Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 39

MỞ ĐẦU

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG NHIỆT ĐỘNG HỌC


1. Hệ nhiệt động
- Hệ nhiệt động: là một vật thể hay một nhóm vật thể được khảo sát, bao gồm
một số rất lớn các tiểu phần (phân tử, nguyên tử, electron, v.v...); những vật thể khác
nằm xung quanh được gọi là môi trường xung quanh hay môi trường ngoài.
Ví dụ: Tập hợp các chất hóa học tương tác nhau trong một bình phản ứng.
- Hệ cô lập: là hệ không trao đổi chất và năng lượng với môi trường ngoài.
Ví dụ: Phản ứng trong bình phản ứng kín, cách nhiệt.
- Hệ kín: là hệ không trao đổi chất, nhưng có khả năng trao đổi năng lượng với
môi trường ngoài.
Ví dụ: Các phản ứng thu nhiệt hay phát nhiệt thông thường, thực hiện trong bình
phản ứng có trao đổi nhiệt với môi trường ngoài.
- Hệ mở: là hệ có khả năng trao đổi vừa chất vừa năng lượng với môi trường
ngoài.
Ví dụ: Nung CaCO3 → CaO + CO2 thực hiện trong một lò hở (khí CO2 liên tục
chuyển từ hệ ra môi trường ngoài và thu nhiệt của môi trường ngoài)
- Hệ đồng thể: là hệ mà trong đó không tồn tại các bề mặt phân cách pha, các tính
chất của hệ hoặc không thay đổi hoặc thay đổi liên tục từ điểm này đến điểm khác
trong hệ.
Ví dụ: Hệ hỗn hợp khí.
Hệ dị thể: tồn tại bề mặt phân cách pha, các tính chất của hệ thay đổi đột ngột khi
qua bề mặt phân cách pha.
Ví dụ: Hệ nước lỏng – nước đá, khi qua bề mặt phân chia vật lý thì khối lượng
riêng d của nước thay đổi đột biến (d của nước lỏng ≈ 1, của nước đá ≈ 0,9 g/mL).
- Hệ đồng nhất: thành phần và tính chất như nhau ở mọi điểm trong hệ.
Ví dụ: Dung dịch NaCl chưa bão hòa.
Hệ không đổng nhất: ngược lại với hệ đồng nhất.
Ví dụ: Dung dịch NaCl quá bão hòa + NaCl rắn không hòa tan hết.
Hệ đồng thể có thể cũng là hệ đồng nhất hoặc không đồng nhất.
Ví dụ: Dung dịch NaCl chưa bão hòa là hệ đồng thể, đồng nhất. Khí quyển là hệ
đồng thể nhưng không phải hệ đồng nhất vì các thuộc tính của nó như thành phần, áp
suất, tỉ khối,… thay đổi theo độ cao.

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 1
- Pha: Tập hợp của những phần đồng thể giống nhau của một hệ hợp thành một
pha. Nó được giới hạn với những phần khác bằng bề mặt phân cách pha.
Ví dụ: Hệ nước lỏng – nước đá có 2 pha: nước lỏng và nước đá (rắn).
2. Trạng thái nhiệt động
Trạng thái nhiệt động là trạng thái vi mô của một hệ được xác định bằng tập hợp
của tất cả các tính chất lí học và hóa học của nó, có thể đo được trực tiếp hay gián tiếp
như khối lượng, thể tích, nhiệt độ, áp suất, chiết suất v.v...
Sự thay đổi của bất kì tính chất nào của hệ đều dẫn đến sự thay đổi trạng thái
nhiệt động của hệ.
Trạng thái cân bằng nhiệt động là trạng thái mà các tính chất đặc trưng cho hệ
không thay đổi theo thời gian.
3. Quá trình nhiệt động
Quá trình nhiệt động (gọi tắt là quá trình) là sự thay đổi trạng thái nhiệt động
của hệ. Khi một hệ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, người ta nói hệ đã
thực hiện một quá trình.
Quá trình mà trong đó hệ xuất phát từ một trạng thái ban đầu, đi qua một loạt các
trạng thái trung gian, cuối cùng lại trở về trạng thái ban đầu được gọi là quá trình vòng
(kín) hay chu trình.
Quá trình hở (thường gọi là quá trình) là quá trình trong đó trạng thái đầu và
trạng thái cuối của hệ không trùng nhau.
Quá trình cân bằng là quá trình đi qua hàng loạt các trạng thái cân bằng hay các
trạng thái chỉ sai lệch vô cùng nhỏ so với trạng thái cân bằng. Do đó những thông số
nhiệt động của hệ khi thực hiện quá trình cân bằng, hoặc không biến đổi, hoặc biến đổi
vô cùng chậm. Vì thế, quá trình cân bằng còn được gọi là quá trình gần tĩnh. Các tiêu
chuẩn của quá trình cân bằng:
(1) Lực ngoài tác dụng lên hệ luôn luôn bằng (hoặc chênh nhau một đại lương vô
cùng bé) lực mà hệ chống lại lực ngoài (lực ở đây có thể là áp suất, điện trường v.v...
tùy thuộc vào bản chất của quá trình được khảo sát).
(2) Hệ sản ra công cực đại (công không bị mất đi, ví dụ biến thành nhiệt do ma
sát).
(3) Quá trình xảy ra với tốc độ vô cùng chậm.
(4) Đường đi và đường về của quá trình trùng nhau (ví dụ đường P - V trong quá
trình giãn – nén khí).
(5) Nhiệt độ của hệ luôn luôn bằng (hoặc chênh nhau một đại lượng vô cùng bé)
với nhiệt độ của môi trường.
Quá trình theo đúng các tiêu chuẩn trên đây (và chính xác hơn - nếu xảy ra trong
hệ cô lập) thì còn được gọi là quá trình thuận nghịch và có thể định nghĩa một cách
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 2
khác: một quá trình được gọi là thuận nghịch nếu sau quá trình thuận hệ có khả năng
trở về trạng thái đầu theo đúng con đường nó đã đi qua mà không để lại một biến đổi
nào trong môi trường.
4. Thông số nhiệt động
Thông số nhiệt động bao gồm thông số trạng thái và thông số quá trình, có đặc
tính khuếch độ hoặc cường độ, nội hoặc ngoại của hệ.
- Thông số (hàm) trạng thái: Sự biến thiên không phụ thuộc vào đường đi hay
cách tiến hành quá trình, mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của
quá trình. Ví dụ: U, H, F, G, S, P, V, T, hóa thế µ.
Thông số (hàm) quá trình: phụ thuộc vào đường đi hay cách tiến hành quá trình.
Ví dụ: nhiệt Q, công A.
- Thông số khuếch độ: phụ thuộc vào khối lượng của hệ và có tính chất cộng
tính,. Ví dụ: thể tích V, nội năng U, entropi S, v.v...
Thông số cường độ: không phụ thuộc vào khối lượng của hệ và không có tính
chất cộng tính. Ví dụ: nhiệt độ T, áp suất P, nồng độ C, tỉ khối,...
- Thông số nội: được xác định bởi sự chuyển động của tập hợp các tiểu phân và
sự phân bố của chúng trong hệ. Ví dụ: áp suất, nội năng v.v...
Thông số ngoại: được xác định bởi vị trí của môi trường ngoài bao quanh hệ.
Chẳng hạn thể tích khí chứa trong bình phụ thuộc vào kích thước của bình, nên thể tích
là thông số ngoại.
5. Năng lượng
Vật chất luôn luôn vận động và năng lượng của hệ là đại lượng xác định mức độ
vận động của vật chất trong hệ đó.
Năng lượng luôn luôn gắn với vật chất và không thể tách rời. Tương ứng với các
hình thức vận động khác nhau của vật chất, tồn tại các dạng khác nhau của năng
lượng. Năng lượng của một hệ nằm trong trọng trường bao gồm:
- Động năng Eđ ứng với chuyển động cơ học của toàn hệ trong không gian (E đ =
1/2 mv2).
- Thế năng Et xác định bởi vị trí của hệ trong trọng trường (Et = mgh).
- Nội năng U bao gồm tổng năng lượng của các tiểu phân tạo nên hệ đó, là một
hàm trạng thái của hệ.
6. Công và nhiệt
Công và nhiệt là hai hình thức truyền năng lượng từ một hệ này sang một hệ khác,
hoặc giữa hệ với môi trường ngoài.
- Nếu sự truyền năng lượng từ hệ này sang hệ khác gắn với sự chuyển động của
hệ, thì sự truyền đó được thực hiện dưới dạng công. Ví dụ: khí giãn nở trong xilanh,
đẩy pittông.
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 3
- Nếu sự truyền năng lượng có liên quan đến sự chuyển động hỗn loạn của các tiểu
phân, ví dụ với sự tăng cường độ của chuyển động phân tử trong hệ nhận năng lượng,
thì sự truyền đó được thực hiện dưới dạng nhiệt. Ví dụ: khi cho vật nóng tiếp xúc với
vật lạnh.
Công và nhiệt tuy có thứ nguyên của năng lượng nhưng không phải là hàm trạng
thái và không phải là các dạng năng lượng của hệ.
Quy ước dấu theo nhiệt động lực học:
- Dấu âm đối với hệ tỏa nhiệt (Q < 0, ΔH < 0), sinh công (A > 0);
- Dấu dương đối với hệ thu nhiệt (Q > 0, ΔH > 0), nhận công (A < 0).

