Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Buổi 8

1. Dấu hiệu tạo đáy, dấu hiệu tạo đỉnh


1.1. Dấu hiệu tạo đáy
- Thời điểm tốt nhất mà nhà đầu tư có thể xem xét gom mua cổ phiếu chính là thời điểm giá
cổ phiếu tạo đáy và sắp sửa tăng mạnh. Vậy làm thế nào để xác định thời điểm đó. Thị trường
chứng khoán dao động lên xuống không hề ngẫu nhiên, sự tăng giảm của nó đều đã được báo
trước. Chỉ cần nhà đầu tư có đủ kỹ năng và kinh nghiệm nhận ra các dấu hiệu sớm, thì hoàn
toàn có thể đoán trước được lúc nào cổ phiếu tạo đáy và lúc nào sắp sửa tăng mạnh.
- Nhà đầu tư hoàn toàn có thể biết trước được thời điểm tạo đáy bằng những dấu hiệu mà tôi
sắp liệt kê dưới đây. Nếu chịu khó quan sát và tập trung một chút, tôi tin anh em nhà đầu tư
có thể chớp lấy cơ hội ngàn vàng mà không phải ai cũng nhìn ra được.
TIN XẤU VỀ DOANH NGHIỆP NGẬP TRÀN TRÊN CÁC THÔNG TIN BÁO ĐÀI
- Thông thường, khi tin xấu ngập tràn, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh để phản ứng với những
thông tin xấu đó. Cho đến khi tin xấu vẫn ra nhưng giá cổ phiếu không còn giảm nữa, điều
này chứng tỏ không còn lực cung hoảng loạn để bán tháo nữa. Mà không có lực cung bán
xuống thì tức là thị trường đã ngưng giảm và tạo đáy.
THANH KHOẢN GIẢM DẦN VÀ CẠN KIỆT

- Đi cùng với một loạt tin xấu và giá cổ phiếu ngưng giảm, thanh khoản tại thời điểm đó cũng
khá cạn kiệt, đến mức không thể cạn kiệt hơn được nữa.
- Hành động cho thấy thiếu lực cung bán xuống trên thị trường. Theo nguyên tắc cung cầu,
cung bị thiếu đồng nghĩa với việc giá sẽ không giảm nữa. Chúng ta chỉ việc chờ một tín hiệu
từ lực cầu xuất hiện rõ ràng là có bắt đầu mua cổ phiếu vì lúc đó, cầu đã áp đảo cung và cổ
phiếu sắp sửa tăng mạnh.
XUẤT HIỆN CÁC TÍN HIỆU KỸ THUẬT ĐẢO CHIỀU TĂNG
- Xét về phân tích kỹ thuật, chúng ta sẽ có nhiều công cụ đơn giản nhưng hiệu quả để phát
hiện ra thời điểm giá cổ phiếu tạo đáy. Chúng ta sẽ có những công cụ sau:
1. Shortening of Thrust - Rút ngắn sóng chính. Một xu hướng giảm trước đó nếu những con
sóng giảm bị ngắn dần đi thì đó là dấu hiệu trend giảm sắp kết thúc và giá chuẩn bị tạo đáy.
Bạn có thể thấy, trước giai đoạn tạo đáy của mã cổ phiếu VND, sóng giảm bị rút ngắn dần, và
đến đáy thì sóng giảm ngắn chỉ bằng một nửa những con sóng giảm trước đó. Đó là dấu hiệu
cho thấy lực giảm đã yếu đi rất rõ.
2. Phân kỳ: Tín hiệu kỹ thuật này quá quen thuộc với các nhà đầu tư ưa dùng phân tích kỹ
thuật. Phân kỳ rất hiệu quả nhưng nhiều nhà đầu tư hiểu sai ý của nó dẫn đến thua lỗ vì nó.
Chúng ta có thể sử dụng MACD, RSI để đo phân kỳ. Trong trường hợp này, tôi sẽ dùng
MACD để đo lường phân kỳ, đồng thời đo luôn lực của xu hướng giá.

