Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Hệ thống quản lý tòa nhà thông
minh
Ngành Kỹ thuật Điều khiển Tự động hóa

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Bùi Đăng Thảnh


Bộ môn: Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp
Viện: Viện Điện

Nhóm sinh viên: Phạm Viết Quân 20181708 (Nhóm trưởng)


Ngô Minh Quang 20181713
Đặng Đức Mạnh 20181640
Phạm Văn Đồng 20181397
Nguyễn Văn 20181685
Nhất

HÀ NỘI, 7/2022
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.................................................................1


1.1 Giới thiệu chung hệ thống HVAC.............................................................1
1.2 Vấn đề về cải thiện hiệu suất HVAC.........................................................1
1.3 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu................................................................2
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH HÓA NHIỆT ĐỘ ĐA VÙNG...................................3
2.1 Tổng quan phương pháp mô hình hóa dựa trên mạng RC.........................3
2.2 Áp dụng phương pháp mô hình mạng RC.................................................4
CHƯƠNG 3. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN...........................................6
3.1 Điều khiển tập trung..................................................................................6
3.2 Điều khiển riêng lẻ....................................................................................7
3.3 Thiết kế điều khiển cho hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa vùng...................7
3.3.1 Chiến lược điều khiển cho mùa hè.............................................7
3.3.2 Chiến lược điều khiển cho mùa đông.........................................8
CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN THIẾT BỊ.............................................................11
4.1 Điều hòa nhiệt độ....................................................................................11
4.2 Cảm biến nhiệt độ...................................................................................12
4.3 Vi điều khiển...........................................................................................13
4.4 Bố trí các thiết bị.....................................................................................14
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SAT..............16
5.1 Tổng quan và chọn phần mềm thiết kế điều khiển giám sát....................16
5.1.1 Yêu cầu đối với phần mềm giám sát điều khiển hệ thống.........16
5.1.2 Tổng quan về phần mềm Visual Studio 2019...........................16
5.2 Thiết kế các giao điện giám sát và điều khiển hệ thống...........................17
5.2.1 Giao diện đăng nhập vào hệ thống............................................17
5.2.2 Giao diện màn hình chính.........................................................18
5.2.3 Giao diện điều khiển phòng 411...............................................18
5.3 Tổng kết các chức năng của hệ thống......................................................19
CHƯƠNG 6. GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG.............................................20
6.1 Tìm hiểu chung về giao thức truyền thông trong tòa nhà thông minh.....20
6.2 Tại sao cần phải hiểu giao thức truyền thông?.........................................21
6.3 Lựa chọn giao thức truyền thông cho hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa
vùng. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Commercial Building Energy Consumption in US, 2010......................1
Hình 1.2. Sơ đồ tầng 4 thư viện Tạ Quang Bửu....................................................2
Hình 2.1. Quy đổi các đại lượng nhiệt sang điện...................................................3
Hình 2.2. Mô hình nhiệt của tường.......................................................................4
Hình 2.3. Mô hình nhiệt của cửa...........................................................................4
Hình 2.4. Mô hình mạng RC phòng 419...............................................................4
Hình 3.1 Cấu trúc chiến lược điều khiển tập trung................................................6
Hình 3.2 Cấu trúc chiến lược điều khiển riêng lẻ..................................................7
Hình 3.3 Chiến lược điều khiển mùa hè................................................................8
Hình 3.4 Cấu trúc điều khiên mùa đông................................................................8
Hình 3.5 Nguyên lý ON máy sưởi.........................................................................9
Hình 3.6 Nguyên lý OFF máy sưởi.......................................................................9
Hình 4.1 Điều hòa DAIKIN FCF140CVM/RZA140DY1.................................11
Hình 4.2 Cảm biến nhiệt độ SHT30-HT533........................................................12
Hình 4.3 Mô-đun Vi điều khiển ESP32 – WROVER..........................................13
Hình 4.4 Bố trí điều hòa ở các phòng..................................................................14
Hình 4.5 Bố trí điều hòa......................................................................................14
Hình 4.6 Bố trí cảm biến đo nhiệt độ ở các phòng..............................................15
Hình 6.1 Giao thức truyền thông trong tòa nhà thông minh................................20
Hình 6.2 Giao thức truyền thông giúp các thiết bị trong nhà thông minh nói
chuyện với nhau..................................................................................................21
Hình 6.3 Truyền thông Wi-fi...............................................................................22

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Các thông số cơ bản của điều hòa........................................................12


Bảng 4.2 Các thông số cơ bản của cảm biến.......................................................13
Bảng 4.3 Các thông số cơ bản của Mô-đun vi điều khiển...................................14
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu chung hệ thống HVAC


Hệ thống HVAC (Heating, Ventilating, Air Conditioning) bao gồm:
- Heating: Hệ thống sưởi, gia nhiệt,… cung cấp nhiệt lượng cho tòa nhà
- Ventilating: Hệ thống thông gió, lọc bụi, vi khuẩn, khói, C O2,.. cung cấp
khí tươi và giám sát chất lượng không khí cho tòa nhà
- Air Conditioning: Hệ thống điều hòa làm mát, điều chỉnh nhiệt độ và độ
ẩm thích hợp
Một trong những vẫn đề của hệ thống HVAC là kiểm soát nhiệt độ đa vùng
(Multi-zone temperature Control). Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa
vùng là đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng trong tòa nhà, đồng thời
nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
1.2 Vấn đề về cải thiện hiệu suất HVAC