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 4
Chương I. NHIỆT HOÁ HỌC
I. Nguyên lí không
Nguyên lí không (Fauler, 1931) là nguyên lí về cân bằng nhiệt, được phát biểu
đơn giản như sau: "Hai hệ nằm trong cân bằng nhiệt với hệ thứ ba, thì chúng nằm
trong cân bằng nhiệt với nhau".
Từ nguyên lí không ta đi tới một tiêu chuẩn để xác định trạng thái cân bằng nhiệt,
đó là sự bằng nhau của một tính chất trong hệ mà ta gọi là nhiệt độ.
Ngoài ra, nguyên lí không còn cho phép khẳng định sự tồn tại của phương trình
trạng thái khí có dạng: F (P, V, T) = 0.
II. Nguyên lý I nhiệt động lực học
- Nội dung: Trong quá trình biến đổi trạng thái của hệ, biến thiên nội năng U
bằng nhiệt mà hệ hấp thụ Q và công A do hệ thực hiện với môi trường ngoài.
Thực chất nguyên lý I nhiệt động lực học cũng là một dạng của định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Biểu thức: + dạng tích phân: U = Q + A (1.1)
+ dạng vi phân: dU = Q + A (1.1’)
Thứ nguyên [U, Q, A] = [năng lượng] = [J, cal,...].
Lưu ý: một số tài liệu viết biểu thức nguyên lý I theo dạng: U = Q - A, cũng
không mâu thuẩn với (1.1), vì ở đây đã xét yếu tố quy ước dấu của NĐLH (công do hệ
thực hiện nên có dấu -), khi thay công A vào chỉ cần thay độ lớn của A.
Nội năng (U) là các năng lượng bên trong, mang tính tiềm tàng của hệ, nội
năng bao gồm: động năng và thế năng tương tác giữa các hạt trong hệ.
Công (A) là một dạng năng lượng. Một số dạng công do hệ thực hiện:
- Công cơ học: A = -F.d (F: lực, d: khoảng cách = quãng đường mà lực tác
dụng được).
- Công giãn nở: A = -P.V (P: áp suất, V: biến thiên thể tích).
- Công điện: A = -E.q (E: cường độ điện trường; q: điện tích).
Ghi chú:

- Nếu X là thông số trạng thái: vi phân dX  tích phân = X2 – X1 = X

Ví dụ: dU, dH, dF, dG, dS, dP, dV, dT,…  U, H, F, G, S, P, V, T,

- Nếu Y là thông số quá trình: vi phân δY  tích phân =Y

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 5
Ví dụ: δQ, δA  Q, A
- Kí hiệu:
+ ở điều kiện chuẩn nhiệt động (1 bar, 25 oC hay 298 K); ở điều kiện
áp suất 1 bar; ở điều kiện áp suất, nhiệt độ bất kỳ.
+ ΔrX: biến thiên X của phản ứng hóa học (r: reaction); Δ ‡X, ΔX‡ hoặc ΔX*: biến
thiên X của dạng hoạt hóa;
2. Hệ quả của nguyên lý I
Trong quá trình hoá học, người ta thường xét hệ chỉ có công giãn nở.
a. Quá trình giãn nở đẳng áp, khái niệm enthalpy H
P = constant. Công A giãn nở: A = -PV thay vào (1.1) được:
U = QP - PV <=> U2 - U1 = QP - P(V2 - V1) <=> QP = (U2 + PV2) - (U1+ PV1)
Đặt: H = U + PV (H: enthalpy, là một dạng năng lượng) (1.2)
=> Nhiệt đẳng áp: QP = H; QP = dH (1.3)
Từ (1.1), (1.3) => H = U + PV (1.2’)
(1.3) => Nhiệt đẳng áp (QP) = biến thiên enthalpy (H)
b. Quá trình giãn nở đẳng tích:
V = const => V = 0  A = -PV = 0
(1.1) => Nhiệt đẳng tích: QV = U; QV = dU (1.4)
(1.4) => Nhiệt đẳng tích (QV) = biến thiên nội năng (U)
c. Quá trình giãn nở đẳng nhiệt (T = const)

- Ta có: A = -PdV => A = -

- Xét 1 mol khí lý tưởng. Theo phương trình Claperon-Mendeleev:

PV = nRT  P =

Thay vào trên: A = = RT ln

- Mặt khác theo định lý Boyle-Mariotte: T = const thì P1V1 = P2V2 

=> (1.5)

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 6
Đối với n mol khí lý tưởng: (1.5’)

d. Quá trình đoạn nhiệt (Q = 0)


* Nhiệt dung (C): là nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho hệ để tăng lên 01 độ.

- Nhiệt dung trung bình:

- Nhiệt dung thực:

Thứ nguyên [nhiệt dung] = [năng lượng/độ] = [J K-1, cal K-1…]

- Nhiệt dung riêng: quy về 1 gam hệ, lúc đó: [năng lượng/gam.độ]

- Nhiệt dung mol: quy về 1 mol chất trong hệ, lúc đó: [năng lượng/mol.độ]

- Nếu P = const => Nhiệt dung đẳng áp (CP): (1.6)

- Nếu V = const => Nhiệt dung đẳng tích (CV): (1.7)

- Quan hệ giữa Cp và Cv: (1.6) =>

Xét 1 mol khí lí tưởng: PV = RT=> Cp =

=> Cp = Cv + R (phương trình Mayer) (1.8)


* Quá trình giãn nở đoạn nhiệt (Q=0)
Q = 0 => dU = A = -PdV

- Mà dU = CVdT; P = (xét 1 mol khí)

 CVdT = - dV  

 ln  ln

Đặt  = , ta có: 

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 7
  (1.9)

- Thay V = (xét 1 mol) vào (1.9) được:

 (1.9’)

- Hoặc thay T = (xét 1 mol) vào (1.9) được:

 (1.9’’)
(1.9), (1.9'), (1.9’’) là các dạng của phương trình Poisson.
III. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học
1. Khái niệm:
Hiệu ứng nhiệt là nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra của một phản ứng hoá học.
- Có 2 điều kiện thường gặp khi thực hiện phản ứng:
+ Đẳng áp (P=const)  hiệu ứng nhiệt đẳng áp (QP)
+ Đẳng tích: (V=const)  hiệu ứng nhiệt đẳng tích (QV)
- Quy ước dấu: phản ứng toả nhiệt có Q < 0; thu nhiệt có Q > 0.
(ngược với dấu của nhiệt hoá học trong phương trình phản ứng)
Ví dụ: C + O2 CO2 + 393 KJ
Hoặc: C + O2 CO2, H = -393 KJ/mol (tỏa nhiệt)
- Từ hệ quả của nguyên lý 1:
+Nhiệt đẳng áp: QP = H (1.3)
+ Nhiệt đẳng tích: QV = U (1.4)
(Trong thực tế thường sử dụng hơn đối với H).
2. Quan hệ giữa QP và QV:
- Ta có: H = U + PV
- Thay PV = nRT (phương trình Clapayron-Mendeleev) được :
(1.10)
+ Đối với phản ứng pha rắn, lỏng: ΔV ≈ 0 nên từ (1.10) => QP = QV
+ Đối với phản ứng pha khí, hơi: sử dụng công thức (1.10) với :
= tổng số mol khí (hơi) sau - tổng số mol khí (hơi) trước phản ứng
+ R: hằng số khí, R = 8,314 J/mol K = 1,987 cal/mol K
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 8
= 22,414/273,15 ≈ 0,082 L atm/mol K
3. Định luật Hess:
a. Nội dung: Hiệu ứng nhiệt (đẳng áp hoặc đẳng tích) của một phản ứng chỉ phụ thuộc
vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và các chất cuối của phản ứng, mà không
phụ thuộc các giai đoạn phản ứng trung gian.
Xét phản ứng: R P, có một số con đường khác nhau như sau:

I1
H1 H2

H
R P
H3 H5
H4
I2 I3

Luôn có: H = H1 + H2 = H3 + H4 + H5 = …


Ví dụ: Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành CO từ than chì và oxi:
Ctc + 1/2 O2 → CO (1), ΔH1 = ?
Biết: Ctc + O2 → CO2 (2), ΔH2 = - 393,513 kJ
CO + 1/2 O2 → CO2 (3), ΔH3 = - 282,989 kJ
Lời giải:
Cách 1: (phương pháp chu trình) Dùng sơ đồ hình thành khí CO 2 bằng các con đường
khác nhau:
H 2
Ctc + O2 CO2
 H1 H 3
+1/2 O 2 +1/2 O 2
CO

