Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Câu 1: Phân tích cơ sở thực tiễn Việt Nam tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa
học tập của môn học đối với sinh viên?

 Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam


- Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập với nền nông nghiệp phát triển lạc hậu, trì trệ
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị bảo thủ, lạc hậu: Thực hiện bế quan tỏa cảng, cấm đạo, xua
đuổi giáo sĩ, trọng văn hóa, lễ nghi, không tập trung phát triển kinh tế => Đời sống nhân dân khổ cực,
kinh tế trì trệ kém phát triển; VN không bắt nhịp được với thế giới.
- XHVN tồn tại mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với địa chủ PK

 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VN


-1/9/1858, Pháp nổ súng xâm lược VN -> gặp sự kháng cự của nhd vn -> gần 30 năm
-Chính quyền nhà Nguyễn bạc nhược, từng bước khuất phục, lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, thừa
nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

 Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp


- Nhà Nguyễn thỏa hiệp (hiệp định Patonot). Việt Nam chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến.
- Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa đối với VN
+, Chính trị: Chia để trị, chia VN thành 3 kỳ với 3 chế độ cai trị khác nhau
+, Kinh tế: Thực hiện khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên tn, bóc lột các nguồn nhân công giá rẻ
+ Văn hóa: Thực hiện chính sách ngu dân, mở các trường dạy học nhưng chủ yếu đào tạo tay sai cho Pháp
+, Xã hội: Phân chia giai cấp sâu sắc, giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản bắt đầu xuất hiện. Trong xã
hội tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản: Nông dân >< địa chủ phong kiến, dân tộc VN >< thực dân Pháp. (Mâu
thuẫn mới bao trùm mâu thuẫn cũ, là cơ sở duy trì mâu thuẫn cũ làm cho xh vn càng thêm đen tối,) Trong
đó mâu thuẫn dân tộc bao trùm nhất.

 Các phong trào yêu nước ở VN cuối TK XIX, đầu TK XX


Với tinh thần là 1 dân tộc yêu chuộng hòa bình và độc lập, nhân dân vn đã thực hiện đấu tranh chống
thực dân Pháp với các phog trào vũ trang kháng chiến rầm rộ và lan rộng khắp cả nước theo các khuynh
hướng khác nhau
- pt đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến: tiêu biểu là Phong trào Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, lãnh
đạo của pt này chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước, tuy nhiên các pt yêu nước mang ý thức hệ pk
cũng đều thất bại, điều đó cho tháy sự bất lực của hệ tư tưởng pk trước nv lịch sử của dân tộc
- Khuynh hướng dân chủ tư sản: cùng thời điểm này có cuộc CM tân hợi 1911 (TQ), cải ách Minh Trị
(NB) những tân thư, tân văn và những ảnh hưởng từ trào lưu cải cách ơ NB và TQ đã tràn vào VN tạo ra
1 luồng gió mới cho pt yêu nc ở VN. Lúc này pt yêu nước của nhân dân ta đã chuyển sang xu hướng dân
chủ tư sản tiêu biểu: Phong trào Đông Du ( Phan Bội Châu ), Duy Tân ( Phan Châu Trinh ), Đông kinh
nghĩa thục ( Lương Văn Can ) diễn ra sôi nổi nhưng cũng đều thất bại.
-> Dù thất bại nhưng các phong trào yêu nc này đã tiếp nối nhau duy trì ngọn lửa cứu nc tiếp tục cháy
trong lòng dân tộc. Tuy nhiên đến đầu tk 20 thì cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước dã diễn ra sâu
sắc. Việc tìm ra con đường cứu nước mới là yêu cầu bức thiết nhất của dân tộc VN lúc bấy giờ.
-> Cùng với pt đtr yêu nc của nd ta thì sự ra đời và pt đtr của giai cấp mới là gc công nhân vn, sau ctranh
thế giới 1 đã làm cho ptr đấu tranh giải phóng dân tộc ở nc ta thêm những yếu tố mới đặc biệt từ đầu
những năm 20 của tk 20 thì gc công nhân VN ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng lại chịu
sự tác động của ptr CM thế giới đã làm cho ptr đtranh đó mang đặc trưng riêng của giai cấp công nhân.