Hình 1.1. Commercial Building Energy Consumption in US, 2010

Những năm gần đây, năng lượng tiêu thụ trong các hệ thống HVAC ngày
càng tăng, đặt ra vấn đề hiệu suất hệ thống, tuổi thọ thiết. Theo số liệu của Mỹ
năm 2010, 41% năng lượng tiêu thụ là dành cho hệ thống HVAC.
Để giảm thiểu tổn hao năng lượng và tăng hiệu suất cho hệ thống HVAC,
một số giải pháp được đưa ra như:
- Sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt và thiết bị hiện đại
- Sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà để giám sát và tối ưu năng lượng sử
dụng
- Thay đổi thói quen người dùng
- Sử dụng các thuật toán điều khiển nâng cao (Advanced control method
for HVAC system)
Trong số các phương pháp kể trên, phương pháp đầu tiên và thứ hai tuy có
hiệu quả lớn nhất nhưng chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Phương pháp thứ ba
thường không được ưu tiên trong thực tế do người dùng HVAC đa dạng nên khó

1
thay đổi thói quen người dùng. Do đó, phương pháp bốn thường được ưu tiên sử
dụng.

1.3 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu

Hình 1.2. Sơ đồ tầng 4 thư viện Tạ Quang Bửu

Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là điều khiển nhiệt độ đa vùng của
tầng 4 thư viên Tạ Quang Bửu. Công việc thực hiện bao gồm:
- Mô hình hóa nhiệt độ đa vùng
- Đưa ra chiến lược điều khiển nhiệt độ
- Lựa chọn thiết bị điều khiển
- Thiết kế giao diện điều khiển Web-based

2
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH HÓA NHIỆT ĐỘ ĐA VÙNG

2.1 Tổng quan phương pháp mô hình hóa dựa trên mạng RC
Mô hình hóa mạng nhiệt dựa trên mạng RC về bản chất là quy đổi các giá
trị nhiệt độ, nhiệt trở, nhiệt dung, nhiệt lượng sang các đại lượng điện áp, điện
trở, điện dung, dòng điện. Cách quy đổi được mô tả như Hình [2.1].

Hình 2.3. Quy đổi các đại lượng nhiệt sang điện

Trong đó:
- Tụ C đại diện cho nhiệt dung (thermal capacitance) của không khí trong
một khu vực hoặc các phần tử khác của tòa nhà (VD: tường, trần, sàn,
…).
- Điện trở đại diện cho nhiệt trở của các phần tử trong tòa nhà (VD:
tường, trần, sàn,…).
- Điện áp trên tụ C đại diện cho nhiệt độ của phần tử, dòng điện đại diện
cho nhiệt lượng lan truyền trong mạng nhiệt
Sử dụng mô hình 2R2C, bức tường của tòa nhà được mô tả như Hình [2.2].
Tương tự, cửa sổ hoặc cửa ra vào của tòa nhà được mô tả như Hình [2.3]

3
Hình 2.4. Mô hình nhiệt của tường

Hình 2.5. Mô hình nhiệt của cửa

2.2 Áp dụng phương pháp mô hình mạng RC


Giả sử trần và sàn có nhiệt trở rất lớn, không xét đến các đồ đạc trong
phòng, mô hình mạng nhiệt của một phòng chỉ bao gồm tường, cửa ra vào và cửa
sổ. Hình [2.4] mô tả mạng RC của phòng 419.

Hình 2.6. Mô hình mạng RC phòng 419

4
Trong đó:
Lwall
Rwall =
k wall × A wall
Ldoor
Rdoor =
k door × A door
Lwindow
Rwindow =
k window × A window
C 419 =ρair V 419 c p air

C wall=ρwall V wall c p wall

Với:
- L : độ dày(m), A : diện tích(m2 ¿ , V : thể tích(m3)
- Các hệ số ρ , c p , k tra trong bảng A.1, tài liệu [2]
Áp dụng tương tự với các phòng khác, ta sẽ tìm được mô hình mạng nhiệt
của các phòng dựa trên mô hình mạng RC

5
CHƯƠNG 3. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN

Hiện nay, có thể chia chiến lược điều khiển thành ba kiểu chính:
- Điều khiển tập trung
- Điều khiển riêng lẻ
Mỗi chiến lược điều khiển có ưu nhược điểm riêng và phù hợp cho từng bài
toán thiết kế. Nhiệm vụ của người thiết kế là chọn chiến lược điều khiển sao cho
phù hợp với nhu càu và tối ưu về mặt kinh tế và kỹ thuật. Sau đây, ưu nhược
điểm chi tiết của ba chiến lược điều khiển sẽ được trình bày, thiết kế chi tiết cho
hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa vùng cũng được đưa ra.
3.1 Điều khiển tập trung
Chiến lược điều khiển tập trung hoạt động dựa trên mô hình chung cho cả
tòa nhà. Tức là mô hình để thiết kế điều khiển sẽ là mô hình cả tòa nhà. Trong
đó, các dữ liệu về nhiệt độ, tín hiệu cảm biến từ các phòng riêng lẻ đều được đưa
về làm một mô hình chung. Hình [3.1] mô tả cấu trúc điều khiển tập trung.

