Câu Hỏi Như Sau

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI NHƯ SAU:

1. Trình bày khái niệm bộ máy Nhà nước và phân tích hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo Hiến pháp năm 2013.
2. Năm 1955, ông A sống cùng bà B và có 2 người con E, F (đều thành niên). Đến năm 1990, ông A sống cùng bà C và có
con chung là H (16 tuổi). Tháng 11/2018, khi bệnh trở nặng lúc nguy kịch ông A có lập di chúc miệng (hợp pháp): cho bà C
216 triệu, cho bà B 200 triệu, cho E hưởng 50 triệu, cho F hưởng 50 triệu. Tháng 2/2019 sức khoẻ ông hồi phục; 07 tháng sau
thì ông qua đời. Nếu có tranh chấp, hãy xác định phần di sản mà anh H được hưởng. Biết di sản của ông A để lại là 516 triệu.
3. Thế nào là người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật? Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật của người sử dụng lao động?
4. Nhận định sau đây Đúng hay Sai? Tại sao?
a. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS.
b. Mọi vụ án hình sự đều phải qua giai đoạn xét xử phúc thẩm.
BÀI LÀM
1. Trình bày khái niệm bộ máy Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định
cao nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và bộ máy được duy trì bằng nguồn lực thuế đóng
góp từ xã hội. Phân tích hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm
2013:
Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, với 3 chức năng: thực hiện
quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao đối với hoạt động Nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Hội đồng Nhân dân: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Chính phủ: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; với chức năng: tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, hoạch định chính
sách quốc gia, trình dự án luật, pháp lệnh.
Ủy ban Nhân dân: là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương
Tòa án nhân dân: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện quyền tư pháp
Viện Kiểm sát Nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Bên cạnh đó ta có thể tìm hiểu thêm về Chủ tịch nước: là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (không phải là một cơ quan, tổ chức)
2. Năm 1955, ông A sống cùng bà B và có 2 người con E, F (đều thành niên). Đến năm 1990, ông A sống cùng bà C và có
con chung là H (16 tuổi). Tháng 11/2018, khi bệnh trở nặng lúc nguy kịch ông A có lập di chúc miệng (hợp pháp): cho bà C
216 triệu, cho bà B 200 triệu, cho E hưởng 50 triệu, cho F hưởng 50 triệu. Tháng 2/2019 sức khoẻ ông hồi phục; 07 tháng sau
thì ông qua đời. Nếu có tranh chấp, hãy xác định phần di sản mà anh H được hưởng. Biết di sản của ông A để lại là 516 triệu.
Ta có: A x B= E+F, 1990: A x C= H (16 tuổi), 11/2018: A lập di chúc (miệng, hợp pháp): C(216), B(200), E(50), F(50)
2/2019: A hồi phục, 9/2019: A mất; Di sản A: 516
Chia theo di chúc: C(216), B(200), E(50), F(50)
1990, H(16 tuổi), nên khi ông A mất (2019) thì H(45 tuổi) đã thành niên mà theo di chúc H không được hưởng và H
không thuộc trường hợp nào trong 3 trường hợp của NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI
CHÚC là: Cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động; Con chưa thành niên. (Đối với ông A)
Do đó H không được hưởng di sản của ông A
3. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là: trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt
hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 36 và 37 của Bộ luật lao động 2019.
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do
người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ
chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn
từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với
người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm
việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp
đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này,
người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy
định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động
không phải báo trước cho người lao động.
Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của người sử dụng lao động: Phải nhận người lao động
trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất
bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng
lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động. Trường hợp không
còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ
luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người
sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động. Trường
hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử
dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai
bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Nhận định:
a. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS : Sai vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự (Điều 8- BLHS 2015).
b. Mọi vụ án hình sự đều phải qua giai đoạn xét xử phúc thẩm: Sai vì xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp
xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ
vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định
khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Hình Sự 2015. (Điều 330-BLHS 2015)

You might also like