Như ở hình trên, MACD đã tạo phân kỳ rất rõ với giá, giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước
nhưng MACD lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước rất nhiều.
Mặt khác, lẽ ra, trong giá giảm xuống, lực của nó phải mạnh và phải thể hiện MACD mới
đúng, nhưng đằng này có lúc giá trị của MACD lại mang con số dương. Đây chính là dấu
hiệu tốt cho thấy cổ phiếu này đã tạo đáy.
3. Mô hình giá:
Những mô hình giá như vai đầu vai, hai đỉnh hai đáy… là những mô hình được hình tại đáy
cổ phiếu. Một khi mô hình này được tạo xong thì cũng là lúc giá tăng mạnh.
Do đó, khi bạn nhận ra chúng, bạn hoàn toàn có thể tự tin giá cổ phiếu sẽ tăng và đặt lệnh
mua cổ phiếu là vừa.
1.2. Dấu hiệu tạo đỉnh
- Đỉnh cổ phiếu được hiểu là nơi cổ phiếu sẽ có giá cao nhất trong một khung thời gian nào
đó. Việc xác định được đỉnh cổ phiếu sẽ giúp bạn có lợi thế cho những giao dịch tiếp theo.
- Đỉnh của cổ phiếu là một khái niệm có tính chất khá tương đối và được xét trong một khung
thời gian cụ thể, có thể ngắn như khoảng 1 tuần, hoặc dài hơn là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm.
Không có khái niệm đỉnh vĩnh viễn.
- Trên thực tế, phần lớn những dự báo, nhận định đưa ra này thường có độ chính xác không
cao (hoặc về giá trị, hoặc về thời điểm) và có ý nghĩa chủ yếu khiến cho tâm lý đầu tư của
nhà đầu tư trở nên cân bằng hơn (không quá bi quan, không quá lạc quan).
- Việc dự báo một cách chính xác không phải đơn giản, tuy nhiên trước khi xảy ra hiện tượng
đảo chiều cổ phiếu sau chuỗi tăng điểm thường có một số đặc điểm chung giúp xác định đỉnh
cổ phiếu. Có 3 cách xác định đỉnh cổ phiếu:
1. Khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng giá cổ phiếu không tăng đáng kể hoặc giảm: 
Sau một chuỗi tăng điểm liên tục, nếu một thời điểm nào đó khối lượng cổ phiếu tăng mạnh
nhưng giá cổ phiếu không tăng đáng kể hoặc giảm, cổ phiếu đó có thể đang bị chốt lời mạnh
và động lực tăng điểm sau đó sẽ có thể yếu đi.

2. Momentum giảm dần:


Momentum có thể hiểu đơn giản là “động lượng” của một xu hướng. Tôi thường hay lấy hình
ảnh của một chiếc xe và momentum chính là lượng ‘ga’ thêm vào để xe chạy. Chiếc xe có thể
sẽ tiếp tục chạy thêm một đoạn nhưng nếu không ga tiếp xe sẽ chạy dần và dừng hẳn.
Với thị trường chung hay cổ phiếu cũng vậy, nếu không tiếp tục thêm ‘ga’, giá cổ phiếu có
thể vẫn tăng tiếp , thị trường có thể vẫn lên điểm thêm một đoạn nhưng sau đó sẽ quay đầu
đảo chiều.
Momentum có thể đo và ước lượng bằng các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD… và được
ứng dụng khá nhiều trong phân tích kỹ thuật với hiện tượng phân kỳ âm
(Negative Divergence).
Sử dụng momentum trong dự báo đỉnh cổ phiếu: Xem biểu đồ bên dưới.

3. Sự hồi phục bất thành:


Nỗ lực tăng giá bất thành tạo nên mô hình 2 đỉnh.
Sự hồi phục bất thành là một trong những dấu hiệu cho thấy đỉnh cổ phiếu khá chắc chắn.
Nói một cách dễ hiểu, một cổ phiếu sau khi điều chỉnh mà không vượt lên trên được đỉnh cũ
và tiếp tục tăng giá cho thấy cổ phiếu đó có thể đã yếu đi.
Các mô hình đảo chiều 2 đỉnh, 3 đỉnh chính là sự thể hiện của sự hồi phục bất thành và là các
mô hình đảo chiều khá tin cậy.

2. Lý thuyết Bulltrap, Washout


- Trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, Bull trap (bẫy tăng giá) là một tín hiệu không
chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và đang có xu hướng đi lên.
Tuy nhiên, sau đó thị trường bỗng đảo ngược lại và bạn phải gánh chịu thua lỗ. Bull trap
được coi là một cái bẫy bởi vì nhà đầu tư tăng giá mua chứng khoán, nghĩ rằng nó sẽ tăng giá
trị,  nhưng thực tế lại mắc kẹt với một mã chứng khoán đang giảm giá trị.
- Bear trap (bẫy giảm giá) ngược lại với Bull trap là thuật ngữ miêu tả trong một xu hướng thị
trường đang đi lên, xuất hiện tín hiệu giả về việc chứng khoán có thể đảo chiều xu hướng để
đi xuống. Tuy nhiên sau đó thị trường lại quay trở lại xu thế tăng giá ban đầu của nó. Đó là
một cái bẫy đánh lừa nhà đầu tư khi nhầm tưởng thị trường đã đảo chiều xu hướng.
- Bull trap cực kỳ nguy hiểm với các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thích lướt sóng. Họ sẽ dễ
bị dính phải bẫy giá tăng và thua lỗ. Sau khi bẫy giá tăng diễn ra, giá có thể đảo chiều theo
hướng giảm nhanh chóng. Trong trường hợp nhà đầu tư chưa kịp đặt lệnh cắt lỗ, nhà đầu tư
có thể bị thua lỗ nhanh chóng.