Áp dụng định luật Hess: ΔH2 = ΔH1 + ΔH3 → ΔH1 = -110,524 kJ


Cách 2: (phương pháp tổ hợp đại số các PTHH)
Ta có: (2) – (3) = (1), theo định luật Hess: ΔH2 - ΔH3 = ΔH1 → ΔH1 = -110,524 kJ
Bài tập áp dụng: Tính nhiệt hóa hơi của nước: H2O(l) → H2O(h) (1) ΔH1 = ?
Biết: H2 + ½ O2 → H2O(l) (2) ΔH2 = - 285,83 kJ
H2 + ½ O2 → H2O(h) (3) ΔH3 = - 241,83 kJ
Lời giải: Ta có: (1) = (3) – (2) → ΔH1 = ΔH3 - ΔH2 = 44,00 kJ
b. Hệ quả:
* Hệ quả 1: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận bằng hiệu ứng nhiệt của phản ứng
nghịch nhưng ngược dấu.
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 9
(1.11)

 Xác định được dễ dàng hiệu ứng nhiệt của 1 phản ứng hơn.
Xét lại ví dụ trên: Ctc + 1/2 O2 → CO (1), ΔH1 = ?
Biết: Ctc + O2 → CO2 (2), ΔH2 = - 393,513 kJ
CO + 1/2 O2 → CO2 (3), ΔH3 = - 282,989 kJ
=> CO2 → CO + 1/2 O2 (3’), -ΔH3 = 282,989 kJ
Dễ thấy: (1) = (2) + (3’) nên ΔH1 = ΔH2 - ΔH3 = -110,524 kJ
* Hệ quả 2:
- Khái niệm sinh nhiệt (nhiệt hình thành): Sinh nhiệt (hay nhiệt hình thành) của
một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở
dạng bền vững nhất của các nguyên tố tương ứng trong điều kiện đã cho về nhiệt độ và
áp suất. Kí hiệu: Hs hoặc ΔfH (f: formation).
Ví dụ: Ca + Ctc + 3/2 O2 → CaCO3; (CaCO3) = -1207,68 kJ mol-1

CaO + CO2 → CaCO3; H ≠ (CaCO3)


Sinh nhiệt của các đơn chất bền vững đều bằng 0.
- Hệ quả 2: Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng sinh nhiệt các chất sản
phẩm trừ đi tổng sinh nhiệt các chất tham gia phản ứng.

(1.12)

Ví dụ: Tính Ho của phản ứng: C2H4(k) + H2(k)  C2H6(k)

Biết rằng: ;

+ Cách 1: (Theo hệ quả 2)

+ Cách 2: (Theo sơ đồ Hess)


--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 10
Ví dụ 2: Tính H của phản ứng: CH4(k) + 2O2(k)  CO2(k) +2H2O (k)

Biết sinh nhiệt: ;

=>

* Hệ quả 3:
- Khái niệm thiêu nhiệt (nhiệt đốt cháy): Thiêu nhiệt (hay nhiệt đốt cháy) là hiệu
ứng nhiệt của phản ứng oxi hóa 1 mol chất (có thể là đơn chất hay hợp chất) bằng oxi
phân tử cho đến khi được những oxit cao nhất (bền nhất) của các nguyên tố tương ứng.
Kí hiệu: Ht hoặc ΔcH (c: combustion).
Ví dụ: S + 3/2O2 → SO3; ΔH = ΔHt (S)
Nhưng: S + O2 → SO2; ΔH ≠ ΔHt (S)
CxHy + (x+y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O; ΔH = ΔHt (CxHy)
- Hệ quả 3: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học bằng tổng thiêu nhiệt của các
chất đầu trừ đi tổng thiêu nhiệt của chất cuối.

(1.13)

Ví dụ: Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng.


C2H4 + H2 = C2H6

Biết thiêu nhiệt: ;

+ Cách 1: Theo hệ quả 3:

+ Cách 2: Theo sơ đồ Hess

 Hx +
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 11
4. Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng theo năng lượng liên kết

- Xét phản ứng: A-B + C-D   A-C + B-D (*)

- Tại trạng thái chuyển tiếp: liên kết A-B, C-D đang bị phá vỡ và liên kết A-C, B-
D đang được hình thành. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng = tổng đại số các năng lượng
liên kết (năng lượng phá vỡ liên kết) theo quy ước dấu nhiệt động đối với hệ phản ứng:
ΔHpư(*) = EA-B + EC-D - EA-C - EB-D
 Tổng quát, hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết
trong các chất đầu trừ đi tổng năng lượng liên kết trong các chất cuối.

(1.14)

- Trong đó: E là năng lượng liên kết (năng lượng phá vỡ liên kết), E > 0
i (j) số lượng liên kết trong các chất đầu (sản phẩm).
Nếu tính theo năng lượng hình thành liên kết (E < 0) thì công thức (1.14) sẽ đổi
dấu.
Ví dụ: Tính H của phản ứng: CH4(k) + 4Cl2(k)  CCl4 + 4HCl, H = ?
Biết rằng năng lượng liên kết (E) như sau:
Liên kết H-Cl Cl-Cl C-Cl C-H
E (kJ mol-1) 431,0 242,4 326,3 414,2
 Hp.ứng = 4EC-H + 4ECl-Cl - (4EC-Cl + 4EH-Cl)
= 4.4,14,2 + 4,242.4 - (4.326,3 + 4.431) = -402,8 (KJ)
5. Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ, phương trình Kirchhoff
a. Quá trình đẳng áp (P = const)

Từ (1.6): CP = => dH = CPdT

Áp dụng cho phản ứng hóa học: dΔH = ΔCPdT =>

=> (1.14)

Trong đó: ΔCp = nspCp(sp) - ncđCp(cđ), ΔCp có thể phụ thuộc T hoặc không.
b. Quá trình đẳng tích (U = const)
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 12
Từ (1.7): CV = => dU = CVdT

Thiết lập tương tự được: (1.14’)

Trong đó: ΔCV = nspCV(sp) - ncđCV(cđ), ΔCV có thể phụ thuộc T hoặc không.
(1.14), (1.14’) là các phương trình Kirchhoff mô tả sự phụ thuộc của hiệu ứng
nhiệt vào nhiệt độ.

BÀI TẬP CHƯƠNG I


Bài 1. Tìm nhiệt tạo thành chuẩn của Ca3(PO4)2 tinh thể, biết rằng:
- 12 gam Ca cháy tỏa ra 45,57 kcal;
- 6,2 gam P cháy tỏa ra 37,00 kcal;
- 168 gam CaO tác dụng với 150 gam P2O5 tỏa ra 160,50 kcal.
(Các hiệu ứng nhiệt được đo trong điều kiện đẳng áp; O = 16, P = 31, Ca = 40).
Giải: Ta cần tìm ∆Hx của phản ứng: 3Ca(r) + 2P(r) + 4O2(k) → Ca3(PO4)2(tt), ∆Hx

- 3Ca(r) + 3/2O2(k) → 3CaO(r), ∆H1 = -45,57.3.40/12 = -455,7 kcal


- 2P(r) + 5/2O2(k) → P2O5(r), ∆H2 = -37.2.31/6,2 = -370 kcal
- 3CaO(r) + P2O5(r) (dư) → Ca3(PO4)2(tt), ∆H3 = 160,5.3.56/168 = 160,5 kcal
=> ∆Hx = ∆H1 + ∆H2 + ∆H3 = - 986,2 kcal/mol.
Đáp số bài 2: -80,98 kcal/mol
Bài 2. Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của FeCl2(r), biết:
Fe (r) + HCl (dd) → H2 (k) + FeCl2 (dd); ΔH = -21,0 kcal
FeCl2 (dd) + aq → FeCl2 (aq); ΔH = -19,5 kcal
HCl (k) + aq → HCl (dd); ΔH = -17,5 kcal
H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl (k); ΔH = -44,48 kcal
Bài 3. Nhiệt hình thành của H2O(l) và của CO2 lần lượt bằng -285,8 và -393,5 kJ/mol
ở 25oC; 1 atm. Cũng ở điều kiện này, nhiệt đốt cháy của CH 4 bằng -890,3 kJ/mol. Tính
nhiệt hình thành của CH4 ở điều kiện đẳng áp và đẳng tích.
Bài 4. Dựa vào chu trình Born-Haber, hãy xác định năng lượng mạng lưới ion
của hợp chất AgCl. Biết :
- Nhiệt hình thành AgCl ΔHF = -159 kJ/mol;
- Năng lượng phân li liên kết DCl – Cl = 242 kJ/mol Cl2;
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 13
- Năng lượng ion hóa của bạc IAg = 727 kJ/mol;
- Năng lượng quá trình nhận 1 electron của nguyên tử clo ECl = -364
kJ/mol;
- Năng lượng thăng hoa của bạc ΔHs = 255 kJ/mol
Bài 5. Tính năng lượng hình thành mạng lưới (U) của tinh thể BaCl 2 từ các dữ
kiện sau:
- Sinh nhiệt chuẩn của tinh thể BaCl2 là -205,6 kcal/mol;
- Năng lượng phân ly liên kết Cl2 là 57,0 kcal/mol;
- Ái lực với electron của Cl là -87,0 kcal/mol;
- Nhiệt thăng hoa của Ba là 46,0 kcal/mol;
- Năng lượng ion hóa thứ nhất của Ba là 119,8 kcal/mol;
- Năng lượng ion hóa thứ hai của Ba là 230,0 kcal/mol.

