QLKTMĐ - Khai Thác Sân Đ Và Khu Bay

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


QUẢN LÝ KHAI THÁC MẶT ĐẤT

Nhóm 5

KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY

TP. Hồ Chí Minh - năm 2022


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


QUẢN LÝ KHAI THÁC MẶT ĐẤT

Nhóm 5

KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Hồ Phi Dũng Đỗ Bình An 1951010319
Lưu Phước Anh 1951010396
Trần Thị Hoài 1951010404
Lương Thị Thuý 1951010309
Nguyễn Quỳnh Trâm 1951010318
Vũ Như Quỳnh 1951010109
Trần Thị Mộng Nghi 1951010352
Đặng Như Ngọc 1951010024

TP. Hồ Chí Minh - năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm 2022

Giáo viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2


…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm 2022

Giáo viên chấm 2


MỤC LỤC
1. Khái quát chung ......................................................................................................1
1.1. Khu bay ................................................................................................................1
1.2. Sân đỗ ...................................................................................................................1
1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................1
1.2.2. Phân loại ............................................................................................................1
1.2.3. Tổ chức và nhiệm vụ chính của sân đỗ .............................................................3
1.2.4. Các dịch vụ diễn ra trên sân đỗ .........................................................................3
2. Trang thiết bị khai thác sân đỗ và khu bay .............................................................3
2.1. Định nghĩa ............................................................................................................3
2.2. Thiết bị phục vụ hành khách ................................................................................3
2.2.1. Xe thang (Passenger Steps/Passenger Stairs)....................................................3
2.2.2. Cầu ống lồng (Cầu dẫn khách – Loading bridge) .............................................4
2.2.3. Xe phục vụ hành khách đặc biệt (Helptruck/Ambulift car) ..............................5
2.2.4. Xe chở khách trong sân bay (Bus/Mini bus) .....................................................6
2.2.5. Xe chở suất ăn (Catering vehicle) .....................................................................6
2.2.6. Xe cấp nước sạch (Portable water truck) ..........................................................7
2.2.7. Xe vệ sinh (Lavotary aircraft car) .....................................................................7
2.3. Thiết bị phục vụ hành lý, hàng hóa ......................................................................8
2.3.1. Xe và thiết bị nâng hàng (High Loader) ...........................................................8
2.3.2. Xe đầu kéo (Tractor) .........................................................................................9
2.3.3. Xe băng chuyền (conveyor Belt Loader) ....................................................... 10
2.3.4. Xe trung chuyển (Transporter) ....................................................................... 10
2.3.5. Xe xũ/ Xe nâng càng ...................................................................................... 10
2.3.6. Xe dùng để chở các ULD (Dolly) .................................................................. 11
2.4. Thiết bị phục vụ kỹ thuật máy bay .................................................................... 12
2.4.1. Xe và thiết bị cấp điện cho tàu bay (Ground Power Unit) ............................. 12
2.4.2. Xe khởi động động cơ (Air Starter Unit) ....................................................... 13
2.4.3. Xe và thiết bị thủy lực phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay ....................... 13
2.4.4. Xe kéo – đẩy máy bay (Aircraft towing tractor) ............................................ 13
2.4.5. Các xe và trạm cấp khí nén, khí Oxy, khí Nito phục vụ kỹ thuật hàng không
.................................................................................................................................. 14
2.4.6. Xe và thiết bị tra nạp nhiên liệu cho máy bay (Jet fueller) ............................ 14
2.4.7. Xe thổi khí lạnh cho máy bay (Air Conditioning Tractor) ............................ 15
2.5. Thiết bị phục vụ khác ........................................................................................ 15
2.5.1. Phương tiện và thiết bị phục vụ hạ tầng sân bay ............................................ 15
2.5.2. Phương tiện và thiết bị y tế, cứu hỏa, an ninh ................................................ 16
2.5.3. Các loại cẩu và thiết bị nâng .......................................................................... 17
2.5.4. Xe dẫn tàu bay ................................................................................................ 17
2.5.5. Thiết bị cất và thu gom cỏ .............................................................................. 18
2.5.6. Thiết bị phá băng ............................................................................................ 18
2.5.7. Xe và thiết bị tẩy vết cao su đường cất hạ cánh tàu bay ................................ 18
2.5.8. Xe vệ sinh sân đường ..................................................................................... 20
2.5.9. Xe phun sơn ................................................................................................... 20
2.5.10. Thiết bị chiếu sáng di động .......................................................................... 20
3. Yêu cầu đối với con người và phương tiện, trang thiết bị hoạt động trên sân đỗ 21
3.1. Quy định hoạt động đối với phương tiện, trang thiết bị mặt đất ....................... 21
3.2. Chứng chỉ hành nghề của nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất ............... 22
4. Thực trạng khai thác sân đỗ và khu bay ở Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
.................................................................................................................................. 23
4.1. Thực trạng ......................................................................................................... 23
4.2. Nguyên nhân ..................................................................................................... 24
4.3. Giải pháp ........................................................................................................... 25
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 27
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Khu bay .......................................................................................................1
Hình 1.2: Sơ đồ phân loại tàu bay ...............................................................................2
Hình 2.1: Passenger step FGT 18.101-E-T-FP ...........................................................4
Hình 2.2: Cầu ống lồng ...............................................................................................5
Hình 2.3: Xe phục vụ hành khách đặc biệt .................................................................6
Hình 2.4: Xe chở khách...............................................................................................6
Hình 2.5: Xe chở suất ăn .............................................................................................7
Hình 2.6: Xe cấp nước sạch ........................................................................................7
Hình 2.7: Xe vệ sinh....................................................................................................8
Hình 2.8: Xe nâng hàng ..............................................................................................9
Hình 2.9: Xe đầu kéo ..................................................................................................9
Hình 2.10: Xe băng chuyền ...................................................................................... 10
Hình 2.11: Xe xúc .................................................................................................... 11
Hình 2.12: Xe Dolly ................................................................................................. 11
Hình 2.13: Xe Dolly ................................................................................................. 12
Hình 2.14: Xe cấp điện............................................................................................. 12
Hình 2.15: Xe khởi động động cơ ............................................................................ 13
Hình 2.16: Xe kéo, đẩy máy bay .............................................................................. 14
Hình 2.17: Xe cấp khí .............................................................................................. 14
Hình 2.18: Xe tra nạp nhiên liệu .............................................................................. 14
Hình 2.19: Xe thổi khí lạnh ...................................................................................... 15
Hình 2.20: Xe cứu hỏa ............................................................................................. 17
Hình 2.21: Cẩu và thiết bị nậng ............................................................................... 17
Hình 2.22: Xe dẫn tàu bay........................................................................................ 17
Hình 2.23: Thiết bị cắt và gom cỏ ............................................................................ 18
Hình 2.24: Thiết bị phá băng.................................................................................... 18
Hình 2.25: Thiết bị tẩy vết cao su ............................................................................ 19
Hình 2.26: Xe vệ sinh sân đường ............................................................................. 20
Hình 2.27: Thiết bị chiếu sáng di động .................................................................... 20
Hình 4.1: Thực trạng khai thác sân đỗ ..................................................................... 24
Hình 4.2: Thực trạng khai thác sân đỗ ..................................................................... 24
CHƯƠNG 5: KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY
1. Khái quát chung
1.1. Khu bay
Khu bay được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT
quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành như sau:
Khu bay (Airfield) là phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn,
bao gồm cả khu cất hạ cánh và các sân đỗ tàu bay.