Hình 3.7 Cấu trúc chiến lược điều khiển tập trung

Có thể thấy, mọi tín hiệu riêng từ các phòng khác nhau đều gửi về cùng một
máy tính chung. Chiến lược này chỉ cần một bộ điều khiển trung tâm cho toàn bộ
hệ thống. Bằng cách hoạt động này, có thể tiết kiệm chi phí vận hành nhờ vào
việc giảm thiểu máy tính điều khiển. Không chỉ vậy, nhờ vào việc chỉ dùng một
mô hình chung, các tín hiệu ở các phòng sẽ có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Do
đó, chiến lược này giúp tối ưu về mặt năng lượng về tăng hiệu suất chung cho
toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, nhược điểm chính của chiến lược này chính là độ
đáng tin cậy. Do tín hiệu từ cảm biến ở các phòng có sự ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau, nếu bất kỳ một phòng nào có lỗi sẽ có nguy cơ gây lỗi cho toàn bộ hệ
thống. Bởi lý do đó, độ tin cậy của chiến lược này không được đánh giá cao trong
thực tế và không được ứng dụng cho các hệ thống yêu cầu tính ổn định cao.

6
3.2 Điều khiển riêng lẻ
Trái với chiến lược điều khiển tập trung, chiến lược này đề cao tính ổn định
của hệ thống. Hình [3.1] mô tả cấu trúc điều khiển riêng lẻ.

Hình 3.8 Cấu trúc chiến lược điều khiển riêng lẻ

Có thể thấy, các tín hiệu từ các phòng được gửi về các bộ điều khiển riêng.
Tức là mỗi phòng sẽ có một mô hình riêng và có bộ điều khiển riêng tương ứng.
Các bộ điều khiển này hoạt động hoàn toàn riêng biệt, dựa trên các tín hiệu phản
hồi không ảnh hưởng bởi phòng khác. Do đó, các phòng sẽ không bị ảnh hưởng
bởi tín hiệu của phòng khác, tăng tính ổn định chung của hệ thống. Một ví dụ như
trên, khi một phòng nào đó có vấn đề, các phòng còn lại sẽ không hề bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên, vì có nhiều bộ điều khiển riêng, xét về khía cạnh kinh tế thì
phương pháp này không tối ưu. Không chỉ vậy, vì các phòng hoạt động một cách
độc lập nên không tối ưu được năng lượng tiêu thụ, có thể gây lãng phí nhiên
liệu.
3.3 Thiết kế điều khiển cho hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa vùng
Phần trên đã trình bày về ưu nhược điểm của từng chiến lược điều khiển. Ở
hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa vùng, tính ổn định của hệ thống yêu cầu cao [1].
Do đó, lựa chọn chiến lược điều khiển riêng lẻ cho toàn bộ hệ thống là hợp lý.
Thực tế, khi điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển Tỉ lệ - tích phân (PI) được sử
dụng rất rộng rãi bởi vì bản chất nhiệt độ có sự thay đổi động học chậm, mặt
khác bộ điều khiển PI rất dễ để lập trình số hóa để triển khai trên vi điều khiển
3.3.1 Chiến lược điều khiển cho mùa hè
Vì căn phòng được điều khiển nằm trên thư viện nên ban ngày lượng người
ra vào thay đổi một cách phi tuyển liên tục. Do đó, lựa chọn chiến lược điều

7
khiển phản hồi để điều khiển điều hòa vào ban ngày. Cấu trúc điều khiển mô tả ở
Hỉnh [3.3].

Hình 3.9 Chiến lược điều khiển mùa hè

Hình [3.3] bao gồm chiến lược điều khiển mùa hè và cấu trúc điều hòa. Bản
chất của việc điều khiển nhiệt độ cho căn phòng này là điều khiển tốc độ quạt gió
điều hòa. Do đó, chỉ cần một mạch vòng điều khiển là đủ. Tín hiệu nhiệt độ ở
cảm biến được chuyển thành điện và được phản hồi về để so sánh với tín hiệu
đặt. Bộ điều khiển được thiết kế để tín hiệu phản hồi này bám theo giá trị đặt. Do
mô hình nhiệt rất đơn giản nên chỉ cần một bộ điều khiển PI để điều khiển.
3.3.2 Chiến lược điều khiển cho mùa đông
Thực tế, với môi trường nóng ẩm ở Việt Nam, mùa đông thường không quá
lạnh hoặc sẽ không kéo dài lâu cho nên hệ thống làm ấm vào mùa đông có thể
không cần thiết. Vì vậy, chiến lược điều khiển cho mùa đông đưa ra ở phần dưới
dung để tham khảo hoặc có thể áp dụng thực tế.
Điều khiển nhiệt độ mùa đông được quy về điều khiển nhiệt độ của máy
sưởi. Lựa chọn chiến lược điều khiển ON/OFF để điều khiển nhiệt độ mùa đông.
Cấu trúc chiến lược điều khiển như Hình [3.4].

