NG Phó V I Áp L C Đ NG Trang L A C A Sinh Viên UEH: Bài Báo Cáo D Án Nghiên C U

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ

KHOA TOÁN – THỐNG KÊ


----□□□□□-----

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC ĐỒNG


TRANG LỨA CỦA SINH VIÊN
UEH
Bộ môn : Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Giảng viên : Ths.Nguyễn Văn Trãi
Nhóm : 7

0
TÓM TẮT BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ

Về thống kê ứng dụng trong kinh doanh, nó không chỉ dừng lại ở môn học mang tính hàn
lâm cùng số liệu khô khan mà nó còn được biết đến như lĩnh vực khoa học cho phép chúng
ta sử dụng các số liệu dưới nhiều hình thức khác nhau để nghiên cứu, giải thích hoặc làm
sáng tỏ một vấn đề nào đó. Vì vậy, để có tính ứng dụng cao cũng như tính thực tiễn trong
đời sống thì nhóm chúng em đã cùng nhau lên ý tưởng cho dự án về vấn đề đang được dư
luận quan tâm hiện nay mang tên “Ứng phó với áp lực đồng trang lứa của sinh viên UEH”.
Với những kiến thức khái quát về cách thu thập số liệu trong môn thống kê ứng dụng
trong Kinh tế và Kinh doanh cùng với sự hiểu biết, kỹ năng của từng thành viên trong
nhóm, chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ. Thông qua hình thức Google Form
được mở từ 21 giờ 25 phút ngày 5 tháng 4 và kết thúc vào 10 giờ 25 phút ngày 9 tháng 4,
cuộc khảo sát đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự tham gia của 290 sinh viên đến từ đại
học UEH. Từ những kết quả đã thu thập được thông qua cuộc khảo sát, chúng em đã tiến
hành hàng loạt các thống kê mô tả cùng với phân tích chuyên sâu vào từng số liệu đã thu
thập được để hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa và những biện pháp
khắc phục nó. Đồng thời thông qua kết quả của dự án trên, chúng em sẽ hiểu rõ hơn về áp
lực đồng trang lứa, cách khắc phục và đối diện với nó trong đời sống hằng ngày.

THÀNH VIÊN NHÓM 7

1. Lê Nguyễn Hoàng Phương 100%

2. Lê Minh Quân 100%

3. Nguyễn Thu Oanh 100%

4. Phạm Thu Huyền 100%

5. Nguyễn Trịnh Chi Mai 100%

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................................3
0
1.1 Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu...........................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát...................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................4
2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................4
2.1.1 Tổng quan về áp lực đồng trang lứa
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................................5
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................5
3.1 Mục tiêu dữ liệu:.........................................................................................................5
3.2. Cách tiếp cận dữ liệu.................................................................................................5
3.3 Kế hoạch phân tích.....................................................................................................6
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
3.4. Độ tin cậy và độ giá trị...............................................................................................7
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ NGHIÊN CỨU..............................................7
4.1. Nguồn gây áp lực đồng trang lứa ở sinh viên UEH ?..............................................7
4.2. Ứng phó áp lực đồng trang lứa ở sinh viên UEH ?..................................................7
4.3. Hệ quả của ứng phó áp lực đồng trang lứa ?...........................................................8
4.4 Mối liên hệ giữa giải quyết áp lực đồng trang lứa và các biến số khác...................9
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................16
5.1 Nhận xét chung..........................................................................................................16
5.2 Kết luận...................................................................................................................... 18
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu....................................................................................18
CHƯƠNG 6. HẠN CHẾ…………...........................................................................................19
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................19
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 19

1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng thể hiện tần số nam, nữ tham gia khảo sát.......................................................7

Bảng 2. Bảng tần số thể hiện năm học của người làm khảo sát..............................................7

Bảng 3. Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên.............................................................8

Bảng 4. Bảng thể hiện tần suất đọc sách trong một tuần của sinh viên..................................9

Bảng 5. Bảng thể hiện tần số các hình thức sách mà sinh viên thường đọc..........................10

Bảng 6. Bảng thể hiện tần số các nguồn sách mà sinh viên thường mua/đọc.......................11

Bảng 7. Bảng thể hiện tần số những mục đích đọc sách của sinh viên.................................12

Bảng 8. Bảng thể hiện tần số các thể loại sách mà sinh viên hay đọc...................................13

Bảng 9. Thang đo mức độ đồng ý........................................................................................14

