Quản Trị Bán Hàng Nhóm 05

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ% HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM


Nội dung Tỷ lệ %
Stt Họ và tên Mssv
công việc hoàn thành
1 Trần Nguyễn Huy 2013202152 100%
Hoàng
2 Nguyễn Thành Đạt 2013201750 100%
3 Hồ Văn Nguyên 2013202290 100%
4 Nguyễn Trung Hậu 2013202126 100%
5 Võ Thành Đạt 2013202058 100%
6 Nguyễn Thị Ngọc 2013202177 100%
Huyền
7 Nguyễn Thị Thanh 2012202175 100%
Huyền
8 Mai Ngọc Lan 2013202210 100%
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 20….


(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤ
C
MỞ ĐẦU...................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................8
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG.................................8
1.1.1 KHÁI NIỆM.....................................................................................................8
1.1.2 VAI TRÒ..........................................................................................................8
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN
HÀNG....................................................................................................................... 9
1.2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ....................................................................................9
1.2.1.1 KINH TẾ.......................................................................................................9
1.2.1.2 DÂN SỐ........................................................................................................9
1.2.1.3 VĂN HÓA...................................................................................................10
1.2.1.4 CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT........................................................................10
1.2.1.5 CÔNG NGHỆ..............................................................................................10
1.2.1.6. TỰ NHIÊN.................................................................................................10
1.2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ..................................................................................11
1.2.2.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..........................................................................11
1.2.2.2 KHÁCH HÀNG...........................................................................................11
1.2.2.3 NHÀ CUNG CẤP........................................................................................12
1.2.2.4 NHÓM GÂY ÁP LỰC................................................................................12
1.2.2.5 TRUNG GIAN MARKETING....................................................................12
1.3 NHỮNG YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÁN HÀNG...............................13
1.3.1 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ROA,
ROE, ROS...............................................................................................................13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET GIAI ĐOẠN 2020-2021......................15
2.1 Giới thiệu về công ty.........................................................................................15
2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Vietjet trong giai
đoạn 2021- 2022......................................................................................................19
2.2.1 Vĩ Mô.............................................................................................................19
2.2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô:............................................................................20
2.2.1.2 Môi trường văn hóa- xã hội.........................................................................21
2.2.1.3 Môi trường chính trị pháp luật.....................................................................21
2.2.1.4 Môi trường công nghệ.................................................................................21
2.2.1.5 Môi trường tự nhiên.....................................................................................22
2.2.1.6 Môi trường quốc tế......................................................................................22
2.2.2 Vi Mô.............................................................................................................22
Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air...............................................................22
Marketing theo mô hình 4P.....................................................................................25
2.3 Phân tích báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2020 – 2021..............................30
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp và kế hoạch cho giai đoạn 2022-
2023......................................................................................................................... 35
3.1 Về nhân sự.........................................................................................................35
3.2 Về sản phẩm......................................................................................................35
3.3 Về khách hàng các đối tác kinh doanh...............................................................35
3.4 Truyền thông.....................................................................................................35
3.5 Về trung gian marketting và các đối tác kinh doanh..........................................35
3.5.1 Trung gian phân phối sản phẩm......................................................................35
3.5.2 Trung gian hỗ trợ hoạt động bán hàng............................................................36
3.6 Về tài chính........................................................................................................36
3.7 Một số đề xuất khác...........................................................................................36
Tài liệu tham khảo...................................................................................................36