 Đánh giá
HCM sinh ra trong bối cảnh đất nước bị td Pháp xâm lc, Người chứng kiến ptr cứu nc của dân tộc và
cũng sớm tìm ra đc nguyên nhân thất bại của các ptr giải phóng dân tộc: các ptr giải phóng dân tộc đều ko
gắn với tiến bộ xh, thiếu 1 đường lối cứu nc đúng đắn, chưa có 1 giai cấp đủ mạnh để lãnh đạo CM….và
HCM đa quyết định ra đi tìm đường cứu nước vào 5/6/1911 và con đường đó đã đưa NAQ đến với con đg
CM vô sản: độc lập dân tộc gắn liền vói chủ nghĩa xh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
cn. Như vậy sự xuất hiện tư tưởng HCM là 1 tất yếu đáp ứng nhu cầu của lịch sử cách mạng VN
* Ý nghĩa học tập của môn học đối với SV:
1.Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận
Môn học TTHCM góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về cách mạng VN; hình thành năng lực, phương pháp làm việc , niềm tin, tình cảm cách mạng;
góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường; quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mac lenin,
ttHCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán
những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac lenin, tư tưởng HCM, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; biết vận dụng ttHCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc
sống. Năng lực đó được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, nhưng giai đoạn nghiên cứu ở
trường đại học là rất quan trọng khi nó gắn liền với tuổi trẻ. Tri thức và kỹ năng của sinh viên qua việc
nghiên cứu môn Tư tưởng HCM là những yếu tố bồi đắp năng lực lý luận để trở thành một công dân có
ích cho xã hội VN trong quá trình thực hiện mục tiêu cao cả: Xây dựng một xã hộ dân giàu nước mạnh
dân chủ công bằng văn minh. Thực hiện mong muốn cuối cùng mà HCM đã ghi vào bản Di chúc: Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới.
2. Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình
cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
Qua việc nghiên cứu môn học tư tưởng HCM, sv có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời
và sự nghiệp của HCM, vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc VN, trong đó học tập và làm theo tư tưởng HCM là
nhiệm vụ của mỗi sv. SV có điều kiện tốt để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân,
chống “giặc nội xâm” để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội.
SV sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nghiệm công dân của nước CHXHCNVN, rèn
luyện bản thân theo tư tưởng HCM, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, gắn liền trau dồi tình yêu nước,
yêu dân tộc, vững bước trên con đường cách mạng HCM và nhân dân VN đã chọn
3. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
SV có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng
phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người.
Tư tưởng HCM có tác dụng góp phần tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn
thiện nhân cách, trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN
xhcn, góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển hơn.
Câu 2: Phân tích những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc tác động đến sự hình thành tư tưởng
HCM. Sinh viên cần làm gì để phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc
Dân tộc VN trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nc và giữ nc đã tạo lập cho mình 1 nền văn hóa
riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý
- Truyền thống yêu nc: yêu nc ko chỉ là tình cảm với ý nghĩa là lòng yêu nước mà phát triển cao hơn là
chủ nghĩa yêu nc. Chủ nghĩa yêu nc là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trong lịch sử VN, là chuẩn mực cao
nhất đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc VN, đó là ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh
cho độc lập tự do, là tình yêu quê hương đn, con người VN. Chủ nghĩa yêu nc truyền thống là nguồn gốc
tư tưởng lý luận trực tiếp hình thành nên chủ nghĩa yêu nước HCM, là xuất phát điểm, là cơ sở, nền tảng
trong suốt cuộc đời hoạt động của ng. Truyền thống yêu nc của dân tộc đc HCM tổng kết “ dân ta có lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cưới nước”. Điều này đã đc chính chủ tịch HCM
thừa nhận khi Người nói: lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nc chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đưa tôi
theo lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
- Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa: xuất phát từ hoàn cảnh sinh tồn, để tồn tại và ptrien con người phải
đấu tranh với thiên nhiên và đtranh với ngoại xâm, từ trong đấu tranh trường kì đó thì ý thức cộng đồng ý
thức tập thể ý thức đoàn kết dân tộc cũng đc hinh thành. Do vậy yêu nc, đoàn kết , nhân nghĩa đã trở
thành tình cảm tự nhiên, thành phép ứng xử, triết lý sống của cn VN. Đoàn kết trong 1 nhà đó chính là “
thuận vợ …cạn”. đoàn kết trong 1 làng “ tối lử tắt đèn…”, trong 1 nc “bầu ơi…giàn” . Chính từ thực tiễn