Bảng 10. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những tiêu chí lựa chọn sách16

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát 8
Biểu đồ 2. Tần suất phần trăm sinh viên tham gia khảo sát đọc sách thường xuyên..............8

Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm số lần đọc sách trong tuần của sinh viên............9

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức sách mà sinh viên thường đọc....................10

Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn sách sinh viên thường mua/đọc.......................11

Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ những mục đích của sinh viên khi đọc sách.....................12

Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các thể loại sách mà sinh viên hay đọc.............................13

Biểu đồ 8. Mức độ đồng ý của các tiêu chí ảnh hưởng khi lựa chọn sách của sinh viên......15

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu
“Ở góc độ giáo dục đại học như một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực
đạt chuẩn (Ronald Barnett, 1992)”. Có thể nói, giáo dục đại học chính là nền tảng đào tạo ra
nguồn nhân lực tài năng cho thị trường lao động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và
tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế-xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chính vì tiêu chuẩn xã hội ngày
càng cao, nhu cầu mức sống càng lớn hay bắt bản thân phải giống như người khác ở cùng
độ tuổi đã dần trở thành những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “áp lực đồng trang lứa”,
đặc biệt là sinh viên đang theo học tại trường UEH.
“Áp lực đồng trang lứa” dường như là một cụm từ rất xa lạ ở trong quá khứ khi tính
cạnh tranh giữa các cá nhân chưa cao, vẫn chưa có nhiều cuộc thi diễn ra để thử thách mọi
người hay cụ thể hơn ở việc sinh viên lúc đó vẫn chưa thấy được tính cạnh tranh trong quá
trình làm việc nhóm. Bên cạnh đó thì mỗi cá nhân vẫn chưa quá chú trọng vào mục tiêu hay
xã hội vẫn chưa đặt ra tiêu chí khắt khe cho mỗi người ở các vị trí khác nhau trong cuộc
sống hằng ngày nên loại áp lực này vẫn chưa thực sự là một hiện tượng đáng báo động.
Ở mọi độ tuổi thì “áp lực đồng trang lứa” lại biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau còn đối
với sinh viên Việt Nam, cụ thể là sinh viên ở các trường đại học thuộc top đầu cả nước như
Đại học Bách Khoa, Đại Học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế,… thì loại áp lực này sẽ đè
nặng trên vai mỗi sinh viên. Sẽ chẳng nói ngoa khi mỗi sinh viên học tại các ngôi trường
này đều vô cùng tài năng với nhiều kĩ năng mềm hay tầm hiểu biết đa dạng ở nhiều lĩnh
vực. Theo cuộc khảo sát của CareerBuider, áp lực quá lớn từ những người xung quanh
không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập mà còn đến sức khỏe của họ và cũng là
nguyên nhân gây nên một số bệnh nguy hiểm như: đau đầu, buồn nôn, mất ngủ triền
miên,..Và cái áp lực về mặt tâm lý đó còn được nhiều người hiểu nó như một phần của
stress để rồi ở một số nghiên cứu thống kê chung về việc stress của sinh viên (Bộ Y tế,
2004; Nguyễn Hương Thanh, 2010), thì hiện trạng sức khoẻ tâm lý do stress như bực bội,
hậm hực, lo âu và thậm chí trầm cảm nghiêm trọng, tỷ lệ phát bệnh thường xuyên theo dạng
nhóm, hoặc hàng loạt tương đối cao.
Áp lực đồng trang lứa như bài thử nghiệm xuất hiện trong cuộc đời, có người sẽ dũng
cảm mà vượt qua đạt tới sự thành công nhất định nhưng vẫn còn đó những con người sẽ
chán nản, buông xuôi và chẳng bao giờ hoàn thiện được bản thân chính mình. Với mong
muốn hiểu rõ hơn về loại áp lực này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của sinh viên,
đặc biệt là sinh viên UEH để từ đó tìm ra giải pháp giúp bản thân mỗi sinh viên theo học tại
trường không còn nữa cái gọi là “Peer Pressure”. Và đó cũng chính là lý do sâu xa tạo tiền
đề cho nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng phó với áp lực đồng trang lứa của
sinh viên UEH”.

