Bài tập Chương 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài tập Chương 4

Câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1: Chọn nhận định sai?
a. Luật Hiến pháp là một ngành luật cơ bản trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
b. Luật Hiến pháp bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật tồn tại trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
c. Luật Hiến pháp chỉ bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật tồn tại trong Hiến pháp hiện hành.
d. Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật,
là nguồn của hệ thống các ngành luật.
Câu 2: Chọn nhận định sai?
a. Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp là những
quan hệ xã hội mà luật Hiến pháp tác động vào nhằm
định hướng, thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù
hợp với ý chí của Nhà nước.
b. Luật Hiến pháp chỉ sử dụng một phương pháp điều
chỉnh là phương pháp xác lập những nguyên tắc
mang tính định hướng trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội.
c. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội, luật Hiến pháp
thiết lập năng lực pháp lý cho chủ thể quan hệ pháp
luật Hiến pháp.
d. Quy phạm luật Hiến pháp không chỉ trong Hiến pháp
mà còn trong các văn bản luật khác như: luật Tổ chức
Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ,…
Câu 3: Chế định nào sau đây không phải là chế định của luật
Hiến pháp?
a. Chế độ chính trị.

b. Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.

c. Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ, môi trường.
d. Hợp đồng kinh doanh, thương mại.
Câu 4: Chọn nhận định sai?
a. Tất cả quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đủ
cơ cấu ba thành phần giả định, quy định và chế tài.
b. Phần lớn quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không
có đủ cơ cấu ba thành phần giả định, quy định và chế
tài.
c. Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp chủ yếu chỉ có
thành phần quy định hoặc giả định và quy định.
d. Rất ít quy phạm pháp luật luật Hiến pháp có thành phần chế
tài.
Câu 5: Chọn nhận định sai?
a. Quan hệ pháp luật luật Hiến pháp là những quan hệ
xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật
luật Hiến pháp.
b. Chủ thể quan hệ luật Hiến pháp chỉ có một loại là
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Các quan hệ pháp luật luật Hiến pháp có nội dung pháp
lý đặc biệt quan trọng, là các quan hệ xã hội cơ bản
nhất, quan trọng nhất.
d. Quan hệ luật Hiến pháp có sự tham gia của các chủ
thể đặc thù không có trong các ngành luật khác như:
Nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước.
Câu 6: Quyền nào sau đây thuộc nhóm quyền về chính trị của
công dân được quy định trong Hiến pháp?
a. Quyền bầu cử, ứng cử.
b. Quyền tự do đi lại.
c. Quyền được học tập.
d. Quyền được nghiên cứu khoa học.
Câu 7: Bản Hiến pháp nào cụ thể hóa đường lối của Đảng
trong Đại hội Đảng VI: xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế
tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
a. Hiến pháp 2013.
b. Hiến pháp 1992.
c. Hiến pháp 1980.
d. Hiến pháp 1959.
Câu 8: Khi quy định về quyền con người, Hiến pháp 2013 sử dụng cụm từ nào
sau đây?
a. Công dân.
b. Mọi người.
c. Cơ quan.
d. Nhà nước.
Câu 9: Dự án luật sau khi được Quốc hội thông qua sẽ được công bố bởi:
a. Chủ tịch Quốc hội.
b. Tổng thư ký Quốc hội.
c. Chủ tịch nước.
d. Thủ tướng Chính phủ.
Câu 10: Chọn nhận định sai?
a. Các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp được xây dựng để
kiềm chế, phân bổ quyền lực nhà nước giữa các chủ thể nắm giữ quyền
lực nhà nước.
b. Các quy phạm pháp luật của ngành Luật hiến pháp được xây dựng để
tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức bộ máy nhà nước, hoạt động của cơ
quan nhà nước, chức danh lãnh đạo nhà nước.
c. Các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp được xây dựng để
bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
d.Khi xây dựng các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp phải
dựa trên các qui phạm pháp luật đã có sẵn của các ngành luật khác.
Câu 11. Chế định nào sau đây không phải là chế định của Luật hiến pháp?