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Quản trị Bán hàng vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn, thầy là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức
quý báu về kiến thức cho chúng em. Trong thời gian tham dự lớp học của thầy,
chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức thực tiễn và rất cần thiết cho quá
trình học tập, làm việc sau này.
Bộ môn Quản trị bán hàng là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy
nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế.
Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy
xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
1.1.1 KHÁI NIỆM
Quản trị bán hàng là một phương thức hay các hoạt động được thực hiện
nhằm đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoàng hóa và
dịch vụ với cho phí bỏ ra là phấp nhất, nhằm tối ta hóa mục tiêu lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.1.2 VAI TRÒ
Việc quản trị hoạt động giải trí bán hàng sẽ giúp Doanh Nghiệp triển khai tốt
những tiềm năng hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động bán
hàng nói riêng trên cơ sở phát triển năng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thu hút
khách hàng trên thị trường cạnh tranh nhằm mục đích dành lấy thế chủ động, thống
lĩnh làm chủ thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh đối đầu với các doanh nghiệp là
đối thủ kinh doanh, năng cao uy tín của Doanh Nghiệp, tạo điều và kiện kèm theo
phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm và
hàng hóa.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp thì quá trình bán hàng có vai trò hết sức
quan trọng. Chính hoạt động bán hàng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, cũng nhờ nó mà doanh nghiệp tự đánh giá được hàng hóa của mình
sản xuất hay kinh doanh được xã hội chấp nhận ở mức độ nào. Do vậy, hoạt động
bán hàng vừa là công việc hàng ngày, vừa là mối quan tâm của các nhà kinh doanh.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại thì bán hàng
chính là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa. Trong thời đại ngày
nay với việc bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực khoa học
công nghệ thì việc bán hàng luôn bị cạnh tranh từ nhiều phía. Thực tế, có những
mặt hàng vừa được đưa ra thị trường, thậm chí còn đang trong giai đoạn nghiên cứu
thì đã xuất hiện những mặt hàng khác ưu việt hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã
hội cũng thường xuyên thay đổi.
Thứ ba, nhờ có hoạt động bán hàng mà hàng hóa được chuyển thành tiền tệ,
thực hiện vùng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và hoạt động chu chuyển kinh
tế trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội, việc bán hàng có vai trò
quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và giải pháp mà doanh nghiệp theo
đuổi thúc đẩy vòng lặp của quá trình tái sản xuất, qua đó tái sản xuất và tái sản xuất
mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, hoạt động bán hàng là một vấn đề hết sức cần thiết vì nó sẽ giúp cho
doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí bảo quản, đem lại cho
doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn và chứng tỏ hàng hóa chiếm được lòng tin
của khách hàng, tăng nhanh vị thế trên thị thường (Robert J. Calvin, 2004).
Ngoài ra, còn giúp Doanh Nghiệp kinh doanh thương mại trên cơ sở kiến
thiết xây dựng và tổ chức triển khai những giải pháp bán hàng cho tương thích với
từng trường hợp, từng thương vụ trong hoạt động kinh doanh. Quản trị bán hàng có
những ý nghĩa cơ bản sau :
Thứ nhất, quản trị bán hàng bảo vệ thiết kế xây dựng và triển khai được tiềm
năng bán hàng của Doanh nghiệp trên cơ sở dự báo thị trường. Nhà quản trị bán
hàng xác lập rõ tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp trong từng quá trình, trong
từng khoảng thời gian nhất định và nỗ lực triển khai tiềm năng đó để đạt được hiểu
quả cáo nhất trong hoạt động bán hàng, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường trong nước
nói riêng và vươn ra thị trường quốc tế nói chung.
Thứ hai, quản trị bán hàng bảo vệ tăng trưởng được mạng lưới bán hàng
tương thích với kế hoạch kinh doanh thương mại của doanh nghiệp đã được đưa ra
bởi ban lãnh đạo, quản lý trước đó cho từng trường hợp và thời gian nhất định.
Thứ ba, quản trị bán hàng bảo vệ thiết kế xây dựng được một lực lượng bán
hàng có trình độ, có kỹ năng và kiến thức, có phẩm chất, thái độ tháo vát trong công
việc để đạt nhiều thành tích tốt. Trong quá trình tiệp cận với khách hàng sẽ giúp
người bán hàng có thêm kinh nghiệp và kiến thức chuyên môn về sản phẩm và qua
đó rèn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp với thái độ làm việc tích cực để hoàn
thiện bản thân người bán hàng và góp phần mang lại lợi ích to lớn cho doanh
nghiệp.
Thứ tư, quản trị bán hàng đảm bảo nắm bắt và điều chỉnh các hoạt động bán
hàng của doanh nghiệp sát với sự biến động của thị trường. Khi tiếp xúc gần với thị
trường tiêu thị và mong muốn của khách hàng đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ hiểu
rõ những điểm nào còn chưa tốt cần cải thiện để giúp hoạt động bán hàng cung như
sản phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN
HÀNG
Hoạt động quản trị bán hàng luôn không thể tách rời giữa con người với tổ
chức, doanh nghiệp với môi trường kinh doanh. Nhìn chung, khi doanh nghiệp hoạt
động tại các thị trường cụ thể, nó sẽ chịu tác động từ các yếu tố của môi trường như
chính sách pháp lý, do vậy các hoạt động quản lý bán hàng phải được thiết lập và
tiến hành theo hướng phù hợp và hiệu quả nhất.
1.2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Bao gồm các yếu tố như chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa… có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách bán hàng. Việc thay đổi trong
chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh và ngành hàng sẽ làm cho
doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo và từ đó tác động đến chính sách quản trị bán
hàng. Các yếu tố như kinh tế, văn hóa… tác động đến chính sách phục vụ khách
hàng và cơ cấu ngành hàng của doanh nghiệp. Như vậy, đây là các yếu tố mà doanh
nghiệp phải điều nghiên cứu kỹ khi tham gia thị trường để có hoạt động đầu tư hiệu
quả hơn.
1.2.1.1 KINH TẾ
Kinh tế là nội yếu tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động của doanh
nghiệp.Yếu tố môi trường kinh tế:
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự
phát tiển các ngành của nền kinh tế quốc dân.
 Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, vốn đầu tư.
 Tỷ lệ thất nghiệp chung của nên kinh tế quốc dân, ngành, vùng có ảnh hưởng
đến vấn đề nhân công trên phương diện tuyển dụng, sa thải.
 Sự đảm bảo chung về tiền công và giá cả.
 Sự ổn định của đồng tiền, tỷ giá hối đoái
 Vấn đề quốc tế hóa nền kinh tế, xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài ở
nước ta.
 Thu nhập quốc dân, tỷ trọng của các khu vực, ngành, thu nhập bình quân tính
theo đầu người và theo các tầng lớp xã hội khác nhau.
1.2.1.2 DÂN SỐ
Qui mô, kết cấu và tốc độ gia tăng dân số của mỗi quốc gia hình thành qui
mô thị trường mà quốc gia đó tạo ra và là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của các tổ chức. Thật vậy, việc xác định thị trường mục tiêu và phân khúc thị
trường của các tổ chức thường xuất phát từ phân tích cơ cấu dân số về giới tính, tuổi
tác để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ thích hợp cung cấp cho thị trường đồng thời đưa
ra các quyết định hợp lý nhất cho việc kinh doanh của tổ chức.Sự gia tăng dân số về
mặt cơ học cũng là một yếu tố tác động đến chiến lược và chiến thuật kinh doanh
của tổ chức nói chung và các chính sách khác về tuyển dụng, sử dụng lao động,
nghiên cứu và phát triển.
Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới sự bùng nổ dân số thế giới là một mối lo
chủ yếu của các chính phủ và các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới. Cơ sở của
mối quan tâm này gồm hai yếu tố. Thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có
hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đồng như vậy, đặc biệt
là với mức sống mà mọi người khao khát muốn có. Nguyên nhân thứ hai gây ra mối
lo ngại là mức tăng dân số đạt cao nhất ở những nước và cộng đồng ít có khả năng
đảm bảo cuộc sống nhất. Những khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chiếm
76% dân số thế giới và đang tăng lên với tốc độ 2% mỗi năm, trong khi dân số ở
những khu vực phát triển hơn của thế giới chỉ tăng 0,6% mỗi năm.
1.2.1.3 VĂN HÓA
Trong các chiến lược trung và dài hạn, đây là những nhân tố thay đổi lớn
nhất. Về biểu hiện, các nhân tố này hết sức phong phú:
 Lối sống, sự du nhập lối sống mới, đặc biệt là theo mốt.
 Thái độ, tập quán, thói quen tiêu dùng, sự xuất hiện và hoạt động của hiệp
hội những người tiêu dùng.
 Sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn, sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ
nữ tại nơi làm việc và trong gia đình.
 Trình độ dân trí được nâng lên. Đây là một thách thức đối với các nhà sản
xuất.
1.2.1.4 CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
Các nhân tố chính trị pháp luật: các nhân tố này tác động đến môi trường
theo các hướng khác nhau: có thể tạo ra lợi thế, trở ngại, thậm chí rủi ro cho doanh
nghiệp. Những nhân tố này thường bao gồm:
 Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm chính sách lớn.
 Hệ thống luật pháp được xây dựn và hoàn thiện: pháp luật kinh doanh và bảo
vệ môi trường.
 Các quy định về quảng cáo: đối với một số doanh nghiệp, đây có thể là một
sự cản trở, đe dọa.
 Các quy định về thuế, lệ phí.
 Quy thế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp…có ảnh
hưởng đến sử dụng và phát huy nguồn nhân lực.
1.2.1.5 CÔNG NGHỆ
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của
các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp cụ thể. Thực tế cho thấy, sự biến
đổi công nghệ đã làm chao đảo nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện
nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn…Điều đó buộc các nhà doanh
nghiệp phải theo dõi thường xuyên, liên tục để có chiến lược thích ứng.
Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chính sách khoa học và công
nghệ bằng các đầu tư cho khoa học và công nghệ, cho nghiên cứu và triển khai,
khuyến khích phát minh sáng chế, thực hiện chuyển giao công nghệ.
1.2.1.6. TỰ NHIÊN
Nhân tố này ảnh hưởng nhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các
nhà sản xuất kinh doanh và chúng có thể gây ảnh hưởng cho các hoạt động
marketing trên thị trường.
 Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp, liên
quan đến chi phí vận chuyển và khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi
phí vận chuyển thấp
 Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và tiêu dùng trong khu
vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng, các yêu cầu về sự phù
hợp của sản phẩm về vấn đề dự trữ, bảo quản
 Các vấn đề về cân bằng sinh thái ô nhiễm môi trường: liên quan đến những
hiện tượng bất thường của khí hậu thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu
phát triển bền vững ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ…đã làm
tăng các chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
1.2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Bao gồm các phòng ban trong công ty và mối quan hệ ngay trong nội bộ
doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là bộ phận kinh doanh. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các phòng ban như phòng nhân sự, phòng kế toán, bộ phận sản xuất… với phòng
kinh doanh sẽ làm tăng khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngay trong nội bộ phòng kinh doanh, việc thiết lập mục tiêu, hoạch
định chính sách, xây dựng và quản lý, giám sát lực lượng nhân viên bán hàng phải
được triển khai đồng bộ với sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa cấp quản lý và nhân viên
là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã tham
gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do vậy các doanh nghiệp phải nắm rõ
các quy định pháp lý có liên quan, cải tiến năng lực của đội ngũ bán hàng và cơ cấu
tổ chức để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Cạnh tranh trên thị trường: nhân tố này ảnh hưởng thường cuyên đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Khi xây dựng chiến lược
thị trường doanh nghiệp phải phân tích xem đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang
sử dụng những biện pháp cạnh tranh gì để ra chiến lược phòng thủ thích hơp.
Xét về mức độ ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tới các hoạt động về kinh
doanh chúng ta thấy có các loại đối thủ sau:
 Đối thủ cạnh tranh chủ yếu
 Đối thủ cạnh tranh thứ yếu
Xét về góc độ tính chất thì các đối thủ canh tranh được chia thành các loại
sau:
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Xét về góc độ thời gian đối thủ cạnh tranh được chia thành các loại sau:
 Đối thủ cạnh tranh trước mắt
 Đối thủ cạnh tranh lâu dài
Nghiên cứu lỹ lưỡng đối thủ và xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh
nghiệp là một đòi hỏi lớn cho các nhà quản trị.
1.2.2.2 KHÁCH HÀNG
Đóng vai trò quan trọng tân trên thị trường, là đối tượng mà doanh nghiệp
phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu khách hàng tức là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Bản thân nhu
cầu lại không giống nhau giữa xác nhóm khách hàng và thường xuyên biến đổi, sự
biến đổi này lại ảnh hường đến các mục tiêu của chiến lược thị trường.
Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và dự báo
những biến đỏi về nhu cầu của họ để xây dựng cho doanh nghiệp của mình một
chiến lược thị trường thích hợp. Thông thường có 5 dạng thị trường khách hàng sau:
 Thị trường cho người tiêu dùng – là những người và hộ dân mua hàng
hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
 Thị trường các nhà sản xuất – là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử
dụng trong quá trình sản xuất.
 Thị trường nhà buôn bán trung gian – là tổ chức mua hàng và dịch vụ để
sau đó bán lại kiếm lời.
 Thị trường các cơ quan nhà nước – là những tổ chức nhà nước mua hàng
hóa và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực công cộng hoặc chuyển
giao hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
 Thị trường quốc tế – là những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm
những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan nhà nước
ở nước ngoài.
1.2.2.3 NHÀ CUNG CẤP
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc
phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu của người tiêu dùng. Và dĩ nhiên, nhà cung cấp cũng là một nhân tố trong
môi trường vi mô.
Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên
vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí
sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu
thiệt hại về lợi nhuận.
1.2.2.4 NHÓM GÂY ÁP LỰC
Những nhà quản trị cần nhận ra những nhóm áp lực nào đang có các ảnh
hưởng đối với tổ chức của họ. Ví dụ các công ty thuốc lá có thể bị áp lực từ sự vận
động không hút thuốc tại nhiều nơi như công sở, nơi công cộng nói chung của nhóm
bảo vệ môi trường. Hoặc các công ty thuốc bảo vệ thực vật sẽ gặp khó khăn bởi
phong trào 3 tăng 3 giảm.
1.2.2.5 TRUNG GIAN MARKETING
Trung gian Marketing là những cá nhân, tổ chức làm vai trò chức năng giúp
công ty trong các hoạt động quản bá, bán hàng và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến
tay người tiêu dùng. Trung gian Marketing được chia làm 4 loại:
