Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Miền Tây-2021

LUYỆN TẬP 5
ĐỘNG HỌC HÌNH THỨC

Bài 32: Ở nhiệt độ thích hợp, SO2Cl2 tự phân hủy theo phản ứng: SO2Cl2(k)  SO2(k) + Cl2(k). Động
học của phản ứng này được nghiên cứu bằng cách cho một lượng SO2Cl2 vào một bình kín (ban đầu
không chứa chất nào khác) và đo áp suất của hệ theo thời gian.
1. Kết quả thu được ở 270oC như sau:
t (phút) 0 50 100 150 200 250
P (mmHg 310,0 334,0 356,1 376,5 395,4 412,8
a) Chỉ ra rằng ở nhiệt độ này phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng và thời gian bán phản ứng ở 270oC.
c) Tính áp suất của hệ tại thời điểm t = 275 phút.
2. Kết quả nghiên cứu phản ứng ở 280oC như sau:
t (phút) 0 185 370
P (mmHg) 400 600 700
a) Tính thời gian bán phản ứng ở 280oC và tính áp suất của hệ khi phản ứng kết thúc.
b) Chỉ ra rằng bậc của phản ứng không thay đổi trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu.
c) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 280oC và năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Bài 33:
1.Người ta nghiên cứu động học của phản ứng: 2I  2Fe3 
 I 2  2Fe 2 (1) trong dung dịch nước.
a) Phản ứng (1) có phải là phản ứng đơn giản (sơ cấp) hay không ? Tại sao? Viết phương trình định
luật tốc độ của phản ứng.
b) Kết quả xác định tốc độ đầu của phản ứng ở 25° C được tóm tắt trong bảng sau:
TN [Fe3+]o (mmol.L-1) [I-]o (mmol.L-1) vo (mol.L-1.s-1)
1 1,67 4,00 0,24
2 8,07 4,00 1,16
3 1,67 9,49 1,35
Xác định bậc của phản ứng và tính hằng số tốc độ của phản ứng trong điều kiện nghiên cứu.
c) Nếu thực hiện phản ứng trong điều kiện [Fe3+]o = 1,67 (mmol.L-1); [I-]o = 1,00 (mol.L-1) thì phản ứng
có bậc mấy ? Tính hằng số tốc độ của phản ứng trong trường hợp này.
2. Khi nghiên cứu động học phản ứng thủy phân este CH3COOC2H5 có xúc tác axit HCl người ta theo
dõi sự biến thiên nồng độ axit theo thời gian bằng cách chuẩn độ 2,0 mL hỗn hợp phản ứng tại các thời
điểm khác nhau bằng dung dịch NaOH 0,1 M, dùng chỉ thị phenolphtalein.
a) Viết thứ tự các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích.
b) Trong một thí nghiệm ở nhiệt độ T, người ta thu được kết quả sau:
t (phút) 0 15 30 45 60 
Vdd NaOH (mL) 7,6 8,0 8,4 8,8 9,2 39,5
chỉ ra rằng phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1. Tính hằng số tốc độ phản ứng và thời gian nửa
phản ứng trong điều kiện thí nghiệm.

Onl 11
Miền Tây-2021

Bài 34 (V1QG2005): Người ta thực hiện phản ứng 2NO2(k) + F2(k)  2 NO2F(k) trong một bình kín
có thể tích V (có thể thay đổi thể tích của bình bằng một pittông). Áp suất ban đầu của NO2 bằng 0,5
atm, còn của F2 bằng 1,5 atm. Trong các điều kiện đó tốc độ đầu vo = 3,2. 103 mol.L1.s1.
a) Nếu thực hiện phản ứng trên ở cùng nhiệt độ với cùng những lượng ban đầu của chất phản ứng
nhưng thêm một khí trơ vào bình để cho thể tích thành 2V, còn áp suất tổng quát vẫn bằng 2 atm, thì
tốc độ đầu bằng 8.104 mol.L1.s1. Kết quả này có cho phép thiết lập phương trình động học (biểu
thức tốc độ) của phản ứng hay không?
b). Người ta lại thực hiện phản ứng trên ở cùng điều kiện nhiệt độ với cùng những lượng NO2, F2
và khí trơ như ở (1) nhưng giảm thể tích xuống bằng V/2. Tính giá trị của tốc độ đầu vo .
c) Nếu thay cho việc thêm khí trơ, người ta thêm NO2 vào để cho áp suất tổng quát bằng 4 atm và
thể tích bằng V thì tốc độ đầu vo = 1,6.102 mol.L1.s1. Kết quả này cho phép kết luận như thế nào về
phương trình động học của phản ứng?
Bài 35:
1. Dữ kiện thực nghiệm của phản ứng: A  2B + C được biểu diễn trên đồ thị theo 3 cách khác nhau
(với các đơn vị nồng độ theo mol.L‒1):
Thời gian t (s) 1 2 3 4 5 6
Đồ thị 1 [A] 0,050 0,034 0,025 0,019 0,017 0,015
Đồ thị 2 ln[A] ‒ 3,00 ‒ 3,40 ‒ 3,70 ‒ 3,90 ‒ 4,10 ‒ 4,25
Đồ thị 3 1/[A] 20 30 40 50 60 70

