, khi OPEC, hiệp hội liên minh các quốc gia xuất khẩu
dầu lửa, thực chất là liên minh các quốc gia bên bán nhằm loại bỏ cạnh tranh và kiểm
soát giá dầu thô trên toàn thế giới. OPEC đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với
Hoa Kỳ vì đã có động thái ủng hội Israel tiến hành chiến tranh với Ả Rập, hệ quả là
từ năm 1973 đến 1975 giá dầu tăng lên gấp đôi, dù OPEC dỡ bỏ lệnh cấm vận vào
3/1974 nhưng giá dầu cần phải có một khoảng thời gian để ổn định (hình 6). Các
nước nhập khẩu dầu, ngoài Mỹ, đều phải nếm trải lạm phát đồng thời cả suy thoái
hay rơi vào tình trạng đình lạm. Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI vượt hơn 10% lần đầu
tiên trong nhiều thập niên, thất nghiệp tăng từ 4.9% 1973 lên 8,5% 1975.

8
Hình 6: Giá nhập khẩu dầu thô của Hoa Kỳ

Thứ hai là sự kém cỏi trong chính sách điều hành kinh tế, tại thời điểm đó Tổng
thống Nixon đã đóng băng lương và giá cả trong 90 ngày và tăng thuế nhập khẩu để
thi hành chính sách bình ổn giá thị trường và in rất nhiều tiền nhằm cố gắng kích
cung cho nền kinh tế đi lên vì lúc này nền kinh tế đang liên tục đi xuống (hình 7).

Hình 7: GDP thực Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1975 (Nguồn: U.S. Bereau of
Economic Analysis)

9
Như đã phân tích trong phần chuyển dịch của tổng cầu (hình 2), việc in quá nhiều
tiền và giá cả hàng hóa dịch vụ cũng đang tăng vọt cùng lúc thì những đồng tiền
được nhà nước dúi vào tay người dân cũng không thực sự có ích gì như vốn dĩ về
tính trung lập của tiền trong dài hạn. Milton Friedman, nhà kinh tế học lỗi lạc, người
có sức ảnh hưởng nhất trong giới học thuật về kinh tế trong nữa sau của thế kỷ 20,
đã chỉ trích thậm tệ về chính sách cung tiền khi không đủ quyết đoán trong việc
chống lại lạm phát trong bài nghiên cứu mà ông đăng trên tờ American Economic
Review với nhan đề “Vai trò của chính sách tiền tệ” trong đó nổi bật là hai đề mục
“Chính sách tiền tệ có thể làm gì” và “Chính sách tiền tệ không thể làm gì”, theo lập
luận của ông, một điều mà chính sách tiền tệ không thể làm, chỉ trừ trường hợp trong
ngắn hạn, đó là hạ thấp thất nghiệp bằng lạm phát. Cũng trong cùng thời gian đó,
Edmund Phelps cũng có đăng một bài phản đối về quan điểm đánh đổi lạm phát và
thất nghiệp.

Lạm phát và thất nghiệp, sự đánh đổi này chỉ đúng trong ngắn hạn. Vì sự kỳ
vọng, dự đoán của người tiêu dùng về lạm phát tại thời điểm đó sẽ tác động, ảnh
hưởng đến tỉ lệ lạm phát thực sự trong tương lai. Khi phân tích ở hình 2 về sự chuyển
dịch của đường tổng cung, khi sự kỳ vọng của người lao động, doanh nghiệp về tỉ lệ
lạm phát trong tương lai thì các cuộc biểu tình đòi tăng lương nổ ra nhằm đòi hỏi
tiền lương đủ chi trả cho cuộc sống của người lao động. Do vì chi phí sản xuất tăng
cao, doanh nghiệp để bù trừ cho chi phí tăng thêm nên đã tăng giá thành sản phẩm,
dịch vụ, cứ tiếp tục vòng lặp như vậy người dân không thể chi trả nổi chi phí sinh
hoạt cơ bản và rơi vào vòng lặp tiền lương – giá cả (wage – price spiral), để lại thiệt
hại thiệt hại cho nền kinh tế và tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp ngất ngưỡng.