3
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, xác định và thống kê các yếu tố dẫn đến áp lức đồng trang lứa ở sinh viên
UEH, từ đó biết được mức độ chịu đựng áp lực, cách khắc phục hay tần suất nó hiện hữu ở
từng cá nhân. Thông qua đó có thể nắm bắt được mức độ ảnh hưởng của căn bệnh tâm lý
này đối với mỗi học sinh, sinh viên từ đó cá nhân, gia đình hay các chuyên gia, bác sĩ tâm lý
sẽ tư vấn, hỗ trợ để dần loại bỏ căn bệnh nàyra khỏi cuộc sống của mỗi cá nhân sinh viên
UEH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát về tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên UEH.
- Các biểu hiện của việc áp lực đồng trang lứa.
- Các nguyên nhân dẫn đến việc áp lực ở mỗi sinh viên
-Các mức độ chịu đựng của sinh viên UEH với áp lực đồng trang lứa.
- Các giải pháp sinh viên UEH chọn để ứng phó với áp lực.
-Tổng hợp đánh giá các mục trong đề tài đã chọn.
Từ đó, các chuyên gia tâm lý học sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp để hạn chế tình
trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên UEH. Bên cạnh đó, dự án còn có thể giúp các bậc
cha mẹ hay chính bản thân sinh viên hiểu sâu hơn về căn bệnh tâm lý này từ đó điều chỉnh
hành vi, lối sống để giảm thiểu mức độ áp lực đồng trang lứa trong cuộc sống.
1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát
- Thời gian khảo sát: từ 21 giờ 25 phút ngày 5/4/2022 đến 10 giờ 25 phút ngày
9/4/2022
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại Đại học UEH
- Hình thức nghiên cứu: Khảo sát trực tuyến (Internet)
- Số lượng mẫu: 290

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tổng quan về sách
Sách là được hiểu là “tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp
lại thành quyển”. Sách chứa đựng mọi thứ như: kiến thức, kinh nghiệm sống và cảm xúc
con người, là nền móng vững chắc cho những thành tựu vĩ đại của nhân loại.

4
Sách là món ăn tinh thần đem lại cho người đọc sự thư giãn, thoải mái, truyền cảm hứng
và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn sau những bộn bề, áp lực của cuộc sống.
Ngoài ra, sách còn chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần thuộc các hình thái ý thức xã
hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới dạng ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc
khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên Đại học UEH là những người đã hoàn thành chương trình phổ thông và đang
theo tại trường với các ngành khác nhau như: Kế toán, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính, Kinh
doanh Thương Mại, Thống kê kinh doanh …
- Đặc điểm chung: bắt đầu tự quản lý tiền bạc, thời gian; mở rộng mối quan hệ, các hoạt
động giải trí, việc làm thêm; sẵn sàng trải nghiệm, thử thách với điều mới lạ.
- Các lý do ảnh hưởng đến việc chọn mua sách: mục đích, nội dung ưa thích, giá của
sách, tác giả của sách,…

2.2 Mô hình nghiên cứu

Những đặc điểm trong việc đọc sách của sinh


viên:
- Tần suất đọc sách
- Hình thức sách
- Nguồn đọc/mua sách
- Mục đích đọc sách
- Thể loại sách

Hành vi đọc sách của


sinh viên UEH

Những yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn sách của


sinh viên:
- Giá thành
- Cách trang trí bìa sách
- Độ nổi tiếng của tác giả, tác phẩm 5

- Sự đánh giá của người nổi tiếng


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu dữ liệu:
Mục tiêu chính của việc khảo sát là thu thập dữ liệu để có các thông tin liên quan đến sở
thích và thói quen đọc sách của sinh viên, từ đó các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu
cầu của thị trường để gia tăng doanh số trong tương lai.
3.2. Cách tiếp cận dữ liệu
- Sử dụng dữ liệu sơ cấp, do nhóm thu thập từ sinh viên UEH
- Dữ liệu sơ cấp

STT Tên biến Thang đo


1 Giới tính Danh nghĩa

2 Năm học Thứ bậc


3 Đọc sách Danh nghĩa
4 Tần suất đọc sách Danh nghĩa
5 Nguồn mua sách Danh nghĩa
6 Mục đích đọc sách Danh nghĩa
7 Thể loại sách Danh nghĩa
8 Các tiêu chí chọn sách Khoảng

3.3 Kế hoạch phân tích


Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dùng phương pháp định lượng với mẫu là 150 sinh viên thông qua những câu hỏi trên
Google Forms của những sinh viên Đại học UEH.
- Dùng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích, tính toán các kết quả thu được.