2.1. Cách nhận biết Bull trap


- Có nhiều lý do giải thích cho bẫy tăng giá nhưng có lẽ lý do lớn nhất có thể xảy ra là do
những “ông lớn” trên thị trường, những người cần bán một khối lượng lớn chứng khoán. Họ
đẩy giá ban đầu lên bằng cách đặt lệnh mua ở một vài mức giá cao và thậm chí có thể tung
một số tin tốt ra thị trường.
- Ngay sau khi tín hiệu mua vào đã được thể hiện, các nhà đầu tư các đổ xô mua vào thì họ sẽ
đẩy số mình muốn bán ra thị trường. Sau khi những “ông lớn” này đã bán xong thì giá chứng
khoán sẽ bắt đầu suy giảm mạnh.
- Điểm xuất hiện thường xuyên nhất của bẫy giá tăng là tại các vùng kháng cự. Giá vượt lên
trên kháng cự, tạo cảm giác rằng có một đợt phá vỡ kháng cự xảy ra và xu hướng tăng sẽ tiếp
diễn, kích thích các nhà đầu tư mua vào, nhưng sau đó giảm trở lại xuống dưới kháng cự, làm
cho những các nhà đầu tư đã mua vào bị rơi vào trạng thái thua lỗ.
- Bẫy giá tăng còn có thể xuất hiện tại điểm giao tiếp giữa giá và đường xu hướng giảm (ví dụ
SMA20). Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, tạo cảm giác phá vỡ đường xu hướng
và xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới đường xu
hướng trở lại, khiến các các nhà đầu tư mua vào khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắt
kẹt trong bẫy giá tăng.
- Đặc điểm nổi bật của các phiên Bull trap là khối lượng giao dịch đột biến và mẫu hình nến
với bóng nến trên rất dài.
- Ví dụ MPC phiên 23/5/2019: vol đột biến, cây nến xanh thân ngắn nhưng bóng nến trên dài.
2.2. Phòng tránh bẫy Bull trap khi đầu tư
1. Theo dõi thị trường:
Một thực tế đã biết là 75% chứng khoán theo xu hướng chung của thị trường. Giao dịch theo
xu hướng là một cách cắt giảm rõ ràng các khoản lỗ và tăng đáng kể cơ hội thành công của
bạn bất kể bạn mua ở mức cao hơn hay mua theo giá trị.
2. Đặt lệnh cắt lỗ:
Một lệnh Stop Loss ở một mức giá nhất định đối với loại cổ phiếu đang nằm trong tay bạn.
Và nếu cổ phiếu xuống đến mức giá đó, lệnh Stop Loss của bạn ngay lập tức có hiệu lực, nó
sẽ được khớp lệnh đồng nghĩa với việc bạn có thể ngay lập tức bán được cổ phiếu của mình ở
mức giá thị trường tốt nhất có thể.
3. Mua làm nhiều lần:
Hãy cân nhắc mua 50% trước và 50% còn lại sau lần mua thứ hai hoặc chia thành hai lần mua
khác (25%, 25%) khi cổ phiếu tăng giá.
4. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng:
- Nghiên cứu thật kỹ mã xác định mua trước khi giao dịch.
- Nghiên cứu lịch sử giao dịch của mã đó để tìm ra những điểm đặc biệt trong quá trình vận
động của cổ phiếu đó.
- Luôn áp dụng các phương pháp PTKT trước khi giao dịch.
- Học hỏi từ các nhà đầu tư thành công, về lâu dài đây sẽ là cách tránh bẫy Bull trap tốt nhất.
Các nhà đầu tư khôn ngoan và có kinh nghiệm sẽ chiến thắng trong thời gian dài, chứ không
phải là ngắn hạn.
5. Không trade breakout tại các xu hướng có dạng parabolic:
Các xu hướng có dạng parabolic là các xu hướng bị kéo quá cỡ, thường là do các nhà đầu
tư bị đội lái đẩy giá lên quá mức so với giá trị thật của nó, khiến cho đường xu hướng có dạng
hình parabolic. Các xu hướng có hình parabolic thường sẽ không bền vững, và khi đảo chiều,
nó sẽ cho hậu quả thảm khốc.

