Part 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài tiểu luận môn pháp luật đại cương

Đề tài: Tội phạm và cấu thành tội phạm

A. Lời nói đầu


TP là một hiện tượng tiêu cực nhất tr XH. TP xuất hiện cùng với sự ra
đời của NN và PL, cũng như khi XH phân chia thành giai cấp đối kháng. Để
bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, NN đã quy định hvi nào là TP và áp
dụng TNHS hoặc hình phạt đối với ng nào thực hiện các hvi đó. Do đó, TP k
chỉ mang thuộc tính lịch sử - XH mà còn mang bản chất là 1 hiện tượng
pháp lý.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác định
rõ khái nhiệm TP, LHS VN cũng như LHS các nước XHCN đều có định
nghĩa thống nhất khái niệm TP thể hiện rõ bản chất XH của TP, qua đó phản
ánh quan điểm, đường lối đúng đắn chính sách HS của NN tr từng giai đoạn
của lịch sử và CM, bảo vệ các lợi ích của toàn thể nhân dân. Hơn nữa, KN
TP tr LHS còn là cơ sở để phân biệt TP với các vi phạm PL khác và với hvi
trái đạo đức, cũng như các TH k phải là TP, qua đó, bảo vệ, củng cố và duy
trì trật tự PL, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống TP, bảo vệ một cách
hữu hiệu lợi ích của NN, của XH, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Nghiên cứu tội phạm chúng ta không chỉ nghiên cứu khái niệm, bản
chất của tội phạm mà còn phải nghiên cứu các yếu tố các dấu hiệu cấu thành
tội phạm và các trường hợp không phải là tội phạm (loại trừ trách nhiệm
hình sự).
B. Nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về tội phạm
1. Khái niệm tội phạm
Nghiên cứu về tội phạm là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của luật
Hình sự Việt Nam. Bởi lẽ, tội phạm là đối tượng đấu tranh phòng ngừa và
chống của chính sách hình sự của Nhà nước, vì thế có nhiều quan điểm khác
nhau về khái niệm tội phạm. Một số quan điểm cho rằng: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong BLHS và phải
chịu hình phạt”; hay: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”,…
Khái niệm tôi phạm đã được ghi nhận định nghĩa lập pháp trong
khoản 1, điều 8 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009): “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa”.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm như
sau: “TP là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do
người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện 1 cách có lỗi (Cố ý
hoặc vô ý) xâm phạm đến các quan hệ xã hội được BLHS xác lập và bảo
vệ.”

2.Đặc điểm của tội phạm


2.1. Đặc điểm thứ nhất của tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một đặc điểm đầu tiên và
quan trọng của tội phạm. Tội phạm hay bất cứ vi phạm pháp luật nào đều có
tính nghuy hiểm cho XH. Nên tính nguy hiểm cho XH là 1 trong những căn
cứ để phân biệt hành vi phạm tội với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm không
đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc
vào tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội
phạm. Nếu trước đây, hành vi trộm cắp dưới 2 triệu đồng dược coi là hành vi
nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, thì hiện nay, hành vi này không
bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nữa. Ngược lại có hành vi trước đây
chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nay lại coi là nguy
hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm. Ví dụ: hành vi xâm phạm quyền
ứng cử của công dân, trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nay hành vi này được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Tính nguy hiểm cho XH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: hình
thức lỗi, hậu quả, công cụ, phương tiện pham tội, phương thức thủ đoạn
phạm tội, thời gian, không gian phạm tội, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội,
động cơ mục đích phạm tội, nhân thân người phạm tội cũng như tình hình an
ninh trật tự, an toàn XH nơi sảy ra sự việc,…
2.2. Đặc điểm thứ hai của tội phạm: tính trái PL của tội phạm
Đây là đặc điểm thể hiện nguyên tắc pháp chế XHCN theo LHSVN.
Bất kỳ hành vi nào được cơi là tội phạm cũng đều được quy định trong
BLHS. Do đó không ai bị truy cứu TNHS và phải chịu TNHS nếu đã thực
hiện 1 hành vi mà không được BLHS quy định là tội phạm. Tức là 1 người
thực hiện hành vi nguy hiểm đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định
trong BLHS thì hành vi đó k được coi là tội phạm.
Để khẳng đinh rõ điều này, điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào
phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”
Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý
tùy tiện của người áp dụng pháp luật: giúp cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung

You might also like