6
- Thiết kế một bảng những câu hỏi trên Google Forms, sau đó đăng đường dẫn lên các trang
mạng xã hội, nhóm học tập sinh viên,... để thu thập câu trả lời của sinh viên.
Xây dựng bảng câu hỏi
- Sơ lược về dữ liệu cần thu thập :
+ Xác định những nội dung, khía cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Liệt kê các đặc điểm mang tính cá nhân như: giới tính, những thói quen trong đọc
sách, những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đọc/mua sách,...
- Các dạng câu hỏi và cách đặt câu hỏi :
+ Sử dụng các kiểu câu hỏi đa dạng như câu hỏi chọn một đáp án hoặc nhiều đáp
án, câu hỏi theo mức độ.
+ Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; tránh đặt câu hỏi dài dòng, mang tính
định kiến; hạn chế những câu hỏi phức tạp.
+ Dùng từ ngữ thông dụng, dễ hiểu, tránh sử dụng các từ ngữ địa phương.

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị.


- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính chính xác của dữ liệu: Người
thực hiện khảo sát chỉ làm cho có, không nhìn kỹ các câu trả lời được nêu ra; chưa đa
dạng các câu hỏi hoặc câu trả lời về đề tài nghiên cứu; …
- Cách đề phòng và khắc phục: Khi làm khảo sát, người thực hiện khảo sát phải đọc
từ từ, rõ ràng câu hỏi được nêu ra để chọn ra câu trả lời phù hợp nhất. Chọn nơi đăng
bài khảo sát phù hợp (các trang sinh viên Đại học UEH ) để tránh các dữ liệu rác,
không đúng đối tượng.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới tính của bạn là gì?
Giới tính Tần số Tần suất phần trăm
Nam 57 38,0
Nữ 93 62,0

Tổng 150 100,0

Bảng 1. Bảng thể hiện tần số nam, nữ tham gia khảo sát
  Trong 150 sinh viên tham gia khảo sát, có 62% sinh viên nữ tham gia khảo sát, còn lại là
số sinh viên nam chiếm 38%.

7
 4.2. Bạn là sinh viên UEH khóa mấy?

Khoá Tần số Tần suất phần trăm

Đã ra trường 12 8,0

K44 6 4,0

K45 9 6,0

K46 18 12,0

K47 105 70,0

Tổng 150 100,0

Bảng 2. Bảng tần số thể hiện năm học của người làm khảo sát

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát
Dựa vào số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy được rằng đối tượng tham gia khảo sát đa số
là các bạn sinh viên năm nhất K47, chiếm tỉ lệ lớn nhất là 70%, sinh viên K46 chiếm tỉ lệ
12%, K45 chiếm tỉ lệ 6%, K44 chiếm 4% và sinh viên đã ra trường chiếm 8%.
 4.3. Bạn có hay đọc sách hay không?
Hành vi đọc sách Tần số Tần suất phần trăm
Có 119 79,3

8
Không 31 20,7
Tổng 150 100,0
Bảng 3. Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên đọc sách của sinh viên

Biểu đồ 2. Tần suất phần trăm sinh viên tham gia khảo sát đọc sách thường xuyên
Trong các sinh viên tham gia khảo sát, có đến 119 (79,3%) sinh viên thường đọc sách, 31
(21%) sinh viên tham gia khảo sát còn lại không thường xuyên hoặc không đọc sách. 

4.4 Tần suất đọc sách trong một tuần của bạn là bao nhiêu?

Đọc sách trong một tuần Tần suất Tần suất phần trăm
Không đọc 12 8
Hiếm khi đọc (nhiều nhất 1 lần/tuần) 23 15.3
Ít khi đọc (1 - 2 lần/tuần) 53 35.3
Thỉnh thoảng đọc (2 - 4 lần/tuần) 45 30
Thường xuyên đọc (trên 4 lần/tuần) 17 11.3
Tổng 150 100
Bảng 4. Bảng thể hiện tần suất đọc sách trong một tuần của sinh viên

9
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm số lần đọc sách trong tuần của sinh viên
Nhìn vào số liệu, phần lớn sinh viên đọc sách 1 - 2 lần trong một tuần (chiếm 53% số
lượng sinh viên tham gia khảo sát), theo sau đó là 2 – 4 lần đọc trong tuần (chiếm 45%), đọc
nhiều nhất 1 lần trong tuần (15,3%), trên 4 lần trong tuần (11,3%), và thấp nhất là không
đọc (8%).
Như vậy có thể thấy, đa phần sinh viên đều đọc sách trong tuần, dù tần suất đọc chủ yếu là
không nhiều nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy sinh viên vẫn để ý tới vấn đề đọc
sách.

