Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Chương 2

Sau khi học xong chương này sinh viên có thể:


 Xác định các thành phần trong vốn tự có của ngân
hàng
 Mô tả vai trò của vốn tự có trong ngành ngân
hàng
 Thảo luận yêu cầu về vốn tự có của các ngân
hàng
 Thảo luận yêu cầu quản trị vốn tự có của cổ đông
ngân hàng
 Nhận định xu hướng của vốn tự có ngân hàng
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể:
 Mô tả đặc điểm của các loại nợ khác nhau trong
ngân hàng
 Nhận định cấu trúc nợ của ngân hàng hiện tại
 Thảo luận những rủi ro có liên quan với việc lựa
chọn kết hợp các nguồn nợ.
1. Định nghĩa vốn tự có của ngân hàng
 Vốn tự có chính là vốn chủ sở hữu của ngân
hàng. Vốn chủ sở hữu là giá trị còn lại của tổng tài
sản sau khi trừ tổng các khoản nợ và được hiểu là
giá trị ròng của ngân hàng. Vốn tự có cũng có thể
được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị thị
trường của tài sản và giá trị thị trường của các
khoản nợ trong ngân hàng.
1. Định nghĩa vốn tự có của ngân hàng
 Theo định nghĩa của cơ quan quản lý ngành ngân
hàng, vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và cấp 2 với
nhiều thành phần bao gồm vốn chủ sở hữu, các
công cụ lai giữa nợ và vốn, nợ dài hạn. Trong đó:
 Vốn cấp 1 được gọi là vốn nòng cốt, vốn cấp 2
được gọi là vốn bổ sung.
1. Định nghĩa vốn tự có của ngân hàng
 Vốn cấp 1 bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu
đãi và lợi nhuận chưa phân phối.
 Vốn cấp 2 bao gồm: các khoản nợ dài hạn, các
khoản dự phòng (dự phòng chung, dự phòng
đánh giá lại tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng).
2. Vai trò của vốn tự có ngân hàng
Vốn tự có có 3 chức năng chính:
 Nguồn tài chính:
 Đáp ứng chi phí thành lập, chi phí đầu tư vào tài
sản cố định của ngân hàng.
 Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, hoàn thiện và hiện
đại hóa hoạt động ngân hàng.
2. Vai trò của vốn tự có ngân hàng
Vốn tự có có 3 chức năng chính:
 Khả năng ứng phó với các rủi ro hoạt động không
mong muốn:
Vốn tự có giúp bảo vệ ngân hàng trước rủi ro mất
khả năng thanh toán.
2. Vai trò của vốn tự có ngân hàng
Vốn tự có có 3 chức năng chính:
 Duy trì sự tin tưởng của công chúng vào hệ thống
ngân hàng:
Vốn tự có là thước đo tình hình tài chính của ngân
hàng
3. Quan điểm của nhà quản lý về vốn tự có
 Nhà quản lý xem vốn tự có là tấm đệm bảo vệ
ngân hàng trước các tổn thất trong hoạt động.
 Những chính sách quản trị nhằm mục tiêu giữ gìn
sự an toàn và bền vững của hệ thống ngân hàng.
3. Quan điểm của nhà quản lý về vốn tự có
 Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên ( Basel I) ra
đời và có hiệu lực từ năm 1992. Theo đó, yêu cầu về
vốn tự có tối thiểu được xác định bằng công thức:
K = Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu x [0.00(A1) + 0.20(A2) +
0.50(A3) + 1.00(A4)]
Trong đó:
 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với vốn cấp 1 là 4%,
tổng vốn cấp 1 và cấp 2 là 8%.
 A1, A2, A3, A4: giá trị của các nhóm tài sản
 Từng nhóm tài sản sẽ tương ứng với hệ số rủi ro quy
đổi từ 0% đến 100%.
3. Quan điểm của nhà quản lý về vốn tự có
 Để đáp ứng các yêu cầu phát triển liên tục trong
ngành ngân hàng, hiệp ước Basel II được ban hành
vào tháng 06/2004. Đến tháng 1/2007, Basel II có hiệu
lực.
 Basel II sử dụng khái niệm “3 trụ cột”:
 - Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu vốn tối thiểu
 - Trụ cột thứ hai: Rà soát giám sát
 - Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường
 Trong trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có tối
thiểu vẫn là 8% nhưng việc đo lường rủi ro tín dụng
phức tạp hơn Basel I, bổ sung rủi ro thị trường và rủi
ro hoạt động.
3. Quan điểm của nhà quản lý về vốn tự có
 Ngày 16/12/2010, Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng chính thức công bố Hiệp ước Basel III và bắt
đầu có hiệu lực từ năm 2013.
 Những điểm mới trong Basel III:
 - Yêu cầu nâng cao chất lượng vốn
 - Yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn
 - Giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ
thống để các ngân hàng áp dụng
 - Quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các
ngân hàng
4. Quan điểm cổ đông về vốn tự có
 Quan điểm của cổ đông về vốn tự có là sự tối đa
hóa giá trị quyền lợi của chủ sở hữu hay tối đa
hóa giá trị cổ đông của ngân hàng.
4. Quan điểm cổ đông về vốn tự có
 Luôn luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
Với yêu cầu về vốn tự có của tổ chức giám sát
hoạt động ngân hàng, cổ đông cần quan tâm đến
các yếu tố sau khi thực hiện các quyết định cấu
trúc vốn tự có của ngân hàng:
• Rủi ro tài chính và giá cổ phiếu:
4. Quan điểm cổ đông về vốn tự có
◦ Kiểm soát tổ chức giữa chủ sở hữu và nhà quản lý:
◦ Vấn đề “chi phí đại diện”
◦ Chi phí vốn và thời điểm thị trường:
Tỷ số P/E. Tỷ số này càng cao cho thấy nhà đầu tư sẵn
sàng trả nhiều hơn cho 1 đồng thu nhập. Nhìn chung, tỷ
số P/E càng cao thì chi phí vốn của ngân hàng càng thấp
và sức hấp dẫn của nguồn vốn ngân hàng càng cao.
4. Quan điểm cổ đông về vốn tự có
◦ Sáp nhập và thâu tóm
◦ Khả năng vay nợ của ngân hàng.
◦ Chi phí giao dịch
◦ Chi phí phát hành cổ phiếu có thể tác động đến các kế
hoạch tài chính của ngân hàng.
5. Phương thức tăng vốn
 Tăng trưởng vốn bên trong:

Với ICGR là tỷ lệ tăng trưởng vốn nội bộ của ngân


hàng
5. Phương thức tăng vốn
 Tăng trưởng vốn bên trong:

Trong đó:
o PCR1 là tỷ lệ vốn tương lai của ngân hàng
o AGR là tỷ lệ tăng trưởng tài sản kế hoạch
o C0: vốn hiện tại
5. Phương thức tăng vốn
 Tăng trưởng vốn bên trong:
• Chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức là quyết định quan trọng trong
quản trị vốn tự có của ngân hàng. Mức cổ tức
được chi trả tỷ lệ nghịch với lợi nhuận giữ lại và từ
đó tác động đến sự tăng trưởng vốn nội bộ của
ngân hàng.
5. Phương thức tăng vốn
 Tăng trưởng vốn bên ngoài:
• Phát hành cổ phiếu thường
• Phát hành cổ phiếu ưu đãi
• Phát hành chứng khoán nợ
• Bán tài sản và đi thuê tài chính
• Hoán đổi cổ phiếu và chứng khoán nợ
1. Đặc điểm các loại nợ của ngân hàng
 Các khoản nợ trong ngân hàng được chia thành 2
nhóm: tiền gửi và các sản phẩm phi tiền gửi.
1. Đặc điểm các loại nợ của ngân hàng
 Nhóm tiền gửi bao gồm:
• Tiền gửi thanh toán (current deposits)
• Tiền gửi yêu cầu khác (other demand deposits)
• Tiền gửi kỳ hạn cố định (fixed-term deposits)
• Tiền gửi thông báo trước (call deposits)
• Tiền gửi tiết kiệm đầu tư và các loại tiền gửi phi giao dịch
khác (investment savings and non-transaction deposits)
• Chứng chỉ tiền gửi.
1. Đặc điểm các loại nợ của ngân hàng
 Nhóm các sản phẩm phi tiền gửi:
• Các khoản nợ trung tâm thanh toán và tổ chức tín dụng
khác
• Chấp nhận thanh toán hối phiếu
• Trái phiếu, giấy tờ có giá và các khoản vay dài hạn
• Repo chứng khoán
• Thương phiếu
2. Cấu trúc nợ ngân hàng trong bảng cân đối kế
toán
 Các khoản tiền gửi vẫn là nguồn chủ yếu trong
các khoản nợ của ngân hàng, nhưng nguồn vốn
này thực chất đã thay đổi hơn 2 thập kỷ qua vì sự
thay đổi của lạm phát, áp lực cạnh tranh, sự bãi
bỏ các quy định về tỷ lệ tiền gửi và các dịch vụ tài
chính.
2. Cấu trúc nợ ngân hàng trong bảng cân đối kế
toán
 Trong giai đoạn này, các ngân hàng gia tăng việc
sử dụng các nguồn huy động phi tiền gửi và giảm
dần việc huy động theo hình thức nhận tiền gửi.
Các ngân hàng cũng tăng cường việc sử dụng
các nguồn vốn từ nước ngoài.
 Liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam giai đoạn từ
năm 2000 đến nay.
3. Quản trị các khoản nợ ngân hàng
 Những nguồn vốn khác nhau sẽ có những tác
động khác nhau đến rủi ro của ngân hàng.
 Quản trị các khoản nợ ngân hàng là quản trị rủi ro
thanh khoản và rủi ro lãi suất.
 Quản trị các khoản nợ ngân hàng có thể liên quan
đến sự đánh đổi giữa chi phí và rủi ro.

You might also like