Hình 3.10 Cấu trúc điều khiên mùa đông

Nguyên lý chính của chiến lược điều khiển này như sau:
- Nếu nhiệt độ phòng thấp hơn nhiệt độ đặt mức thấp (T high), bật máy sưởi
- Nếu nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ đặt mức cao (T low), tắt máy sưởi
Nguyên lý hoạt động của chiến lược này khá đơn giản, nhiệm vụ cần làm là
tăng độ linh hoạt cho hệ thống và tối ưu về mặt kinh tế.
Hình [5] mô tả nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển ON máy sưởi

8
Hình 3.11 Nguyên lý ON máy sưởi

Có thể thấy, trong Hình [3.5] có sử dụng tới 3 Op-amp, nhiệm vụ của 3 Op-
amp này như sau:
 Op-amp 1 dùng để tạo độ khuếch đại điện áp của cảm biến nhiệt độ
 Op-amp 2 dùng để tạo mức nhiệt độ
 Op-amp 3 dùng để so sánh, bật tắt máy sưởi
Điện áp từ cảm biến nhiệt độ sẽ được đưa vào Op-amp 1 để khuếch đại lên.
Độ khuếch đại này phụ thuộc vào giá trị của điện trở R1 , R 3. Điện áp sau Op-amp
được tính bằng công thức sau:
R3 PT 3.1
V out =V ¿ ×
R1
Bằng cách điều chỉnh giá trị điện trở này, độ khuếch đại sẽ được thay đổi.
Biến trở AR1 dùng để điều chỉnh mức nhiệt độ đặt. Tức là điện áp sau Op-
amp 2 sẽ được thay đổi bằng cách thay đổi giá trị biến trở này. Và cuối cùng là
Op-amp 3 để so sánh điện áp trên 2 Op-amp kia. Hình [3.6] mô tả nguyên lý
mạch OFF máy sưởi.

Hình 3.12 Nguyên lý OFF máy sưởi

Cũng giống như mạch ON, nguyên lý mạch này chỉ khác ở chỗ đổi chiều
Op-amp 3. Bằng cách đó, nếu nhiệt độ trên cảm biến lớn hơn nhiệt độ đặt, đồng

9
thời phải đang bật hệ thống điều khiển, máy sưởi sẽ tắt. Nhờ vào biến trở AR1,
nhiệt độ đặt có thể thay đổi một cách dễ dàng, từ đó làm tăng tính linh hoạt của
hệ thống điều khiển.

10
CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Trong thiết kế điều khiển, kiểm soát nhiệt độ đa vùng cho các tòa nhà thông
minh, việc lựa chọn các thiết bị phần cứng, cơ cấu chấp hành là hết sức quan
trọng. Việc lựa chọn không chỉ phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật đề ra mà cần
phải thỏa mãn tính có sẵn, tức là số lượng sản phẩm phải có mặt và đang được
bán trên thị trường. Mặt khác, vấn đề giá cả cũng đáng quan tâm, bởi vì kinh phí
đã được quyết định từ đầu, việc chọn sản phẩm có giá hợp túi tiền sẽ tránh được
những khoản tiền bị đội lên.
Các thiết bị phần cứng, cơ cấu chấp hành cơ bản của một hệ thống kiểm
soát nhiệt độ đa vùng gồm; Điều hòa nhiệt độ, cảm biến đo nhiệt độ và độ ẩm, vi
điều khiển. Những thiết bị khác như lò sưởi có thể không cần thiết ở môi trường
Việt Nam khi hầu hết mùa đông không quá lạnh. Sau khi lựa chọn, việc thiết kế,
tính toán để bố trí các thiết bị cũng được triển khai
4.1 Điều hòa nhiệt độ.
Việc lựa chọn điều hòa phù hợp có khá nhiều cách, tuy nhiên để dễ dàng và
thuận tiện thì lựa chọn theo diện tích sử dụng là hợp lý nhất. hầu hết các phòng
thường có chiều cao từ 2.8 đến 3.5 mét nên có thể bỏ qua sự khác nhau về thể
tích. Mặt khác, nếu lựa chọn theo công năng, nhiệt độ hấp thụ thì sẽ khó để tính
toán xác định.
Để có tính thẩm mỹ cho các phòng thì điều hòa dạng âm trần là một lựa
chọn sáng suốt. Khi trang bị điều hòa âm trần, gần như toàn bộ thân điều hòa sẽ
được che khuất, chỉ có mặt quạt gió được lộ ra, vừa thẩm mỹ, vừa tạo cảm giác
rộng rãi cho căn phòng.
- Sản phẩm lựa chọn: DAIKIN FCF140CVM/RZA140DY1