4.5 Bạn hay đọc sách ở hình thức nào? (mỗi sinh viên được chọn nhiều câu trả lời)

Hình thức Tần số Phần trăm các Ước lượng khoảng tỉ lệ phần trăm
trường hợp
(độ tin cậy 95%)

Sách giấy 116 77,9 Từ 71,26 đến 84,54

Sách điện tử ebook 82 55 Từ 47,04 đến 62,96

Audiobook 33 22,1 Từ 15,46 đến 28,74

Khác 3 2 Từ -0,24 đến 4,24

Tổng 234 157

10
Bảng 5. Bảng thể hiện tần số các hình thức sách mà sinh viên thường đọc

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức sách mà sinh viên thường đọc
Với mẫu khảo sát 150 sinh viên, mỗi sinh viên được lựa chọn nhiều hình thức sách mà
mình đọc. Qua bảng số liệu, ta có thể thấy hình thức sách giấy là hình thức được các bạn
sinh viên ưu tiên lựa chọn nhiều nhất khi nói tới việc đọc sách (chiếm 77,9% tổng số sinh
viên khảo sát). Các hình thức sách hiện đại có sự lựa chọn ít hơn: Sách điện tử ebook (55%),
Audiobook (22,1%).
Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố độ tin cậy 95%
rằng giữa 71,26% và 84,54% sinh viên lựa chọn sách giấy là hình thức đọc sách thường
xuyên. Đây là tỉ lệ lớn và nó cho thấy rằng sách giấy vẫn là một hình thức được ưu tiên dù
ngày nay mạng Internet và các thiết bị điện tử phục vụ việc đọc sách phát triển. 

4.6 Bạn thường tìm đọc/mua sách qua những nguồn nào? (mỗi sinh viên được chọn
nhiều câu trả lời)

Nguồn Kết quả khảo sát Ước lượng khoảng về tỷ lệ phần


mua sách trăm
Tần số Phần trăm các (Khoảng tin cậy 95%)
trường hợp

Nhà sách 86 57,3 Từ 49,4 đến 65,2

Mạng xã hội 77 51,3 Từ 43,3 đến 59,3

Các sàn TMĐT 84 56,0 Từ 48 đến 63,9

Google 46 30,7 Từ 22,3 đến 38,1

11
Người quen 35 23,3 Từ 16,5 đến 30

Khác 5 3,3 Từ 0,44 đến 6,158

Tổng 333 221,9

Bảng 6. Bảng thể hiện tần số các nguồn sách mà sinh viên thường mua/đọc

Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn sách sinh viên thường mua/đọc
Với mẫu khảo sát 150 sinh viên, mỗi sinh viên được lựa chọn các nguồn ưa thích
của mình. Qua thống kê, ta có thể thấy sách được mua ở nhà sách được lựa chọn
nhiều hơn các nguồn khác ( chiếm 57,3% tổng số sinh viên khảo sát). Bên cạnh đó,
các sàn thương mại điện tử như (tiki, shopee, lazada,..) cũng được ưa thích khá lớn vì
sự tiện lợi và nhanh chóng ( chiếm 56% lựa chọn của các sinh viên). Các nguồn khác
như: Mạng xã hội( 51.3%), Google( 30.7%), Người quen( 23.3%).
Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố độ tin
cậy 95% rằng giữa 49.4% đến 65.2% sinh viên lựa chọn mua sách ở các nhà sách.
Đây là một tỉ trọng lớn, điều đó cho thấy tuy là sự phát triển vượt bậc của internet và
kéo theo sự phát triển và phổ biến của các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội
những sinh viên vẫn ưu tiên việc lựa chọn mua sách ở những nhà sách và chọn nhà
sách là nơi để đọc sách cũng như học tập.
4.7 Mục đích đọc sách của bạn là gì ? (mỗi sinh viên được chọn nhiều câu trả lời)