Thời gian (s) Thời gian (s) Thời gian (s)


a) Xác định bậc phản ứng theo A và nồng độ đầu của A.
b) Tính nồng độ của A sau 9 giây.
c) Xác định 3 chu kì bán hủy đầu tiên của thí nghiệm này.
2 (V1QG-2020). Để xác định bậc động học của phản ứng phân hủy một loại kháng sinh HR bằng
H2O2 thành các sản phẩm không độc hại, người ta cho vào bình phản ứng một thể tích xác định dung
dịch chứa HR 8,69.10-3M, H2O2 3,0 M trong dung dịch đệm để ổn định pH của hệ. Hỗn hợp phản ứng
được chiếu sáng tử ngoại để phân hủy H2O2 thành gốc tự do OH có tính oxi hóa mạnh. Sau mỗi
khoảng thời gian nhất định, một lượng nhỏ hỗn hợp phản ứng được lấy ra để xác định nồng độ HR.
Kết quả thu được như sau:
t (phút) 0 12 62 96 160 320 400 575
CHR103 (M) 8,69 8,50 7,70 7,30 6,50 5,20 4,77 3,95
Tìm bậc và hằng số tốc độ k của phản ứng trong điều kiện thí nghiệm.
Bài 36 (V1QG2008): Đối với phản ứng sơ cấp: A + B → C + D
a) Trộn 2 thể tích bằng nhau của dung dịch chất A và dung dịch chất B có cùng nồng độ 1,0 M:

Onl 12
Miền Tây-2021

i) Nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 333,2K thì sau 2 giờ nồng độ của C bằng 0,215M. Tính
hằng số tốc độ của phản ứng ở 333,2 K.
ii) Nếu thực hiện phản ứng ở 343,2K thì sau 1,33 giờ nồng độ của A giảm đi 2 lần. Tính năng
lượng hoạt hóa của phản ứng (theo kJ.mol-1).
b) Trộn 1 thể tích dung dịch chất A với 2 thể tích dung dịch chất B, đều cùng nồng độ 1M, ở nhiệt
độ 333,2 K thì sau bao lâu A phản ứng hết 90%?
Bài 37: Cho phản ứng sau diễn ra ở 25oC: S2O82- + 3I- → 2SO42- + I3- (1). Để xác định phương trình
động học của phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu của phản ứng ở các nồng độ đầu khác nhau:

Thí nghiệm Nồng độ ban đầu Nồng độ ban đầu của Tốc độ ban đầu của phản
của I- (mol/l ) S2O82- (mol/l ) ứng vo.103 (mol/l.s)
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6

a) Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số tốc độ của phản ứng.
Chỉ rõ đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
b) Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp chứa S2O32- và hồ tinh
bột sao cho nồng độ ban đầu của S2O32- bằng 0,20 M. Tính thời gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện
màu xanh. Biết phản ứng: 2S2O32- + I3- → S4O62- + 3I- (2) xảy ra rất nhanh và để có màu xanh xuất
hiện thì nồng độ I3- phải vượt quá 10-3 mol/L.
Bài 38:
k1

1. Động học của phản ứng: CH2OH-(CH2)2-COOH   Lacton + H2O trong dung dịch nước được
k 1

nghiên cứu bằng cách theo dõi biến thiên nồng độ Lacton theo thời gian ở 25oC với nồng độ CH2OH-
(CH2)2-COOH ban đầu bằng 0,1823 M. Kết quả thu được như sau :

t (phút) 50 100 160 200 2820 3600


CLacton .102 (M) 4,99 8,11 10,35 11,26 13,28 13,28

a) Xác định hằng số cân bằng của phản ứng


b) Xác định các hằng số tốc độ k1, k-1 của phản ứng.
c) Tính nồng độ CH2OH-(CH2)2-COOH tại thời điểm t = 150 phút.
k1 k2
2. Nghiên cứu phản ứng song song: A   B; A   C cho thấy hỗn hợp sản phảm phản ứng có
35% chất B. Nồng độ chất A giảm đi 2 lần sau 410 giây. Tính k1 và k2.
Bài 39 (V1QG2017): Giả thiết có phản ứng chuyển hóa A thành B và C như B
k1
hình bên. Các hằng số tốc độ có giá trị: k1 = 1,2.10-3 giây-1; k-1 = 1,5.10-5 giây-1;
k-1
k2 = 3,2.10-2 giây-1; k-2= 1,1.10-4 giây-1. Tại thời điểm t = 0, nồng độ của các chất A
k2
như sau: [A]o = 1 M; [B]o = [C]o = 0.
k-2
a) Tính nồng độ các chất A, B và C tại thời điểm t = 30 giây. C
b) Tính nồng độ các chất A, B và C tại thời điểm t = .

Onl 13

You might also like