Đại lý: giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và sale, gồm có shop cửa
hàng bán lẻ và bán sỉ hoặc các lái buôn, cò mối.
Trung gian vận chuyển: giúp doanh nghiệp trữ hàng và di chuyển hàng từ
điểm xuất hành đến điểm tiêu thụ
Các trung gian phân phối các dịch vụ marketing: các doanh nghiệp phân phối
các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động marketing công ty giống như tìm hiểu marketing,
làm quảng cáo, phương tiện truyền thông và tư vấn hoạt động Marketing.
Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các đơn vị tín dụng, các doanh
nghiệp bảo hiểm nhận vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài chính
hoặc đảm bảo về các nguy cơ tài chính trong quá trình kinh doanh.
1.3 NHỮNG YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÁN HÀNG
Dựa trên các yếu tố quan trọng trong các hoạt động của nhân viên bán hàng,
Giám đốc bán hàng đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá. Hai nhóm tiêu chuẩn thường
được áp dụng là: các tiêu chuẩn đo lường kết quả và các tiêu chuẩn đo lường hoạt
động bán hàng.
Các tiêu chuẩn đo lường kết quả gồm có:
 Lượng bán hàng:
 Doanh số, sản lượng bán hàng.
 Doanh số, sản lượng bán hàng theo sản phẩm.
 Doanh số, sản lượng bán hàng theo loại khách hàng.
 Tỷ lệ bán hàng:
 Lượng bán hàng thực hiện so với hạn ngạch bán hàng.
 Thị phần đạt được.
 Lợi nhuận theo sản phẩm, loại khách hàng.
 Đơn đặt hàng:
 Số lượng đơn đặt hàng.
 Giá trị trung bình đơn đặt hàng.
 Số lượng đơn đặt hàng bị hủy.
 Khách hàng:
 Số lượng khách hàng mới.
 Số lượng khách hàng mất đi.
 Số lượng khách hàng chậm thanh toán.
 Tỷ lệ khách hàng mua hàng (số lượng khách hàng mua hàng/ tổng số khách
hàng).
1.3.1 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
ROA, ROE, ROS
ROA là viết tắt của cụm từ Return On Assets có nghĩa là Chỉ số về mặt lợi
nhuận trên tổng tài sản của công ty, cũng có thể hiểu là Tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản sử dụng để kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một
trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp. Và nó có chức năng đo lường một cách chính xác khả năng sinh lời trên mỗi
đồng vốn của công ty, doanh nghiệp.
Vì thế, ROA là chỉ số vô cùng quan trọng và mối quan tâm của các nhà quản
lý doanh nghiệp. Họ dựa vào chỉ số này để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài
sản của mình. Từ đó, xác định chính xác được phương pháp kinh doanh hiện tại
của công ty mình có đi đúng hướng hay không, để có thể điều chỉnh kịp thời.
Công thức tính chỉ số ROA
Để có thể hiểu rõ và tính chính xác được chỉ số ROA thì thông thường, các
nhà quản lý doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức sau đây:
Lợi nhuậnròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông
ROA = x100%
Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp
Trong đó:
 Lợi nhuận sau thuế là số tiền mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi tất
cả chi phí liên quan.
 Tổng số vốn chính là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp dùng để kinh doanh,
bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.
Ý nghĩa của ROA
Dựa vào chỉ số ROA mà các nhà quản lý doanh nghiệp biết được chính xác
số vốn đầu bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Và chỉ số
ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity, có nghĩa là lợi nhuận trên số
vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn của công ty, doanh nghiệp. Có thể phân tích
chỉ số ROE một cách dễ hiểu như sau:
Bạn dùng toàn bộ số tiền của mình có và không vay mượn ai để đầu tư và
kinh doanh, trong vòng 12 tháng bạn kiếm được một số tiền lời nhất định. Thì chỉ số
ROE chính là tỉ số tiền lời bạn thu được trong kinh doanh trên tổng số vốn bạn đã
bỏ ra để kinh doanh.
Công thức tính chỉ số ROE
Để tính chính xác chỉ số ROE, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ áp dụng
công thức như sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROE = x 100%
Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
 Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ tất cả chi phí liên quan
 Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra (Không bao gồm
vốn đi vay)
ROS là từ viết tắt của Return On Sales, là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tức
tỷ suất sinh lời trên doanh thu, suất sinh lời của doanh thu. Nó là chỉ số phản ánh
nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Chỉ số ROS được tính theo tỷ lệ %. Ví dụ ROS = 50% thức là 1 đồng doanh
thu thuần bỏ ra sẽ thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ số ROS còn thể hiện hiệu quả việc quản lý kiểm soát chi phí của doanh
nghiệp. ROS càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng
sinh lời cao.
Công thức tính ROS
Lợinℎuận
x 100%
Doanℎtℎu
Ý nghĩa của ROS
Tỷ số ROS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là đánh giá việc quản lý chi phí
(bán hàng, quản lý doanh nghiệp) tạo ra doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu
nhất.
Bởi doanh thu thuần luôn luôn là số dương, chính vì thế kết quả chỉ số ROS
âm hay dương sẽ phụ thuộc vào kết quả của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể là:
Chỉ số ROS âm thì doanh nghiệp đang kinh doanh trong tình trạng thua lỗ.
Điều này chứng tỏ các nhà quản lý đang không kiểm soát được chi phí cho hoạt
động kinh doanh (chi phí đầu vào, chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng…)
Chỉ số ROS dương đây là dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đặc
biệt nếu ROS càng lớn thì càng thể hiện công ty đang hoạt động tốt.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
GIAI ĐOẠN 2020-2021
2.1 Giới thiệu về công ty
Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint
Stock Company), thường được biết đến với các thương hiệu Vietjet Air hay Vietjet,
là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận chuyển hàng
không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua
các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính thức của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác
(IOSA).
Vietjet được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7
sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm
của các hãng hàng không toàn cầu. Trước đó, AirlineRating cũng trao cho Vietjet
với giải thưởng “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất 2018 - 2019”. Theo tạp chí
Airfinance Journal Vietjet nằm trong top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động
và sức khoẻ tài chính năm 2018.
Vietjet đang khai thác 77 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400
chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139
đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế
đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái
Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,… Vietjet có kế hoạch phát triển mạng bay
rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng
các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới,
hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.
Lịch sử
Bước đầu
VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico
Holdings và HDBank với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5
triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam
phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007 và trở thành hãng hàng không thứ
tư của Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific,Công ty Bay Dịch vụ
Hàng không (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Ngày
20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trao
giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air.
Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào
cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết
định hoãn lại đến tháng 11 năm 2009. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã
mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở
hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ
phần của VietJetAir. Air Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala
Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế và là
hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.
Rắc rối về thương hiệu
Ngay từ khi thành lập vào năm 2007, Vietjet Air đã đăng ký độc quyền
thương hiệu "VietAir" cho dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường
hàng không và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không. Đến tháng 11
năm 2008, Vietnam Airlines gửi kháng nghị đến Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không
cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VietAir cho Vietjet. Lý do đưa ra là
Vietnam Airlines đã sử dụng về mặt thực tế từ tháng 9 năm 1992 thương hiệu Viet
Air trên các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines từng
trình đề án tái tổ chức một hãng con là VASCO trở thành một hãng hàng không cổ
phần mang tên Viet Air.
Lập luận bác bỏ của Vietjet Air đưa ra là tuy Vietnam Airlines sử dụng từ lâu
nhưng hãng này đã không tiến hành các thủ tục để đảm bảo quyền sở hữu thương
hiệu tại Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, thì đơn vị đăng ký trước có ưu thế
trong việc đăng ký thương hiệu. Hơn nữa, thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù
chữ viết có khác nhau (ở dấu cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ
gây hiểu nhầm. Do đó, thương hiệu Viet Air của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng
đến thương hiệu của hãng.
Vụ tranh chấp này được cho là bắt nguồn từ thế mạnh gần như độc quyền
của hãng hàng không quốc gia mà Vietnam Airlines nắm giữ. Hãng này từng lên
tiếng phản đối các vụ mua bán cổ phần cho các đối tác hàng không nước ngoài của
Pacific Airlines và sau là Vietjet Air. Vì vậy, dù đã qua 2 năm, tranh chấp vẫn chưa
kết thúc.
Một rắc rối khác về thương hiệu là có sự hiện diện của cổ đông nước ngoài
AirAsia. Hãng mong muốn hợp tác khai thác thị trường nội địa Việt Nam dưới
thương hiệu "Vietjet AirAsia". Tuy nhiên, ý định này không nhận được sự chấp
thuận của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Vì vậy,
trong tháng 3 năm 2011, hãng đã ngỏ ý muốn rút vốn khỏi VietjetAir. Tháng 10
năm 2011, AirAsia làm thủ tục rút vốn khỏi Vietjet Air.
Quá trình hoạt động
 Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho
đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một
số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương
hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất
cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về
giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy
định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác
vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.
 Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không
Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời
xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do
tranh chấp thương hiệu.
 Tàu bay đầu tiên của hãng, một chiếc Airbus A320-214 mang số đăng bạ
VN-A666.
 Sau nhiều lần trì hoãn, Vietjet Air đã hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị
bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận
tải, trước tháng 6 năm 2011.
 Một chiếc Airbus A320-214 của Thai VietJet Air.
 Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành
đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay
đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.
 Năm 2012, hãng ra mắt slogan: Bay là Thích ngay! (Tiếng Việt); Enjoy
Flying! (Tiếng Anh)
 Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietjetAir chính thức mở đường bay đi
Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay
quốc tế đầu tiên của hãng.Ngày 23/5/2016, hãng hàng không VietJet đã ký
thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ
nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.
Năm 2014:
 Ra mắt công ty cổ phần VietJet Air Cargo và công ty cổ phần Thai VietJet
Air.
 Khai thác dịch vụ Skyboss.
 Năm 2016: Tổ chức concert Sky Connection với các khách mời nổi tiếng
như Michael Learns to Rock, Wonder Girls, Ca sĩ Thu Minh, Ca sĩ Sơn Tùng
M-TP.
Năm 2017:
 Thành viên Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
 Ngày 28/2/2017, Cổ phiếu VJC chính thức niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2018:
 Hãng kí biên bản ghi nhớ cho dịch vụ hỗ trợ bảo dưỡng động cơ dài hạn với
CFM International.
 Khai trương Học viện Hàng không VietJet (VietJet Aviation Academy) tại
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
 AirFinance Journal bình chọn hãng thuộc top 50 Hãng hàng không dẫn đầu
thế giới về chỉ số tài chính.
Năm 2020:
 Tạp chí vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là Hãng hàng không vận
chuyển hàng hóa trong khoang hành khách tốt nhất của năm và Hãng hàng
không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hóa tốt nhất năm.
 AirlineRatings đánh giá 7/7★ về phòng chống Covid-19.
Năm 2021:
 Vận chuyển các lực lượng vào chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh trong
đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
 Chào đón máy bay Airbus A330-300 thân rộng đầu tiên trong đội bay.
Năm 2022:
 Tập đoàn Sovico dành tặng một năm bay không biên giới trên tất cả các
đường bay nội địa và quốc tế cho Đội tuyển bóng đá Nam U-23 Việt Nam và
Đội tuyển bóng đá Nữ quốc gia Việt Nam sau khi giành được tấm huy
chương vàng tại Seagames 31.
 Tạp chí The Global Economics Times Anh quốc trao giải Sản phẩm Fintech
mới tốt nhất 2022 - Best New Fintech Product cho "Bay trước - Trả sau",
một sản phẩm công nghệ kết hợp giữa Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet
và giải pháp tài chính tiêu dùng MOVI.
 Giải thưởng: "Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn
cầu - Value Airline of the Year" và "Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt
nhất thế giới - Top 10 Best Low-cost Airlines" do AirlineRatings bình chọn.
Ban giám giám đốc hội đồng quản trị và vốn sở hữu manager
Hiện tại, bà Phương Thảo vẫn giữ chức vụ CEO VietJet Air, trực tiếp lãnh đạo và
điều hành doanh nghiệp này. Ngoài bà Thảo, ban lãnh đạo của công ty gồm có:
 Bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT
 Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch HĐQT
 Ông Lương Thế Phúc – Phó Tổng giám đốc phụ trách khai thác
 Bà Nguyễn Thị Thúy Bình – Phó Tổng giám đốc chiến lược
 Ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc & Giám đốc An toàn
 Ông Nguyễn Đức Thịnh – Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
 Ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc điều
hành Công ty CP Vietjet Air Cargo – công ty thành viên của Vietjet Air
 Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc phụ trách thương mại
 Ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành
Các bài báo nói về hãng hàng không việt
Trên trang zingnews có nói hãng hàng không việtt hạng cao nhất về an toàn
hàng không thế giới
Ông Geoffrey Thomas, Tổng biên tập trang AirlineRatings, chúc mừng
Vietjet đạt xếp hạng cao nhất về an toàn hàng không (7/7 sao) năm 2018. “Hãng
hàng không Vietjet đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt
Nam, mang lại cho nhiều người cơ hội đi máy bay với chi phí hợp lý. Hãng có đội
tàu bay Airbus tối tân và đang hoạt động rất tốt. Vị trí xếp hạng lần này thực sự là
tin tốt cho người dân và khách du lịch ở Việt Nam”, ông Thomas đánh giá.
AirlineRatings đã giảm xếp hạng sao cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO
(Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới) từ 2 xuống 1 hoặc 0,5 sao tùy vào mức độ
đáp ứng của các hãng.