Kết quả khảo sát Ước lượng khoảng về tỷ lệ


Mục đích đọc sách phần trăm
Tần số Phần trăm các (Khoảng tin cậy 95%)
trường hợp

Giải trí 118 78,7 Từ 72,15 đến 85,25

12
Tìm hiểu thêm kiến thức 83 55,3 Từ 47,34 đến 63,26

Tham khảo những bài học 67 44,7 Từ 36,74 đến 52,66


mới

Mục đích khác 17 11,3 Từ 6,23 đến 16,37

Tổng 285 190

Bảng 7. Bảng thể tần số những mục đích đọc sách của sinh viên

Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ những mục đích của sinh viên khi đọc sách
Qua khảo sát có thể thấy phần lớn sinh viên đọc sách với mục đích là giải trí với 118 lượt
bình chọn chiếm 78,7%. Ngoài ra, đọc sách với mục đích học hỏi, nghiên cứu cũng được
lựa chọn khá nhiều với: Tìm hiểu kiến thức cho bản thân có 83 lựa chọn chiếm 55.3% và
tham khảo những bài học mới có 67 lựa chọn chiếm 44.7%.
Có thể thấy rằng, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin
cậy 95% rằng giữa 72.15% đến 85.25% sinh viên đọc sách với mục đích giải trí sau 1 ngày
học tập vất vả với hàng tá deadline phải chạy và tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ. 

4.8 Bạn hãy chia sẻ những thể loại nội dung sách bạn thích đọc (mỗi sinh viên được
chọn nhiều câu trả lời)

Phần trăm các Ước lượng khoảng tỉ lệ phần trăm


Thể loại Tần số trường hợp (độ tin cậy 95%)

Truyện tranh 76 50,7 Từ 42,69 đến 58,7

Truyện ngắn 97 64,7 Từ 57,05 đến 72,34

Thơ ca 15 10,0 Từ 5,2 đến 14,8

13
Sách kỹ năng 70 46,7 Từ 38,7 đến 54.7

Khác 16 10,7 Từ 5,75 đến 15,6

Tổng 274 182,8

Bảng 8. Bảng thể hiện tần số các thể loại sách mà sinh viên hay đọc

Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các thể loại sách mà sinh viên hay đọc
Với mẫu khảo sát 150 sinh viên, mỗi sinh viên được chọn nhiều thể loại sách yêu thích.
Tìm kiếm sách cho việc giải trí chiếm đa số (78,7% số sinh viên tham gia khảo sát), vì
vậy truyện ngắn (64,7%) và truyện tranh (50,7%) là mục ưu tiên hàng đầu của đa số sinh
viên khi chọn mua sách. Ngoài ra, gần 1 nửa sinh viên  (46,7%) lựa chọn sách kỹ năng để
phát triển bản thân. Bên cạnh đó, một nhóm nhỏ sinh viên ưa thích sách thể loại thơ ca
(10%), trong khi chỉ có 16 sinh viên viên chọn những thể loại sách khác, chiếm 10,7%.

Khi sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát tuyên bố với độ tin cậy 95% rằng giữa
57,05% và 72,34% sinh viên thích mua sách thể loại truyện ngắn, phù hợp với kết quả khảo
sát mục 4.7 là mục đích đọc sách của sinh viên đa phần để giải trí.

4.9 Các phát biểu về tiêu chí lựa chọn sách


Thang đo mức độ đồng ý tương ứng với nội dung từng câu hỏi được đánh giá theo thang
điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý). Sử dụng SPSS, ta có được bảng sau:

Các tiêu chí lựa chọn sách Trung bình Độ lệch chuẩn mẫu

Chọn giá tầm trung 3,44 1,033

14
Chọn giá cao 2,91 1,023

Sách bìa đẹp 3,43 1,114

Tác giả nổi tiếng 3,32 1,064

Tác giả yêu thích 3,55 1,034

Người nổi tiếng review 3,31 1,044

Người quen giới thiệu 3,37 0,986

Tìm hiểu nội dung 3,37 1,089

Quà đi kèm 2,77 1,094

Sách bán chạy 2,91 1,055

Bảng 9. Thang đo mức độ đồng ý

15
Biểu đồ 8. Mức độ đồng ý của các tiêu chí ảnh hưởng khi lựa chọn sách của sinh viên

Để tìm hiểu mức độ đồng ý đối với các mục tiêu khảo sát: “Các tiêu chí lựa chọn sách”
chúng tôi đã đưa ra thang đánh giá mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức từ hoàn toàn
không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý .Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 3.75, thì
sinh viên được xem là đồng ý với các vấn đề câu hỏi được đặt ra.
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
𝐻0: 𝜇 ≤ 3.75
𝐻a: 𝜇 > 3.75
- Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05 để kiểm định.
- Sử dụng bảng tính excel từ các số liệu thu thập được, ta tính được :