HCM đã nhận thấy: khi nào dân ta đoàn kết thì nuớc ta độc lập, trái lại khi nào dân ta ko đoàn kết thì bị
nc ngoài xâm lấn và Người đã đưa ra 1 triết lý cho sự ptrien đoàn kêt của dân tộc: “ đoàn kết, đoàn kết ,
đại đk….thành công”
- Truyền thống cần cù hiếu học thông minh sáng tạo: nhờ có 1 vị trí địa lý thuận lợi ở giữa đầu mối của sự
giao lưu văn hóa B N Đ Tây, trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân VN đã luô n thực
hiện việc cải biến , tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa tạo thành
những giá trị riêng của mình
-> VN cx là 1 dân tộc cần cù hiếu học thông minh dũng cảm trong lao động, chiến đấu, sản xuất. Các
triều địa pk trong lịch sủ đều rất coi trọng việc học, coi trọng hiền tài (hiền tài là nguyên khí của quốc gia)
- Truyền thống lạc quan yêu đời: dân tộc vn là 1 dtoc có truyền thống lạc quan yêu đời, trong muôn ngàn
khó khăn người vn vẫn luôn dộng viên nhau với tnh thần “ chớ thấy…sóng…chèo”. Có thể thấy rằng tinh
thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sm của bản thân, tin vào sự tất thăgs của chân lý và tính chính
nghĩa. HCM cx chính là 1 biểu tượng cho tinh thần lạc quan yêu đời đó, điều này đc thể hiện: “ sáng ra bờ
suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng./ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách
mạng thật là sang”
-> như vậy có thể khẳng định những gtri truyền thống, vh dtoc là 1 yếu tố quan trọng góp phần hình thành
nên tư tưởng HCM. Đây là cơ sở, là yếu tố nội sinh để Ng tiếp thu, vận dụng tinh hoa vh nhân loại và đến
với CN MLN
* Sinh viên cần làm gì:
- Phát huy tinh thần yêu nước: yêu quê hương, yêu những giá trị văn hóa, cốt cách dân tộc VN. Ra sức
học tập, lao động, tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị theo tinh thần đâu cần thanh niên có, đâu
khó có thanh niên”. Làm chủ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đoàn kết trong học tập, chia sẻ giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Tích cực tham gia
các hoạt động thiện nguyện: hiến máu nhân đạo “Bách Khoa nghìn giọt hy vọng”, tham gia “Cốc trà đá vì
cộng đồng”, “Chiến dịch mùa hè xanh”,...
- Chủ động, ham học hỏi.
Câu 3: Phân tích quan điểm của HCM “CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
CM vô sản”. Giá trị của luận điểm trên đối với CMVN.
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của td Pháp thì ôg cha ta đã sd nhiều con đg đtranh gắn
với những khuynh hướng ctri khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau.
- HCM đã rút ra bài học từ sự thất bại của các con đg cứu nc trước đó
Từ cuối tk 19 đầu tk 20, td Pháp xâm lc nc ta và thi hành chính sách áp bức bóc lột dã man. Từ đó các ptr
yêu nc đtranh chống td Pháp ptrien mạnh mẽ theo nhiều khuynh hướng khác nhua như ptr yêu nc theo hệ
tư tưởng pk, tiêu biểu là pt cần vương, cuộc khởi nghĩa yên thế, hệ tư tưởng dân chủ tư sản: ptr của PBC,
PCT ptr đtranh của binh lính, của giai cấp công nhân…. Tất cả ptr đtrannh trên đều bị thất bại.
Nguyên nhân thát bại của các ptr yêu nc theo khuynh hướng pk và dân chủ tư sản cuối tk19 đầu yk20 ở
vn là do thiếu 1 đg lối và phươg pháp đấu tranh đúng đắn, khoa học trong điều kiện cn đế quốc đã thành 1
hệ thống trên thế giới. CM vn lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc về đg lối cứu nc. HCM chứng
kiến các ptr yêu nc của ôg cha ta và ng nhận thấy con đg cầu viện NB của PBChau chẳng khác gì “đuổi
hổ cửa trc rước, rước beo cửa sau”; con đg cải lương của PCT chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương; con
dg đtranh Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế là trực tiếp đtranh chống pháp nhưng vẫn còn mang nặng
cốt cách pk
-> Chính vì vậy mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nc của ôg cha ta nhưng HCM ko tán thành những
con đg đtranh mà họ đã lựa chọn do vậy Ng đã quyết định ra đi tìm con đg cứu nc mới để giải phóng dân
tộc
- HCM nhận thấy cm tư sản là không triệt để, không đến nơi
Trong 10 năm 1911-1920 HCm đã nghiên cứu khảo sat 3 cuộc cm lớn trên tg: cm tư sản ANH, PHÁP
MỸ, tiếp xúc với bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp, bản tuyên
ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Ng đã đi đến kết luận ngay cả cm Pháp, Mỹ đã thiết lập nền cộng hòa dân
chủ nhưng trong nc thi vẫn tiếp tục bóc lột công nông, bên ngoài thì vẫn tiếp tục áp bức thuộc địa. Do đó,
HCM đã ko lựa chọn con đg đó cho CM vn vì nó ko phù hợp với yêu cầu đặt ra của CM vn
- Sự lựa chọn con đg cm vô sản là tất yếu ( sự thắng lợi của cm t10 Nga)
Trong hành trình tìm đg cứu nc, HCM đã khảo sát các cuộc CM và Ng nhận thấy CM t10 Nga năm 1917
ko chỉ là 1 cuộc CM vô sản mà còn là 1 cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó đã nêu gương sáng về sự nghiệp
giải phóng dân tộc thuộc địa và mở ra trước mắt họ thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc. Đây là cuộc CM triệt để và nó phù hợp với yêu cầu của CM vn. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của
các lãnh tụ tiền bối đương thời, HCM đến với học thuyết CM của CN MLN và lựa chọn khuynh hướng