Ngoài ra, các nhà kinh tế học còn đưa ra lí do khác dẫn đến tình trạng đình
lạm đó là các mục tiêu mở rộng tổng cầu hàng hóa dịch vụ. Một phần mở rộng của
chính sách tài khóa này là do chi tiêu chính phủ tăng mạnh khi chiến tranh Việt Nam

10
leo thang. Một phần lo do chính sách tài khóa của FED khi cố kìm hãm lãi suất trước
chính sách tài khóa mở rộng, cung tiền tăng khoảng 13% trong mỗi năm trong giai
đoạn từ 1970 đến 1972 so với 7% mỗi năm trong những năm đầu thập niên 1960.
Kết quả là lạm phát duy trì ở mức cao (khoảng 5 – 6% một năm vào cuối thập niên
1960 và đầu thập niên 1970, so với 1 – 2% một năm vào đầu thập niên 1960) và tỉ
lệ thất nghiệp như Friedman và Phelps dự báo, không duy trì ở mức thấp.

4. Cú sốc cung

Năm 1974, OPEC, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa thể hiện sức mạnh thị trường
của mình nhằm tăng lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu thô. Các quốc gia thuộc liên
minh OPEC bắt đầu giới hạn sản lượng của mình, chỉ trong vòng vài năm cắt giảm
nguồn cung đã làm giá dầu gần như tăng gấp đôi. Do sự gia tăng trong giá cả của
nguyên liệu đầu vào kéo theo gia tăng chi phí sản xuất của các mặt hàng khác nên
làm giảm lượng cung tại mọi mức giá bất kỳ.

Hình 8: Cú sốc cung gây bất lợi lên sản lượng của nền kinh tế

Như trong hình 8.a), sự giảm cung hàng hóa và dịch vụ thể hiện bằng sự dịch chuyển
sang trái của đường tổng cung từ 𝐴𝐴𝑆𝑆1 sang 𝐴𝐴𝑆𝑆2 . Sản lượng giảm từ 𝑌𝑌1 xuống 𝑌𝑌2 và
mức giá tăng từ 𝑃𝑃1 lên 𝑃𝑃2 . Kết hợp trong việc mức sản lượng giảm và mức giá tăng
thì nền kinh tế lúc này đã rơi vào tình trạng đình lạm. Sự dịch chuyển của tổng cung

11
đã kéo theo sự dịch chuyển tương tự của đường Phillips ngắn hạn, như trong hình
8.b). Do sản lượng sụt giảm nên doanh nghiệp cần ít lao động hơn để sản xuất ít
hàng hóa hơn nên tỉ lệ số việc làm giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Do mức giá sẽ
cao hơn nên tỉ lệ lạm phát cũng tăng theo. Do vậy, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm
phát và thất nghiệp hay đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển sang phải, từ 𝑃𝑃𝐶𝐶1
sang 𝑃𝑃𝐶𝐶2 . Trước sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung, các nhà hoạch định đang
đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp hay chính xác
hơn họ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp.

Họ phải chấp nhận tỉ lệ lạm phát cao hơn đối với tỉ lệ thất nghiệp cho trước,
bằng cách giảm lãi suất cho vay từ các ngân hàng. Việc giảm lãi suất giúp cho người
tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn đến nguồn tiền, làm tăng cung tiền kéo theo đó là
tăng mức tiêu dùng. Nhưng hiện tại nền kinh tế đang rơi vào tình trạng đình lạm thì
tỉ lệ lạm phát đã tăng đáng kể ở hiện tại. Nếu tiếp tục tăng trưởng cung tiền thì sẽ rơi
vào tình trạng vòng xoáy lương – giá cả, đi lệch khỏi mục đích là tăng trưởng kinh
tế.

Hoặc họ chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ứng với tỷ lệ lạm phát cho trước,
bằng cách tăng lãi suất cho vay, điều này có nghĩa là người dân khó tiếp cận được
đến nguồn tiền và đồng nghĩa với đó là lượng tiền bơm ra thị trường bị cắt giảm, chi
tiêu bị thu hẹp lại khiến cho nền kinh tế vốn đã rơi vào tình trạng đình lạm, trì trệ trở
nên tình trạng khủng hoảng. Trước sự dịch chuyển bất lợi của đường Phillips, các
nhà hoạch định chính sách đặt ra nghi vấn là liệu sự dịch chuyển này là tạm thời hay
vĩnh viễn. Thực chất, câu trả lời phụ thuộc vào lạm phát kì vọng của người dân,
nếu họ xem sự gia tăng lạm phát này là do cú sốc cung và là tình huống tạm thời thì
lạm phát kì vọng sẽ không đổi, đường Phillips sẽ dịch chuyển sang trái và trở về ban
đầu. Nhưng nếu người dân tin rằng cú sốc cung dẫn đến một thời kì mà lạm phát sẽ