Hình 1.1. Khu bay


1.2. Sân đỗ
1.2.1. Khái niệm
Sân đỗ tàu bay được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-
BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Sân đỗ tàu bay (Apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu
bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp
nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.
1.2.2. Phân loại
Sân đỗ được thiết kế và xây dựng theo dạng có kết cấu tầng phủ để có thể tiếp
nhận các loại tàu bay có tải trọng khác nhau.

1
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại tàu bay
Sân đỗ nặng: dành cho các loại tàu bay lớn, thân rộng (A380, B777, B747)
Sân đỗ trung bình: dành cho các loại tàu bay hạng trung (A320, A321)
Sân đỗ nhẹ: dành cho các loại tàu bay nhỏ( Fokker 70, ATR 72) các tàu bay
này đã dừng khai thác vì số khách tối đa có thể chở được là 80 hành khách và Fokker
đã dừng sản xuất tàu bay này.
Sân đỗ gần: nằm kề bên thềm nhà ga hành khách, thông thường các sân đỗ này
có bố trí cầu dẫn hàng không.
Sân đỗ xa: nằm cách xa khu vực nhà ga hành khách, ở tại vị trí sân đỗ này
hành khách đi vào nhà ga hành khách bằng các phương tiện chuyên chở (xe bus, xe
điện, tàu điện,…)
Ví dụ: Các loại sân đỗ đang được khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất là: sân
đỗ nặng, sân đỗ trung bình, sân đỗ nhẹ, sân đỗ gần và sân đỗ xa.
1.2.3. Tổ chức và nhiệm vụ chính của bộ phận sân đỗ
Trên sân đỗ diễn ra rất nhiều hoạt động khai thác và cung ứng các dịch vụ :
- Là nơi đỗ tàu bay.
- Phục vụ dịch vụ kỹ thuật tàu bay như: cung ứng xăng dầu, khí lạnh, khí nén
động cơ, cung ứng xuất ăn. Các dịch vụ này có thể do nhiều đơn vị khác nhau
cung ứng nhưng thường sẽ có bộ một phận chủ trì quản lý (nhân viên điều độ
sân đỗ) khai thác sân đỗ có nhiệm vụ điều phối các hoạt động khai thác trên