ICAO được thành lập nhằm thúc đẩy sự an toàn và phát triển có trật tự của
ngành hàng không dân dụng thế giới. ICAO có 8 thông số về an toàn, trong đó có
việc tổ chức, cấp phép, hoạt động, an toàn bay và điều tra tai nạn.
Ngoài ra, AirlineRatings còn xem xét các yếu tố khác như danh sách hãng bị
Liên minh châu Âu cấm hoạt động ở các nước thành viên, mức độ xảy ra tai nạn
chết người của hãng bay trong 10 năm liền.
Trước đó, trang web này đã công bố danh sách hãng hàng không tốt nhất
năm 2018 và Vietjet được bình chọn là “Best Ultra Low-Cost Airline 2018”.
Hiện tại, Vietjet đang khai thác 60 tàu bay A320, A321, thực hiện hơn 385
chuyến bay mỗi ngày. Hãng đã vận chuyển hơn 65 triệu lượt hành khách với 101
đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và đường bay quốc tế đến Nhật
Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái
Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…
Cách thức điều hành
Nhân lực: Bao gồm phi công, tiếp viên, nhân viên kinh doanh, marketer, bộ
phận phát triển mạng lưới, bộ phận vận hành, bộ phận hỗ trợ khách hàng.
Vật lực: Máy bay. Vietjet Air luôn sẵn sàng đầu tư mua các máy bay thế hệ
mới với chi phí khai thác thấp và tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí bảo trì, sửa
chữa.
Thương lực: Bao gồm thương hiệu và hệ thống đại lý.
Hệ lực: Đề cập đến quy trình vận hành bảo đảm tính an toàn và đúng giờ.
Hợp lực: Xây dựng và củng cố mối quan hệ với các đối tác chiến lược:
 Công ty sản xuất máy bay như Boeing, Airbus
 Cơ quan quản lý nhà nước như Cục/Tổng cục Hàng không trong và
ngoài nước.
 Đơn vị quản lý sân bay
 Công ty sửa chữa, bảo trì máy bay
 Các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ thiết yếu như đồ ăn, thức
uống, đồ dùng vệ sinh
 Các hãng hàng không khác để cùng nhau khai thác chung 1 số đường
bay
Bài báo nói về Manager của hãng hàng không việt
Chia sẻ với những ý kiến tại diễn đàn, ông Đinh Việt Phương, Giám đốc
Điều hành Vietjet cũng đánh giá cao những chính sách quyết đoán và kịp thời của
Chính phủ, cơ quan quản lý trong việc mở cửa du lịch Việt Nam và chia sẻ kinh
nghiệm của một hãng hàng không đã vượt qua đại dịch với nhiều kết quả tích cực
cũng như sẵn sàng cho các kế hoạch phát triển.
Theo ông Đinh Việt Phương, nhờ có chính sách xuất nhập cảnh thuận lợi
nhất sau đại dịch, Vietjet đã khôi phục các đường bay trong nước, quốc tế và mở
thêm nhiều đường bay mới. Trong bối cảnh các thị trường du lịch hàng đầu Việt
Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) còn dè dặt mở
cửa với du lịch, Vietjet tiên phong khai thác các thị trường mới, đầy tiềm năng. Một
trong số đó là Ấn Độ - quốc gia với 1,4 tỉ dân. Vietjet đã mở tới 17 đường bay thẳng
đưa du khách Ấn Độ tới với các thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội, TP.HCM,
Đà Nẵng, Phú Quốc. Các đường bay thẳng của Vietjet đưa du khách từ các thành
phố thủ phủ lớn nhất Ấn Độ là New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Hyderabad,
Bangalore đã tạo nên sự bùng nổ của du lịch Việt Nam tại thị trường Nam Á. Sức
hút của Việt Nam đối với thị trường Ấn Độ có thể nhận thấy qua lượng visa bình
quân mỗi ngày trước và sau đại dịch Covid-19 tăng 24 lần, từ mức 250 visa/ngày
lên 6.000 visa/ngày tại thời điểm hiện tại. Cùng 2.275 chuyến bay Vietjet gần
90.000 khách đã từ Ấn Độ đến 5 thành phố lớn của Việt Nam.
Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet cùng Tập đoàn Sovico là đối tác chiến
lược của UNESCO, Liên hợp quốc trong chương trình xây dựng vành đai các thành
phố sáng tạo, nơi văn hóa là trung tâm của sự phát triển, phát triển du lịch bền vững
tại cộng đồng các địa phương thuộc hành lang di sản quốc gia, lan tỏa mạnh mẽ
chương trình hành động vì các thành phố sáng tạo và du lịch bền vững không chỉ ở
Việt Nam mà trên phạm vi quốc tế.
Lãnh đạo Vietjet cho biết: “Vietjet tiên phong sơn biểu tượng Du lịch Việt
Nam lên thân tàu bay quảng bá Việt Nam xinh đẹp trên bầu trời quốc tế. Vietjet
cũng mong muốn sẽ tiếp tục tài trợ sơn biểu tượng Du lịch Việt Nam lên máy bay
thân rộng A330, 377 ghế của hãng, giá trị tài trợ là 10 tỉ đồng”.
Giám đốc Điều hành Vietjet cũng chia sẻ một số đề xuất để hoạt động du lịch
Việt Nam phát triển như tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng
cường truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới với các chương trình quy
mô, tầm cỡ quốc gia, tận dụng các công nghệ hiện đại để thông tin hấp dẫn, thu hút
du khách hơn. Đề xuất xem xét chính sách miễn thị thực cho nhiều quốc gia hơn,
kéo dài thời gian lưu trú, hỗ trợ các hãng hàng không mở thêm nhiều đường bay
mới để đáp ứng nhu cầu của người dân, du khách…
2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Vietjet trong
giai đoạn 2021- 2022
2.2.1 Vĩ Mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô:
Yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng
trưởng của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động và triển vọng kinh doanh đặt ra yêu
cầu doanh nghiệp phải thích nghi kịp thời với sự biến động của các yếu tố từ môi
trường kinh doanh. Rủi ro về kinh tế xác định là rủi ro hệ thống tạo ra từ yếu tố vĩ
mô. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô nền kinh tế nhằm dự phòng mức độ tác
động của yếu tố rủi ro đến chiến lược tăng trưởng và đảm bảo sự vận hành mô hình
kinh doanh.
Môi trường kinh tế:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không nên sự tăng trưởng
hoạt động kinh doanh của công ty cũng đồng hành với sự tăng trưởng của ngành
hàng không Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, Vietjet đã mở lại toàn bộ mạng bay nội địa và
nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ; thực hiện 20.000 chuyến bay và vận
chuyển hơn 3 triệu lượt khách trên gần 60 đường bay nội địa và quốc tế được khai
khác.
Nếu chỉ tính riêng mảng vận tải hàng không, trong 3 tháng đầu năm 2022,
Vietjet đạt doanh thu 3.340 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng
doanh thu vận chuyển chiếm 65% tổng doanh thu quý 1, trong khi cùng kỳ năm
ngoái, doanh thu vận chuyển chỉ chiếm 38% tổng doanh thu.
Bên cạnh vận chuyển hành khách, Vietjet tiếp tục ghi dấu ấn trong mảng
kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Tính cả năm 2021, hãng đã vận chuyển hơn 66
nghìn tấn hàng hóa, đạt doanh thu tăng trưởng trên 200% so với cùng kỳ. Ba tháng
đầu năm 2022, Vietjet vận chuyển hơn 12,5 nghìn tấn hàng hóa.
 Biến động giá nhiên liệu:
Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty.
Giá nhiên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế, chính trị trên toàn thế giới và
hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của Công ty. Trong những năm gần đây, giá
nhiên liệu không ổn định. Trong trường hợp giá nhiên liệu tăng, với sự cạnh tranh
từ các đối thủ cùng ngành, Công ty không dễ dàng thực hiện việc tăng giá vé để bù
đắp cho chi phí nhiên liệu. Do đó, sự biến động giá nhiên liệu có thể ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Để khắc phục cũng như giảm bớt rủi ro
này, VietJet sẽ thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để hạn chế sự biến động bất
lợi của giá nhiên liệu. Bắt đầu từ năm 2017, công ty nhận từ nhà sản xuất Airbus
máy bay thế hệ mới A320/321 NEO giúp tiết kiệm tới 15% tiêu hao nhiên liệu.
Công ty có kế hoạch ký các hợp đồng mua nhiên liệu phái sinh ở thời điểm phù
hợp. Việc này thuận lợi cho Công ty kiểm soát chi phí bảng việc mua nhiên liệu tại
mức giá xác định trước, nhiên liệu sẽ được giao vào một ngày định sẵn trong tương
lai để bảo vệ và giảm thiếu các rủi ro từ việc tăng giá nhiên liệu
 Chiến lược phát triển
Trong năm 2022, Vietjet đặt mục tiêu nâng đội tàu bay lên 82 tàu, khai thác
100.000 chuyến bay, vận chuyển được 18 triệu lượt hành khách.
Vietjet tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, sáng tạo và đổi
mới; thúc đẩy kinh doanh số trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không,
vận chuyển hàng hóa, logistics; tăng cường và mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng
không như dịch vụ phục vụ mặt đất, dịch vụ đào tạo, dịch vụ tài chính, đầu tư dự án
và các dịch vụ hàng không khác.
Vietjet đã thực hiện chương trình SFCO2 bao gồm các giải pháp giúp tối ưu
hóa tiêu thụ nhiên liệu trong vận hành khai thác tàu bay, giảm ô nhiễm môi trường.
Trong giai đoạn tiếp theo, Vietjet vẫn sẽ tiếp tục chương trình giám sát, quản lý
nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ máy bay trong hoạt động hàng không dân
dụng, tiến tới cắt giảm khí thải, chống biến đổi khí hậu.
 Nguồn vốn:
Vấn đề vốn là một yêu cầu cấp thiết để thiết lập cơ sở nền tảng cho chiến
lược hoạt động kinh doanh ngành hàng không cũng như đầu tư về đổi máy bay, cơ
sở bảo dưỡng kĩ thuật máy bay, hạ tầng cơ sở sân bay. Các hãng hàng không đang
tiến dần đến mô hình cổ phần hóa để huy động nguồn vốn từ các cổ đông ngoài
ngành. Xong có các hãng hàng không cũng tiến hành các hình thức vay nợ từ các
định chế tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các hãng hàng không
mới ra đời thì nhu cầu về vốn còn cao hơn.
2.2.1.2 Môi trường văn hóa- xã hội
Năm 2022 dân số Việt Nam sấp sỉ 100 triệu người với quy mô dân số hiện
tại, kết hợp với GDP trên đầu người ngày càng tăng, Việt Nam sẽ trở thành thị
trường đầy tiềm năng cho tất cả các ngành kinh tế. Dân cư tập trung đông đúc tại
hai thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. --Qui mô phát triển kinh tế vượt trội
kết hợp với mức GDP được cải thiện đây là một tiềm năng rất lớn trong công việc
phát triển hàng không cả trong nước và nước ngoài. Với lợi thế nằm trên trục giao
thông quan trọng và đông đúc nhất trên thế giới. Việt Nam có lợi thế rất lớn về giao
thông hàng không. Hiện nay, với lợi thế về vị trí địa lí Vietjet đang khai thác các
chuyến bay thẳng đến nhiều nước trên thế giới.
2.2.1.3 Môi trường chính trị pháp luật
Ngành hàng không bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi các quy định pháp luật. Giấy
phép hoạt động của công ty phải đảm bảo tuân thủ liên tục với các quy tắc và quy
định pháp luật, bao gồm các quy tắc và quy định mới có thể sẽ được thông qua