12
tiếp tục tăng thì lạm phát kỳ vọng sẽ tăng và đường Phillips sẽ tiếp tục dịch chuyển
sang phải và tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Thực tế, Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1970, lạm phát kỳ vọng đã tăng đáng
kể, một phần là do quyết định của FED nhằm thích ứng với cú sốc cung bằng việc
tăng cung tiền cao hơn (các nhà hoạch định chính sách được cho rằng là thích ứng
với cú sốc cung là bất lợi khi họ phản ứng với nó bằng việc tăng tổng cầu để ngăn
sản lượng giảm). Nhờ quyết định chính sách này mà đợt suy thoái kinh tế do cú sốc
cung gây ra bớt nghiêm trọng hơn so với khi không có chính sách, nhưng nền kinh
tế Hoa Kỳ lại đối mặt với sự đánh đổi không thuận lợi giữa lạm phát và thất nghiệp
trong nhiều năm. Hình 9, minh họa rõ hơn về lạm phát và thất nghiệp của nền kinh
tế Hoa Kỳ trong thời gian này.

Hình 9: Tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát tại Mỹ từ năm 1970 đến 2000

Năm 1980, cú sốc cung đến từ OPEC, nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ lạm phát vào khoảng
hơn 9% và tỉ lệ thất nghiệp hơn 6%. Kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp gần như
là không hề gần với sự đánh đổi có khả năng xảy ra hồi năm 1960 với 7% thất nghiệp
thì đi kèm với tỉ lệ lạm phát chỉ 1% và lạm phát 9% là điều không tưởng.
13
5. Giải pháp và sự kỳ vọng hợp lý

Và sự kiện đại lạm phát này chỉ chấm dứt khi Tổng thống Jimmy Carter lên
nắm quyền và bầu Paul Volcker làm chủ tịch Fed và có chính sách đi ngược lại với
người tiền nhiệm là Athur F.Burns, người bị áp lực chính trị đến mức phải chấp nhận
chính sách tăng cung tiền và mở rộng chính sách tiền tệ, điều này sẽ khiến cho nền
kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ. Cho đến năm 1979, Paul Volcker áp dụng chính
sách giảm lạm phát bằng cách áp dụng phương án của Milton Friedman, qua đó tăng
lãi suất cho vay và cho đến khi lãi suất đạt mức 20% (Hình 10) thì nền kinh tế mới
trở về bình thường, từ 10% (1981 – 1982) trở về 4% (1983 – 1984) (Hình 9).

Hình 10: Lãi suất ngân hàng tại Hoa Kỳ qua các năm (Nguồn: U.S. Bereau of
Economic Analysis)

14
Công trạng làm giảm lạm phát hoàn toàn thuộc về chính sách tiền tệ khi Paul Volcker
cứng rắn trong việc siết chắt lượng cung tiền. Quan trọng hơn hết là cuộc cách mạng
tri thức trong việc vượt ra khỏi những hiểu biết thông thường về tỉ lệ hi sinh
(Sacrifice ratio). Vì khi một quốc gia muốn giảm lạm phát, họ phải chấp nhận giai
đoạn sản lượng thấp và thất nghiệp cao, ước lượng về tỷ lệ hi sinh khiến Paul Volcker
thực sự lo lắng khi đảm nhận nhiệm vụ cắt giảm lạm phát, với mức lạm phát tại thời
điểm đó là 10% một năm. Để đạt được mức lạm phát chấp nhận được ở mức 4%
năm thì đòi hỏi phải giảm đến 6% tỉ lệ. Nếu mỗi điểm lạm phát đánh đổi 5% sản
lượng hàng năm của nền kinh tế thì GDP của năm đó trực tiếp hi sinh đến 30% trên
một năm.