2
sân đỗ được diễn ra an toàn, hiệu quả và đảm bảo để không làm chậm chuyến
bay.
- Trên sân đỗ lắp đặt hệ thống chiếu sáng để cung cấp đủ ánh sáng đảm bảo cho
tổ lái điều khiển tàu bay vào, ra khỏi các vị trí đỗ tàu bay.
- Phục vụ hành khách lên xuống, xếp dỡ hành lý. Đảm bảo cho việc đón, trả
hành khách, chất xếp, bốc dỡ hành lý, hàng hóa ra khỏi tàu bay.
- Tra nạp nhiên liệu và các dịch vụ khác liên quan đến tàu bay.
- Nơi xếp bưu gửi, hàng hóa.
- Vệ sinh, lau chùi, kiểm tra các thiết bị, móc móc và sơn lại phần bỏ tàu phải
tiếp xúc với mặt nước.
1.2.4. Các dịch vụ diễn ra trên sân đỗ
- Các dịch vụ kỹ thuật phục vụ tàu bay như: xe cung cấp điện, xe cung cấp khí
nén khởi động động cơ, xe nạp xăng dầu, xe kéo đẩy tàu bay,…
- Các dịch vụ kỹ thuật thương mại phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa như
cầu hành khách, xe thang, xe bus chở khách, xe chở hành lý…
- Các dịch vụ ánh sáng, vệ sinh, an ninh, an toàn khu vực sân đỗ…
- Các dịch vụ thông tin, xe dẫn đường, đánh tín hiệu hướng dẫn an toàn tàu bay
đỗ (Marshaling),.
2. Trang thiết bị khai thác sân đỗ và khu bay
2.1. Định nghĩa
Trang thiết bị khai thác sân đỗ, khu bay là trang thiết bị đặc chủng dùng để
phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa đi tàu bay và phục vụ kỹ thuật cho tàu bay
trên mặt đất.
2.2. Thiết bị phục vụ hành khách
2.2.1. Xe thang (Passenger Steps/Passenger Stairs)
- Là loại xe gồm các bậc thang dùng để phục vụ hành khách và những người
được phép làm việc trên tàu bay lên xuống tàu bay.
- Khi di chuyển trong sân đỗ: bộ phận nâng của thang được hạ xuống thấp nhất.
Trước khi tiếp cận máy bay: bộ phận nâng sẽ được điều chỉnh nâng lên cho
phù hợp với độ cao của cửa máy bay.

3
- Một xe thang đều có quy định về số lượng hành khách cùng lúc có trên xe,
trung bình tải trọng cho phép là 40 người.
- Xe thang vừa có loại có mái che và không mái che.

Hình 2.1. Passenger step FGT 18.101-E-T-FP


Được sản xuất bởi Blumenbecker, là công ty của Đức có mặt ở 8 quốc gia
Tổng chiều dài 7400 mm
Tổng chiều rộng 2800 mm
Tổng chiều cao tối thiểu 3550 mm
Tổng chiều cao tối đa 4700 mm
Tối đa tốc độ lái xe 25 km/h
Tổng trọng lượng khoảng. 2910 kg
Tối đa trọng tải cho phép 500 kg/m²
2.2.2. Cầu ống lồng (Cầu dẫn khách - Loading-bridge/ Loading-aerobridge/ Jet-
way/Jet bridge/Sky bridge)
- Là cầu cố định hoặc di động nối từ nhà ga đến máy bay để phục vụ hành khách
và những người phép làm việc trên máy bay lên xuống tàu bay
- Đối với các Cảng hàng không hiện đại, mỗi bãi đỗ (Parking bay) đều có hệ
thống đường ống dẫn khách được nối từ phòng đợi nhà ga đến cửa máy bay,
rất thuận tiện cho hành khách khi lên - xuống máy bay. Hệ thống đường ống
này cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với độ cao của các loại máy bay.
- Ưu điểm

4
An toàn - hành khách không phải đối mặt với nhiều rủi ro như lưu lượng xe cộ
đang di chuyển trên sân đỗ, máy bay khác di chuyển, hệ thống phun rửa hay thời tiết
khắc nghiệt…
An ninh - yêu cầu hành khách rời khỏi nhà ga sân bay để đi bộ lên máy bay
cũng có nghĩa là những hành khách đó đã được cấp quyền truy cập tạm thời vào khu
vực hạn chế của sân bay. Sử dụng PBB loại bỏ các rủi ro an ninh tiềm ẩn liên quan
đến việc hành khách tiếp cận khu vực tàu bay đang đỗ.
Dễ dàng tiếp cận - trong hầu hết các tình huống, việc sử dụng PBB giúp loại
bỏ sự cần thiết của bất kỳ cầu thang nào giữa cổng lên máy bay và máy bay. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc tiếp cận của người già hoặc người ốm yếu và
loại bỏ yêu cầu về thiết bị xử lý mặt đất chuyên dụng như xe nâng để hỗ trợ tiếp cận
ghế lăn
Sự thoải mái cho hành khách - PBB được bao bọc và thường cũng được sưởi
ấm hoặc làm mát, nếu thích hợp, đảm bảo rằng hành khách không tiếp xúc với lượng
mưa hoặc nhiệt độ quá cao/ quá thấp ngoài trời.

Hình 2.2. Cầu ống lồng


2.2.3. Xe phục vụ hành khách đặc biệt (Helptruck/Ambulift car/Invalid
Passenger Truck)
- Dùng riêng cho hành khách thiếu khả năng tự di chuyển
- Một phần của sàn nâng có thể hạ thấp để đưa khách lên khoang chính của xe,
sau đó khoang xe sẽ được nâng lên ngang tầm với cửa máy bay (bằng hệ thống
thủy lực), khách được di chuyển dễ dàng vào trong cabin máy bay nhờ sàn nối
giữa khoang xe với cửa máy bay.

5
Hình 2.3. Xe phục vụ hành khách đặc biệt
2.2.4. Xe chở khách trong sân bay (Bus/Mini bus)
- Dùng để chuyên chở hành khách trong phạm vi sân bay
- Thường chở từ cửa ra tàu bay ra nơi tàu bay đang đỗ

Hình 2.4. Xe chở khách


2.2.5. Xe chở suất ăn (Catering vehicle)
- Dùng để chuyên chở và cung cấp suất ăn lên tàu bay

6
Hình 2.5. Xe chở suất ăn
2.2.6. Xe cấp nước sạch (Portable water truck)
- Dùng để chuyển chở và cung cấp nước sạch có thể uống được, phục vụ hành
khách và người được phép làm việc trên tàu bay.
- Nước trong bồn chứa của xe, phải được cấp giấy chứng nhận định kỳ của tổ
chức y tế có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.