6. Chỉ trade breakout với các build-up:


Để tránh được Bull trap, ta chỉ nên trade breakout khi thị trường xuất hiện các vùng giá giằng
co tích luỹ, dồn cục tại 1 vùng kháng cự, được gọi là build-up.
2.3. Lý thuyết Washout
- Washout là một phiên giao dịch mà NĐT hoảng loạn, ồ ạt bán tháo khiến thị trường giảm
mạnh. Tuy nhiên, sau phiên rũ bỏ, thị trường sẽ tạo đáy và đi lên từ đây.
- Phiên wash out là phiên rung lắc mạnh của thị trường, đây là một phiên rũ bỏ lượng hàng đu
bám của các NĐT, khi các NĐT đồng loạt thoát khỏi thị trường, cung lớn hơn cầu sẽ khiến
thị trường giảm mạnh. Sau một quá trình nhiều phiên giảm mạnh, mà phiên wash out là đỉnh
điểm, thị trường sẽ lại cạn cung ở vùng giá thấp và thị trường lại bắt đầu hồi phục, tạo đáy và
đi lên ngay sau đó.
- Thực tế, ở thị trường chứng khoán nước ngoài do không có biên độ nên phiên wash out chỉ
cần một phiên để xác định đáy rõ nét. Còn ở thị trường chứng khoán Việt Nam, do có khống
chế biên độ giao dịch (sàn HOSE +-7%, sàn HNX +-10%, sàn UPCOM +-15%) nên đôi khi
quá trình wash out cần từ 1-2 phiên giao dịch.
- Wash out theo một cách hiểu khác sẽ giống với Bear trap (bẫy giảm giá) ở chỗ đều là một
phiên giảm mạnh, một phiên rũ bỏ hoàn toàn. Nhưng khác biệt ở chỗ wash out là đoạn cuối
cùng của sự tuyệt vọng, đỉnh điểm của sự chán nản sau một chuỗi các phiên giảm điểm liên
tiếp của thị trường. Còn Bear trap chỉ đơn giản là phiên giảm điểm (điều chỉnh) cho thị
trường bớt nóng để đi lên tiếp trong một xu hướng tăng.
- Ví dụ đầu tiên là sự kiện Brexit diễn ra ở Anh vào ngày 24/06/2016 đã ảnh hưởng tiêu cực
tới chứng khoán toàn cầu và thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là chỉ số VN-Index)
cũng không phải là ngoại lệ. Phiên giao dịch này, có lúc chỉ số VN-Index giảm cực mạnh -34
điểm (tương đương giảm -5,5%), có nghĩa là lúc đó hầu hết tất cả các cổ phiếu đều giảm kịch
sàn, giảm hết biên độ (-7%). Nhưng ngay sau đó, thị trường bắt đầu hồi phục và đi lên rất
mạnh. Đây có thể coi là phiên wash out điển hình.
Đồ thị chỉ số VN-Index sự kiện Brexit ngày 24/06/2016.
 
- Một ví dụ kinh điển hơn là sự kiện Biển Đông 2014 tháng 05/2014 khi Trung Quốc mang
dàn khoan HD981 ra Biển Đông. Đây là một sự kiện kéo dài với nhiều diễn biến bất ngờ và
thị trường đã có một chuỗi các phiên giảm mạnh từ ngày 05/05/2014 đến ngày 13/05/2014.
Đặc biệt phiên giao dịch ngày 08/05/2014 chỉ số VN-Index đã mất -35 điểm (tương đương -
6,2%). Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường cũng đã hồi phục mạnh mẽ từ đây.

Đồ thị chỉ số VN-Index sự kiện Biển Đông tháng 05/2014.

- Có thể thấy, sau các cú wash out thị trường thường đi lên và ở phiên wash out sẽ là một cơ
hội rất lớn cho người cầm tiền để họ có thể giải ngân mua vào. Cũng giống như câu nói
huyền thoại của một nhà đầu tư huyền thoại: “I will tell you how to become rich. Close the
doors. Be fearful when others are greedy. Be greedy when others are fearful” - Warren
Buffett . Tạm dịch là: “Tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để trở nên giàu có. Hãy sợ hãi khi
người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi”.
- Như vậy, vào phiên wash out nếu bạn đủ dũng cảm, hãy sẵn sàng đầu tư khi thị trường giá
giảm và rời bỏ khi thị trường giá đã lên cao. Với cách đầu tư này bạn hoàn toàn có thể kiếm
được lợi nhuận.
- Đặc điểm của một phiên Washout:
+ Washout thường xuất hiện ở thời kỳ cuối của quá trình Downtrend. Nghĩa là khi thị trường
trong giai đoạn giảm chuẩn bị đi vào quá trình tạo đáy thì Washout sẽ xuất hiện.
+ Washout thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Nghĩa là tuy các nhà đầu tư nhỏ lẻ
hoảng loạn bán ra. Nhưng vẫn có 1 dòng tiền trực chờ “đớp hàng” với giá rẻ.
+ Trước Washout thường có bẫy tăng giá (Bull trap). Bẫy tăng giá không những giữ dòng
tiền chưa “dám” bán ra khi thị trường Downtrend. Mà còn nhầm mục đích kéo một lương tiền
đang trực chờ bắt đáy vào thị trường. Những phiên Bull trap trước khi Washout thường
không có khối lượng gia tăng. Sau đó khoản 1 đến 3 phiên quá trình Washout sẽ bắt đầu. Đây
là kịch bản nhà cái rất hay dùng để đẩy cảm xúc nhà đầu tư lên cao. Giống với giai đoạn nước
rút tạo đỉnh. Ép các nhà đầu tư phải bán cho hết cổ phiếu mà mình đang nắm. Hành động bán
trong phiên hoảng loạn sẽ được nhà cái “gom hàng” với giá rẻ.