Trong khi Paul Voclker còn đang cân nhắc cái giá cho chính sách giảm lạm
phát là bao nhiêu thì nhóm các giáo sư kinh tế gồm Robert Lucas, Thomas Sargent
và Robert Barro đã đưa ra lý thuyết về sự kỳ vọng hợp lý về lạm phát hay sự kỳ vọng
hợp lý (rational expectations). Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, người dân sử dụng tối
ưu thông tin mà họ có được, kể cả thông tin về chính sách của Chính phủ, khi dự báo
về tương lai. Bản thân Friedman và Phelps nhấn mạnh ngay từ đầu rằng về lạm phát
kỳ vọng là yếu tố quyết định đến sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong
ngắn hạn chứ không phải là dài hạn. Sự đánh đổi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc
vào việc người dân điều chỉnh sự kỳ vọng, nhận thức của mình như thế nào. Khi các
chính sách kinh tế thay đổi, người dân điều chỉnh kỳ vọng lạm phát tương ứng, và
mức lạm phát trong tương lai cũng sẽ thay đổi tương ứng. Theo Thomas Sargent
trong bài viết vào năm 1981 có nhan đề “The End of Four Big Inflation”, cho rằng
tỷ lệ hi sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với con số 30% trước đó, thậm chí là 0% nếu
chính phủ đưa ra các cam kết đáng tin về chính sách lạm phát thấp, có được sự tin
tưởng của người dân nên kỳ vọng về mức lạm phát sẽ giảm xuống. Kéo theo đường

15
Phillips sẽ dịch chuyển sang trái và nền kinh tế không phải gánh chịu hậu quả nặng
nề trong ngắn hạn khi đánh đổi cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp.

6. Chính sách giảm lạm phát của Paul Volcker

Như đã trình bày, Paul Volcker đối mặt với nhiệm vụ giảm lạm phát khỏi con
số 10%, các nhà kinh tế dự báo cho hai kết quả trái ngược nhau. Một là để giảm lạm
phát thì qu ước tính về tỉ lệ hi sinh và kết luận chính sách sẽ trả giá bằng lượng sản
lượng mất đi đáng kể cùng tỉ lệ thất nghiệp ngất ngưỡng. Thứ hai, nhóm các nhà
kinh tế dựa theo lý thuyết về sự kỳ vọng hợp lý, đưa ra kết luận về thiệt hại của chính
sách giảm lạm phát là không đáng kể gần như là không mất mát gì.

Hình 9: Tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát tại Mỹ từ năm 1970 đến 2000

Kết quả của chính sách giảm lạm phát của Paul Voclker thể hiện qua giai đoạn từ
năm 1979 đến 1987. Lạm phát 10% (1981 – 1982) giảm còn gần 4% (1983 – 1984).
Hoàn toàn là do chính sách tiền tệ cứng rắn của Volcker khi siết chặt lãi suất tới
20%, trong khi chính sách tài khóa của Ronal Reagan khi cố mở rộng tổng cầu lại
phản tác dụng, có xu hướng tăng lạm phát (1980 – tỉ lệ lạm phát 14%). Qua hình 9,
16
ta có thể thấy chính sách của Paul đã trả giá bằng tỉ lệ thất nghiệp cao. Bằng chứng
là từ 1982 – 1983, tỉ lệ thất nghiệp vào khoảng 10%, GDP thực thấp hơn hẵn so với
xu hướng. Chính sách của Volcker đã tạo ra một đợt suy thoái vào thời bấy giờ có
thể sánh ngang với cuộc đại khủng hoảng 1930, do đó chúng ta đã có đủ cơ sở để
tuyên bố bác bỏ khả năng giảm lạm phát mà không phải trả giá của các nhà kinh tế
theo trường phái kỳ vọng hợp lý, thực tế thì nền kinh tế di chuyển trong giai đoạn từ
1979 – bắt đầu thực hiện chính sách, cho đến 1983 thì nền kinh tế đã trải qua giai
đoạn có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất.

Nhưng không thể bác bỏ ngay các luận điểm của các nhà kinh tế về lý thuyết
sự kỳ vọng hợp lý. Vì thứ nhất, các chính sách của Volcker dù trong thực tế đã gây
ra thiệt hại cho nền kinh tế nhưng cái giá phải trả lại nhỏ hơn con số 30% đã được
ước tính trước đây. Có lẽ sự cứng rắn của Volcker đã trực tiếp tác động lên kỳ vọng
của người dân về mức lạm phát trong tương lai như phe kỳ vọng hợp lý khẳng định.