Hình 2.6. Xe cấp nước sạch


2.2.7. Xe vệ sinh (Lavotary aircraft car)
- Dùng để hút chất thải trong buồng vệ sinh tàu bay, cấp nước rửa buồng vệ sinh
tàu bay.

7
- Luôn được yêu cầu đối với những chuyến bay với chức năng hút chất thải từ
hầm vệ sinh của máy bay và nạp nước lên buồng vệ sinh của máy bay.
- Lưu ý quấn gọn các dây dẫn trong quá trình di chuyển.

Hình 2.7. Xe vệ sinh


2.3. Thiết bị phục vụ hành lý, hàng hóa
2.3.1. Xe và thiết bị nâng hàng (High Loader)
Là một loại thiết bị nâng phục vụ cho việc cất dỡ các ULD từ dolly lên hầm
hàng máy bay và ngược lại. Có các laoij xe nâng hàng khác nhau, thích hợp cho việc
cất xếp vào khoang hàng ở sàn dưới (lower deck) hay ở khoang sàn chính (main deck
compartment) hay cho cả hai vị trí.
Có 2 loại xe nâng hàng
- Loại xe có một sàn nâng
- Loại xe nâng hàng có hai sàn nâng, đối với loại xe này có thể rút ngắn thời
gian chất xếp vì tính cơ động của hai sàn nâng có thể làm việc độc lập với
nhau.

8
Hình 2.8. Xe nâng hàng
2.3.2. Xe đầu kéo (Tractor)
- Được sử dụng để kéo các phương tiện chở hàng hoặc các dolly chứa thùng
(container), mâm (pallet) chất hành lý hoặc hàng hoá.
- Xe phải được điều chỉnh với tốc độ phù hợp: Xe phải được điều khiển với tốc
độ phù hợp, tránh vào cua gấp do góc vòng của xe nhỏ, hoặc ngừng đột ngột.
- Số lượng dolly hay thiết bị chở hàng cho một lần kéo có giới hạn tùy theo quy
định của nhà chức trách Cảng hàng không (đối với Cảng Hàng không Tân Sơn
Nhất quy định không quá 04 dolly trống hoặc 03 dolly có chở hàng).

Hình 2.9. Xe đầu kéo

9
2.3.3. Xe băng chuyền (Conveyor Belt Loader)
- Là loại xe đặc chủng có 01 băng tải dùng để chất dỡ hàng hoá, hành lý và bưu
kiện rời.
- Các kiện hàng đặt nặng trên băng chuyền cần phải có khoảng cách thích hợp,
tránh gây ùn tắc trên băng chuyền.
- Không đặt để các mặt có góc cạnh sắc, nhọn tiếp xúc với bề mặt băng tải.

Hình 2.10. Xe băng chuyền


2.3.4. Xe trung chuyển (Transporter)
- Thiết bị dùng để trung chuyển ULD hành lý, hàng hóa từ các dolly sang sàn
nâng của xe nâng hàng và ngược lại.
- Với tính năng rất cơ động, thiết bị này ngày càng được sử dụng phổ biến tại
Cảng Hàng không hiện đại, nhằm hạn chế rủi ro tai nạn trên sân đỗ (hạn chế
số lượng các trang thiết bị mặt đất vận hành trong khu vực giới hạn phạm vi
an toàn bãi đỗ), các xe đầu kéo cùng với những chuỗi dolly dừng đỗ ở khu vực
ngoài sát với lằn ranh giới hạn phạm vi an toàn bãi đỗ máy bay và các xe trung
chuyển sẽ phát huy tính năng ưu việt của thiết bị.
2.3.5. Xe xúc/ xe nâng càng
- Xe xúc hay còn gọi là xe nâng càng được sử dụng kết hợp với các mâm phụ
(Slave pallet) để bốc dỡ, vận chuyển, di dời thùng mâm. Do hạn chế về yêu
cầu an toàn, xe này chủ yếu hoạt động trong các khu vực kho hàng, bãi tập kết
ULD.

10
Hình 2.11. Xe xúc
2.3.6. Xe dùng để chở các ULD (Dolly)
- Là một loại rơ mooc thấp dùng để chở các ULD, nhiều ULD có thể nối với
nhau trong 1 lần kéo.
- Mặt trên của ULD có các con lăn, cũng có loại phần trên của Dolly có thể cho
xoay được giúp cho việc bốc dỡ thùng mâm nhanh chóng.
- Các dolly được thiết kế các vị trí khóa, chốt gài thích hợp với các loại ULD
khác nhau.

Hình 2.12. Xe Dolly

11
Hình 2.13. Xe Dolly
2.4. Thiết bị phục vụ kỹ thuật máy bay
2.4.1. Xe và thiết bị cấp điện cho tàu bay (Ground Power Unit)
- Là thiết bị cung cấp điện xoay chiều AC15/200V, ba pha 400Hz và nguồn điện
một chiều DC 28V, điện áp, tần số phù hợp với yêu cầu cho tàu bay. Máy được
thiết kế gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng.
- Trường hợp khi hệ thống phát hiện điện phụ trên máy bay APU (Auxiliary
Power Unit) bị hỏng hoặc yếu thì sử dụng thiết bị này cung cấp điện cho máy
bay để duy trì hoạt động của một số thiết bị như hệ thống điện trong hầm hàng,
duy trì hệ thống làm lạnh trên máy bay và hỗ trợ máy bay tắt hoặc khởi động
động cơ.

