Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Lời đầu tiên nhóm chúng mình xin gửi tới cô và các bạn lời chúc sức

khỏe và lời chào trân trọng nhất!


Mình là Phương Linh, sau đây mình xin được bắt đầu phần thuyết
trình của nhóm mình
( Đoạn giới thiệu thành viên)

Thì tuần trước nhóm 10 đã trình bày về 1 phần của giao tiếp phi ngôn
ngữ, hôm nay nhóm chúng mình sẽ tiếp tục các hoạt động giao tiếp phi
ngôn ngữ khác về cử điệu, cách đi,đứng,ngồi sao cho phù hợp trong giao
tiếp

1. Cử điệu

Tùy nền văn hóa, cử điệu được sử dụng ở mức độ nào. Đã bao giờ bạn
thấy bối rối khi đồng nghiệp đứng quá gần bạn trong khi trò chuyện?
Người Á Đông thường cảm thấy không thoải mái khi khoảng cách tiếp
xúc quá gần, trong khi người Mỹ Latin và Trung Đông lại cho rằng điều
đó thể hiện sự thân thiện và tin cậy nhau. Nếu hiểu được ngôn ngữ cử chỉ
của các nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ tránh được nhiều tình huống gây
hiểu lầm đáng tiếc và thành công khi thương lượng với các đối tác kinh
doanh nước ngoài.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về 17 cử điệu phổ biến

a. Gật đầu

Ở hầu hết các quốc gia: nó mang ý nghĩa là đồng ý

Trái ngược với Mỹ, một số nơi tại Hy Lạp, Bungari, và Thổ Nhĩ
Kỳ: gật đầu lại mang nghĩa phủ định , không đồng ý.

b. Hành động Hất đầu ra sau


Ở Thái Lan, Philipines, Ấn Độ, Lào: cũng mang ý nghĩa là đồng ý

c. Nhướng lông mày

Ở Thái Lan và một số nước khác ở Châu Á: cử điệu này cũng biểu
hiện sự đồng ý

Nhưng ở Ở Philipines: nó lại có ý là “ Xin chào”

d. Nháy mắt

ở Mỹ và các nước Châu Âu: đây là cử điệu thể hiện rằng bạn muốn
chia sẻ một bí mật gì đó với người khác

Tuy nhiên ở một số quốc gia khác: là dấu hiệu tán tỉnh người khác
giới

e. Mắt lim dim

Đây là biểu hiện cho thấy sự “ chán nản ” hay “ buồn ngủ” ở Mỹ

Còn ở Nhật, Thái Lan và Trung quốc: nó lại có ý nghĩa rằng bạn
đang lắng nghe người khác

f. Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi

Cử điệu này ở Anh: ám chỉ việc hãy giữ bí mật

ở Ý: đây là hành động cảnh báo hãy cẩn thận, coi chừng nguy hiểm

g. Khua tay

Người Ý thường khua tay khi nói chuyện và đó là 1 điều bình thường
Nhưng Ở Nhật khua tay khi nói chuyện bị xem là bất lịch sự

h. Khoanh tay

ở một số quốc gia : việc khoanh tay có nghĩa rằng bạn đang phòng
thủ hay không đồng tình với ý kiến đó

(còn theo các bạn thì ở Việt Nam thì khoanh tay trước ngực có ý
nghĩa gì? )

i. Chỉ trỏ

Ở Bắc Mĩ hoặc Châu Âu: dùng ngón trỏ để chỉ khi nói chuyện là
việc bình thường

Trái ngược lại thì Ở Nhật Bản và Trung Quốc: dùng ngón trỏ để
chỉ người khác được xem là bất kính và cực kì bất lịch sự, người ta
thường dùng cả bàn tay dùng để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó.

(hay các bạn thường hay nghe câu khi bạn chỉ 1 ngón tay vào người
khác thì các ngón còn lại sẽ chỉ ngược vào bản thân mình)

Và hành động chỉ tay bằng ngón trỏ thường bị coi là khiếm nhã tại
nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Malaysia.