Hình 4.13 Điều hòa DAIKIN FCF140CVM/RZA140DY1

11
Bảng 4.1 Các thông số cơ bản của điều hòa

Công nghệ kiểm soát Inverter, 2 chiều


Số pha 3
Công suất làm lạnh 50000 BTU (<70 m2 ¿
Biên độ chênh nhiệt 0.5 ℃
Công suất tiêu thụ 4.2 kW
Môi chất làm lạnh Gas R32
Giá thị trường 50 triệu VNĐ
Đây là dòng điều hòa được sử dụng phổ biến ở các nơi có khôn gian rộng.
Với các công nghệ tiên tiến và giá cả phù hợp, đây là một sản phẩm sẽ mang lại
hiệu quả tốt và tiết kiệm trong việc vận hành hệ thống.
4.2 Cảm biến nhiệt độ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ điển hình như:
Cặp nhiệt độ, nhiệt điện trở, thermistor, cảm biến nhiệt bán dẫn, hỏa kế,… Mỗi
loại có ưu nhước điểm khác nhau và được sử dụng cho các mục đích và yêu cầu
hệ thống khác nhau.
Với các yêu cầu của hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa vùng, yêu cầu độ chính
xác cao, độ nhạy phù hợp thì một trong những sản phẩm được sử dụng rộng rãi
trên thị trường là: cảm biến SHT30 - HT533

Hình 4.14 Cảm biến nhiệt độ SHT30-HT533

Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm SHT30 HT533 được sử dụng để đo nhiệt độ và


độ ẩm với chuẩn giao tiếp I2C rất dễ dàng để kết nối và giao tiếp với vi điều
khiển, vỏ chống thấm PE được làm từ vật liệu polyme, chống bụi, chống thấm
nước, thoáng khí tốt. Cảm biến có cấu tạo gồm cảm biến SHT30 phía trong, bên
ngoài là lớp vỏ bảo vệ cảm biến khỏi các tác động vật lý từ môi trường như bụi,
nước,… Dây của cảm biến nhiệt độ và độ ẩm SHT30 HT533 sử dụng cáp PVV
đồng nguyên chất, điện trở thấp, điện áp ổn định, chống mài mòn, mềm và chống
cháy. Cảm biến thường được sử dụng trong nhà kính nông nghiệp, môi trường độ

12
ẩm cao, ngoài trời và hầu hết các loại môi trường, có thể kiểm tra độ ẩm không
khí trong đất, khuếch tán nước.
Bảng 4.2 Các thông số cơ bản của cảm biến

Điện áp làm việc 2.4 – 5.5 VDC


Dải đo -40 – 125 độ C
Sai số 0.3 độ C
Giá 400 nghìn VNĐ
4.3 Vi điều khiển
Các dòng vi điều khiển được sử dụng rộng rãi hiện này như: 8051, PIC,
AVR, ARM. Trong đó dòng ARM được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện
tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, trình phát đa phương tiện và các
thiết bị di động khác, chẳng hạn như thiết bị đeo. Do được giảm thành tập lệnh,
nên nó cần ít transistor hơn, cho phép kích thước khuôn IC nhỏ hơn. Vi xử lý
ARM kích thước nhỏ, giảm độ khó và tiêu thụ điện năng thấp nên rất phù hợp
với các thiết bị thu nhỏ. Từ các yếu tố trên có thể thấy nó rất phù hợp để sử dụng
cho mục đích điều lập trình điều khiển.
- Sản phẩm lựa chọn: ESP32 – WROVER

Hình 4.15 Mô-đun Vi điều khiển ESP32 – WROVER

Mô-đun vi điều khiển ESP32 ESP32-WROVER có  IC trung tâm là ESP32-


D0WD-V3 với nhân xử lý dual-core Xtensa® 32-bit LX6 microprocessors đầy
mạnh mẽ, tích hợp chuẩn Wi-Fi 802.11 b/g/n/e/I , Bluetooth BR/EDR & BLE
v4.2, thường được sử dụng trong các sản phẩm hoặc nghiên cứu về IoT hiện nay.
Với kích thước nhỏ gọn, ra chân đầy đủ của IC ESP32, mô-đun được thiết kế và

13
gia công chất lượng tốt với vỏ bọc kim loại chống nhiễu và anten PCB + cổng kết
nối anten ngoài Ipex cho khoảng các truyền xa và ổn định.
Bảng 4.3 Các thông số cơ bản của Mô-đun vi điều khiển

Điện áp, dòng làm việc 2.2 – 3.6 VDC, 90 mA


RAM 4 MB static, 4 MB Flash
Kết nối Bluetooth, Wi-fi
Giá 130 nghìn VNĐ
4.4 Bố trí các thiết bị
Dựa theo tính toán điện tích mặt sàn của các phòng trong thư viện, số lượng
điều hòa trong từng phòng được lựa chọn phù hợp để đảm bảo vận hành đúng
yêu cầu đề ra. Với:
- Phòng 401 (300 m2): 4 cái
- Phòng 419 (136 m2): 2 cái
- Phòng 411 (300 m2): 4 cái
- Phòng 418 (65 m2): 1 cái
- Phòng 402 (130 m2): 2 cái
Các bố trí điều hòa được mô tả trong Hình [4.4], [4.5]