Hình 2.14. Xe cấp điện

12
2.4.2. Xe khởi động động cơ (Air Starter Unit)
- Dùng để cung cấp nguồn khí có lưu lượng lớn ở nhiệt độ cao liên tục để khởi
động động cơ phụ hoặc chính của máy bay.

Hình 2.15. Xe khởi động động cơ


2.4.3. Xe và thiết bị thủy lực phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay
- Dùng để tạo áp suất, lưu lượng phù hợp cho hệ thống thủy lực của từng loại
tàu bay nhằm phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay trên mặt
đất.
2.4.4. Xe kéo - đẩy máy bay (Aircraft towing tractor)
- Gồm một xe kéo và một cần kéo (tow-bar), một đầu cần kéo liên kết với xe
kéo, đầu còn lại liên kết với trục bánh trước của máy bay.
- Máy bay luôn được quyền ưu tiên khi đang kéo - đẩy trên sân đỗ
- Tốc độ kéo - đẩy máy bay không vượt quá 10km/h
- Trong quá trình kéo đẩy máy bay nghiêm cấm những hành vi sau:
+ Kéo đẩy máy máy giật cục
+ Có người ngồi trên thân, trên cánh máy bay
+ Có người đu, bám bên ngoài buồng lái xe kéo hoặc đứng, ngồi trên cần dắt
+ Đặt để chèn máy bay, chèn trang thiết bị mặt đất hoặc các vật khác trên cần kéo
+ Cài số lùi để kéo - đẩy máy bay
+ Cấm lái xe phanh đột ngột để tránh làm gãy chốt cần kéo dắt

13
Hình 2.16. Xe kéo - đẩy máy bay
2.4.5. Các xe và trạm cấp khí nén, khí Oxy, khí Nito phục vụ kỹ thuật Hàng
Không
- Dùng để sản xuất và cung cấp khí nén, Oxy y tế, khí Nito phục vụ cho công
tác kỹ thuật tàu bay.

Hình 2.17. Xe cấp khí


2.4.6. Xe và thiết bị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay (Jet fueller)
- Dùng để tra nạp nhiên liệu cho tàu bay

Hình 2.18. Xe tra nạp nhiên liệu

14
2.4.7. Xe thổi khí lạnh cho máy bay (Air Conditioning Tractor)
- Loại thiết bị đặc chủng cung cấp khí lạnh lên khoang máy bay để giữ nhiệt độ
trên khoang hành khách của một máy bay thương mại ở nhiệt độ khoảng 18-
24 độ C

Hình 2.19. Xe thổi khí lạnh


2.5. Thiết bị phục vụ khác
2.5.1. Phương tiện và thiết bị phục vụ hạ tầng sân bay
a. Xe công tác thương vụ
- Là loại xe 15 chỗ ngồi, dùng để chở cán bộ nhân viên có nhiệm vụ tại bãi đậu.
- Xe thường đón cán bộ nhân viên ở các điểm quy định, ví dụ tại nhà ga các cửa
khởi hành quốc nội hoặc quốc tế, hoặc trạm trung chuyển như văn phòng hoặc
từ khu vực trong sân đậu (ví dụ: tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, A41 là
nơi làm việc của bộ phận phục vụ sân đậu như phục vụ trang thiết bị, phục vụ
vệ sinh trên tàu…)
b. Xe chở vật tư, vật phẩm máy bay
- Là loại xe tải nhẹ chuyên chở vật tư, vật phẩm sử dụng cho chuyến bay từ khu
vực nhà kho đến bãi đậu máy bay và ngược lại.
- Các vật tư vật phẩm sử dụng cho chuyến bay bao gồm chăn gối (đã đóng gói),
giấy (và khăn gối) và các loại nước xịt phục vụ vệ sinh, tai nghe (đã đóng gói),
báo, tạp chí và quà dành cho khách hạng thương gia v..v..