Bài 6. Nhiệt hình thành khí NH3 ở 298 K: = -46,2 kJ/mol. Nhiệt
dung mol của H2, N2 và NH3 trong khoảng nhiệt độ 250 – 450 K được cho dưới
đây:
= 29,1 + 0,002T [J/mol.K]

= 27,1 + 0,006T [J/mol.K]

= 25,9 + 0,032T [J/mol.K]

1. Hãy thiết lập phương trình liên hệ .

2. Hãy tính và của phản ứng tạo 1 mol NH3 từ N2 và H2 ở 398 K.

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 14
Chương 2. NGUYÊN LÍ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC.
CHIỀU HƯỚNG DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH

- Nguyên lý I NĐLH  tính chất nhiệt của quá trình


- Nguyên lý II NĐLH  chiều hướng diễn biến và giới hạn của quá trình.

I. Nguyên lý II nhiệt động lực học


1. Khái niệm entropy (S)
- Đối với một quá trình tự nhiên bất kì: Công chuyển hoàn toàn thành nhiệt
(A Q), nhưng nhiệt không thể chuyển hoàn toàn thành công (Q A).
(Không có động cơ vĩnh cửu loại 2).
- Xét một động cơ nhiệt, chỉ có chu trình giãn nở thuận nghịch (chu trình
Carnot), ta luôn có:
Nguồn nóng:
(T1)
 Q1 > O
Động cơ nhiệt
 Q2 < O
Nguồn lạnh
(T2)

(nhiệt thu gọn/rút gọn)

- Trong đó: Q1 là nhiệt lượng mà động cơ thu vào từ nguồn nóng (T1).
Q2 là nhiệt lượng mà động cơ toả ra cho nguồn lạnh (T2)

Vậy trong 1 chu trình 

 phải diễn tả một hàm trạng thái nào đó. Clausius gọi đó là entropy,

kí hiệu S.

(2.1)
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 15
Dạng vi phân: (2.1')

* Ý nghĩa vật lí của Entropy:


- Đặc trưng cho mức độ hỗn độn của hệ:
S càng lớn  mức độ hỗn độn càng lớn.
2. Nội dung nguyên lý II
- Đối với mọi hệ nhiệt động đều tồn tại một đại lượng trạng thái được gọi là
entropy S. Biến thiên entropy S được xác định bằng hệ thức:

(2.2)

* Dạng tích phân: (2.2')

(2.2); (2.2') là biểu thức của nguyên lý II nhiệt động lực học.

- Nếu là quá trình thuận nghịch: ;

- Nếu là quá trình không thuận nghịch: ;

- Đối với một hệ cô lập: Q = 0; (2.2')  S  0


 S 2 - S1  0  S 2  S 1
- Quá trình tự diễn biến theo chiều tăng entropy (tăng mức độ hỗn độn của
hệ).
- Khi S = 0  hệ đạt trạng thái cân bằng.

II. Thế nhiệt động và chiều hướng diễn biến của quá trình
1. Biểu thức hợp nhất nguyên lí I và II
- Theo nguyên lý I: dU = Q + A
- Theo nguyên lý II: dS
Kết hợp 2 công thức trên, thu được hệ thức biểu thức hợp nhất của hai
nguyên lý I và II:
(2.3)
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 16
(trong đó, dấu “=” thể hiện quá trình thuận nghịch và dấu “>” thể hiện quá
trình không thuận nghịch).
Trong (2.3), công δA bao gồm công giãn nở (-pdV) và các dạng công khác
(công điện, công tạo bề mặt, ... gọi chung là công hữu ích δA’):
δA = -pdV + δA’
Từ (2.3), công do hệ thực hiện cho môi trường: -δA ≤ TdS – dU. Bất đẳng
thức này cho thấy, công sinh ra trong quá trình thuận nghịch là lớn nhất (δA max),
luôn lớn hơn công sinh ra trong quá trình không thuận nghịch.
2. Thế đẳng tích, đẳng nhiệt F (năng lượng tự do Helmholtz) và thế đẳng
áp, đẳng nhiệt G (năng lượng tự do Gibbs)
Để xác định các đại lượng nhiệt động học cần thiết, người ta sử dụng hai
phương pháp nghiên cứu là phương pháp chu trình và phương pháp thế nhiệt
động, trong đó phương pháp thế nhiệt động thường được sử dụng hơn. Tại
những điều kiện xác định, người ta có thể chọn ra các hàm trạng thái ứng với
những cặp biến số xác định (các biến số tự nhiên). Thông qua các hàm trạng thái
hoặc đạo hàm bậc 1 và bậc 2 của chúng để biểu diễn các tính chất nhiệt động
của hệ khảo sát. Các hàm này có đặc trưng chung là độ giảm của chúng trong
quá trình cân bằng, tiến hành trong điều kiện các cặp biến số tự nhiên tương
ứng không thay đổi là bằng công hữu ích cực đại.
Từ biểu thức hợp nhất hai nguyên lý I và II với quá trình thuận nghịch:
TdS = dU – δA (2.3’)
Trong đó, công cực đại δAmax = -pdV + δA’max, thay vào hệ thức (2.3’):
TdS = dU + pdV - δA’max
Hoặc: δA’max = dU + pdV – TdS (2.4)
- Đối với các quá trình đẳng nhiệt đẳng tích (T, V = const):
Sự phối hợp giữa nội năng và entropy của hệ làm xuất hiện một đại lượng
nhiệt động mới gọi là thế đẳng tích, đẳng nhiệt hay năng lượng tự do Helmholtz
(F).
Từ hệ thức (2.4) tại T, V = const: δA’max = dU – TdS = d(U-TS)
Đặt: F = F(V,T) = U – TS (2.5)
Do vậy, δA’max = dF hoặc: A’max = ΔF (2.6)
- Đối với các quá trình đẳng nhiệt đẳng áp (T, P = const):
Sự phối hợp giữa enthalpy và entropy của hệ làm xuất hiện một đại lượng
nhiệt động mới gọi là thế đẳng áp, đẳng nhiệt hay năng lượng tự do Gibbs (G).
Cũng từ hệ thức (2.4) tại T, P = const:
δA’max = dU + pdV – TdS = d(U+PV-TS) = d(H-TS)
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 17
Đặt: G = G(P,T) = H – TS (2.7)
Do vậy, δA’max = dG hoặc: A’max = ΔG (2.6’)
Từ (2.6) và (2.6’) đi đến kết luận: Độ giảm của các thế nhiệt động F hoặc G
là bằng công có ích cực đại do hệ thực hiện cho môi trường.
3. Chiều hướng diễn biến của các quá trình hóa học
Khuynh hướng biến thiên của ∆H, ∆S trong hầu hết các quá trình hóa học:
- Đại lượng ∆H phản ánh khuynh hướng tập hợp của các tiểu phân trong
hệ lại thành tổ hợp lớn hơn, có trật tự hơn, để hệ chuyển sang trạng thái có năng
lượng nhỏ nhất, nghĩa là làm giảm enthalpy của hệ (∆H < 0).
- Đại lượng ∆S phản ánh khuynh hướng ngược lại do chuyển động nhiệt
gây ra là phân tán các tiểu phân để có sự phân bố hỗn loạn hơn, để hệ chuyển
sang trạng thái có xác suất lớn nhất, tương ứng làm tăng entropy của hệ (∆S >
0).
Tuy nhiên, một số quan sát thực nghiệm lại cho kết quả không theo khuynh
hướng chung. Ví dụ với một số phản ứng:
- Phản ứng: xảy ra kèm theo sự tăng
thể tích, nghĩa là tăng entropy (∆S > 0); tuy vậy ở điều kiện chuẩn (298 K, 1
bar), phản ứng này không tự xảy ra và người ta phải nâng nhiệt độ lên 1000 K
thì phản ứng mới xảy ra được.
- Quá trình trộn lẫn nước và ethanol là quá trình giảm thể tích, nghĩa là
giảm entropy (∆rS < 0), nhưng quá trình này lại tự xảy ra.
- Phản ứng: là một phản
ứng tỏa nhiệt; ở nhiệt độ thấp, áp suất cao phản ứng diễn ra theo chiều thuận
(chiều tạo ra NH3); ở nhiệt độ cao, áp suất thấp thì phản ứng lại diễn ra theo
chiều nghịch (chiều phân hủy NH3), …
Như vậy, dựa vào sự biến thiên của từng đại lượng enthalpy (∆H) hoặc
entropy (∆S) chưa thể giúp xác định chiều hướng diễn ra của các quá trình,
nhưng sự phối hợp của chúng sẽ làm được điều đó. Ở điều kiện đẳng áp đẳng
nhiệt, phương trình thể hiện sự kết hợp đó được suy ra từ (2.7) là:
ΔG = ΔH – TΔS (2.7’)
Và điều kiện tự diễn biến của một quá trình hóa học trong điều kiện đẳng
áp, đẳng nhiệt là: ∆G < 0: quá trình tự diễn biến theo chiều thuận; ∆G = 0: hệ ở
trạng thái cân bằng và ∆G > 0: quá trình không tự diễn biến theo chiều thuận
(quá trình tự diễn biến theo chiều nghịch).
Có thể dựa vào công thức (2.8): A’max = ΔG để chứng minh nhận định
trên:
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 18
- Với quá trình tự xảy ra sẽ sinh công có ích: A’max < 0  ΔG < 0;
- Với quá trình không tự xảy ra sẽ nhận công có ích: A’max > 0  ΔG > 0;
- Với quá trình đạt trạng thái cân bằng: A’max = 0  ΔG = 0.
III. Các hàm trạng thái (hàm đặc trưng)
U, H, F, G => hàm trạng thái (hàm đặc trưng)
- Xét ở trạng thái cân bằng, A' = 0.
1. Nội năng U = U(S,V)