trong tương lai. Việc thay đổi các quy tắc và các quy định trong tương lai có thể làm
công ty thay đổi phương thức hoạt động hoặc chiến lược kinh doanh để duy trì giấy
phép hoạt động. Bên cạnh đó thay đổi về luật định có thể tác động bất lợi đến chi
phí, tính linh hoạt, chiến lược tiếp thị, mô hình kinh doanh và khả năng mở rộng
hoạt động của công ty. Để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh Vietjet luôn theo
dõi, nghiên cứu và cập nhật các văn bản pháp luật có liên kết quan đến hoạt động
kinh doanh của mình, đồng thời cũng tham khảo và sử dụng dịch vụ tư đối với vấn
đề pháp lý nằm ngoài khả năng của công ty.
2.2.1.4 Môi trường công nghệ
Thị phần của Vietjet Air đã tăng lên 42,2% vào cuối năm 2019, vươn lên vị
trí là hãng hàng không hàng đầu tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động, bên cạnh
sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không khác. Thành công của Vietjet
chính là nhờ đổi mới không ngừng trong cách tư duy và không ngần ngại ứng dụng
những tiện ích những công nghệ mới nhất nhằm phục vụ khách hàng một cách toàn
diện nhất.
Là hãng hàng không thế hệ mới đặt mục tiêu là đi đầu trong ứng dụng công
nghệ. Vietjet đã tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động từ
thương mại, dịch vụ an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý kĩ thuật,….
Ứng dụng công nghệ tiên tiến là bước đột phá của công ty so với các đối thủ trên thị
trường. Trong giai đoạn 2019-2023, hãng hàng không này lên kế hoạch bổ sung
thêm hơn 100 chiếc máy bay để thay thế cho các máy bay cũ. Hãng hiện sử dụng
trên 20 phần mềm tiên tiến để quản lý các hoạt động của mình. Hệ thống đặt vé của
Vietjet được phát triển và quản lý bởi Intelisys nhằm quản lý rủi ro phát hiện gian
lận thẻ tín dụng và xác minh giao dịch đặt vé qua Internet.
2.2.1.5 Môi trường tự nhiên
Phong chào bảo vệ môi trường ngày càng lớn mạnh và chúng ta luôn kỳ
vọng rằng nền kinh tế sẽ cung cấp cho con người những sản phẩm thân thiện với
môi trường và hoạt động theo cách nhằm bảo vệ và tôn trọng môi trường. Trong
mối quan hệ với môi trường hoạt động của tổ chức là bên vững khi nó có thể giảm
thiểu các tác động tới môi trường giúp bảo tồn môi trường và duy trì lợi ích cho các
thế hệ tương lai. Chú trọng đến việc giảm lãng phí, giảm sử dụng nguyên liệu độc
hại, sử dụng nguồn lực hiệu quả, sử dụng năng lượng hợp lý và sử dụng năng lượng
tái tạo. Đa số các máy bay đều sử dụng động cơ bản, đốt xăng, sản phẩm sinh ra sau
phản ứng cháy có thể gây ô nhiễm ở khu vực sân bay. Trong quá trình vận hành các
động cơ sẽ gây ra phản ứng đốt tạo thành cacbondioxit với số lượng lớn, những chất
này gây ảnh hưởng môi trường và tạo ra hiệu ứng nhà kính.
Vietjet đã có những hoạt động hết sức thiết thực nhằm mục đích cách giảm bớt
lượng hóa chất độc hại và giảm tối đa năng lượng tiêu thụ cho mỗi chuyến bay.
2.2.1.6 Môi trường quốc tế
Sự biến đổi của môi trường quốc tế cũng có tác động đến hoạt động của tổ
chức. Như chúng ta đã biết, máy bay sử dụng rất nhiều nguyên liệu để có thể duy trì
động cơ ở mức ổn định. Nguyên liệu sử dụng cho máy bay là xăng ( xăng máy bay
là nhiên liệu có chỉ số otan cao), những nguyên liệu sử dụng cho máy bay thường
phải nhập khẩu từ nước ngoài vì Việt Nam chưa sản xuất ra được. Vì vậy giá nhiên
liệu phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, chính trị trên toàn thế giới và hoàn toàn nằm
ngoài sự kiểm soát của công ty.
Thời gian gần đây do tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ tới chi phí nhiên liệu của công ty.
* Giá nguyên liệu xăng dầu tăng + chiến tranh Nga-Ukraine làm cho các chuyến
bay bắt buộc phải bay vòng => tốn nhiên liệu.
Bên cạnh đó Trung Quốc thực hiện chiến dịch zero Covid làm các chuyến
bay của hãng không thể hoạt động => mất một khoảng thu.
2.2.2 Vi Mô
Đối Thủ Cạnh Tranh
Tại thị trường Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không là Vietnam Airlines,
Pacific Airlines, Vasco, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Vì vậy,
tính cạnh tranh về giá vé, đường bay, tần suất khai thác giữa các hãng là rất cao.
Đối tượng khách hàng
Khách hàng mục tiêu của Vietjet Air là những người có nhu cầu di chuyển xa
với chi phí thấp. Họ di chuyển vì lý do gia đình, công việc hoặc đi du lịch. Bởi vì
nhu cầu tiết kiệm tiền đóng vai trò quan trọng đối với phân khúc khách hàng tiềm
năng này nên họ sẵn sàng đánh đổi các nhu cầu khác như tiện nghi, thuận tiện, được
chăm sóc chu đáo v.v . Nhóm người đông nhất có nhu cầu này là những người có
mức thu nhập trung bình và thấp
Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh đầu tiên của hãng là mức tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng
qua từng năm. Mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 nhưng Vietjet đã trở thành
hãng hàng không nội địa lớn nhất với 42% thị phần. Công ty báo lãi liên tục kể từ
năm 2013 đến nay.
Vietjet khai thác 53 đường bay nội địa, doanh thu vận tải hành khách của
Vietjet trong quý II/2022 đạt 11.355 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ trước đại
dịch), lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng.
Trong quý II/2022, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 11.590 tỷ đồng,
lợi nhuận sau thuế đạt 181 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Vietjet có doanh thu vận tải hành khách của
hãng đạt 14.696 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt0 16.112 tỷ đồng, lần lượt tăng so
với cùng kỳ năm 2019 trước dịch.
Với những kết quả trên, sáu tháng đầu năm, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế
của công ty mẹ là 76 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất là 426 tỷ đồng.
Điểm mạnh thứ hai của Vietjet là có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc
hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. Doanh thu từ các dịch vụ trên chuyến bay
là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của hầu hết các hãng hàng không giá rẻ.
Đây cũng là yếu tố đã giúp hãng nhanh chóng có lợi nhuận. Hiện nguồn này
đóng góp hơn 23% doanh thu của hãng.
Vietjet khai thác tổng cộng 17 đường bay nội địa tại Việt Nam. Thái Lan và đường
bay quốc tế tới Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Đài Loan.
Hàn Quốc. Trung Quốc. Nhật Bản. Ấn Độ....Vào cuối năm 2019, Vietjet đã chào
đón cột mốc phục vụ 100 triệu lượt khách nội địa và quốc tế. Sở hữu đội bay 78
chiếc bao gồm toàn bộ là các dòng máy bay thế hệ mới A320, A321 với công nghệ
tiết kiệm nhiên liệu hơn. phát thải khí thải ít hơn trong khi đảm bảo các tiêu chuẩn
an toàn cao nhất. Vietjet tự hào là một trong những hãng hàng không có đội tàu bay
mới. tuổi bình quân 2-3 năm, mới nhất trong khu vực và thế giới.
Vietjet đã được trang đánh giá an toàn hàng không AirlineRating vinh danh
là Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới trong 5 năm liền (2017-2021).
Hàng cũng nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như Top 50 hàng hàng
không tốt nhất thế giới về chỉ số sức khỏe hoạt động, tài chính: Hãng Hàng không
siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2020: Doanh nghiệp tốt nhất ngành hàng không
tại châu Á. Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt NamVietjet khai thác tổng cộng
17 đường bay
Vietjet khai thác tổng cộng 17 đường bay nội địa tại Việt Nam. Thái Lan và
đường bay quốc tế tới Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Đài
Loan. Hàn Quốc. Trung Quốc. Nhật Bản. Ấn Độ....Vào cuối năm 2019, Vietjet đã
chào đón cột mốc phục vụ 100 triệu lượt khách nội địa và quốc tế. Sở hữu đội bay
78 chiếc bao gồm toàn bộ là các dòng máy bay thế hệ mới A320, A321 với công
nghệ tiết kiệm nhiên liệu hơn. phát thải khí thải ít hơn trong khi đảm bảo các tiêu
chuẩn an toàn cao nhất. Vietjet tự hào là một trong những hãng hàng không có đội
tàu bay mới. tuổi bình quân 2-3 năm, mới nhất trong khu vực và thế giới. Vietjet đã
được trang đánh giá an toàn hàng không AirlineRating vinh danh là Hãng hàng
không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới trong 5 năm liền (2017-2021). Hàng cũng
nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như Top 50 hàng hàng không tốt
nhất thế giới về chỉ số sức khỏe hoạt động, tài chính: Hãng Hàng không siêu tiết
kiệm tốt nhất thế giới năm 2020: Doanh nghiệp tốt nhất ngành hàng không tại châu
Á. Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi các hoạt động marketing mạnh mẽ, đánh
đúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Hệ thống phân phối phủ sóng toàn quốc cũng
là một trong những điểm mạnh không thể bỏ qua của hãng hàng không giá rẻ này.
Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu của hãng là chưa có được đối tác liên doanh. Tiếp theo là phải
cạnh tranh ở các thị trường đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc biệt là tại thị trường
Thái Lan.
Điểm yếu tiếp theo phải kể đến là phần lớn lợi nhuận của VietJet đến từ hoạt
động bán và thuê lại, tuy nhiên về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí cao hơn so với
giá thuê trung bình khi tuổi thọ máy bay tăng lên.
Do là hãng bay giá rẻ nên tình trạng delay giờ bay vẫn thường xuyên diễn ra.
Tỉ lệ delay giờ bay của Vietjet luôn ở mức khá cao. Tỉ lệ chậm chuyến của Vietjet
luôn ở mức cao, đây là hãng bay có số chuyến bị chậm kỉ lục với 6.742 chuyến
trong tổng số 29,261 chuyến bay thực hiện trong quý 1 năm 2018
Opportunities – Cơ hội
Thông tin từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho biết: 9 tháng của
năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 1,87 triệu lượt người, gấp 16,4 lần
so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm nhiều so với cùng thời điểm năm 2019,
khi chưa có dịch COVID-19.
Hiện hãng đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc nơi mà nguồn khách du lịch lớn nhất và tăng
trưởng nhanh nhất.
Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành
khách đi từ Đông Nam Á tới Đông Bắc Á.
Với diễn biến của dịch COVID-19, đại hội đã thông qua Nghị quyết xây
dựng lại kế hoạch kinh doanh thận trọng năm 2021. Cụ thể, Vietjet đặt kế hoạch
2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt
21.900 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2020 nhờ vào việc thúc đẩy mạnh mẽ
doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, dịch vụ
đào tạo nhân lực, dịch vụ sửa chữa kỹ thuật tàu bay, đầu tư dự án và tài chính bên
cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.
Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực đổi mới,
sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc
hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng;
đạt tỉ lệ lấp đầy chuyến bay trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách
vận chuyển 15 triệu lượt khách trên toàn mạng bay
Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều
người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. Đây cũng là lý do vì sao thị phần của Vietjet
Air-kẻ đến sau nhưng lại đang vượt mặt Vietnam Airline trong 2 năm trở lại đây.
Threats – Thách thức
Môi trường cạnh tranh ngành hàng không ngày càng khốc liệt. Các hãng
hàng không hàng đầu Đông Nam Á như AirAsia và Lion Air đều đang có kế hoạch
lập liên doanh ở Việt Nam. Nhiều hãng hàng không giá rẻ cũng nhìn được tiềm
năng thị trường nước ta và lăm le nhảy vào.
Sau khi tăng trưởng 20% – 30% trong giai đoạn 2012 – 2016, thị trường
hàng không Việt Nam sẽ giảm tốc. Tăng trưởng ở thị trường nội địa suy giảm sẽ tạo
ra sức ép buộc VietJet phải dựa nhiều hơn vào thị trường quốc tế vốn không hề dễ
dàng. Bên cạnh đó tăng trưởng nhu cầu du lịch nội địa hiện cao gấp 4-5 lần tăng
trưởng GDP là 1 tỷ lệ không bền vững.
Tình trạng quá tải sân bay gây khó khăn khi muốn mở thêm nhiều chặng bay
cũng như tần suất bay.
Marketing theo mô hình 4P
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing của Vietjet Air về sản phẩm / dịch vụ, hãng
hàng không này đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm / dịch vụ của mình
với mục đích thu hút khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu khác nhau
của khách hàng mục tiêu mà Vietjet hướng tới. 
Một số dịch vụ mà Vietjet cung cấp tới khách hàng có thể được kể đến như:
 Vận tải hành khách hàng không nội địa và quốc tế.
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: đại lý bán vé máy
bay.
 Vận tải hành khách đường bộ.
 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng và khai thác các
cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay, xây dựng và khai thác các
trung tâm điều hành bay, xây dựng và khai thác cơ sở vật chất cho nhà ga
sân bay.
 Giáo dục: Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các
nhân viên chuyên ngành khác.
 Vận tải hàng hóa hàng không: Vận tải hàng hóa công cộng thường xuyên
nội địa và quốc tế.
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: Dịch vụ mặt
đất, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng hàng không thường xuyên,
dịch vụ cung cấp phụ tùng máy ba, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy bay.
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại: Khai thác máy bay có
sức chứa lớn, máy bay hàng không chung trên mặt đất và mặt nước; khai
thác máy bay thuê.
Bên cạnh cung cấp những dịch vụ đa dạng, Vietjet cũng chú trọng vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm / dịch vụ của mình. Vietjet Air đầu tư vào đội bay
khá mới với các dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu. Hãng cũng mở thêm một trung
tâm mới tại Hải Phòng nhằm khai thác nhu cầu di chuyển đường hàng không vì
thành phố này đang phát triển bùng nổ về kinh tế, với lợi thế nằm trong tam giác
kinh tế miền Bắc, cũng như gần Vịnh Hạ Long, một trong những điểm du lịch nổi
tiếng nhất Việt Nam. 
Bên cạnh đó, Vietjet mở rộng các tuyến bay quốc tế có quãng đường dài hơn:
Các tuyến bay trong nước thường có quãng đường ngắn hơn và không hoạt động
vào ban đêm, là hai yếu tố hạn chế số giờ bay của máy bay. 
Vì vậy, VietJet Air tiếp tục mở rộng mạng lưới quốc tế sang các địa điểm
khá xa như Incheon (Hàn Quốc) và Thiên Tân (Trung Quốc) với thời gian bay 4-5
tiếng, hành khách sẽ sẵn sàng bay vào ban đêm. Ngoài ra, thời gian máy bay bay sẽ
tăng thêm đối với mỗi lần cất cánh và hạ cánh nên số giờ bay sẽ tăng.
VietJet liên tục nghiên cứu và đổi mới bằng các ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo
nên bước đột phá so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện nay công ty đang sử
dụng 20 phần mềm tiên tiến để quản lý hoạt động của mình. Hệ thống đặt vé của
VietJet được quản lý và phát triển bởi Intelisys (Canada). Nhằm quản lý rủi ro và
phát hiện các gian lận tín dụng và xác minh các giao dịch đặt vé qua internet.
Về mặt hình thức, Vietjet Air được báo chí quốc tế gọi là “Đội bay sinh động
bậc nhất thế giới”, các tàu bay của VietJet nổi bật cả khi bay trên bầu trời và hạ
cánh tại sân đỗ với những hình ảnh sinh động bắt mắt trên thân tàu. 
Với phong cách hàng không thế hệ mới, an toàn, thận thiện và vui tươi, hãng
đã tiên phong trong việc thiết kế các biểu tượng trên tàu bay. Máy bay VietJet được
sơn màu cờ Tổ quốc (màu đỏ – vàng) như cam kết luôn mang lại cơ hội đi máy bay
với chi phí tiết kiệm, cùng các dịch vụ bay an toàn, thân thiện và sang trọng cho
người dân và khách quốc tế Việt Nam.
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về giá (Price)
Khi phân tích chiến lược Marketing của Vietjet Air về giá (Price), hãng hàng
không này đã lựa chọn định giá sản phẩm của mình theo mô hình giá rẻ LCC (Low
Cost Carrier). 
Giá vé thấp là cách thức cạnh tranh đặc biệt để VietJet Air thu hút khách
hàng. Muốn vậy, VietJet phải tối ưu hóa chi phí. Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy
nhất dòng tàu bay thân giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi về trong
ngày, giảm được chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay.
Loại máy bay này cũng là tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi), giúp
VietJet tiết kiệm tối đa chi phí xăng (15%). Ngoài ra, VietJet Air cũng đã cắt giảm
các chi phí hành lý đi kèm, bỏ suất ăn trên máy bay. Thay vào đó, hành lý, ăn uống
trở thành dịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu. Đổi lại, thay vì
các suất ăn đã tính trong giá vé chỉ với 1-2 lựa chọn thì menu Vietjet có tới 9 món
ăn nóng hợp khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng.
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về hệ thống phân phối (Place)
Đối với chiến lược Marketing của Vietjet Air về hệ thống phân phối, Vietjet
đã sử dụng chiến lược xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp để phục vụ mọi đối
tượng khách hàng.
Một số điểm chính về hệ thống phân phối của Vietjet Air có thể được liệt kê
như sau: 
 VietJet là hãng hàng không giá rẻ phát triển mạng lưới đường bay rộng
khắp trong nước và trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
 Vietjet phục vụ mọi đối tượng cùng với các chương trình khuyến mãi đã
góp phần đưa các hành trình trên không đến với người dân.
 Nhắm tới người chưa có điều kiện đi máy bay; khách hàng đi máy bay
thường xuyên và quan tâm tới sự gọn nhẹ và tiện lợi, tiết kiệm chi phí;
những người trẻ tuổi; doanh nhân.
 Đây là hãng đầu tiên duy nhất tại Việt Nam cho phép khai thác cho tuyến
bay nội địa và quốc tế. 
 Hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, cung cấp cho khách hàng Việt
Nam và khách du lịch nhiều sản phẩm và dịch vụ hàng không chi phí thấp
hiệu quả, chất lượng và an toàn. 
Hiện nay Vietjet Air đã có 4 đường bay hàng ngày kết nối Hà Nội, Đà Nẵng,
TP.HCM và Nha Trang. Hàng tuần có 500 chuyến bay. Kênh phân phối được ứng
dụng qua hệ thống bán vé: BSP của IATA (hiệp hội vận tải hàng không quốc tế).
Vietjet cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính, phi tài chính kênh nghiệm dựa
trên tiêu chuẩn IATA. Vé máy bay chỉ định thanh toán với rất nhiều lựa chọn cho
khách hàng.  
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về xúc tiến hỗn hợp (Promotion) tập
trung vào việc quảng cáo, xây dựng thương hiệu và triển khai các chương trình
khuyến mãi.
Quảng cáo 
Một chiến lược Marketing của Vietjet Air về quảng cáo là tận dụng mạng xã
hội (social media marketing) và phương tiện truyền thông đại chúng.
Một chiến dịch quảng cáo hiệu quả của Vietjet Air có thể kể đến chiến dịch: “Kết
nối yêu thương – Yêu là phải tới”. Với định vị thương hiệu là một hãng hàng không
thế hệ mới, chi phí thấp, Vietjet Air luôn hướng đến việc tạo điều kiện cho tất cả
mọi người đều có cơ hội bay. 
Và thời điểm cuối năm cũng là thời điểm đoàn tụ, họp mặt được mong ngóng
nhất của vợ – chồng, cha mẹ – con cái, người yêu hay bè bạn… Nhưng sẽ khó khăn
hơn nếu họ học tập và làm việc tại nước ngoài. Mặt khác, vì cũng là thời điểm mùa
lễ hội của nhiều quốc gia châu Á nên không phải lúc nào cũng có thể “săn” được vé
tốt.
Là một hãng hàng không, Vietjet kết nối yêu thương bằng những chuyến bay
xuyên biên giới của mình. Với gia đình, hành trình kết nối yêu thương là cơ hội để
người Việt khắp châu Á đoàn tụ với gia đình, người thân. Với người trẻ khắp châu
Á, đây là dịp để họ tìm đến hoặc quay lại vùng đất mà mình đặc biệt yêu mến, làm
giàu thêm vốn sống cũng như hiện thực hóa khát khao du lịch “yêu là phải tới”.
Với chiến dịch
quảng cáo này,
Vietjet đã thu về
được những thành
công nhất định
trong việc thu hút
khách hàng và cải
thiện mức độ nhận
diện thương hiệu
với hơn 45 triệu
lượt reach, 3.6
triệu engagement
tại 9 quốc gia,
vùng lãnh thổ triển khai chiến dịch, 31 triệu lượt xem video âm nhạc “Fly for
Love”, 2.645 bài dự thi chỉ trong vòng một tuần, trong đó có hơn 700 bài dự thi đến
từ Hàn Quốc, 350 bài đến từ Thái Lan và có hơn 8520 bài dự thi trong suốt chiến
dịch
Khuyến mãi 
Về chiến lược Marketing của Vietjet Air, việc triển khai các chương trình
khuyến mãi để thu hút khách hàng cũng được hãng hàng không này tận dụng hiệu
quả.
Vietjet đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và thường xuyên gửi email cho
khách hàng như: Khuyến mãi dịp lễ, tết 2021 tặng 2.000 vé máy bay miễn phí cho
những ai muốn đón tết tại TP.HCM, khuyến mãi vé máy bay chỉ từ 250.000 đồng từ
Hà Nội – TP.HCM, khuyến mãi dịp khai trương trung tâm bán vé và dịch vụ khách
hàng,…
2.3 Phân tích báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2020 – 2021
 Kết quả kinh doanh