15
2.5.2. Phương tiện và thiết bị y tế, cứu hoả, an ninh
a. Xe cứu thương
- Là loại xe chuyên dụng trong y tế, phục vụ cho mục đích vận chuyển nhanh
người bị nạn.
- Trên xe có lắp đèn tín hiệu; lắp còi báo hiệu.
- Ngoài xe có sơn ký hiệu chữ thập đỏ của ngành y tế.
- Thông thường, phía trước xe thường có chữ AMBULANCE viết ngược, mục
đích để xe phía trước nhìn qua gương chiếu hậu đọc được dễ dàng.
- Bên trong khoang tài xế có 2 chỗ ngồi và vách ngăn với khoang bệnh nhân.
- Khoang bệnh nhân thì có 2 chỗ ngồi dành cho y tá và bác sỹ, cáng cứu thương
binh và cáng phụ, còn có hộp đựng đồ sơ cứu, bình oxy, máy hút đàm, giá treo
dịch truyền.
- Xe cứu thương còn có loại cao cấp như một bệnh viện động có cả bồn nước
và nước để cung cấp cho bác sĩ có thể phẫu thuật ngay trên xe mà không cần
đến bệnh viện, ở Việt Nam thì chưa có loại xe này.
b. Xe cứu hoả
- Là một loại xe chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy. Xe thường được
trang bị bơm, các dung dịch để dập tắt các đám cháy, thang. Đặc điểm của xe
có còi, đèn và sơn màu đỏ.
- Xe cứu hoả được thiết kế để bơm nước sử dụng động cơ và nguồn nước cấp
ngay trên xe và nó có thể được tái nạp nước thông qua trụ nước cứu hoả, bể
nước hay bất kì một nguồn nước có thể tiếp cận khác.
- Mục đích lớn nhất của xe cứu hoả là ngăn chặn trực tiếp đám cháy. Nó có thể
mang theo một số dụng cụ như thang, câu liềm, rìu, bình bọt và thiết bị thông
gió. Ngày nay một xe cứu hoả có thể là một phương tiện phục vụ nhiều mục
đích theo các thiết bị cứu hoả, cứu hộ, phản ứng và chuyên nghiệp.

16
Hình 2.20. Xe cứu hỏa
2.5.3. Các loại cẩu và thiết bị nâng
- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị của VIAGS
- Dùng để phục vụ trong công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tàu bay ở vị trí
trên cao hoặc các hoạt động khác.

Hình 2.21. Cẩu và thiết bị nâng


2.5.4. Xe dẫn tàu bay (Follow Me)
- Dùng để dẫn tàu bay lăn vào vị trí sân đỗ hoặc lăn ra vị trí chờ cất cánh theo
quy định trên sân đỗ.

Hình 2.22. Xe dẫn tàu bay

17
2.5.5. Thiết bị cất và thu gom cỏ

Hình 2.23. Thiết bị cắt và gom cỏ


2.5.6. Thiết bị phá bang
- Dọn tuyết và phá băng giúp cho việc di chuyển trong khu bay diễn ra thuận
lợi.

Hình 2.24. Thiết bị phá băng


2.5.7. Xe và thiết bị tẩy vết cao su đường cất hạ cánh tàu bay
- Dùng để tẩy vết cao su đường cất hạ cánh tàu bay đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và bảo vệ môi trường.
- Tại các sân bay để đảm bảo an toàn trong quá trình cất/ hạ cánh của máy bay,
bề mặt đường băng luôn phải trong tình trạng hoàn hảo. Để thực hiện điều này

18
sân bay Praha người ta đã sử dụng thiết bị tẩy cao su đường băng mới U
Unimog 500 sử dụng công nghệ của TrackJet.
- Sân bay Praha là một trong những đầu mối giao thông đang có sự phát triển
rất nhanh ở châu Âu. Các nhà ga mới được hoàn thành vào năm 2005 và đến
nay đã có 12 triệu lượt hành khách đến và đi mỗi năm. Tại các đường băng
mỗi khi lốp máy bay chạm vào đường băng khi hạ cánh thì tại điểm tiếp xúc
lốp máy bay sẽ nóng lên rất nhanh và bị mài mòn mạnh. Do đó những chiếc
lốp này thường được thay thế sau khoảng 40 đến 60 lần hạ cánh.
- Để giải phóng đường băng khỏi các vết cao su nóng chảy mà không làm hư
hại bề mặt đường băng, sân bay Praha đã đưa vào sử dụng thiết bị có nhiều
tính năng thông minh U Unimog 500 sử dụng công nghệ của TrackJet. Do đó
đã giúp loại bỏ 99% vết cao su trên các đường băng nhưng chỉ tiêu tốn 10% -
20% lượng nước cũng như khoảng 30% lượng nhiên liệu so với phương pháp
tẩy bằng áp suất cao thông thường.
- Thiết bị cũng chỉ cần có một người điều khiển do đó giúp giảm nhe chi phí
vận hành nâng cao hiệu suất sử dụng. Ngoài ra thiết bị có thể sử dụng để làm
sạch các bề mặt khác mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt làm sạch ví dụ như
các đèn báo hiệu dọc theo các đường băng.

Hình 2.25. Thiết bị tẩy vết cao su

19
2.5.8. Xe vệ sinh sân đường
- Dùng để làm sạch hệ thống sân đường, đảm bảo an toàn cho hoạt động bay.

Hình 2.26. Xe vệ sinh sân đường


2.5.9. Xe phun sơn
- Dùng để sơn các vạch tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu
bay.
2.5.10. Thiết bị chiếu sáng di động
- Dùng để chiếu sáng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc có các yêu cầu đặc
biệt trong khu vực sân đỗ tàu bay.