Để giữ phép lịch sự, người Malaysia dùng ngón cái, thường là tay
phải, khi cần chỉ hướng hoặc nhắc tới điều gì đó.

j. Kí hiệu OK

Đây là 1 hành động quá quen thuộc với chúng ta

Mỹ, các nước phương Tây và một số nước châu Á, trong đó có


Việt Nam :thì Ký hiệu này thay cho lời đồng ý.
Nhật Bản: nó mang ý nghĩa là Tiền! Nếu bạn kinh doanh ở Nhật, khi
bạn giơ kí hiệu này, họ sẽ hiểu là bạn đang yêu cầu họ hối lộ cho bạn.

Brazil: đây là 1 cử chỉ thô tục. Khi tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon
đến Brazil, ông đã đưa ra cử chỉ này trước đám đông và nhận lại những
tiếng hô phẫn nộ của người địa phương.

k. Chữ V

Mỹ: Hòa bình, hoặc chiến thắng (victory). bạn có thể bắt gặp hành
động này trong 1 số trận đấu ở Mỹ khi ai đó giành chiến thắng

Các nước Đông Á (Nhật, Hàn, Thái Lan): Không có ý nghĩa gì, chỉ
là cử chỉ thường gặp khi chụp hình.

Anh, Úc, Nam Phi, New Zealand, Ireland: Nếu chữ V được thực
hiện với mu bàn tay hướng vào người đối diện, đó là ký hiệu mang tính
xúc phạm.

l. Chữ L

Mỹ và nhiều nước phương Tây: Loser - có nghĩa là kẻ thua cuộc.nó


mang tính chế giễu rằng người đó là kẻ thua cuộc

Trung Quốc: Số 8 - con số may mắn đối với văn hóa Trung Hoa.
m. Giơ ngón cái

Mỹ: Ký hiệu bắt nguồn từ văn hóa quốc gia này ( ở nước mình hay
gọi là dấu like) , có nghĩa là "tốt". Ngoài ra nó còn được dùng dành cho
người muốn đi nhờ xe.

Iraq, Iran: Cử chỉ rất thô tục, không khác gì chửi vào mặt người
khác.

n. Vẫy ngón tay


Mỹ, Ecuador, và một số nước phương Tây: Ký hiệu có nghĩa "Lại
đây", và được dùng trong các trường hợp muốn quyến rũ ai đó.

Philippines: Chỉ dùng khi gọi... chó. Nếu dùng lên người, đó là hành
vi xúc phạm và bạn có thể bị bắt vì điều đó.

o. Giơ tay ngăn lại

Nhiều quốc gia: "Dừng lại!"

Mỹ: "Dừng lại", hoặc mang nghĩa công kích: "Nói chuyện với tay tao
này."

Hy Lạp, Sindh (Pakistan): Ký hiệu này được gọi là " moutza " hoặc
"mountza" có nghĩa là ngu ngốc , và mang ý nghĩa xúc phạm.

Malaysia: nó dùng thay cho lời chào, hay để gọi phục vụ, hoặc thậm
chí để cảm ơn tài xế.

p. Ký hiệu "cứa cổ"

Mỹ: Ký hiệu có nghĩa "Mày chết rồi", mang tính chất đe dọa nhưng
không chỉ liên quan đến tính mạng mà còn dùng trong công việc.
Nhật Bản: nó đồng nghĩa với việc "Bị sa thải". Cử chỉ này là do trong
tiếng Nhật, từ "kubi" - nghĩa là bị đuổi việc phát âm giống với từ "kubi"
mang nghĩa cổ họng.

q. Chạm vào đầu người khác

Ở Mỹ, vỗ nhẹ vào đầu ai đó, đặc biệt là với trẻ nhỏ có thể là một cử
chỉ ngọt ngào và đầy yêu thương, còn vuốt tóc ai đó là một hành động vui
đùa.

Nhưng khi đến Thái Lan, hành động này có thể coi là sự xúc phạm
nghiêm trọng.

Tại Thái Lan, đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất; vì vậy bạn
không nên dùng tay chạm vào đầu người khác để tránh bị hiểu là không
tôn trọng hoặc vấy bẩn điều thiêng liêng này. Tương tự, bàn chân được
coi là bộ phận kém sạch sẽ nhất trên cơ thể, vì vậy giơ ngón chân về
phía người khác được coi là hành vi xúc phạm ở Thái Lan.

Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem nó như cái
khung hay nền cho hình ảnh của chúng ta. Một người có vẻ bề ngoài đẹp,
cơ thể khỏe mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng
kém phần giá trị.

You might also like