(2.3') (2.8)

 U = U(S,V)
2. Enthanpy H = H(S,P)
H = U + PV
Lấy vi phân 2 vế: dH = dU+ PdV + VdP
(2.8) => dH = TdS - PdV + PdV + VdP

 (2.9)

H = H (S,P)
3. Thế đẳng tích, đẳng nhiệt F = F(T,V)
F = U - TS
 dF = dU - TdS - SdT
(2.8) => dF = TdS - PdV - TdS - SdT

 (2.10)

 F = F (T,V)
4. Thế đẳng nhiệt, đẳng áp G = G(T,P)
G = H - TS
 dG = dH - TdS – SdT, thay (2.9) vào được:

 (2.11)

 G = G(T,P)

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 19
 các hàm U, H, F, F là những hàm trạng thái (hay hàm đặc trưng),
chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ, có thứ nguyên năng
lượng (cal/mol, J/mol,...).
Một cách dễ nhớ:

+ S luôn đi với T, P luôn đi với V


+ Trước S và P luôn có dấu trừ
 U = U(S,V); dU  TdS – PdV
H = H(S,P); dH  TdS + VdP
F = F(T,V); dF  -SdT - PdV
G = G(T,P); dG  - SdT + VdP (2.12)
Dấu "<" quá trình bất thuận nghịch, tự xảy ra
"=" quá trình thuận nghịch, TTCB
* Áp dụng đối với phản ứng hoá học:
- Xét phản ứng: aA + bB  cC + dD; X
X: hàm trạng thái của phản ứng (X = U, H, F, G, S, C).

(2.13)

 X cũng có thể xác định theo định luật Hess tương tự như đối với H
Ví dụ: Xác định biến thiên Entropy tiêu chuẩn. (So)
2CH3OH(l) + 3O2  2CO2 + 4H2O
Biết rằng:

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 20
* Chú ý: Nếu đổi chiều phản ứng  dấu của X thay đổi.
Ví dụ: Đối với phản ứng: cC + dD  aA + bB, -X
Nhân 2 vế ptpu: n(aA + bB  cC + dD); n.X
Cộng trừ các ptpu  cộng trừ các X

IV. Biến thiên entropy trong một số quá trình

Biểu thức nguyên lý II: dS 

dấu "=" đối với quá trình thuận nghịch


dấu ">" đối với quá trình không thuận nghịch
1. Quá trình thuận nghịch đoạn nhiệt (Q=0)

dS = =0

 (2.14)

2. Quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt (T=const)

dS =

 (2.15)

3. Quá trình thuận nghịch đẳng áp: (P=const)

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 21
 Sp =

Nếu Cp = const  (2.16)

4. Quá trình thuận nghịch đẳng tích (V=const)

Nếu Cp=const => SV =

Vậy (2.17)

5. Đối với khí lí tưởng:


Nguyên lí I:  Q = dU + A = dU + PdV

Q = CVdT + RT (Xét 1 mol khí lí tưởng).

Chia 2 vế cho T:

=>

Nếu Cp = const  (2.18)

V. NGUYÊN LÍ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG LE CHATELIER (1884)

1. Nội dung
Một hệ đang ở trạng thái cân bằng bền nếu chịu một tác dụng từ bên ngoài
làm thay đỏi một điều kiện nào đó. Trong các điều kiện xác định trạng thái cân
bằng của hệ thì sẽ chuyển trạng thái làm yếu ảnh hưởng tác dụng, gây ra và
trạng thái cân bằng sẽ chuyển dịch sang chiều đó.
2. Áp dụng vào phản ứng hoá học
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 22
- Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng nếu ta thay đổi một trong các yếu tố
(J, áp suất, nồng độ thì cân bằng sẽ tự phá vỡ) phản ứng xảy ra theo chiều chống
lại sự thay đổi đó.
- T: tăng T  chiều giảm T (thu nhiệt) nguội lại
- p: tăng p  chiều giảm T số mol khí nguội lại
- C: tăng C  chiều giảm C và nguội lại
Ví dụ: N2(k) + 3H2(k) = ZNH3(k) H < 0
- Tăng nhiệt độ  phản ứng chiều nghịch.
(Trong phản ứng nhiệt độ cao vì công năng trở về mặt động học).
- Tăng p  phản ứng chiều nghịch.

Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

+ Tăng C CH3COOH  phản ứng xảy ra theo chiều thuận


+ Tăng este  phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.

VI. PHƯƠNG TRÌNH GIBBS - HELMHOLTZ (Phương trình công cực đại)

- Đây là các phương trình mô tả quan hệ giữa công có ích cực đại A'max với
hiệu ứng nhiệt Q.
* Đối với hàm G = G(T,P)
Ở trạng thái cân bằng: dG = -SdT + Vdp

Mặt khác: dG =

- Ta lại có: G = H - T.S

G=H+T

Tại T1 P1 = const P1  G1 = H1 + T (1)

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 23
P2  G2 = H2 + T (2)

Lấy (2) - (1) (2.18)

Mặt khác: G = -A'max; H = Qp

(2.18)  (2.18')

Phương trình (2.18) và (2.18') là các dạng phương trình của Gibbs
Helmhotz.
* Đối với hàm F: F = F(T,V)
Thiết lập tương tự ta cũng có các phương trình.
Gibbs - Helmhotz:

VII. HOÁ THẾ ()

1. Khái niệm hoá thế


- Các công thức, phương trình vừa thiết lập ở trên chỉ ứng với trong hệ có
thành phần không đổi (hệ kín).
- Đối với trường hợp hệ hở, có thành phần thay đổi.
 Ngoài các biến số tự nhiên, S, T, V, P còn có thêm biến đố thành phần
của hệ ni. (can là khối lượng, số mol, số nguyên tử, số phân tử..hay dùng số mol)
U = U (S, V, n1, n2, ..., nn)
H = H (S, P, n1, n2, ..., nn)
F = F (T, V, n1, n2, ..., nn)
G = G (T, P, n1, n2, ..., nn)
Ví dụ: Phản ứng hoá học, quá trình chuyển chất, chuyển ra, quá trình khuếch tán
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 24

Gibbs đặt:

 Hoá thể của cấu tử thứ i

Tương tự: (2.20)

Vậy: (2.21)

Trong đó: : hàm nhiệt động (u, H, G, G)


n: biến số tự nhiên (S, T, P, V)
ni: số mol của cấu tử i trong hệ
 Định nghĩa hoá thể: Hoá thể của câu tử i là đạo hàm riêng của một trong
các thế nhiệt động theo số mol của cấu tử i vì điều kiện các biến số tự nhiên và
thành phần của các cấu tử khác cấu tử i là không đổi.
2. Tính chất và ý nghĩa của hoá thể:
a. Tính chất:

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 25
- Hoá thể i là một thông số cường độ, là động lực của sự biến đổi hoá học
 i là thế của năng lượng hoá học, là lực phát động của sự chuyển chất. Chất
chuyển từ nơi có hoá thể cao về nơi có hoá thể thấp.
Ví dụ: : ta nói hoá thể của nó rắn trong tình hình này >

b. Ý nghĩa
Từ (2.21)  Hoá thể bằng độ thay đổi của một trong các thế nhiệt động khi
thêm 1 mol cấu tử i vào một lượng rất lớn của hệ đó. Ở điều kiện các biến số tự
nhiên tương ứng và số mol các cấu tử khác không đổi.
c. Phương trình Gibbs Duhem
- Trong một hệ nhiệt động hoá thể i của các cấu tử i liên hệ với nhau bằng
hệ thức:

(2.22)

(2.22) gọi là phương trình Gibbs - Duhem


Chứng minh: - Nếu một hàm F(x,y) thoả mãn
F(tx, ty) = tm F(x,y)
(t,m: thông số)
 Hàm F(x,y) đgl hàm số thuần bậc m
- Theo Ơle:
* Tính chất của hàm số thuần (Định lý Euler) bậc m.