Kịch bản wash out năm 2015

+ Sau những phiên Washout sẽ có phiên đớp cung. Dòng tiền đổ vào thị trường mua cổ
phiếu giá rẻ, kéo thị trường ngược trở lên. Đây là một trong những tín hiệu xác nhận “vùng
đáy”.
+ Khi thị trường Washout, các chỉ báo kỹ thuật thường vào trạng thái Oversold (vùng quá
bán).
- Nhưng cũng có 1 một số trường hợp. Wash out xuất hiện trước một con sóng lớn, cũng với
mục đích rũ hàng trước khi kéo lên. Vì thế khi thị trường xuất hiện phiên Washout hoặc quá
trình Washout (vài phiên) thì chắc chắn có một điều gì đó sắp xuất hiện. Những phiên
Washout thường diễn ra trên diện rộng các cổ phiếu trên thị trường. Một vài tổ chức, đội lái
không thể tạo ra phiên Wash out. Chỉ có bàn tay của nhà cái tác động vào thị trường thì phiên
tát ao mới xuất hiện. Đây là dấu hiệu để dòng tiền đứng ngoài chú ý đến thị trường.
- Nếu wash out xuất hiện ở cuối 1 down trend thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường chuẩn bị
bắt đầu cho chu kỳ mới. Là lúc những nhà đầu tư nhỏ lẻ nên quan tâm đến thị trường sau quá
trình dài thị trường giảm điểm. Nếu bạn có kỹ năng phân tích và một tâm lý tốt, những phiên
wash out là những phiên bạn có thể mua được hàng giá rẻ và an toàn.
- Phiên wash out là công cụ tốt nhất để nhà cái đẩy cảm xúc của nhà đầu tư lên cao. Khi các
nhà đầu tư chịu không nổi sự “khốc liệt” này. Họ sẽ bán ra hầu hết các cổ phiếu mình đang
nắm giữ. Và khi thị trường tăng ngược trở lại, môt số nhà đầu tư bán ra do lo ngại sợ thị
trường “tăng giả tạo”, hoặc là cảm thấy tiếc nuối và mua lại với giá cao hơn giá bán. Dù là
hành động nào, nhà cái cũng dắt mũi được các nhà đầu tư.

3. Phương pháp xử lý độ trễ của các công cụ PTKT


- PTKT đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác
nhận và dự đoán.
+ Công cụ báo động: PTKT cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng
cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực
sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với trader, việc nhận biết các dấu hiệu về sự
thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
+ Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp PTKT được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ
thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và
bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp trader có được kết luận chính
xác và tối ưu hơn.
+ Công cụ dự đoán: Trader sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá tương lai với kỳ
vọng về khả năng dự đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của PTKT không phải
là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu
sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp
nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông
tin trong quá khứ. Tuy nhiên, nhờ có PTKT, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua theo
đám đông sẽ được hạn chế rất nhiều.
- Khi càng am hiểu về PTKT thì mức độ chính xác trong phân tích sẽ càng cao. Nhưng chúng
ta cần phải kết hợp thêm các nguồn thông tin kinh tế tài chính liên quan (Phân tích cơ bản) để
đưa ra quyết định cuối cùng trong giao dịch.
- Khi ứng dụng PTKT, chúng ta nên phân tích trên nhiều biểu đồ với nhiều khoảng thời gian
khác nhau. Quan trọng là các khung thời gian: ngày (Daily), tuần (Weekly) và tháng
(Monthly).
+ Phân tích xu hướng ngắn hạn thì sử dụng biểu đồ giờ và biểu đồ ngày.
+ Phân tích xu hướng trung hạn thì sử dụng biểu đồ ngày và biểu đồ tuần.
+ Phân tích xu hướng dài hạn thì sử dụng biểu đồ tháng đến biểu đồ năm.
- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích
chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng 1 phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn
thì độ trễ càng lớn. Trader càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy
nhiêu.
- Khi xu hướng trước khi có sự đảo chiều xảy ra mà rất mạnh (ví dụ như xu hướng giảm thì
giảm mạnh và sàn liên tiếp nhiều phiên ở cuối nhịp giảm, ví dụ VRE trong những ngày 06/3
đến 24/3/2020 đã giảm mạnh từ 29 về 18 tức 38%, đặc biệt đóng 3 cây sàn cuối nhịp giảm)
thì độ trễ của các chỉ báo SMA, MACD và RSI là khá lớn, có khi lên đến trên 3 phiên. Khi đó
chúng ta nên sử dụng mẫu nến đã học để tránh độ trễ vì mẫu nến thường phản ánh đúng diễn
biến giao dịch thực tế. Tất nhiên chúng ta nên kết hợp dự đoán trước xu hướng của các đường
xu hướng để tăng thêm độ tin cậy. Các mẫu nễn đảo chiều hay gặp khi đó là cặp Morning
Doji Star/ Evening Star; Bullish Engulfing Parten/ Bearish Engulfing Parten.
- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường. Tính chất này ngược lại
với độ trễ.
- Độ chính xác: Tính ít sai sót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên độ
chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.
- Số phiên tính toán: Số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Ví dụ về
trung bình động với số phiên lấy dữ liệu là 5 phiên. Trader càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng
chọn số phiên tính toán càng nhỏ bấy nhiêu.
- Phải có sự nhậy cảm và có tầm nhìn để dự doán trước được xu hướng của các đường
xu hướng và đưa ra quyết định mua bán sớm hơn so với thời điểm các chỉ báo kỹ thuật
hay mô hình cho tín hiệu rõ ràng.
4. Phương pháp chốt lãi, cắt lỗ
4.1. Phương pháp chốt lãi
Trong đầu tư chứng khoán, chốt lãi là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào muốn “sống sót” cũng
cần phải nắm vững. Tuy nhiên, việc chốt lãi trên thực tế không hề dễ dàng bởi tâm lý “tham
lam” luôn chi phối hành động và do đó, không ít trường hợp nhà đầu tư đang có lãi nhưng
chậm trễ trong việc chốt lời mà thành ra phải cắt lỗ.
- Chốt lãi khi xác nhận phiên phân phối đỉnh:
+ Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ chốt lời sau khi cổ phiếu có dấu hiệu tạo đỉnh. Để xác
định cổ phiếu tạo đỉnh hay chưa, thông thường sẽ có dấu hiệu được gọi là phiên “phân phối
đỉnh”.
+ Cụ thể, sau quãng thời gian tăng nóng, bạn nhận ra thanh khoản cổ phiếu trong vài ngày
gần đây vẫn ở mức cao nhưng đà tăng đã chững lại và giá đóng cửa không phải mức cao nhất
trong phiên. Đây là dấu hiệu đáng lưu ý bởi khả năng rất cao cổ phiếu của bạn đang thực sự ở
vùng đỉnh.
+ Hiện tượng này có ý nghĩa rằng các nhà đầu tư lớn đang tiến hành bán ra cổ phiếu hay còn
gọi là “phân phối” cho các nhà đầu tư đang hưng phấn. Quá trình này thường diễn ra trong
vài phiên giao dịch trước khi tạo đỉnh thực sự.
+ Phiên phân phối đỉnh là lúc chính thức xác lập đỉnh của cổ phiếu. Đặc điểm của phiên giao
dịch này là thanh khoản rất lớn, tăng vọt so với những phiên trước đó. Cổ phiếu được đẩy lên
mạnh vào đầu phiên giao dịch nhưng mau chóng suy yếu và đảo chiều giảm điểm, thậm chí
giảm sàn hàng loạt khi kết thúc phiên giao dịch. Biểu đồ kỹ thuật cho thấy một cây nến đặc,
rất dài và đóng cửa tại mức thấp nhất hoặc gần như mức thấp nhất trong phiên.
Sau phiên giao dịch này, cổ phiếu thường sẽ bước vào một đợt điều chỉnh kéo dài và những
phiên tăng điểm sau đó sẽ mang đến cơ hội thoát hàng cho nhà đầu tư còn nắm giữ hơn là
việc mạo hiểm mua vào bắt đáy.
+ Do đó, khi có những dấu hiệu rõ ràng về phiên phân phối đỉnh, tốt hơn hết nhà đầu tư nên
bán ra toàn bộ lượng cổ phiếu nắm giữ và tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu khác.