Hình 4.16 Bố trí điều hòa ở các phòng

Hình 4.17 Bố trí điều hòa

14
Với không gian rộng, nhiệt độ ở các vùng trong phòng sẽ khác nhau, vì
thế việc bố trí nhiều cảm biến trong một phòng là điều cần thiết. Tuy nhiên, để
tiết kiệm chi phí, hoàn toàn có thể sử dụng 2 cảm biến cho các phòng 401, 402,
411, 419. Nhiệt độ đo được sẽ là trung bình cộng của kết quả hai cảm biến đo
được. Phòng 418 chỉ cần bố trí 1 cảm biến. Cụ thể được mô tả trong Hình [4.6]

Hình 4.18 Bố trí cảm biến đo nhiệt độ ở các phòng

15
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SAT

5.1 Tổng quan và chọn phần mềm thiết kế điều khiển giám sát
5.1.1 Yêu cầu đối với phần mềm giám sát điều khiển hệ thống
- Giám sát toàn bộ hệ thống điều khiển của toà nhà
- Có chức năng điều khiển xuống các thiết bị cấp dưới.
- Tạo báo cáo
- Lưu trữ và khôi phục dữ liệu quá khứ
- Phân quyền điều khiển cho các nhóm chức năng.
- Bảo mật việc truy cập.
- Dễ dàng chỉnh sửa thêm bớt các tín hiệu khi cần thiết.
- Có thể mở rộng khi cần nâng cấp và sửa chữa.
Từ những yêu cầu đối với phần mềm điều khiển giám sát ở trên phần mềm
Visual Studio 2019 được lựa chọn để lập trình điều khiển và giám sát hệ thống.
Phần mềm Visual Studio 2019 có hỗ trợ đầy đủ các chức năng lập trình giao diện
điều khiển, data base sử dụng SQL server, deploy code lên server,…cùng với
giao diện thiết kế trực quan, dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Hình 5.1 Phần mềm Visual Studio 2019


5.1.2 Tổng quan về phần mềm Visual Studio 2019
Visual studio là một phần mềm hỗ trợ đắc lực hỗ trợ công việc lập trình
website. Công cụ này được tạo lên và thuộc quyền sở hữu của ông lớn công nghệ
Microsoft. Năm 1997, phần mềm lập trình nay có tên mã Project Boston. Nhưng
sau đó, Microsoft đã kết hợp các công cụ phát triển, đóng gói thành sản phẩm
duy nhất.
Các tính năng của phần mềm:
- Đa nền tảng:
Phần mềm lập trình Visual Studio của Microsoft hỗ trợ sử dụng trên nhiều
nền tảng khác nhau. Không giống như các trình viết code khác, Visual Studio sử
dụng được trên cả Windows, Linux và Mac Systems. Điều này cực kỳ tiện lợi
cho lập trình viên trong quá trình ứng dụng.

16
- Đa ngôn ngữ lập trình:
Không chỉ hỗ trợ đa nền tảng, Visual Studio cũng cho phép sử dụng nhiều
ngôn ngữ lập trình khác nhau từ C#, F#, C/C++, HTML, CSS, Visual Basic,
JavaScript,… Bởi vậy, Visual Studio có thể dễ dàng phát hiện và thông báo cho
bạn khi các chương trình có lỗi.
- Hỗ trợ website:
Visual Studio code cũng hỗ trợ website, đặc biệt trong công việc soạn thảo
và thiết kế web.
- Kho tiện ích mở rộng phong phú:
Mặc dù Visual Studio có hệ thống các ngôn ngữ hỗ trợ lập trình khá đa
dạng. Nhưng nếu lập trình viên muốn sử dụng một ngôn ngữ khác, bạn có thể dễ
dàng tải xuống các tiện ích mở rộng. Tính năng hấp dẫn này được hoạt động như
một phần chương trình độc lập nên không lo làm giảm hiệu năng của phần mềm.
Lưu trữ phân cấp:
Phần lớn các tệp dữ liệu đoạn mã của Visual Studio đều được đặt trong các
thư mục tương tự nhau. Đồng thời, Visual Studio cũng cung cấp một số thư một
cho các tệp đặc biệt để bạn lưu trữ an toàn, dễ tìm, dễ sử dụng hơn.
5.2 Thiết kế các giao điện giám sát và điều khiển hệ thống
5.2.1 Giao diện đăng nhập vào hệ thống

Hình 5.3 Đăng nhập vào hệ thống


Đối với một hệ thống lớn có chức năng điều khiển và giảm sát, việc đăng
nhập vào hệ thống có phân quyền là một yêu cầu rất quan trọng để đảm bảo được
tính bảo mật của hệ thống cũng như tránh tình trạng xâm phạm hệ thống dẫn đến
hư hại và gây ra sự cố cho hệ thống.
Để thực hiện được chức năng phân quyền thì người giám sát và điều khiển
sẽ được cấp các tài khoản User hoặc Admin để đăng nhập vào hệ thống. Đối với
User thì chỉ có thể giám sát hoạt động của hệ thống và xuất ra báo cáo dữ liệu
của hệ thống. Còn với Admin có thể cài đặt, chỉnh sửa và vận hành cho hệ thống.