Hình 2.27. Thiết bị chiếu sáng di động

20
3. Yêu cầu đối với con người và phương tiện, trang thiết bị hoạt động trên sân
đỗ
Tham chiếu các quy định của Cục hàng không Việt Nam và Nhà chức trách Cảng
hàng không liên quan đến an toàn bao gồm:
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BGTVT ngày 13/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải ban hành quy chế An toàn hàng không dân dụng;
- Quyết định số 1607/TCTCHKMN ngày 16/08/2010 về Quy định an toàn Cảng
hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất;
- Quyết định số 2007/TCTCHKMN ngày 15/11/2011 về Tu chỉnh Quy định an
toàn Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất số 1607/TCTCHKMN ngày
17/08/2010;
3.1. Quy định hoạt động đối với phương tiện, trang thiết bị mặt đất
Giấy phép lưu hành và giấy phép kiểm soát an ninh: Cục hàng không Việt
Nam và Nhà chức trách Cảng hàng không yêu cầu phương tiện, trang thiết bị mặt đất
phải được các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm định và cấp giấy phép lưu hành,
phải đăng ký với Cảng vụ hàng không và được cấp giấy phép kiểm soát an ninh. Các
phương tiện, trang thiết bị mặt đất hàng không phải có biển số đăng ký riêng của
ngành hàng không.
Mua bảo hiểm: Các phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải được mua bảo
hiểm theo quy định của nhà nước.
Thiết bị gắn trên hoặc có sẵn: Yêu cầu phải có các thiết bị sau đây trên trên
phương tiện, trang thiết bị mặt đất.
- Đèn xoay;
- Bộ đàm;
- Bình chữa cháy còn thời hạn;
- Cục chèn bánh xe.
- Trước khi sử dụng, các phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải được kiểm tra
nhằm đảm bảo:
- Không có dây điện bị đứt, nằm ra bên ngoài;

21
- Không có nhiên liệu bị rò rỉ từ thùng nhiên liệu của phương tiện, trang thiết bị
đang sử dụng.
- Vùng hoạt động:
- Các phương tiện, trang thiết bị chỉ được hoạt động trong khu vực sân đậu.
Nghiêm cấm tất cả các phương tiện, trang thiết bị ra vào khu vực đường lăn,
đường hạ cất cánh khi không được phép của Đài kiểm soát tại sân hoặc Đội
chỉ huy tàu bay lăn.
- Nghiêm cấm các phương tiện, trang thiết bị mặt đất chạy cắt ngang:
o Khoảng cách giữa tàu bay đang lăn và xe dẫn tàu bay;
o Khoảng cách giữa tàu bay đang lăn và nhân viên đánh tín hiệu mặt đất;
o Khoảng cách giữa tàu bay đang lăn và hệ thống hướng dẫn tàu bay vào
sân đỗ và
o Phía sau tàu bay đang đẩy.
- Nghiêm cấm các phương tiện, trang thiết bị chui qua cánh, thân và động cơ
máy bay, trừ một số phương tiện có chức năng di chuyển một phần dưới tàu
bay trong quá trình phục vụ như xe hút vệ sinh, xe cấp nước sạch và xe nạp
nhiên liệu.
3.2. Chứng chỉ hành nghề của nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất
Nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất hàng không trong khu hoạt động bay
phải:
- Chấp hàng luật giao thông đường bộ, có bằng lái xe (chỉ trừ nhân viên vận
hành cầu hành khách) và có giấy phép khai thác trang thiết bị mặt đất hàng
không;
- Chỉ được vận hành trang thiết bị khi trong giấy phép;
- Mặc áo phản quang.
Giấy phép cho nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị
tại khu hoạt động bay được cấp theo trình tự sau:
- Công ty phục vụ mặt đất hoặc cá nhân nhân viên vận hành trang thiết bị mặt
đất nộp hồ sơ tại Văn phòng Cục hàng không Việt Nam. Sau đó, Cục hàng

22
không Việt Nam thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tổ chức thi kiểm tra và cấp
giấy phép khai thác kỹ thuật mặt đất cho người đạt yêu cầu.
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
o Đơn đề nghị cấp giấy phép;
o Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ đơn vị hoặc chính quyền
địa phương;
o Văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp;
o Chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
o Giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp;
o Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính;
o Có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không cấp;
o Đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định;
o Đủ thời gian thực tập và huấn luyện theo quy định;
o Có đủ sức khỏe, độ tuổi theo quy định.
4. Thực trạng khai thác sân đỗ và khu bay ở Cảng Hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất hiện nay
4.1. Thực trạng
Sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, Cảng Hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) luôn rơi vào tình trạng quá tải, nhất là vào những đợt
cao điểm như lễ, tết, dịp hè... gây bức xúc cho người dân. Hành khách phải xếp hàng
dài chờ làm thủ tục, rồng rắn xếp hàng qua cổng an ninh, bên cạnh đó nhiều hành
khách tỏ ra ngao ngán khi bị kẹt trên xe buýt ra máy bay hoặc được "khuyến mãi"
thêm 15 - 30 phút bay vì "kẹt" đường băng. Ngoài ra, tình trạng thiếu chỗ đậu máy
bay, trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực để phục vụ việc khai thác đang diễn ra
thường xuyên tại sân bay TSN.