Phiên phân phối đỉnh điển hình với thanh khoản đột biến và giá giảm sâu
+ Có thể nói, chốt lãi khi xác nhận phiên phân phối đỉnh là cách tốt nhất giúp nhà đầu tư tối
đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để thực hiện theo phương pháp này cũng không hề dễ dàng bởi
nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có tâm lý vững vàng cũng như có đủ trải nghiệm tham gia thị
trường.
- Chốt lãi khi đạt giá mục tiêu:
+ Trong đầu tư chứng khoán, biết điểm dừng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tồn tại. Chốt
lời cần có ngưỡng và bạn cần đặt ra mục tiêu (có thể 15%, 20% hoặc cao hơn nữa, tùy vào kỳ
vọng của nhà đầu tư).
+ Khi cổ phiếu đã đạt mục tiêu đề ra, nhà đầu tư có thể bán ra toàn bộ cổ phiếu hoặc bán ra
từng phần để dự phòng trường hợp cổ phiếu tiếp tục tăng.
+ Tuy vậy, nếu như sau khi mua vào và cổ phiếu vẫn chưa đạt giá mục tiêu, trong khi những
tín hiệu xấu đã xuất hiện (ví dụ như một phiên phân phối đỉnh) thì nhà đầu tư cần phải mau
chóng tất toán danh mục (dù lãi hay lỗ) và chờ đợi cơ hội khác.
+ Nhìn chung, phương pháp chốt lãi này có thể sẽ không giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận
do chốt lãi sớm nhưng phù hợp hơn với số đông nhà đầu tư trên thị trường. Nếu như chốt lãi
xong và cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì chúng ta cũng không nên quá nuối tiếc bởi chốt lãi
không bao giờ là sai.
4.2. Phương pháp cắt lỗ
- Cắt lỗ là một việc rất khó làm đối với ai thiếu kinh nghiệm, tuy vậy nếu biết áp dụng thì nó
không hề khó mà rất đơn giản và nhẹ nhàng. Có 2 phương pháp cắt lỗ là cắt lỗ theo kỹ thuật
và cắt lỗ theo xu hướng.
- Cắt lỗ theo kỹ thuật là sử dụng PTKT để tìm ra một khoảng giá mà khi giá tụt về đó, nó sẽ
tiếp tục giảm tiếp. Phương pháp này có ưu điểm là bạn không cần phải ngồi canh giá, khi bạn
ngủ stop loss vẫn có thể kích hoạt.
Tuy vậy phương pháp này có một nhược điểm lớn là nếu sàn nắm được một khoảng giá quá
nhiều người đặt stop loss, giá có thể tụt về đó khiến stop losss kích hoạt và lên trở lại ngay
sau đó. Thậm chí nếu sóng to thì lệnh stop-loss của bạn sẽ luôn hoạt động khiến bạn cứ vào
lệnh là bị cắt lỗ. Ví dụ cho phương pháp này: Mã SGP đang lên 9.5, tuy vậy nếu nó tụt về 8.7
gần như chắc chắn sẽ giảm tiếp, đó là giá đẹp để cắt lỗ.
- Cắt lỗ theo xu hướng là cắt lỗ khi xu hướng thay đổi hoặc nhận ra mình đang đi ngược xu
hướng (Short khi up trend, long khi vừa down trend). Cắt lỗ theo xu hướng bản chất giống
chốt lời. Tức là bạn sẽ bán ra ở thời điểm giá cao nhất có thể. Giá cao nhất có thể được xác
định là mốc giá mà tại đó xu hưởng đổi chiều.
Ví dụ: Mua HTM 15, giá lên 15.5 bạn đang có lời, khi chưa thấy dấu hiệu xu hướng giảm thì
không cần chốt. Giả sử khi không có xu hướng giảm thì kể cả 16 - 17 cũng không cần chốt.
Tuy vậy nếu giá đang là 15.1 15.2 (lãi siêu nhỏ) hay thậm chí 14.9 (lỗ) mà bạn thấy sự đổi
chiều, lập tức cắt lỗ.
- Nguyên tắc cắt lỗ:
+ Khi bạn do dự là đã nhìn thấy rủi ro, phải cắt lỗ nếu không sẽ trở thành đánh bạc (lên
hay xuống là do may mắn).
+ Chỉ cắt lỗ khi do dự, không cắt khi hoảng loạn, bạn sẽ cắt tại đáy.
+ Khi mức giá giảm quá nhanh và quá mạnh, vượt qua cả điểm cắ lỗ, bạn nên bình tĩnh,
không bán ra bằng mọi giá. Hãy ngồi chời cho đến khi sự hoảng loạn tạm ngưng, mức giá sẽ
có khoảng hồi phục trở lại và ta sẽ cắt lỗ ở khoảng này. Ban đầu khi mức giá hồi đến điểm cắt
lỗ, hãy bán ra 50% lượng CP trước. Sau đó quan sát nhịp hồi, nếu thấy hồi mạnh và không có
dấu hiệu quay đầu giảm trở lại thì tiếp tục nắm giữ 50% còn lại và chờ các mức giá cao hơn ở
các phiên sau sẽ bán. Còn nếu nhịp hồi sau khi vượt qua điểm cắt lỗ rồi lại quay đầu giảm thì
sẽ bán nốt số CP còn lại ở đúng điểm cắt lỗ.
- Như vậy việc linh hoạt trong cắt lỗ và chốt lời là cực quan trọng. Không ai có thể cho bạn
con số cụ thể, mọi thứ luôn phụ thuộc diễn biến thị trường. Hãy luôn dứt khoát, đây là cuộc
chơi cần sự chắc chắn.
- Khi nào mua lại sau cắt lỗ?
Sau khi cắt lỗ, bạn không cần quan tâm về nó nữa. Đừng để thứ gí áp lực, hãy bắt đầu lại từ
đầu, không có đỉnh, không có đáy, chỉ có giá mà khi bạn mua tại đó, nó sẽ lên và bạn có lời.
Có thể tiếp tục theo dõi mã vừa cắt lỗ và chú ý ở các mức hỗ trợ bên dưới, nếu ổn thì mua lại
ở các mức giá thấp hơn đó. Hoặc chúng ta có thể bỏ qua luôn mã đó để tìm kiếm và đầu tư
vào các mã tiềm năng khác.
- Sử dụng biểu đồ HTM để lấy ví dụ cho lý thuyết chốt lãi, cắt lỗ.