17
5.2.2 Giao diện màn hình chính

Hình 5.4 Giao diện màn hình chính


Đối với giao diện màn hình chính được thiết kế là tầng 4 thư viện Tạ Quang
Bửu với 6 phòng cần giám sát và điều khiển. Mỗi thiết bị điện trong phòng được
mô tả bởi 1 hình vuông như trên màn hình. Khi thiết bị OFF nó sẽ có màu đỏ,
còn ON sẽ có màu xanh.
Ở giao diện màn hình chính có các chế độ điều khiển (AutoMode,
HandMode) mô tả cho các chế độ điều khiển tập trung và điểu khiển riêng lẻ.
Với chế độ điều khiển tập trung thì ta sẽ điều khiển tất cả các phòng thông qua
tín hiệu điều khiển chung. Khi đó các thiết bị sẽ được bật tắt đồng thời ở tất cả
các phòng. Đối với chế độ điều khiển riêng lẻ, ta chọn chế độ HandMode sau đó
chọn vào từng phòng cần điều khiển để điều khiển hệ thống theo yêu cầu mong
muốn.
5.2.3 Giao diện điều khiển phòng 411
Do các phòng có cấu trúc điều khiển như nhau, chỉ khác ở số thiết bị điện sử
dụng, vì vậy phòng đọc chuyên ngành 411 được sử dụng làm thiết kế điển hình,
các phòng khác tương tự.

Hình 5.5 Giao diện điều khiển phòng 411

18
Giao diện điều khiển phòng 411, các thiết bị điện được mô phỏng và có thể
điều khiển bật tắt để thay đổi nhiệt độ cài đặt của phòng. Nhiệt độ phòng sẽ được
đưa về từ sensor. Sau khi qua bộ điều khiển sẽ đưa ra nhiệt độ dự báo cho phòng
học. Bộ điều khiển PI được sử dụng để giúp cho nhiệt độ phòng có thể sát với
nhiệt độ mong muốn. Nhiệt độ được đo về bằng sensor sau đó đưa ra sai lệch
giữa nhiệt độ đặt và nhiệt độ đo về qua bộ điều khiển PI để làm cho sai lệch tới 0
giúp cho nhiệt độ ra đáp ứng được mong muốn của mình.
5.3 Tổng kết các chức năng của hệ thống
- Chức năng của giao diện đăng nhập hệ thống:
 Login vào hệ thống
 Có khả năng phân quyền điều khiển cho hệ thống
- Chức năng của giao diện màn hình chính:
 Chế độ điều khiển tập trung
 Có thể chọn chế độ điều khiển vào từng phòng riêng lẻ
- Chức năng của giao diện điều khiển phòng 411:
 Có khả năng bật tắt điều hòa để cài đặt nhiệt độ
 Nhiệt độ phòng được đo về từ cảm biến
 Sử dụng bộ điều khiển PI để điều khiển nhiệt độ và đưa ra dự báo
về nhiệt độ

19
CHƯƠNG 6. GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG

6.1 Tìm hiểu chung về giao thức truyền thông trong tòa nhà thông minh
Giao thức kết nối là thứ ngôn ngữ các thiết bị nhà thông minh giao tiếp với
nhau. Nếu chúng không thể “nói chuyện”, ý tưởng biến ngôi nhà bình thường trở
nên thông minh phá sản hoàn toàn.
Chính vì điều này, người dùng cần hiểu được cách thức làm việc của các
giao thức kết nối trong nhà thông minh trước khi quyết định lựa chọn những thiết
bị phù hợp và tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
Với khoảng 10 chuẩn kết nối nhà thông minh khác nhau đang có trên thị
trường, thật là khó để quyết định đâu là thứ tốt nhất. Về cơ bản, có thể chia ra
làm 2 loại: Kết nối có dây và kết nối không dây.

Hình 6.19 Giao thức truyền thông trong tòa nhà thông minh

Phân loại giao thức truyền thông trong tòa nhà thông minh
- Về giao thức kết nối có dây, có thể kể đến là X10 và UPB, sử dụng hệ
thống dây điện có sẵn trong nhà để giao tiếp, có độ tin cậy cao nhưng
thường chậm và khó mã hóa dữ liệu nhằm đảm bảo an toàn.
- Giao thức không dây thì ngược lại, thường nhanh hơn, tương thích với
một lượng lớn các thiết bị nhà thông minh, bao gồm Z-Wave và Zigbee,
kết nối không dùng dây, đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng.
Nhiều nền tảng nhà thông minh tương thích với Z-Wave, giao thức kết nối
nhà thông minh lý tưởng nếu như người dùng muốn quản lý tất cả mọi thứ trong
một ứng dụng duy nhất trên smartphone.
Cũng có những giao thức lai như Insteon và C-Bus, kết hợp sử dụng cả
công nghệ kết nối có dây lẫn không dây.