Hình 11: Sự tin tưởng của người dân vào chính phủ qua các đời Tổng thống
(Nguồn: Pew Reseach Center)

Thứ hai, mặc dù cứng rắn nhưng tuyên bố của ông lại có phần lớn người dân
không tin tưởng, vì ít ai có thể tin rằng ông có thể giảm lạm phát trong một khoảng

17
thời gian ngắn. Bằng chứng là các tập san thương mai đã dự báo lạm phát của họ
giảm chậm hơn trong thập niên 1980 so với thực tế nên chính sách của Volcker
không nhất thiết bác bỏ giả thuyết không trả giá cho việc thực thi chính sách và cũng
không thể kỳ vọng người dân không thể lập tức tin tưởng họ ngay khi công bố chính
sách giảm lạm phát (hình 11)

7. Bài học từ lịch sử và tình hình diễn biến của nền kinh tế hiện nay

Đối với người tiêu dùng, cách tốt nhất để không rơi tình trạng đình lạm đó là đó là
để rơi vào tình trạng đình lạm vì trong lịch sử đã các nhà kinh tế đã phân tích rõ về
tình trạng này khi đó, không có một chính sách hoàn hảo nào vừa có thể giảm lạm
phát và giảm thất nghiệp cùng lúc. Nếu thực sự nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ
và lạm phát thì sự kỳ vọng của người tiêu dùng phải được hợp lý hóa bằng cách tối
ưu những thông tin về thị trường, nền kinh tế và chính sách của Chính phủ để có
mức lạm phát kỳ vọng hợp lý, thực tế, lạm phát bắt nguồn từ chính tâm lý tích trữ,
đầu cơ của chúng ta khi tiếp nhận được các thông tin sai lệch về các chỉ báo tiêu cực
về nền kinh tế trong tương lai, hành động như vậy chỉ khiến cho lạm phát trở nên
hiện thực hóa và xảy ra nhanh hơn mà thôi.

Đối với các nhà chính sách, người cầm quyền thì sự quyết đoán trong kiểm
soát cung tiền là yếu tố then chốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng đình lạm. Khi các
chỉ số dự báo về nền kinh tế sắp rơi vào trì trệ phải có những biện pháp trấn an, duy
trì, ổn định giá cả cũng như kiểm soát được lạm phát kỳ vọng và có được sự tin
tưởng của người dân, là các yếu tố then chốt dù các chính sách tiền tệ, tài khóa được
thi hành thôi là chưa đủ để duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

18
Ngày nay, các nhà kinh tế trong Hội nghị bàn tròn bán niên SIFMA, có 80% các số
người được khảo sát cho rằng nền kinh tế sẽ trở lại vào tình trạng đình lạm khi tỉ lệ
lạm phát của Hoa Kỳ tăng chóng mặt khi đạt 8,5% vào tháng 4 /2022.

Hình 12:

Tỉ lệ lạm phát cao nhất


đạt 8,5% cao nhất kể từ
năm 1980 (4/2022)

Và lượng cung tiền cũng tăng (hình 12) lên song song với giá dầu vốn đang phi mã
(hình 13) khi chiến sự tại Nga và Ukraine đang căng thẳng và chưa đến hồi kết và
Châu Âu vào tháng 11 tới đây sẽ hứng chịu một mùa đông khác nghiệt khi sụt giảm
trong nguồn cung khí đốt.

Hình 13: Biểu đồ thể hiện lượng cung tiền từ năm 1968 đến nay

19
Hình 14: Biến động của giá dầu thô qua các năm

Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ và Châu Âu có xu hướng tăng và có sự xáo trộn
nhất định khi xuất hiện cuộc đại khủng hoảng tự nguyện nghỉ việc.

Hình 15:

Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ


đạt đỉnh điểm vào thời kỳ
dịch bệnh Covid phức tạp
nhất (~16%, 4/2022)

(Nguồn: U.S. Bereau of


Labor Statistics)

20
Hình 16:

Tỉ lệ thất nghiệp tại


Châu Âu qua các năm

(Nguồn: Eurostat)