Tiêu chí Mẫu Trung bình Độ Giá trị Bậc Giá trị 𝑝
n thống kê
16
lựa chọn sách mẫu x lệch chuẩn tự do phía phải
Chọn giá tầm trung 150 3.44 1.033 -3.67542 149 0.99974
Chọn giá cao 150 2.91 1.023 -10.0566 149 1.00000
Sách bìa đẹp 150 3.43 1.114 -3.51812 149 0.99958
Tác giả nổi tiếng 150 3.32 1.064 -4.94963 149 1.00000
Tác giả yêu thích 150 3.55 1.034 -2.36985 149 1.00000
Người nổi tiếng 150 3.31 1.044 -8,095 149 0.98943
review
Người quen giới thiệu 150 3.37 0.986 -4.72011 149 0.99999
Tìm hiểu nội dung 150 3.37 1.089 -4.27367 149 0.99996
Quà đi kèm 150 2.77 1.094 -10.9712 149 1.00000
Sách bán chạy 150 2.91 1.055 -9.75152 149 1.00000

Bảng 10. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những tiêu chí lựa chọn sách
Qua bảng phân tích, ta thấy cả mục câu hỏi, giá trị 𝑝 đều lớn hơn 𝛼.
 Vậy ta không thể bác bỏ 𝐻0.
Kết quả tất cả các mục đều chưa đạt thang điểm 3.75 trên 5.
 Vậy có nghĩa là không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn
sách của sinh viên.
Tuy nhiên, có thể thấy, tiêu chí lựa chọn sách theo tác giả yêu thích có số điểm đánh giá
trung bình cao nhất (3,55) và thấp nhất là tiêu chí quà đi kèm (2,77).
 Đa số sinh viên đều chọn sách theo tiêu chí sách của tác giả mình yêu thích, ngoài ra
yếu tố bìa trang trí và giá cả ở tầm trung cũng được các bạn quan tâm.
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT CHUNG VÀ KẾT LUẬN
5.1 Nhận xét chung
Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát qua Google Forms với 150 sinh viên từ năm 1
đến năm 4 và kể cả những cựu sinh viên đến từ trường đại học UEH để tìm hiểu về hành vi
đọc sách của sinh viên UEH hiện nay.Kết quả khảo sát với 150 mẫu ngẫu nhiên cho thấy
nhu cầu đọc sách của sinh viên UEH là rất lớn khi có đến gần 80% sinh viên tham gia khảo
sát cho biết rằng họ thường xuyên đọc sách và 20% còn lại là rất ít hoặc không đọc. Qua
tính toán từ SPPS, các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng số lần đọc sách của một sinh viên nói
chung là từ 3,04 lần đến 3,39 lần trong một tuần và không có sự chênh lệch lớn giữa sinh
viên nam với sinh viên nữ.