20
Hình 6.20 Giao thức truyền thông giúp các thiết bị trong nhà thông minh nói chuyện
với nhau

6.2 Tại sao cần phải hiểu giao thức truyền thông?
- Khả năng tương thích: Những giao thức kết nối nhà thông minh nhất định
đặt ra hạn chế cho người sử dụng các thiết bị nhà thông minh. Vì vậy,
người dùng cần lựa chọn giao thức phổ biến, dễ sử dụng, có khả năng kết
hợp với những thiết bị nhà thông minh khác nhau.
- Dễ dàng nâng cấp: Công nghệ nhà thông minh mới liên tục xuất hiện trên
thị trường, nếu người dùng có một hệ thống tương thích cao, có thể dễ
dàng bổ sung thêm nhiều thiết bị và tính năng trong tương lai.
- Những điều khác cần cần nhắc khi lựa chọn giao thức kết nối nhà thông
minh chính là chi phí, mức tiêu thụ điện năng và băng thông tiêu tốn.
6.3 Lựa chọn giao thức truyền thông cho hệ thống kiểm soát nhiệt độ đa
vùng.
Hiện nay, xu hướng nhà thông minh đang dần được triển khai phổ biến trên
khắp thế giới. Trong đó, các tiêu chuẩn, giao thức truyền thông được chú ý bởi vì
nó chính là cầu nối để các thiết bị và thiết bị, thiết bị và con người giao tiếp với
nhau.Một số chuẩn giao thức phổ biến như: Wi-fi, Z-Wave, Zig-Bee, Insteon,
Bluetooth, UPB,…, các giao thức có ưu nhước điểm riêng và đều được lựa chọn
phổ biến. Nhưng phổ biến, dễ sử dụng và tương thích với hầu hết các hệ thống thì
giao thức truyền thông Wi-fi là lựa chọn hợp lý. Chính vì lẽ đó, gioa thức truyền
thông Wi-fi được lựa chọn để giao tiếp các thiết bị trong hệ thống kiểm soát nhiệt
độ.
Khi Wi-Fi ngày càng trở nên phổ biến, các thiết bị nhà thông minh cũng ra
đời tận dụng giao thức kết nối này, cho khả năng tương tác dễ dàng giữa các thiết
bị khác nhau.
Các thiết bị tương thích sử dụng băng tần 2.4Ghz và 5Ghz, cho khoảng cách
khả dụng thực tế lên đến 20 mét, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, độ
nhiễu, nguồn phát và chất lượng ăng ten.

21
Hình 6.21 Truyền thông Wi-fi

Về lý thuyết, Wi-Fi cho phép kết nối tối đa 256 thiết bị. Lúc này, khả năng
nghẽn mạng có thể xảy ra, đặc biệt khi có các thiết bị yêu cầu băng thông trao đổi
dữ liệu lớn.
Điểm tuyệt vời của Wi-Fi chính là tốc độ truyền phát, khoảng cách và tính
khả dụng của nó trên tổng thể. Người người nhà nhà gần như đã có 1 bộ định
tuyết Wi-Fi trong nhà, sẽ ít tốn kém hơn khi sử dụng dây.
Wi-Fi cũng mang lại khả năng truy cập internet dễ dàng và đáng tin cậy ở
mọi nơi trong căn nhà. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế với công nghệ không
dây phổ biến này.
Tuy nhiên, Wi-fi cũng có một số hạn chế. Đầu tiên là khả năng bị nhiễu tín
hiệu vì có quá nhiều thiết bị - như smartphone, máy tính bảng, đồng hồ, bộ điều
chỉnh nhiệt độ… sử dụng mạng Wi-Fi, và khi có quá nhiều thiết bị, khả năng bị
nghẽn cao. Một vấn đề khác là tiêu hao năng lượng, mặc dù không làm hóa đơn
tăng vọt và dễ kết nối khi có Wi-Fi nhưng những cảm biến nhỏ, thiết bị nhỏ
không cần phải được trang bị Wi-Fi, vẫn còn có các giao thức khác. Cuối cùng,
bảo mật là một thứ cần được xem xét. Mặc dù Wi-Fi có khá nhiều tính năng bảo
mật được trang bị, vấn đề không đến từ giao thức mà từ người dùng, bởi nếu tắt
đi hoặc không bật đúng tính năng bảo mật, cả hệ thống mạng sẽ kém an toàn.
Các thế hệ phiên bản mới như Wi-Fi 6 mang đến nhiều cải tiến, hiện đang
dần dần được các nhà sản xuất mang ra thị trường. Wi-Fi Ha-Low giúp tiết kiệm
năng lượng trong khi cải thiện khoảng cách giao tiếp.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Belić, Filip, Dražen Slišković, and Željko Hocenski. "Detailed


Thermodynamic Modeling of Multi-Zone Buildings with Resistive-
Capacitive Method." Energies 14.21 (2021): 7051.
[2] Agbi, Clarence E. Scalable and Robust Design of Model-Based Control
Strategies for Energy-Efficient Buildings. Diss. Carnegie Mellon University,
2014.

23

You might also like