- Xét hàm G = G (T, P, n1, n2,...)


Khi xét ở T, P = const.
 GT,P chỉ phụ thuộc vào n1, n2... (GP,T (n1, n2,...))
Để thấy: GT,P (tn1, tn2,...) = t (TT,P (n1,n2,...)
GT,P(ni) là hàm số thuần bậc 1, áp dụng công thức Euler

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 26
 GT,P (ni) = n1. i + n2 2 +... =  nii
Lấy vi phân 2 vế.

dGT,P(ni) = n1d1 + 1dn1 + n2d2 + 2dn2 + ...= (a)

Mặt khác: dG = - SdT + vdp + idni


 dGT,P = idni (b)

(a) và (b)  (Apcm)

d. Quá trình chuyển chất


- Xét quá trình chuyển chất: chuyển một lượng cấu từ i (dni') từ pha (') sang
pha (").
Ở T,P = const. Biến thiên đẳng áp dG được xác định.
dG = dG' + dG" = i'dni' +i"dni".
+ Tại trạng thái cân bằng:
dGT,P = 0  i'dni' +i"dni" = 0
Ta có: dni' = -dni"
 (i" - i') dni" = 0

Vì: dni"  0 i" - i' = 0 

 Tại trạng thái cân bằng hoá thể cấu thử i tại các pha bằng nhau.
* Khi quá trình chưa đạt trạng thái cân bàng: dGT,P < 0
 (i" - i') dni" < 0
- Nếu dni" > 0  i" - i' <0  i" < i'
- Nếu dni" < 0  i" - i' >0  i" > i'
 Chất luôn luôn chuyển từ pha có hoá thể cao sang pha có hoá thể thấp
hơn.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


Bài 1. Tại sao ở nhiệt độ thấp, dấu H thường được dùng làm tiêu chuẩn xác định
chiều hướng phản ứng, còn ở nhiệt độ cao tiêu chuẩn này lại là dấu S?

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 27
G = H - T S => nếu T thấp: trị tuyệt đối: H >> T S => dấu H ~ dấu
G
<0 >0 nếu T cao: trị tuyệt đối: H << T S => dấu S ~ dấu - G
Bài 2. Ở nhiệt độ T, phản ứng thu thu nhiệt: A B thực tế xảy ra đến cùng. Hãy
xác định:
a) Dấu S của phản ứng.
b) Dấu G của phản ứng: B A ở nhiệt độ T.
c) Khả năng diễn ra phản ứng: B A ở nhiệt độ thấp.
Bài 3. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:
CO + H2 O CO2 + H2
Biết: CO + ½ O2 CO2 , G = -257,3 KJ
H2 + ½ O2 H2 O , G = -228,6 KJ
ĐS: -28,7 kJ
Bài 4. Tính G 298 của phản ứng:
o

C(r) + 2 H2 (k) CH4 (k)


Biết: H s (CH4) = -74,81 kJ/mol
o

S (CH4) = 186,3 J/molK ; So(C) = 5,74 J/molK; So(H2) = 130,7 J/molK.


o

ĐS: -50,72 kJ/mol


Bài 5. Cho phản ứng: 2Fe2O3 + 3C 4Fe + 3CO2
Biết: H p/ư =
o
467,9 kJ ; S p/ư
o
= 560,3 J/K
Hỏi phải thực hiện ở nhiệt độ nào để phản ứng có thể tự xảy ra? (Giả sử Ho,
S không thay đổi theo nhiệt độ).
o

ĐS: t > 562oC


Bài 6. Nhiệt chung đẳng áp phân tử gam của KBr trong khoảng nhiệt độ T = 293 K
đến 923 K được biểu diễn: Cp(KBr) = 48,367 + 13,891.10 -3 T
[J/molK]. Hãy xác định S trong quá trình đun nóng thuận nghịch 1mol KBr
từ T1 = 298,2 K đến T2 = 500 K.
ĐS: S = 27,81 J/mol.K
Bài 7. Xác định biến thiên entropy trong quá trình chuyển 418,4 J năng lượng dưới
dạng nhiệt từ một vật có nhiệt độ 150oC đến một vật có nhiệt độ 50oC.
ĐS: S = 0,306 J/K
Bài 8. Xét quá trình hoá hơi 1 mol H 2O lỏng ở 25 C và 1 atm. Biết rằng nhiệt dung
o

đẳng áp của H2O lỏng, H2O hơi và nhiệt hoá hơi của H2O lần lượt là:
Cp(H2O l) = 75,31 J/mol.K
Cp(H2O h) = 33,47 J/mol.K
ΔHhh(H2O) (ở 100 oC, 1atm) = 40,668 kJ/mol.
(Chấp nhận các giá trị Cp và H trên không thay đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát).
a) Tính ΔH, ΔS, ΔG của hệ trong quá trình hoá hơi nói trên.
b) Dựa vào kết quả thu được, hãy kết luận rằng quá trình hoá hơi của H 2O trong điều
kiện trên có thể tự diễn ra hay không?
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 28
ĐS: a) H = 43,806 kJ/mol; S = 118,43 J/mol.K; G = 8,514 kJ/mol
Bài 9. Tính A, Q, H, U, S, F và G trong quá trình nén thuận nghịch 1
mol khí lý tưởng từ 0,05 atm tới 0,1 atm ở 500 K.
ĐS: A = -Q = 2881 J/mol; H = U = 0; S = -5,762 J/molK; F = G =
2881 J/mol
Bài 10. Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC bằng 335 J/g, nhiệt dung riêng của nước
lỏng bằng 4,18 J/g.K; của nước đá bằng 2,01 J/g.K. Xác định G, H, S
trong sự chuyển 1 mol nước chậm đông thành nước đá ở -5 C. o

ĐS: H = -5,835 kJ/mol; S = -21,37 J/mol.K; G = -107,84 J/mol


Bài 11. Chuyển đẳng nhiệt thuận nghịch 36 gam nước lỏng ở 100 oC và 1 atm thành
hơi nước ở cùng nhiệt độ nhưng dưới áp suất 0,1 atm. Chấp nhận hơi nước là
khí lý tưởng và biết rằng nhiệt hoá hơi của nước trong điều kiện trên là Hhh =
40,292 kJ/mol. Tính H, S của quá trình.
ĐS: H = 80,584 kJ/mol; S = 254,3 J/K
Bài 12. Phản ứng: Ag + ½ Cl2 = AgCl xảy ra trong pin
điện với sức điện động bằng 1,132 V ở 17 C. Hãy xác định
o
G và F của
phản ứng (bỏ qua thể tích của Ag, AgCl; xem Cl2 là khí lý tưởng).
ĐS: G = -109238 J; F = -108032,5 J
Bài 13. Cho các dữ kiện sau đối với các chất:
C6H12O6 O2 CO2 H2 O
H ht (kJ/mol)
o
-1274,45 0 -393,51 -285,84
S (J/mol.K)
o
212,13 205,03 213,64 69,94
a) Tính G 298 đối với phản ứng đốt cháy glucozơ:
o

C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2 O
b) Giả thiết rằng phản ứng tổng quát của sự chuyển hoá đường glucozơ trong cơ
thể người ở 37oC cũng tương tự như phản ứng đốt cháy đường trong không khí, hãy
xác định xem phản ứng chuyển hoá đường trong cơ thể người có thuận lợi hơn không?
ĐS: Go298 = -2878,92 kJ
Bài 14. Ở 25oC, entropy của graphit và của kim cương bằng 5,74 và 2,38 J/mol.K.
Nhiệt đốt cháy của kim cương lớn hơn nhiệt đốt cháy của graphit 752 J/mol.
Tính G ứng với sự chuyển graphit thành kim cương. Cho kết luận rút ra từ
kết quả tính toán.
ĐS: G = 249,28 J/mol
Bài 15. Cho các số liệu sau:
C(gr) Zn(r) O2 (k) CO(k) ZnO(r)
So 298 (J/mol.K) 5,74 41,6 205,04 197,9 44,0
H 298 (kJ/mol)
o
0 0 0 -110,52 -348,0
Giả thiết biến thiên entropy và biến thiên entanpy của 2 phản ứng sau không phụ thuộc
nhiệt độ:
C(gr) + ½ O2 (k) = CO(k) ; Zn(r) + ½ O2 (k) = ZnO(r)
a) Thiết lập phương trình G = f(T) của mỗi phản ứng.