Quý 1-2020 Quý 1-2021 Chênh lệch %


Doanh thu thuần về bán 7.230.230 4.048.643 - 3.181.587 - 44%
và dịch vụ
Giá vốn hàng bán 8.071.255 5.062.389 -3.008.866 -37%

Lợi nhuận gộp về bán -841.025 -1.013.746 -172.721 -21%


hàng và cung cấp dịch vụ
Quý 2-2020 Quý 2-2021 Chênh lệch %
Doanh thu thuần về bán 4.969.817 4.337.358 -612.459 -12%
và dịch vụ
Giá vốn hàng bán 5.078.742 4.819.342 - 259.400 -5.1%

Lợi nhuận gộp về bán -108.925 -1.277.566 -1.168.641 -1072%


hàng và cung cấp dịch vụ = -10.72
lần
Quý 3-2020 Quý 3-2021 Chênh lệch %
Doanh thu thuần về bán 2.809.498 2.653.835 -155.663 -5.54%
và dịch vụ
Giá vốn hàng bán 3.421.461 2.094.826 -1.326.635 - 38%

Lợi nhuận gộp về bán -611.963 -275.833 -336.130 +54%


hàng và cung cấp dịch vụ
Năm 2020 Năm2021 Chênh lệch %
Doanh thu thuần về bán 18.220.292 12.874.919 -5.345.373 -29%
và dịch vụ
Giá vốn hàng bán 19.632.221 14.913.724 -4.718.497 -24%

Lợi nhuận gộp về bán -1.411.928 -2.038.804 -626.876 -44.4%


hàng và cung cấp dịch vụ
Nhận xét : Trong khoản từ năm 2020-2021, kết quả kinh doanh các quý của
VJC luôn ở mức số âm . Cụ thể là Doanh thu thuần về bán và dịch vụ quý 1 của
2021 giảm 44% so với quý 1 2020, Giá vốn hàng bán giảm 37% và Lợi nhuận gộp
về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 21%. Hầu hết kết quả kinh doanh các quý
2021 đều ở mức âm so với 2022 dẫn đến kết quả kinh doanh cuối kì 2021 ở mức âm
. Doanh thu thuần về bán và dịch vụ của 2021 giảm 29% so với 2020, Giá vốn
hàng bán giảm 24% và Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 44%.
Nguyên nhân chính: ngành,lĩnh vực kinh doanh chủ yêú của VJC là Vận tải
hành khách đường không và các dịch vụ khác liên quan đến vận tải. Nhưng trong
giai đoạn này thì ngành dịch vụ này hầu như bị đóng băng trong một thời gian rất
lâu. Ảnh hưởng của dịch covid dẫn đến hầu hết tất cả các ngành kinh tế bị kìm hãm.
Nhà nước đưa ra các chỉ thị để khống chế Covid dẫn đến các chuyến bay trong nước
và ngoài nước bị tạm ngưng. Vì là một doanh nghiệp lớn , lấy nguồn thu chủ yếu từ
hoạt động vận tải nhưng lại bị ngắt quảng dẫn đến các hoạt động kinh doanh khác
cũng bị ảnh hưởng theo. Và theo đó thì doanh thu thuần,giá vốn hàng bán cũng như
là lợi nhuận gộp năm 2021 giảm rất nhiều so với 2020.
Quý 2-2021 Quý 2- 2022 Chênh lệch %
Doanh thu thuần về 4.337.358 11.589.999 +7.252.641 +167.2%
bán và dịch vụ
Giá vốn hàng bán 4.819.342 10.462.601 + 5.643.259 +117%

Lợi nhuận gộp về bán -1.277.566 +1.127.397 + 2.404.963 +188%


hàng và cung cấp dịch
vụ

So sánh kết quả kinh doanh quý 2 năm 2021-2022 ta nhìn thấy rõ sự khác
biệt. Là một hãng hàng không mới nổi, đang phát triển và rất được ưa chuộng trên
thị trường. Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch nhưng sau khi cố gắng vượt qua đại
dịch thì VJC đã có bước tiến mới . Danh thu thuần , giá vốn hàng bán đồng loạt tăng
ở mức trên 110%, Lợi nhuận gộp có tốc độ tăng chóng mặt ,từ ở mức âm -
1.277.566 tăng lên + 2.404.963 tương đương mức tăng 188%.
Tương lai: VJC hiện đang là hãng hàng không giá rẻ số một tại Việt Nam .
Tốc độ tăng trưởng của VJC đã được thể rõ .Hiện nay thì nhu cầu di chuyển và vận
chuyển hàng không không ngừng tăng cao thì đây là bàn đạp cho VJC tiếp tục phát
triển mạnh.
 Tài Sản VJC
2020 2021 Quý 2-2

Tài sản ngắn hạn 25.382.768 26.866.732 34.626.2

Hàng tồn kho 712.093 811.247 896.375

Tiền và các khoảng tương đương 2.926.4254 1.868.252 3.050.60

Phải thu ngắn hạn 20.896.413 23.261.094 27.961.9

Tài sản dài hạn 19.814.061 24.786.971 29.965.6

Tổng cộng tài sản 45.196.830 51.653.704 64.591.8

 Trong giai đoạn 2020-2021


Tổng tài sản công ty hàng không Vietjet đã tăng từ 45.196.830 triệu lên
51.653.704 triệu , tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong công ty hàng không Vietjet luôn
cao hơn tài sản dài hạn và chiếm phần lớn. Tổng tài sản của công ty tăng là do cả tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng.
Tài sản ngắn hạn của công ty đầu năm 2020 là 25.382.768 triệu đồng .Cuối
năm 2021 tài sản ngắn Tài sản ngắn hạn là 26,866.732 tăng 1.483.969 .
Tiền và các khoảng tương đương năm 2020 là 2.926.425 triệu , năm 2021
giảm còn 1.868.252 triệu . Cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng tiền và tài sản
tương đương để duy trì hoạt động trong đại dịch covid,trong hoàn cảnh các đường
bay bị đóng băng.Tiền và tương đương tiền giảm so với cùng kỳ thể hiện VJC đang
có dòng tiền yếu, tính thanh khoản thấp.
Hàng tồn kho của công ty cuối năm 2020 là 712.093.262 triệu , năm 2021
tăng lên 811.247.030 triệu . Giá trị hàng tồn kho tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất
kinh doanh dở danh của doanh nghiệp tăng. Đại dịch bùng nổ doanh nghiệp sẽ
chậm hoàn thành tiến độ các dự án , hợp đồng hơn.
Hàng tồn kho tăng mạnh so với cùng kỳ thể hiện VJC đang có lượng hàng hóa
nhiều tuy nhiên theo đó thì đây có thể là do đại dịch ảnh hưởng dẫn đến hàng tồn
kho không thể xuất ra , có thể gây nguy hiểm cho VJC.
Các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng 2021 đã tăng so với 2020 Tăng từ
20.896.413 triệu lên 23.261.094 triệu. Trong năm 2020, các khoản bị chiếm dụng
của công ty có xu hướng tăng, chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng .
Phải thu khách hàng tăng mạnh so với cùng kỳ, điều này thể hiện khả năng
VJC vẫn đang bán được nhiều hàng hóa sản phẩm, và đang có sức tăng trưởng tốt
về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng.
Quý 2-2022
Giai đoạn các doanh nghiệp đã bình ổn sau dịch covid cho nên là các doanh
nghiệp thanh khoản các khỏan vay ngắn hạn cho VJC ==> đây là nguyên nhân chủ
yếu làm cho tổng tài sản của VJC tăng lên nhanh chóng. Về tài sản ngắn hạn của
VJC tăng cao đây là dấu hiệu tốt cho thấy VJC có khả năng thanh khoản cao cho
các khoản nợ ngắn , dài hạn khác.
 Nguồn Vốn VJC
2020 2021 Quý 2-2022
Nợ ngắn hạn 19.833.798 15.522.180 22.916.055
Nợ dài dạn 10.384.632 19.277.313 24.187.552
Vốn chủ sở hữu 14,978.398 16.854.210 17.488.213
Tổng nguồn vốn 45.196.830 51.653.704 64.591.820

 Năm 2020-2021
Tổng nguồn vốn của VJC năm 2020-2021 bằng với tài sản là tăng từ
45.196.830 lên 51.653.704 .Tăng 6.456.874 giữa hai năm. Tổng nguồn vốn tăng cho
thấy VJC đang được rót vốn vào và vẫn đang trên đà phát triển.
Và trong đó nợ ngắn hạn giảm từ 19.833.798 xuống còn 15.552.180 . tương
ứng với 4.311.618. Nợ ngắn hạn của VJC giảm xuống cho thấy khả năng chi trả của
VJC tăng lên . Có nghĩa là nguồn tiền của doanh nghiệp cả khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn tốt . Đây là một trạng thái tốt của doanh nghiệp.
Nợ dài dạn của doanh nghiệp tăng từ 10.384.632 lên 19.277.313 , tăng
8.892.681 tương ứng với 85.63%. Mặc dù nợ dài hạn tăng nhiều ( 85.63%) nhưng
động thái này cũng không phải hoàn toàn xấu. Giảm các khoản nợ ngắn hạn và làm
tăng các khoản nợ dài hạn được xem như là tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn
định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp VJC có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, mua
sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp khôi phục và phát
triển ổn định sau đại dịch covid.
Đến quý 2-2022: Tổng nguốn vốn của VJC tăng vọt lên mức 64.591.812 .
Chỉ trong 2 quý đầu năm đã tăng 12.807.042 tương đương mức 24.7% so với cuối
kỳ 2021. Theo trường hợp này thì VJC đã tích cực vay vốn để phát triển và mở rộng
thị phần của mình.
 Hàng tồn kho
Bảng so sánh hàng tồn kho 2020-2021 DVT . Triệu đồng
Hàng tồn kho Q1 Q2 Q3 Q4
2020 686.630 708.316 679.883 686.565

2021 701.316 845.551 806.393 811.247


Chênh lệch + 14.686 +137.235 +126.510 +124.722

*Nhận xét : Qua bảng so sánh cho chúng ta thấy rõ hàng tồn kho giữa các quí có lúc
tăng lúc giảm , nhưng nhìn chung vẫn tăng từ 2020-2021. Giữa các quí thì có quí 2
là có lương hàng tồn kho cao nhất trong các quí. Dù xu hướng hàng tồn kho tăng ,
nhưng nhìn chung thì không có đáng lo ngại .Số vòng quay hàng tồn kho của VJC
luôn lớn hơn hoặc bằng 19. Số vòng quay hàng tồn kho của ngành ở khoảng mức
19. Cho nên hàng tồn kho của VJC ổn định .
Các khoản phải thu Q1 Q2 Q3 Q4
2020 18.359.305 20.339.426 18.907.398 19.907.228
2021 23.069.700 24.789.364 22.884.713 23.770.128
+4.710.395 +4.449.938 +3.977.315 +3.862.900
<=> +27.7% <=> +21.9% <=> +21% <=> +19.4%
2022 29.664.524 27.961989
+6.594.824 +3.172625
<=> 28,6 % <=> 12,8%