chính trị vô sản. Ng đã khẳng định muốn cứu nc giải phóng dân tộc ko có con đg nào khác ngoài con đg
cm vô sản. Như vậy, sự lựa chọn CM giải phóng dân tộc của Vn đi theo con đg cm vô sản của HCM là sự
lựa chọn mang tính tất yếu của lịch sử CM vn mà HCm là người đại diện để lựa chọn con đg cm đó
- Trên cơ sở quan niệm của cn MLN, HCM đã vận dụng, sáng tạo học thuyết CM vô sản vào thực
tiễn của CM vn. Đây là nét độc đáo sáng tạo của HCM, điều này thể hiện
+ CM giải phóng dân tộc gắn với gp giai cấp, trong đó gp dân tộc là trước hết, trên hết
-> theo quan điểm của cn MLN thì con đg cm vô sản của Châu âu là đi từ gp giai cấp – gp dân tộc rồi mới
gp con ng nhưng theo HCM, căn cứ vào thực tiển của CM vn và các nc thuộc địa thì con đg CM gp vô
sản là đi từ gp dân tộc đến gp giai cấp rồi mới gp con người
+ độc lập dtoc gắn liền với CNXH
-> trong chánh cương vắn tắt của Đảng 1930, HCM đã khẳng định làm tư sản dân quyền cm và thổ địa cm
để đi tới xh cộng sản. Tuy nhiên theo quan niệm của quốc tế cộng sản thì khi thực hiện cm tư sản dân
quyèn ko bao hàm nv chống đế quốc, gp dân tộc, 2 nv chống đế quốc và chống pk phải đc thực hiện đồng
thời với nhau. Tuy nhiên trong quan điểm HCM, Ng ko coi 2 nv chống đế quốc và chống pk là ngang
nhau mà đặt nv chống đế quốc gp dân tộc lên trước
* gía trị của luận điểm
- Đây là con đg cm hoàn toàn đúng đắn phù hợp với thực tiễn cm vn, đáp ứng đc đòi hỏi của cm miền
nam. Thắng lợi của cm t8 và kháng chiến chống P,Mỹ đã chứng minh cho tính đúng đắn, triệt để của con
đg cứu nc theo quỹ đạo cm vô sản mà HCM đã lựa chọn
- quan điểm này của HCM đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong việc hoạch
định đường lối cm vn
- quan điểm này cx thể hiện sự vẫn dụng sáng tạo CN MLN vào hoàn cảnh thực tiễn của nc ta. CN MLN
mới chỉ ra con đg cm vô sản là tất yếu đối với các nc thuộc địa nhưng lại ko chỉ rõ cm vô sản ở các nc
thuộc địa thì cần phải làm ntn. HCM đã làm rõ đc những vấn đề này đc chính thực tiễn cm vn chứng minh
cho quan điểm đúng đắn đó của Người.
Câu 4: Phân tích luận điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.” Giá trị của luận điểm trên đối với
CMVN
Trong quan điểm của CN Mac Lenin, khi xác định về mqh giữa cm gp dtoc với cm vô sản ở chính quốc là
mqh chính và phụ, nghĩa là trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế luôn tồn tại quan điểm cho
rẳng thắng lợi của các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính
quốc. Và trong cuộc đtranh chung đó, quốc tế cộng sản cho rằng chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc
gp các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành đc thắng lợt ở các nc tư bản tiên tiến. Vậy cn MLN chưa có dự
báo j về khả năng thắng lợi của cm thuộc địa mà mới chỉ thấy mối liên hệ chi phối hỗ trợ quyết định theo
chiều hướng chính quốc giúp thuộc địa, quan điểm này cx làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của các nc
thuộc địa. Tuy nhiên theo quan điểm của HCM khi cn tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền nền kinh
tế hàng hóa phát triẻn đặt ra yêu cầu bức thiết bề thị trường, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới nhưng cuộc
dtranh xam lc thuộc địa, các nc thuộc địa là 1 trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quộc. Theo
Người, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuọc địa. Đây là nơi cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy của nó, là nới đầu tư tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguồn nhân công giá rẻ bổ
sung cho đội quân lao động của chúng, do đó nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang
tập trung ở các nc thuộc địa. Người cx chỉ ra trong cuộc đtranh chống chủ nghĩa đế quốc thì cn thực dân
CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, nhân dân CM thuộc địa có khả năng CM to lớn. Ở đây có nhân
dân lao động rất đông đảo, có tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh rất kiên cường và với sự giúp đỡ của
quốc tế cộng sản và các dân tộc trên thế giới thì các dân tộc thuộc địa đc xem là khâu yếu nhất của chủ
nghĩa đế quốc. Do vậy, theo HCM giữa Cm giải phóng dân tộc và CM vô sản ở chính quốc có quan hệ
mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc. Đó là mqh bình đẳng chứ ko phải quan hệ lệ thuộc, quan hệ chính phụ. Từ đó HCM còn chỉ ra CM
gp dân tộc có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc do Người đã đánh giá đúng vai
trò, vị trí chiến lược của CM thuộc địa, vai trò và sm của dân tộc. Điều này đc Người khẳng định: tinh
thần đấu tranh của các dân tộc CM thộc địa hết sức quyết liệt, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ và hình thành 1
ngọn lửa khổng lồ khi đc tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ. Người cx khẳng định rằng công cuộc gp ae(
nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện = sự nỗ lực của bản thân ae, thậm chí CM gp ở thuộc địa ko chỉ
gp nhd khỏi áp bức của chủ nghĩa thực dân mà còn tạo đk cho cm vô sản ở chính quốc giành đc thắng lợi.