Tuy nhiên, ngày nay, nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ. Theo nghiên
cứu của Horizon Investment, tầm ảnh hưởng của OPEC giảm từ 65% (1970s) xuống
còn 40% sau 50 năm. Và sau hơn 50 năm, Hoa Kỳ trở thành một nước xuất khẩu dầu
thay vì là một nước nhập khẩu dầu khi đã phát minh ra phương pháp khoan dầu thẩm
thấu (Fracking). Đặc biệt, sự khác biệt lớn khi vào những năm đầu của thập niên 70,
để tạo ra 1000 đô GDP thì người ta phải tiêu tốn một thùng dầu và hiện nay chỉ tiêu
tốn chỉ 0,43 thùng cho 1000 đô GDP. Theo tờ Washintion Post, ngày nay giá dầu,
khí đốt, gas, điện chỉ chiếm 4,3% thu nhập khả dĩ của một người, khác với 7% tại
những năm 70 cũng như chỉ tiêu tốn 8,23% thu nhập hằng năm cho các khoản vay
hơn là 10% vào đầu những năm 1980s, bao gồm các khoản trợ cấp, bảo hiểm thì
người dân có thể chống chịu dẻo dai hơn với sự tăng giá năng lượng nên giá năng
lượng không quá làm khó người tiêu dùng. Quan trọng hơn hết, Fed đã có những bài
học kinh nghiệm để chống lại những cuộc đại lạm phát trong tương lai. Cụ thể, khi
nhận thấy các dấu hiệu về sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát thì ngay lập tức Fed
điều chỉnh mức lãi suất lên cao như Paul Volcker đã làm trong quá khứ. Ngay tức
thì, từ cuối năm 2022 và đầu năm 2022 thì lãi suất tiệm cận zero nhưng đến tháng

21
3/2022 thì lạm phát ngay lập tức tăng vọt lên 2,5% (Hình 17) và thậm chí có đà tăng
trưởng lên 4% vào năm 2023 theo tờ Financial Times.

Hình 17:

Lãi suất điều chỉnh bởi


Fed từ đầu 2017 đến
nay

(Nguồn: FED)

Ngoài ra, nhìn chung tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ dịch bệnh có
sự tăng lên đột biến, có sự xáo trộn nhất định do tình trạng đại khủng hoảng tự
nguyện nghỉ việc (The Great Resignation), các nhà khoa học về nhân lực McKinsey,
The Micheal Page dự báo tình trạng này vẫn tiếp tục trong hết năm 2022 nhưng nhìn
chung tỉ lệ thất nghiệp đã bình ổn và quay trở lại tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Hình
15,16).

8. Kết luận

Tựu chung lại, thật khó để đưa ra kết luận rõ ràng về tình trạng đình lạm trong
tương lai liệu có xảy ra hay không. Các xung đột địa chính trị hiện nay và kết quả
của chúng là canh bạc quyết định sự cân bằng của nền kinh tế thế giới và không ai
thực sự suy diễn chính xác được các biến số đó. Thế nhưng các nhà kinh tế đang dựa
vào bài học trong lịch sử để dự bị cho làn sóng suy thoái, trì trệ trong tương lai nếu
có. Nếu thức sự xảy ra tình trạng đình lạm tại Hoa Kỳ và các nước thuộc khối Liên
minh Châu Âu là tác động ảnh hưởng toàn cầu, trong đó các nước đang phát triển sẽ
22
chịu thiệt hại nhiều nhất vì đang quá phụ thuộc vào đồng đô la và Việt Nam không
thể tránh khỏi tác động của tình trạng đình lạm. Nhưng điều đó không có nghĩa là
phủ nhận hoàn toàn sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch
Covid – 19, theo Tổng cục thống kê và Bộ Công thương thì trong quý 2/2022 thì
Việt Nam đã đạt mốc tăng trưởng 7,72% cao nhất trong các nhóm nước ASEAN, tỉ
lệ thất nghiệp đạt mức ôn hòa và các nỗ lực bình ổn giá xăng dầu vừa qua rất hiệu
quả khi kìm hãm mức giá không vượt quá 30 nghìn đồng và hiện tại đang duy trì
mức giá 22 nghìn đồng chứng tỏ chúng ta đang kiểm soát nền kinh tế rất tốt. Sự
trưởng thành trong chính sách điều hành và sự vững chãi của nền kinh tế nước nhà
phần nào đó sẽ là điểm tựa vững chắc cho cả Tổ quốc nếu thực sự tình trạng đình
lạm thực sự diễn ra và mỗi người chúng ta phải tin vào chính sách kinh tế của Chính
phủ để điều chỉnh lại kỳ vọng lạm phát của mình hợp lý hơn.

23

You might also like