5. Phương pháp canh mua bán trong các phiên định kỳ ATO, ATC
- Như chúng ta đã đề cập ở buổi học đầu tiên, sàn HO sẽ có 2 phiên khớp lệnh định kỳ là
phiên mở cửa ATO và phiên đóng cửa ATC; sàn HA cũng có 1 phiên khớp lệnh định kỳ là
đóng cửa ATC.
+ Khớp lệnh định kỳ là tất cả các lệnh mua, lệnh bán được tích lũy trong thời gian quy định
(hiện tại cả HO và HA đều là 15 phút) và sẽ được cân đối để khớp lệnh với nhau sau khi kết
thúc thời gian quy định. Có nghĩa là tổng số khối lượng của các lệnh mua có mức giá cao hơn
hoặc bằng mức giá của tổng số khối lượng của các lệnh bán có mức giá thấp hơn hoặc bằng
(gọi chung là lệnh mua và lệnh bán có mức giá gặp nhau) sẽ được khớp với nhau và dựa theo
bên có tổng số khối lượng ít hơn.
+ Khớp lệnh liên tục là trong suốt thời gian giao dịch, cứ có lệnh mua lệnh bán nào có mức
giá gặp nhau (giá mua cao hơn hoặc bằng giá bán) thì sẽ khớp lệnh ngay và mức giá khớp sẽ
bằng mức giá đặt của lệnh mua hay bán nào được đẩy vào hệ thống trước.
- Mức giá khớp lệnh trong phiên ATO, ATC sẽ phụ thuộc vào mức giá cân đối giữa tổng các
lệnh mua và tổng các lệnh bán ngay sau khi kết thúc 15 phút quy định. Dựa trên yếu tố này,
đội lái sẽ can thiệp bằng cách cân lệnh mua, lệnh bán để tạo mức giá đóng cửa sao cho có lợi
cho họ. Do đó chúng ta rất dễ bị lừa khi mua bán trong phiên ATO, ATC. Để mua bán hiệu
quả trong phiên ATO, ATC, chúng ta sẽ thực hiện như sau:
1> Chỉ được phép đặt lệnh ở phút 14, tức là phút cuối cùng của thời gian quy định.
2> Không nên đặt lệnh trong thời gian ngay từ đầu phiên định kỳ cho đến phút thứ 14.
3> Không bao giờ được phép đặt mua, bán bằng lệnh ATO, ATC; mà phải đặt bằng lệnh limit
rõ ràng.
4> Trừ trường hợp đua mua trần, đua bán sàn thì mới đặt lệnh ATO, ATC.
5> Phải theo dõi mức giá hiển thị tạm khớp trên hệ thống đến phút thứ 14, thấy mức giá vẫn
nằm trong phạm vi phù hợp thì đến phút 14 sẽ đặt lệnh như sau:
+ Nếu là mua thì cao hơn mức giá tạm khớp tầm 1% đổ lại tùy thị giá của CP đó (ví dụ mức
giá tạm khớp là 4.35 thì nên đặt mua 4.40, mức giá tạm khớp là 20 thì nên đặt mua 20.2).
+ Nếu là bán thì thấp hơn mức giá tạm khớp tầm 1% đổ lại tùy thị giá của CP đó (ví dụ mức
giá tạm khớp là 4.35 thì nên đặt mua 4.30, mức giá tạm khớp là 20 thì nên đặt mua 19.8).
- Ví dụ trong các phiên mà các quỹ ngoại review, ở phiên đóng cửa rất hay xảy ra hiện tượng
lệnh đặt bán ATC lô lớn dẫn đến giá tạm khớp ở mức sàn ngay từ đầu phiên đóng cửa; hoặc
lệnh đặt mua ATC lô lớn dẫn đến giá tạm khớp ở mức trần ngay từ đầu phiên đóng cửa.
+ Đây thực chất chỉ là chiêu đánh lừa nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm khi thấy có giá khớp sàn
thì cứ nhao nhao đặt lênh mua ở mức ATC hoặc mức trần với hy vọng sẽ mua được giá rẻ.
Tuy nhiên, đến phút 14, bên cần bán (hay cụ thể là quỹ ngoại, đội lái…) sẽ cân đối lệnh mua
bán hiện tại và đẩy một lượng lệnh mua vừa đủ ở mức giá quanh tham chiếu, thậm chí còn ở
mức giá xanh để đẩy mức giá tạm khớp lên tham chiếu hoặc xanh. Và cuối cùng là mức giá
khớp đóng cửa sẽ là tham chiếu hoặc xanh. Như vậy quỹ ngoại đã bán được lô hàng với mức
giá ngon. Còn các nhà đầu tư non kinh nghiệm đặt giá mua cao sẽ lĩnh trọn lô bán này với
mức giá quá chát.
Vì vậy chúng ta chỉ nên đặt lệnh ở phút 14 nếu thấy mức giá tạm khớp vẫn ở mức thấp như
mong đợi và chỉ đặt lệnh limit cao hơn chút như đã đề cập bên trên. Nếu giả sử đội lái cân
lệnh ở giây cuối cùng và mức giá khớp nhảy lên tham chiếu thì lệnh của chúng ta sẽ không
khớp được, tránh bị mua giá cao.
+ Tương tự cho trường hợp muốn bán. Cũng nên canh bán ở phút 14 với mức giá limit thấp
hơn chút như đã đề cập bên trên.
9h5’

9h14’

6. Áp dụng thực tế
- Dựa trên biểu đồ ngày trong vòng 6 tháng của VRE, hãy kiểm nghiệm dấu hiệu tạo đáy, tạo
đỉnh.

You might also like