 Gí trị ld
Đây là 1 ld sáng tạo của HCM có gtri lý luận và thực tiễn to lớn đối với ptrao cm tg và là sự bổ sung kịp
thời vào kho tàng lý luận của cn MLN. Đặc biệt đối vs CM vn, luận điểm này của HCM đã đc vận dụng
chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động CM gp dtoc dân chủ nhd. Thắng lợi của cm t8 năm 1945 ở
vn là 1 minh chứng khẳng định luận điểm trên của HCM là hoàn toàn đúng đắn
Câu 7: Phân tích nội dung tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước dân chủ. Liên hệ với xây dựng nhà
nước hiện nay.
 Phân tích: Nhà nước dân chủ
 Bản chất giai cấp của nhà nước: Nhà nước VN mới, theo quan điểm của HCM là một nhà
nước mang bản chất của giai cấp công nhân
- Bản chất của giai cấp công nhân: 3 phương diện
+ Nhà nước do Đảng cộng sản VN lãnh đạo
+ Tính định hướng CNXH trong sự phát triển đất nước
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc: + Nhà nước ta ra đời
là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của toàn thể dân tộc
+ Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng + Thực tế, Nhà
nước ta đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn dân tộc giao phó: Tổ chức nhân dân tiến hành đấu tranh
bảo vệ độc lập, tự do; xây dựng nước VN hòa bình, thống nhất; con đường quá độ lên CNXH và
CNCS
 Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Nhà nước của dân: Là nhà nước mà tất cả quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân
dân. Tức dân là chủ thể tối cao của mọi quyền lực.
2 hình thức: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
+ Quyền lực nhà nước thừa uỷ quyền của nhân dân do dân uỷ thác, dân bầu ra nhà nước và chính
quyền các cấp
+ Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân. Nhân dân có quyền
kiểm soát phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu họ đã lựa chọn đẻ bầu ra do đó
thiết chế dân chủ có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của nhân dân.
+ Xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân, nghĩa là người dân
được hưởng mọi quyền tự do dân chủ có phép làm những việc mà pháp luật không cấm và có
nghĩa vụ tuân theo pháp luật
- Nhà nước do dân: do dân làm chủ, phê bình, giúp đỡ xây dựng nhà nước, do dân ủng hộ, giúp
đỡ đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động
+ Nhân dân phải tham gia vào công việc của nhà nước, công việc xây dựng đất nước là trách
nhiệm của nhân dân
+ Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân liên hệ chặt chẽ lắng nghe các ý kiến của dân và
chịu sự kiểm soát của nhân dân
Nhà nước vì dân:
-
+ Chỉ có nhà nước của dân, do dân thì mới là nhà nước vì dân

-Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực
sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong Nhà nước, mọi chủ trương chính sách, mọi quy định của pháp
luật, pháp lệnh đều phải xuất phát từ lợi ích của dân 

-Phải kết hợp hài hòa cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; cả lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. 

-Trong quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân, Hồ Chí Minh xác định: dân là chủ, Chính phủ vừa là đầy
tớ, vừa là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân 
 Liên hệ:
Quan điểm của HCM về xây dựng nhà nước dân chủ được đề cập hết sức đầy đủ và sâu sắc. Bước vào
thời kỳ mới, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCNVN cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc về quan điểm nhà nước dân chủ, nghĩa là
phải đảm bảo tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Dân chủ phải thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhất là phải thực hiện tốt dân chủ cơ sở theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng
cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ cương. Nghĩa là xây dựng nền pháp lý dân
chủ để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Như vậy, nhà nước không chỉ đại diện cho nhân dân, thực
hiên ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt vấn đề dân chủ mà nhà nước cần phải chịu sự kiểm
soát thường xuyên của nhân dân. Điều này cần thực hiện theo một cơ chế quản lý “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và nhân dân làm chủ”.
Câu 8: Phân tích nội dung TTHCM về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. Liên hệ với xây
dựng nhà nước ta hiện nay.

 Phân tích: Nhà nước trong sạch vững mạnh


- Kiểm soát quyền lực nhà nước
+ Kiểm soát quyền lực là tất yếu: Các cơ quan, cán bộ nhà nước dù ít hay nhiều thì cũng nắm giữ
quyền lực  đều có thể trở nên lạm quyền. Mà quyền lực nhà nước là do nhân dân ủy thác, để đảm
bảo mọi quyền lực của nhà nước đều
thuộc về nhân dân thì việc kiểm soát là điều tất yếu
+ Có 2 cách kiểm soát: Từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên
+ Hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước: Cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN;
Muốn khéo kiểm soát thì kiểm soát phải có hệ thống và người kiểm soát phải là người rất có uy tín.