23
Hình 4.1. Thực trạng khai thác sân đỗ

Hình 4.2. Thực trạng khai thác sân đỗ


4.2. Nguyên nhân
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM- Bộ GTVT) đã có những phân
tích chi tiết về nguyên nhân của tình trạng quá tải từ trên trời cho đến đường cất hạ
cánh, đường lăn, nhà ga và sân đỗ của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
- Do nhu cầu đi lại tăng cao nên lượng hành khách đổ về TSN ồ ạt.
- Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường cất, hạ cánh song song xây dựng năm
1967. Tuy nhiên, 2 đường này lại được sử dụng theo chế độ khai thác phụ
thuộc vào nhau chỉ cho phép duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ
cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng thời điểm. Lý do là khoảng cách
giữa trục tim hai đường băng không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác cất hạ cánh
độc lập theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
- Bên cạnh đó, trải qua nhiều đợt nâng cấp, mở rộng nhưng tính theo diện tích
thì sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với trước. Điều này
là kết quả của quá trình đô thị hóa. (đất sân bay bị khu dân cư vây kín, do quân
đội phân lô cấp nền cho nội bộ hoặc người dân mua, thuê dài hạn, trở thành

24
cây xăng, nhà hàng, quán nhậu, ki-ốt… được coi là nguyên nhân chính khiến
sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải).
- Nguyên nhân tiếp theo khiến tình trạng quá tải của Tân Sơn Nhất ngày càng
trầm trọng là cấu trúc của hệ thống đường lăn, sân đỗ tại sân bay Tân Sơn
Nhất. Phần lớn các bến đỗ nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của
đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn độc đạo khiến việc di
chuyển, lăn ra, vào của máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và
ngược lại gặp khó khăn. Ngoài ra, các đường lăn thoát ly cho máy bay hạ cánh
được thiết kế trước năm 1975 hiện không còn phù hợp với các loại máy bay
mới có kích thước và tải trọng lớn hơn nhiều so với các loại máy bay khai thác
trước đó.
Như vậy có thể thấy, việc các máy bay thường xuyên gặp trì hoãn, chậm trễ
trong quá trình đẩy lùi, di chuyển và xếp hàng để cất cánh trên mặt đất tại sân bay
Tân Sơn Nhất phần lớn là do năng lực bị giới hạn bởi mô hình cấu trúc cơ sở hạ tầng
đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ không phù hợp với tình hình mới để đáp ứng
được nhu cầu hoạt động bay ngày càng cao.
4.3. Giải pháp
Để giải quyết vấn đề tắc nghẽn hoạt động bay trên không cũng như dưới mặt
đất, đảm bảo việc điều hành, khai thác hoạt động bay cất hạ cánh và di chuyển trên
mặt đất của các máy bay một cách thuận lợi và hiệu quả hơn nữa, Trong thời gian tới
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cần có biện pháp:
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, thực hiện
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cũng như giảm tình trạng chậm trễ, trì
hoãn tại sân bay Tân Sơn Nhất.
- Đầu tư, cung cấp thêm trang thiết bị, cũng như tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân lực để đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo hoạt động khai thác diễn ra đúng.
- Xây dựng bổ sung các đường lăn song song mới với các đường lăn “độc đạo”
chính hiện hữu nhằm hạn chế tối đa tình trạng luồng máy bay di chuyển ra/vào
một chiều trên mặt đất, giảm tắc nghẽn tại các nút giao cắt của các đường lăn.

25
- Xây dựng bổ sung các đường lăn cao tốc phục vụ thoát ly đường cất hạ cánh
giúp thu hẹp giãn cách giữa các máy bay hạ cánh đến mức tối ưu và nâng cao
năng lực thông qua của đường cất hạ cánh.
- Quy hoạch và sắp xếp lại vị trí các khu vực bến đỗ máy bay và đường lăn phù
hợp với các tiêu chuẩn mới nhất của ICAO nhằm tạo điều kiện thuận lợi và
nâng cao hiệu quả khai thác mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất.
- Đẩy nhanh xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với định hướng là
cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, khắc phục tình trạng quá
tải sân bay Tân Sơn Nhất.
- Khẩn cấp xây dựng nhà ga hành khách T3, nâng cao công suất và năng lực
thông qua của cơ sở hạ tầng sân bay; Đồng thời, phân chia sản lượng khai thác
giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1, T2 hiện
đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với quy mô khoảng 20 triệu hành khách/năm; dự
kiến khởi công trong quý 4/2022 và đưa vào khai thác năm 2024. Cùng với các nhà
ga T1 và T2, nhà ga T3 khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất thiết kế của Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 triệu hành khách/năm.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS. Dương Cao Thái Nguyên, KS. Nguyễn Quang Sơn, ThS. Vương Thanh
Huyền (2012) – Giáo trình Hoạt động khai thác mặt đất tại cảng hàng không.
Nhà xuất bản thế giới.
[2]. Quy định mới về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay:
https://baochinhphu.vn/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-khai-thac-cang-hang-khong-
san-bay-102305316.htm truy cập lần cuối: 20/09/2022.
[3]. Thủ tướng chỉ đạo giải quyết tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn:
https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-chi-dao-giai-quyet-tinh-trang-qua-tai-san-bay-
tan-son-nhat.html truy cập lần cuối: 20/09/2022.
[4]. Quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất - Bài 1: Ùn tắc từ trong ra ngoài:
https://baotintuc.vn/phong-su-dieu-tra/qua-tai-tai-san-bay-tan-son-nhat-bai-1-
un-tac-tu-trong-ra-ngoai-20220731193301687.htm truy cập lần cuối:
20/09/2022.
[5]. U500: Thiết bị loại bỏ vết cao su tại sân bay Praha:
http://mt.gov.vn/moitruong/quy-chuan-chat-luong/32985/u500--thiet-bi-loai-
bo-vet-cao-su-tai-san-bay-praha.aspx truy cập lần cuối: 19/09/2022.
[6]. Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị: https://www.viags.vn/dich-vu-
sua-chua-va-bao-dung-trang-thiet-bi-1 truy cập lần cuối: 19/09/2022.

27

You might also like