A. Chế độ chính trị
B. Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân
C. Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
D. Hợp đồng kinh doanh, thương mại
Câu 12. Điền vào chỗ trống: Pháp luật là công cụ để nhà nước bảo vệ…………….
a. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân
c. Quyền của công dân
d. Quyền và lợi ích của của công dân.
Câu 13. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp thì văn bản nào có hiệu
lực cao nhất:
a. Nghị định b. Luật c. Quyết định d. Nghị
quyết
Câu 14. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được hiểu là nhà nước:
a. Quản lý xã hội bằng pháp luật
b. Quản lý xã hội bằng tập quán và tôn giáo
c. Quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng pháp luật ở đó phải thể hiện tính dân chủ, công
bằng, hợp lý
d. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đạo đức và tôn giáo
Câu 15. Vai trò của Đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị là:
a. Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý b. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý
c. Đảng và nhà nước cùng lãnh đạo d. Đảng và nhà nước cùng quản lý
Câu 16. Hội đồng nhân dân được hiểu là cơ quan nào ở địa phương:
a. Cơ quan quyền lực b. Cơ quan hành pháp
c. Cơ quan tư pháp d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng:
a. Quốc hội là cơ quan hành pháp
b. Chính phủ là cơ quan tư pháp
c. UBND các cấp là cơ quan lập pháp
d. VKSND thực hiện các chức năng giám sát và kiểm soát các hoạt động tư pháp
Câu 18. Đạo luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, văn hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước.
a. Luật tổ chức Quốc hội b. Luật tổ chức Chính phủ
c. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND d. Hiến Pháp
Câu 19. Cơ quan thực hiện quyền tư pháp là:
a. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
b. Ủy ban nhân dân.
c. Tòa án nhân dân.
d. Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang bộ
Câu 20. Viện kiểm sát nhân dân không có ở cấp nào sau đây?
a. Cấp tỉnh b. Cấp huyện c. Cấp xã d. Cấp tỉnh, cấp huyện
Câu 21. Tòa án nhân dân không có ở cấp nào sau đây?
a. Cấp tỉnh b. Cấp huyện c. Cấp xã d. Cấp tỉnh và cấp xã
Câu 22. Độ tuổi nào được tham gia ứng cử vào Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh?
a. Từ 20 tuổi b. Từ đủ 21 tuổi c. Từ đủ 18 tuổi d. Từ 22
Câu 23. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013, cơ quan cao nhất có quyền
hành pháp là cơ quan nào?
a.Chủ tịch nước
b. Quốc hội
c. Chính phủ
d. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Câu 24. Khái niệm nào sau đây là đúng khi định nghĩa về công dân Việt Nam?
a. Là người sống ở Việt nam
b. Là người Việt nam sống ở trong nước hoặc ở nước ngoài
c. Là người có quốc tịch Việt nam
d. Là người có bố mẹ là người Việt Nam
Câu 25. Quốc hội có quyền
a. Trình dự án luật
b. Thi hành các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
c. Ban hành Hiến pháp và pháp luật
d. Quản lý mọi mặt đời sống xã hội
Câu 26. Cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành ở trung ương là
a. Bộ
b. Chính phủ
c. Ủy ban nhân dân các cấp
d. Tòa án nhân dân các cấp
Khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
2. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhât trong bộ máy nhà nước có quyền xét xử
3. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương.
4. Tất cả các phiên tòa khi xét xử bắt buộc phải công khai.
5. Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước của nước ta
hiện nay.
6. Chủ tịch nước được bầu ra trong số đại biểu Quốc hội khi được 2/3 tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
7. Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước.
8. Người nước ngoài có thể là chủ thể của Luật Hiến pháp
9. Chủ tịch nước có quyền quyết định đại xá.
10. Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
11. Vị trí, tính chất của Quốc hội là “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
12. Quốc hội có quyền quyết định đặc xá.
13. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
14. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.

You might also like