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 29
b) Xác định nhiệt độ tại đó C(gr) có thể khử được ZnO để giải phóng Zn và khí
CO.
ĐS: a) G =-348000 + 100,12T (J/mol); b) T > 1251,4 K
Bài 16. Biến thiên thế đẳng áp chuẩn của phản ứng: H2 + Cl2 = 2 HCl(k) ở
25 C bằng -190348,84 J. Hãy xác định biến thế đẳng áp tại 25 oC đối với phản
o

ứng:
H2 (2 atm) + Cl2 (1 atm) = 2 HCl (0,5 atm)
Từ đó suy ra chiều của phản ứng.
ĐS: GT = -20,041 kJ/mol

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 30
Chương III. CÂN BẰNG HOÁ HỌC

I. Phương trình đẳng nhiệt Van't Hoff và hằng số cân bằng Kp


- Xét phản ứng giữa các khí lý tưởng:
aA + bB cC + dD

- Áp dụng công thức: G(i) =

Biến thiên thế đẳng áp của phản ứng.

 GT = (Pi: a/s riêng phần của chất i)

- Nếu tại trạng thái cân bằng: GT = 0

- Nếu T = const:

 (3.1)

Kp: hằng số cân bằng (tính theo áp suất riêng phần)


- Thay 3.1 vào phương trình trên được.

(3.2)

Mà G = H - T.S = -RTlnKp

 lnKp =

- Nếu H, S không phụ thuộc vào nhiệt độ. Lấy đạo hàm 2 vế được:

(3.3)

- (3.2) và (3.3) là các dạng của phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff
Từ (3.3) ta có:

+ Lấy tích phân bất định:

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 31
+ Lấy tích phân xác định từ T1  T2

 lnKp

 (3.3')

(ảnh hưởng nhiệt độ đến hằng số cân bằng)

II. Biểu diễn hằng số cân bằng qua các đại lượng khác
1. Theo nồng độ phân số mol (KN)

- Nồng độ phân số mol:

- Theo định lý Dalton:

Ni: nồng độ phần mol của i


Pi: áp suất riêng phần của i
P: áp suất chung của hệ
Thay Pi vào phương trình (3.1):

Hay:

Tại P = const, đặt: (3.4)

KN: gọi là hằng số cân bằng theo nồng độ phần mol (hay nồng độ phân số mol).

Đặt n = (c+d) - (a+b)  (3.5)

(Quan hệ hằng số cân bằng Kp và KN).


--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 32
2. Theo nồng độ mol/L (KC)
Theo phương trình Clapeyron-Mendeleev: PiV = niRT

 Pi = với Ci: nồng độ mol/L

Thay Ci vào phương trình (3.1):

Đặt: (3.6)

KC: gọi là hằng số cân bằng theo nồng độ mol/L.

Đặt n = (c+d) - (a+b)  (3.7)

(Quan hệ hằng số cân bằng Kp và KC).


* Lưu ý: Đối với phản ứng dị thể, khi nồng độ các chất không thay đổi nhiều trong quá
trình phản ứng người ta thường bỏ qua trong các biểu thức tính hằng số K.

Ví dụ: FeO(r) + CO(k) Fe(r) + CO2(r) ; Kp =

III. Một số phương pháp xác định hằng số cân bằng


1. Xác định K theo nồng độ các chất ở TTCB
Ví dụ: Tính hằng số cân bằng của phản ứng sau ở 850 oC
CO(k) + H2O(k) H2(k) + CO2(k)
Cho biết nồng độ ban đầu của CO là 1 mol/L, của H 2O là 3 mol/L. Nồng độ lúc
cân bằng của CO2 là 0,75 mol/L
CO(k) + H2O(k) H2(k) + CO2(k)
Ban đầu: 1 3 0 0
Phản ứng: 0,75 0,75 0,75 0,75
TTCB: 0,25 2,25 0,75 0,75

 Kc =

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 33
- Vì n = 0  Kp = KN = KC = 1
2. Xác định K dựa vào phương trình Van’t Hoff

 (3.8)

Ví dụ: Tính hằng số cân bằng của phản ứng sau ở 298 K và 1 atm
CO2 + H2(k) = CO(k) + H2O(k)

Biết rằng:

3. Xác định K từ HSCB các phản ứng đã biết


- Ta biết rằng:
(1) CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) ; Kp1
(2) CO2(k) + C(r) 2CO(k) ; Kp2
 (3) C(r) + H2O(k) CO + H2(k) ; Kp3
Vì (3) = (1) + (2)  Kp = Kp1 . Kp2
Cách 1: Chứng minh đối với phản ứng (1)
Dựa vào phương trình Van’t Hoff:

Vì (3) = (1) + (2)  =

Mặt khác:

Kp(3) = Kp(1) . Kp(2)


Hoặc theo công thức tính Kp:

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 34
IV. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier
1. Nội dung
Nếu hệ phản ứng đang ở trạng thái cân bằng mà ta thay đổi một trong các thông
số trạng thái của hệ (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều
hướng chống lại sự thay đổi đó.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CBHH
a. Ảnh hưởng của áp suất
Kp = KN . Pn
 KN = Kp . P-n  lnKN = lnKp - nlnP
Lấy đạo hàm của lnKN theo P:

(3.9)

* Nếu n > 0 (phản ứng theo chiều thuận có số mol khí tăng.

(5.9)  <0

 lnKN nghịch biến theo P


 Nếu P tăng  KN giảm  phản ứng xảy ra theo chiều nghịch (số mol khí
giảm).
- Nếu P giảm  KN tăng  phản ứng xảy ra theo chiều thuận (có số mol khí
tăng).
* Nếu n < 0 (phản ứng theo chiều thuận có số mol khí giảm).

(5.9) 

 lnKN đồng biến theo P


Nếu P tăng  KN tăng  phản ứng xảy ra theo chiều thuận (số mol khí giảm)
Nếu P giảm  KN giảm  phản ứng xảy ra theo chiều nghịch (số mol khí tăng)

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 35
* Nếu n = 0 (phản ứng có tổng số mol khí) không đổi.
(3.9)  KN không phụ thuộc vào P.
 vậy: tăng áp suất phản ứng dịch chuyển theo chiều giảm số mol khí (và ngược
lại).
- Đối với phản ứng có tổng số mol khí không đổi, áp suất P không làm chuyển
dịch cân bằng.
Ví dụ: N2(k) + 3H2(k) = 2NH3
P tăng  chiều thuận
H2(k) + Cl2(k) = 2HCl
n = 0 P thay đổi thì không có sự dịch chuyển cân bằng.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ (T)
Từ phương trình đẳng nhiệt Van‘t Hoff (3.3)

dấu của cùng dấu H

* Nếu: H > 0 (phản ứng theo chiều thuận thu nhiệt)

 > 0  lnK đồng biến với T

 Nếu T tăng dT  K tăng  phản ứng xảy ra theo chiều thuận - thu nhiệt.
* Nếu H < O (phản ứng theo chiều thuận - toả nhiệt)

 <0  lnK nghịch biến với T

- Khi T tăng  K giảm  (phản ứng xảy ra theo chiều nghịch - thu nhiệt)
- Khi T giảm  k tăng  phản ứng xảy ra theo chiều thuận - toả nhiệt
* Nếu H = 0 (phản ứng không có hiệu ứng nhiệt).

 =0  K không phụ thuộc vào sự biến đổi của nhiệt độ.

Vậy: Nếu tăng nhiệt độ thì phản ứng dịch chuyển theo chiều thu nhiệt (và ngược lại).
- Đối với phản ứng không có hiệu ứng nhiệt (H = 0), sự thay đổi nhiệt độ không
làm chuyển dịch cân bằng.
Ví dụ: 2NO2 N2 O4 + Q
( nâu) (k.màu)
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 36
- Tăng T  phản ứng xảy ra theo chiều nghịch (tạo NO2 - màu nâu)
- Giảm T  phản ứng xảy ra theo chiều thuận (tạo NO2 - không màu)
c. Ảnh hưởng của nồng độ (CM)

KC = (đối với phản ứng: aA + bB cC + dD)

- Khi tăng [C] hoặc [D] hoặc cả hai: để K C = const  [A], [B] cũng tăng theo 
phản ứng xảy ra theo chiều nghịch theo chiều [C], [D] giảm.
- Khi giảm [C] hoặc/và [D]. Để K C = const  [A], [B] cũng giảm theo  [C],
[D] tăng  phản ứng xảy ra theo chiều thuận (là chiều tăng nồng độ C, D)
 Vậy: Tăng nồng độ thì phản ứng xảy ra theo chiều giảm nồng độ (và ngược lại).
Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

Ceste tăng (giảm)  phản ứng xảy ra theo chiều nghịch (thuận).