- Phòng chống tiêu cực trong nhà nước:


+ Những tiêu cực:
(1) Đặc quyền, đặc lợi: dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân

• Đặc quyền, đặc lợi là quyền lợi đặc biệt chỉ dành riêng cho một người hay một nhóm, một
tầng lớp nào đó được hưởng mà những người bình thường khác không thể có được
• Là thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân,
lạm quyền để vơ vét tiền của, làm lợi cho cá nhân mình
 Là vấn đề nhạy cảm, được biểu hiện ở không ít cán bộ đảng viên có chức, quyền, thậm chí
chức, quyền cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước  nảy sinh tâm lý ngại tiếp cận đến vấn đề
(2) Tham ô, lãng phí, quan liêu: giặc nội xâm

• Tham ô: Lấy của công dùng việc riêng, quên cả thanh liêm đạo đức
• Lãng phí: Lãng phí thời gian, tiền của, sức lao động, … Chống lãng phí là biện pháp tiết kiệm –
quốc sách của mọi quốc gia • Quan liêu: Là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí
 Dù là vô tình hay cố ý thì đều là bạn của thực dân, phong kiến. Tội ấy cũng nặng như tội Việt
gian, mật thám
(3) Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: gây mất đoàn kết

• Tư túng: Kéo bè kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu. Không tài năng cũng được ngồi ghế này ghế
nọ, người có tài có đức thì bị đẩy ra ngoài. • Chia rẽ: “bênh lớp này, chống lại lớp khác” gây mất
đoàn kết
• Kiêu ngạo: “Tưởng mình làm trong cơ quan chính phủ là thần thánh rồi, lúc nào cũng vác mặt
quan cách mạng” gây mất mặt chính phủ + Biện pháp:
• Nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân
• Pháp luật của nhà nước, kỉ luật của Đảng phải nghiêm minh
• Kết hợp thực hiện tính nghiêm minh của luật pháp và đẩy mạnh giáo dục đạo đức
• Thực hiện việc nêu gương, tu dưỡng đạo đức trong cán bộ
• Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
 Vận dụng
- Sinh viên đang là Đảng viên cần chú trọng thực hiện tốt đường lối,, quan điểm , chủ trương, điều
lệ Đảng, phải là công dân gương mẫu và là sinh viên tốt.
- Những sinh viên chưa là Đảng viên cần nghiên cứu, học tập tốt tư tưởng HCM, phấn đấu trở
thành Đảng viên hoặc người tích cực ủng hộ Đảng, góp phần đưa nước nhà sánh vai với các nước trên thế
giới.
 Liên hệ vấn đề trên với nhà nước ta
-Phải xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.
-Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân.
-Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có
bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù
hợp để thực thi đầy đủ trách nhiệm công vụ, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
-Đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức.
-Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện
và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Câu 9: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta cần làm
gì để phát huy vai trò của đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
Phân tích:
Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhất quán quyết định thành công của cách
mạng vì:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề cơ bản, nhất quán, lâu dài trong đường lối của cách mạng việt
nam: nó quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc; xuất phát từ sự tổng kết thực tiễn của CM VN
“Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta
quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”
+ Đại đoàn kết dân tộc nhằm tập hợp mọi lực lượng vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc: Là một
bộ phận hữu cơ hết sức quan trọng của cách mạng VN; là một mặt không thể thiếu để quyết định
thắng lợi của dân tộc.
“… Một dân tộc dù nhỏ yếu, nhưng đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và
Đảng của nó, đi đúng đường lối của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhất định thắng lợi”
 Theo quan điểm HCM, đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn
và đạt được thắng lợi; đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi; đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết
là then chốt của thành công. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Việt Nam
+ Là mục tiêu hàng đầu, được quán triệt trong mọi chủ trương của Đảng • Mục đích của
Đảng lao động VN: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC

• HCM: “Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng
CNXH. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”
+ Là mục tiêu hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng: ở mỗi giai đoạn khác nhau Đảng phải đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để tập hợp quần chúng nhân
dân
+ Là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc

• Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong
phong trào đấu tranh, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và hợp tác
• Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, đòi hỏi
khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức
trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân
tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
 Cần làm gì?
Trách nhiệm của sinh viên phát huy khối đại đoàn kết toàn dân

- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết là vấn đề sống còn của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng.
- Không phân biệt các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, các ngành nghề trong một mặt trận dân
tộc thống nhất.
- Cùng với tổ chức Đoàn thanh niên tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong các lĩnh
vực văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng. Cương quyết chống lại những ý kiến xuyên tạc, gây chia
rẽ khối đoàn kết toàn dân.
- Thực hiện chính sách đối ngoại, hòa bình hữu nghị, hợp tác với tinh thần “Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước”, thực hiện mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác quốc tế, đoàn kết
trong chủ trương và hành động cùng bảo vệ chủ quyền đất nước

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên địa bàn dân
cư thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa
phương nơi cư trú nhằm phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân
dân gắn với thực hiện tốt trách nhiệm của công dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tổ chức của Đoàn thanh niên nhằm tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng, cương quyết chống lại những ý kiến xuyên
tạc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.
+ Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua
do địa phương phát động. Vận động gia đình và nhân dân xây dựng mối quan hệ gắn bó đoàn kết, xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Câu 10: Phân tích chuẩn mực đạo đức, trung với nước hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Liên hệ với việc rèn luyện tu đưỡng đạo đức của sinh viên.
Trung với nước hiếu với dân
• Là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất đạo đức khác
• Mở rộng từ tư tưởng đạo đức truyền thống “Trung với nước hiếu với cha mẹ”  Tạo nên 1 cuộc
cách mạng trong quan điểm về đạo đức
1946:” Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng
phải mới. Phải trung với nước, phải hiếu với dân, với đồng bào”

• Kế thừa, vượt qua những hạn chế của giá trị yêu nước truyền thống
• “Trung với nước “phải gắn liền với “hiếu với dân”
+ “Trung với nước”: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với cách mạng, suốt đời
phấn đấu cống hiến cho Đảng
+ “Hiếu với dân”: thương dân, tin dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng nhân dân, lấy dân làm
gốc
Cần, kiệm, liêm, chính, trí, công, vô, tư
• Là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng
ngày của mọi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh
+ “Cần” là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai”
 Lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao, lao động với tinh thần tự
lực cánh sinh, không lười biếng
+ “kiệm”: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của dân, của nước, của bản thân, không
phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù
+ “Liêm”: liêm khiết, trong sạch, không tham lam, không tham tiền tài, địa vị, sung sướng, không
tâng bốc bản thân, quang minh chính đại và không hư hóa Liêm > Kiệm
Có kiệm mới có Liêm được
+ “Chính”: thẳng thắn, đúng đắn, không tà

• Với mình: chớ tự kiêu, tự đại


• Với người: chớ nịnh hót người trên, chớ khinh thường người khác, thái độ phải chân thành
• Với việc: để công việc nước lên trên hết, trước việc tư, việc nhà
Chí công vô tư >< Dĩ công vô tư
• Hoàn toàn vì lợi ích chung không tư lợi
• Công bằng, không thiên vị
• Luôn đặt lợi ích của Đảng, nhân dân, dân tộc lên trên hết
Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về
tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” 1. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới,

1
của các phong trào thi đua yêu nước. Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ các yếu
tố cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người,
giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; “Thiếu một đức, thì không thành người” 2.
Liên hệ với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức của sinh viên
Vậy trên cương vị là một sinh viên chúng ta cần làm gì để rèn luyện đạo đức?

 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM


Cần kiệm liêm chính chí công vô tư
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, không xa hoa lãng
phí, không phô trương, hình thức, biết sử dụng tiền bạc của tập thể, của chính mình một cách có
hiệu quả
- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo
vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không
chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu diếm khuyết điểm…
- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói
nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá
nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì hăng hái, tranh thủ kiếm lợi, việc gì không kiếm chác được
cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công. Phải có thái độ lên
án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra
khỏi đời sống xã hội
Trung với nước, hiếu với dân
- Có ý chí vươn lên, quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước
phồn vinh, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát
triển trong khu vực và thế giới, thực hiện mong ước của chủ tịch HCM “Xây dựng đất nước ta
đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn” - Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng,
quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước cho dân tộc, quyết tâm xây
dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu
học và quý trọng nhân tài của ông cha ta, biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ
hiện đại, các sáng kiến. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Sẵn sàng hi sinh vì lợi ích chung. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước vì nhân
dân, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam vụ lợi vun vén cá
nhân

You might also like