Các khoản phải thu tăng mạnh từ các quý 2020 đến 2022. Đây là một tín hiệu
xấu cho doanh nghiệp . Các khoản phải thu tăng chứng tỏ vốn của VJC bị các doanh
nghiệp nợ chiếm dụng. Doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng
cấp tín dụng và tăng cường công tác thu hồi nợ khi đến hạn.
 Nợ phải trả
Nợ phải trả Q1 Q2 Q3 Q4
2020 32.293.501 33.151.422 31.321.654 32.108.450
2021 32.868.244 32.880.376 34.020.066 34.909.978
+574.723 -271046 +2.698.412 +2.801.528
(0,017%) (-0.00817%) (+0.086%) (+0,087%)
2022 44,095,002 47,103,607
+11.226.758 +14.223.231
(+34.15%) (+43.26%)
* Nợ phải trả có xu hướng tăng nhưng không tăng quá cao, vẫn ở mức ổn định
trong khoảng năm 2020-2021.Bên cạnh đó việc chuyển đổi từ nợ ngắn hạn sang nợ
dài hạn diễn ra vô cùng mạnh mẹ.==> Doanh nghiệp có nguồn tiền ổn định , lâu dài
để tiếp tục đầu tư và phát triển .
(Thêm)Một số chỉ số tài chính
 Tỷ suất sinh lời của tài sản: ROA
Tỷ suất sinh lời của tài sản của Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet năm
2021 là 14% , của năm 2020 là 15% . Năm 2021 tỷ suất sinh lời của vốn giảm 1%
so với năm 2020 .Trong đó lãi suất cho vay của ngân hàng trong năm 2020 khoảng
7%-8% ==> Công ty có hiệu quả sử dụng vốn cao và có khả năng thanh toán lãi
vay.
 Tỷ suất sinh lời của vốn: ROE
Tỷ suất sinh lời của vốn của Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet năm
2021 là 0.44% thấp hơn tỷ suất sinh lời của năm 2020 ( 0,46) là 0.02% ==> Tỷ suất
sinh lợi cuả vốn giảm chứng tỏ mức độ rủi ro trong kinh doanh tăng. Tuy nhiên
ROE >0.2 cho nên tỷ suất sinh lời của vốn vẫn ở mức độ ổn định.
 Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời thực sự của vốn trong kỳ hoạt động
hoặc kỳ vọng cho kỳ tới.
 Chỉ tiêu này mà cao mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh được bảo
đảm, chỉ tiêu này thấp, độ rủi ro cao.
 Tỷ suất sinh lời của doanh thu: ROS
Tỷ suất sinh lời của doanh thu của Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet
năm 2021 là 0.58% ,của 2020 là 0,38 % . Tỷ suất lợi nhuận năm 2021 tăng hơn so
với 2020 là 0,2% .==> Tỷ suất sinh lời của doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp
đang trên đà phát triển.
 Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, DN thu
được 100 đồng doanh thu. Hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
 Chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và tình
hình mở rộng thị trường.
 Chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với
thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).P\E
Tỷ suất P/E của Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet được giữ ở mức cao
tuy nhiên có dấu hiệu tuột giảm. Năm 2020 tỉ suất P/E là 961.54 , năm 2021 tỉ suất
P/E là 916.43.  Chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng
trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Tỉ số P/E năm 2021 thấp
hơn so với 2020 là do Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian
trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong
trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta
mua vào.
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp và kế hoạch
cho giai đoạn 2022- 2023
3.1 Về nhân sự
Ngành hàng không đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng
Vì tiếp viên hàng không chưa mặn mà trở lại nghề hậu Covid-19. Sau 2 năm
bị gián đoạn công việc, nhiều tháng nghỉ không lương, một số tiếp viên hàng không
đã chuyển nghề, tìm định hướng mới.
=> Thay đổi chính sách lương thưởng vì ngành tiếp viên hàng không hiện tại
không còn sức hút sau đại dịch Covid. Khuyến khích, thu hút các cựu tiếp viên trở
lại hãng vì họ là những người có kinh nghiệm, tiết kiệm được chi phí đào tạo, tuyển
dụng thêm nhân sự vì số lượng tàu bay sẽ lên trong tương lai.
3.2 Về sản phẩm
Sản phẩm là công cụ, là phương tiện mà doanh nghiệp mang giá trị đến cho
khách hàng. Trong mô hình kinh doanh của Vietjet Air sản phẩm chính của họ là
dịch vụ vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Vietjet Air đầu tư vào đội bay khá mới với các dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu.
Hợp tác mở thêm các đường bay mới để thu hút được tệp khách hàng mới.
3.3 Về khách hàng các đối tác kinh doanh
Vietjet Air có 2 phân khúc khách hàng. Một là phân khúc người tiêu dùng có
nhu cầu di chuyển bằng máy bay. Hai là phân khúc doanh nghiệp là những công ty
có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Trong khuôn khổ của bài
viết này, tôi chỉ sẽ đề cập đến phân khúc người tiêu dùng.
Khách hàng mục tiêu của Vietjet Air là những người có nhu cầu di chuyển xa
với chi phí thấp. Họ di chuyển vì lý do gia đình, công việc hoặc đi du lịch. Bởi vì
nhu cầu tiết kiệm tiền đóng vai trò quan trọng đối với phân khúc khách hàng tiềm
năng này nên họ sẵn sàng đánh đổi các nhu cầu khác như tiện nghi, thuận tiện, được
chăm sóc chu đáo v.v . Nhóm người đông nhất có nhu cầu này là những người có
mức thu nhập trung bình và thấp. Ở đây Vietjet Air có phân khúc khách hàng rất
khác so với Vietnam Airlines. Đó là những người có ít tiền, trước đây họ không
hoặc rất ít sử dụng Vietnam Airlines vì giá vé cao. Phương tiện di chuyển chính của
họ là xe khách đường dài hoặc tàu hỏa.
Như vậy về bản chất, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietjet Air là xe khách
đường dài và Đường Sắt Việt Nam chứ không phải là Vietnam Airlines. Khi hiểu rõ
điều này thì chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị hơn trong mối tương quan
cạnh tranh giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air. Và đó cũng giải thích lý do vì sao
mà Vietnam Airlines không hạ giá vé thấp như Vietjet Air, đơn giản bởi vì mô hình
kinh doanh của 2 hãng hàng không này khác nhau.
Giảm thời gian delay của các chuyến bay bằng cách tăng khoảng nghỉ giữa
các chuyến bay lên lâu hơn để bên hậu cần kĩ thuật đảm bảo được sự vận hành trơn
tru của máy bay, công tác vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ đảm bảo khách hàng được trải
nghiệm chuyến bay 1 cách tốt nhất.
3.4 Truyền thông
3.5 Về trung gian marketting và các đối tác kinh doanh
3.5.1 Trung gian phân phối sản phẩm
Trung gian phân phối sản phẩm của Vietjet là một web site chính chủ của chính
doanh nghiệp là nơi quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận và bán trực tiếp vé
máy bay với khách hàng
Ngoài ra, trang web này còn liên kết với rất nhiều các web site khác cùng bán vé để
có thể tận dụng tối đa nguồn khách hàng tiềm năng cũng như là tự động hóa và cập
nhật thông tin về chuyến bay và giá vé một cách nhanh và chính xác nhất
Thuê các chuyên gia đầu ngành về thiết kế và chạy quảng cáo trên không gian
mạng, giữ vững lợi thế là người đi đầu về công nghệ quảng bá sản phẩm. Để khai
thác tốt nguồn tài nguyên data khách hàng
3.5.2 Trung gian hỗ trợ hoạt động bán hàng
Trung gian hỗ trợ hoạt động bán hàng của Vietjet có thể hiểu là các đại lý bán vé
máy bay lớn nhỏ của hãng trên khắp mọi nơi
Dựa vào hệ thống website hiện đại tiên tiến đi đầu về công nghệ mà Vietjet dễ dàng
nhanh chóng cập nhật chính xác giá vé, chuyến bay, dịch vụ bay cho khách hàng.
Cũng chính vì thế mà một mạng lưới bán vé rất lớn được hoạt động trơn tru và ít
xẩy ra sai sót.
Nhờ một hệ thống như vậy mà Vietjet có thể khai thác tối đa nguồn khách hàng của
mình ở khắp nơi. Đảm bảo cung cấp và phục vụ tối đa nguồn tài nguyên
Thúc đẩy ban vé offline, xây dựng một hệ thống chủ động để luôn đảm bảo tỉ lệ
trống ghế thấp nhất có thể. Theo công ty đề ra là hơn 80% tỉ lệ full ghế, và cố gắng
cao hơn nữa
3.6 Về tài chính
Thị trường theo nhận định chung năm 2023 tiếp tục là một năm khó khăn do rất
nhiều yếu tố giá nguyên vật liệu, chiến tranh,... ngày càng ngay gắt và khốc liệt
Hi vọng duy nhất để khởi sắc 2023 là thông tin vào tháng 3 năm 2023 Trung Quốc
sẽ kì vọng mở cửa, chấm dứt zero covid, đẩy mạnh nhu cầu giao thoa của đất nước
tỉ dân.
Nhu cầu tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa đẩy mạnh , du lịch tăng cao , đẩy mạnh
nhu cầu đi máy bay và vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không . Nên đây là cơ
hội để Vietjet quay trở lại và tiếp tục đẩy mạnh khai thác máy bay
Đợi nhịp ổn định trở lại của tỉ giá đô la, sự ổn định của chiến tranh, cũng như ổn
định của thị trường xăng dầu. và quan sát tình hình quân sự Trung Quốc – Đài
Loan, Hàn Quốc – Triều Tiên.
Trong quãng thời gian bị trì trệ tiếp tục tuyển dụng thêm nhân sự, phát triển chất
lượng nhân sự để tận dụng tối đa nguồn tiền chi ra cho đầu tư phát triển.
Gia hạn thêm thời gian trả nợ mua máy bay hi vọng thị trường lạm phát nhanh ổn
định, đô la mất giá.
Cho thuê những tàu bay không và chưa đưa vào khai thác để tận dụng tối đa nguồn
nhân lực.
Trả bớt nợ.
3.7 Một số đề xuất khác
Tài liệu tham khảo
Cafef - Trang thông tin tổng hợp điện tử - địa chỉ truy cập
http://s.cafef.vn/hose/VJC-cong-ty-co-phan-hang-khong-vietjet.chn
Vietstock- địa chỉ truy cập https://finance.vietstock.vn/VJC-ctcp-hang-khong-
vietjet.htm
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/12973-Phan-tich-SWOT-hang-
hang-khong-Vietjet-Air
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/12973-Phan-tich-SWOT-hang-
hang-khong-Vietjet-Air

You might also like