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


Bài 1. Cho:
CO2 (k) H2O(k) CO(k)
G 298 (Kcal/mol)
o
-93,4 -54,63 -32,78
a) Tính G của phản ứng:
o
H2 + CO2(k) H2O(h) + CO(k)
b) Nếu ở 25 C, áp suất riêng phần của H2, CO2, H2O(h) và CO tương ứng bằng
o

10,0; 20,0; 0,02 và 0,01 atm thì G của phản ứng là bao nhiêu? Phản ứng xảy
ra theo chiều nào?
ĐS: Go = 5,99 Kcal/mol
Bài 2. Độ phân huỷ của photgen ở 600oC và 1,38.105 Pa theo phản ứng sau bằng
0,90:
COCl2 CO + Cl2
Hãy xác định chiều của phản ứng trên cơ sở các dữ kiện của mỗi thí nghiệm s au:
STT thí nghiệm PCOCl2, Pa PCO, Pa PCl2, Pa
1 1,013.105 1,013.105 1,013.105
2 1,048.105 2,206.105 3,039.105
3 1,048.105 3,039.105 3,039.105
ĐS: 1. Chiều thuận; 2. TTCB; 3. Chiều nghịch,
Bài 3. Ở 500 K, hằng số cân bằng Kp của phản ứng sau bằng 2,962.10-5 Pa-1:
PCl3 + Cl2 PCl5
Liệu PCl5 có được tạo ra trong hỗn hợp cân bằng với PCl 3 và Cl2, nếu áp suất
riêng phần của các khí trong phản ứng bằng: P PCl3 = 1,013.104 Pa; PPCl5 = 5,07.104 Pa
và PCl2 = 2,026.105 Pa?
--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 37
ĐS: G = -0,76 KJ
Bài 4. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng:
CO + H2 O CO2 + H2
Biết: CO + ½ O2 CO2 , G = -257,3 KJ
H2 + ½ O2 H2 O , G = -228,6 KJ
ĐS: -28,7 KJ
Bài 5. Tính Go của phản ứng:
C(r) + 2 H2 (k) CH4 (k)
Biết: Hos (CH4) = -74,81 KJ/mol
So(CH4) = -186,3 J/molK ; So(C) = 5,74 J/molK; So(H2) = 130,7 J/molK.
ĐS: -50,72 KJ/mol
Bài 6. Cho phản ứng: 2Fe2O3 + 3C 4Fe + 3CO2
Biết: H p/ư
o
= 467,9 KJ ; S p/ư
o
= 560,3 J/K
Hỏi phải thực hiện ở nhiệt độ nào để phản ứng có thể tự xảy ra? (Giả sử Ho, So
không thay đổi theo nhiệt độ).
ĐS: t > 562oC
Bài 7. Nhiệt chung đẳng áp phân tử gam của KBr trong khoảng nhiệt độ T = 293 K
đến 923 K được biểu diễn: Cp(KBr) = 48,367 + 13,891.10 -3 T
[J/molK]. Hãy xác định S trong quá trình đun nóng thuận nghịch 1mol KBr
từ T1 = 298,2 K đến T2 = 500 K.
ĐS: S = 27,81 J/mol.K
Bài 8. Xác định biến thiên entropy trong quá trình chuyển 418,4 J năng lượng dưới
dạng nhiệt từ một vật có nhiệt độ 150oC đến một vật có nhiệt độ 50oC.
ĐS: S = 0,306 J/K
Bài 9. Xét quá trình hoá hơi 1 mol H2O lỏng ở 25 C và 1atm. Cho biết nhiệt dung
o

đẳng áp của H2O hơi, H2O lỏng và nhiệt hoá hơi của H 2O: Cp(H2O l) = 75,31
J/molK; Cp(H2O h) = 33,47 J/molK; Hhh (H2O ở 100OC, 1atm) = 40,668 KJ/mol.
(Chấp nhận các giá trị Cp và H trên không thay đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát).
a) Tính H, S, G của hệ trong quá trình hoá hơi nói trên.
b) Dựa vào kết quá thu được, hãy kết luận rằng quá trình hoá hơi của H 2O trong
điều kiện trên có thể tự diễn ra hay không?
ĐS: a) H = 43,806 KJ/mol; S = 118,43 J/mol.K; G = 8,514 kJ/mol
Bài 10.Tính A, Q, H, U, S, F và G trong quá trình nén thuận nghịch 1
mol khí lý tưởng từ 0,05 atm tới 0,1 atm ở 500 K.
ĐS: A= -Q = 2881 J/mol; H = 0; S = -5,762 J/mol.K; F = G = 2881 J/mol
Bài 11.Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC bằng 355 J/g, nhiệt dung riêng của nước
bằng 2,01 J/g.K. Xác định G, H, S trong sự chuyển 1 mol nước chậm
đông thành nước đá ở -5oC.
ĐS: H = -5,835 KJ/mol; S = -21,38 J/mol.K; G = -104 J/mol
Bài 12. Chuyển đẳng nhiệt thuận nghịch 36 gam nước lỏng ở 100 oC và 1 atm thành
hơi nước ở cùng nhiệt độ nhưng dưới áp suất 0,1 atm. Chấp nhận hơi nước là

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 38
khí lý tưởng và biết rằng nhiệt hoá hơi của nước trong điều kiện trên là Hhh =
40,292 KJ/mol. Tính H, S của quá trình.
ĐS: H = 80,584 KJ/mol; S = 254,3 J/K
Bài 13. Phản ứng: Ag + ½ Cl2 = AgCl xảy ra trong pin
điện với sức điện động bằng 1,132 V ở 17 C. Hãy xác định
o
G và F của
phản ứng (bỏ qua thể tích của Ag, AgCl; xem Cl2 là khí lý tưởng).
ĐS: G = -109238 J; F = -108032,5 J
Bài 14. Cho các dữ kiện sau đối với các chất:
C6H12O6 O2 CO2 H2 O
H ht
o
-1274,45 0 -393,51 -285,84
(KJ/mol)
S (J/mol.K)
o
212,13 205,03 213,64 69,94
a) Tính Go298 đối với phản ứng đốt cháy glucozơ:
C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2 O
b) Giả thiết rằng phản ứng tổng quát của sự chuyển hoá đường glucozơ trong cơ
thể người ở 37oC cũng tương tự như phản ứng đốt cháy đường trong không khí, hãy
xác định xem phản ứng chuyển hoá đường trong cơ thể người có thuận lợi hơn không?
ĐS: Go298 = -2878,92 KJ
Bài 15. Ở 25oC, entropy của graphit và của kim cương bằng 5,74 và 2,38 J/mol.K.
Nhiệt đốt cháy của kim cương lớn hơn nhiệt đốt cháy của graphit 752 J. Tính
G ứng với sự chuyển graphit thành kim cương. Cho kết luận rút ra từ kết
quả tính toán.
ĐS: G = 1721,28 J/mol
Bài 16. Cho các số liệu sau:
C(gr) Zn(r) O2 (k) CO(k) ZnO(r)
S 298 (J/mol.K)
o
5,74 41,6 205,04 197,9 44,0
Ho298 0 0 0 -110,52 -348,0
(KJ/mol)
Giả thiết biến thiên entropy và biến thiên entanpy của 2 phản ứng sau không phụ thuộc
nhiệt độ:
C(gr) + ½ O2 (k) = CO(k) ; Zn(r) + ½ O2 (k) = ZnO(r)
a) Thiết lập phương trình G = f(T) của mỗi phản ứng.
b) Xác định nhiệt độ tại đó C(gr) có thể khử được ZnO để giải phóng Zn và khí
CO.
ĐS: a) G =-348000 + 100,12T (J/mol); b) T > 1251,4 K
Bài 17. Biến thiên thế đẳng áp chuẩn của phản ứng: H2 + Cl2 = 2 HCl(k) ở 25oC
bằng -190348,84 J. Hãy xác định biến thế đẳng áp tại 25oC đối với phản ứng:
H2 (2 atm) + Cl2 (1 atm) = 2 HCl (0,5 atm)
Từ đó suy ra chiều của phản ứng.
ĐS: GT = -20,041 KJ/mol

--
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, Bài giảng tóm tắt Nhiệt động lực học 39

You might also like