17
Ngoài ra, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố độ tin cậy 95% rằng giữa 71,26% và
84,54% sinh viên lựa chọn sách giấy là hình thức đọc sách thường xuyên. Điều đó cho thấy
rằng dù chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, khi mà mọi thứ đều được số hóa, với sự bùng
nổ của công nghệ, hàng loạt các loại hình đọc sách mới ra đời như e-book, podcast,... thì
sách giấy vẫn luôn giữ một giá trị nhất định, vẫn luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của đại
đa số sinh viên và khó có hình thức nào có thể thay thế hoàn toàn được.
Tuy nhiên, hầu hết sinh viên tìm kiếm sách cho mục đích giải trí (78,7%) do đó các thể
loại sách như truyện ngắn, truyện tranh luôn được các bạn lựa chọn nhiều nhất (gần 60%).
Bên cạnh đó, gần một nửa sinh viên (46,7%) lựa chọn sách kỹ năng để trau dồi phát triển
bản thân, qua đó có thể thấy được tinh thần ham học hỏi, cầu tiến của một bộ phận sinh viên
UEH.
Và một lần nữa sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố độ tin cậy
95% rằng giữa 49.4% đến 65.2% sinh viên lựa chọn mua sách ở các nhà sách. Điều đó lại
tiếp tục chứng minh rằng nhà sách vẫn luôn giữ một tỉ trọng lớn mặc cho sự phát triển vượt
bậc của internet và kéo theo sự phát triển và phổ biến của các sàn thương mại điện tử và
mạng xã hội. Hầu hết những sinh viên vẫn ưu tiên việc lựa chọn mua sách ở những nhà sách
và chọn nhà sách là nơi để đọc sách cũng như học tập. Nhưng trong thời gian dịch bệnh
covid-19, với những ưu điểm như sự tiện lợi, nhanh chóng và đặc biệt là phù hợp trong thời
điểm hiện tại, người tiêu dùng đang dần ưu tiên chọn mua sách từ các trang web, các sàn
thương mại điện tử như tiki, shopee, lazada,... với hơn 56% lựa chọn. Qua đó có thể thấy,
đây cũng là một thị trường có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
Cuối cùng là khảo sát về các tiêu chí ảnh hưởng khi chọn mua sách, chúng tôi đã đưa ra
thang đánh giá mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn
toàn đồng ý (theo thang đo likert). Giả thuyết về sự đồng ý được đưa và tính toán, kết quả
kiểm định cho thấy không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn
sách của sinh viên.Tuy nhiên phần lớn sẽ chọn mua sách của tác giả mà mình yêu thích
(3,55/5 điểm), ngoài ra phần hình thức cũng khá quan trọng khi điểm trung bình của phần
trang trí bìa là 3,43/5. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như nội dung, giá cả phải chăng,
được người quen giới thiệu hay được người nổi tiếng review,... Thông thường, với khả năng
tài chính của mình thì vấn đề giá cả cũng là một yếu tố đáng cân nhắc của sinh viên. Kết quả
khảo sát cho thấy yếu tố giá tầm trung cũng chiếm một số điểm khá cao với 3,44/5 điểm
trong khi việc sẵn sàng mua một quyển sách giá cao chỉ có 2,91/5 điểm. Và ngoài ra còn có
một điểm thú vị rằng, yếu tố ít được quan tâm nhất trong cuộc khảo sát đó chính là quà đi
kèm (2,77/5 điểm), điều đó cho thấy rằng việc có hay không có quà tặng thì cũng không
phải ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn mua sách của sinh viên.
Thông qua dự án nghiên cứu, nhóm đã đưa ra nhận xét một cách bao quát về nhu cầu đọc
sách của sinh viên UEH hiện nay trên các phương diện như hình thức, nội dung, thói quen
đọc sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua sách,...từ đó có thể đưa ra kết luận, kiến

18
nghị để đáp ứng nhu cầu hay cải thiện văn hóa đọc đối với sinh viên UEH nói riêng và các
bạn trẻ hiện nay nói chung.
5.2 Kết luận
- Sách là một tài nguyên kiến thức rất quan trọng đối với nhân loại, nhưng vì những hình
thức giải trí hiện đại ngày nay đã làm lu mờ giá trị của chúng. Chính vì lẽ đó, để nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của sách cho các bạn sinh viên, nhóm chúng em đã tiến hành
đề tài “Khảo sát hành vi đọc sách của sinh viên UEH” và đã hoàn thành mục tiêu của đề tài:
+ Biết được mức độ phổ biến trong việc đọc sách của các bạn sinh viên UEH
+ Biết được các điều kiện tối ưu và tiện lợi để các bạn sinh viên có thể tiếp cận sách
(hình thức đọc, nguồn sách,…)
+ Tìm hiểu được nhu cầu, thị hiếu của các bạn sinh viên đối với thể loại, mục đích để
đọc
+ Khảo sát được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sách của các bạn sinh viên (giá
cả, tính thẩm mỹ của thiết kế, mức độ ảnh hưởng của người giới thiệu, ưu đãi,…)
- Điều cần chú ý qua kết quả khảo sát :
1. Ngoài việc đi tìm trong nhà sách, tỉ lệ tìm qua các trang thông tin điện tử khá cao →
chứng minh cho sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến ảnh hưởng
2. Tỉ lệ truyện chữ chiếm phần trăm cao nhất → nhu cầu giải trí, tìm hiểu về xã hội cao.
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu
5.3.1. Đối với đề tài nghiên cứu
Do dịch Covid-19 nên nhóm chỉ có thể thực hiện khảo sát trực tuyến dẫn đến việc sẽ có
câu trả lời  thiếu nghiêm túc, làm nhiễu thông tin thu thập. Nhóm cũng gặp khó khăn trong
việc tiếp cận các sinh viên khóa trước khiến dữ liệu chưa thực sự hoàn chỉnh. Bên cạnh đó,
vì mới tiếp xúc bộ môn thống kê trong năm nhất nên vẫn còn thiếu chuyên môn trong việc
áp dụng kiến thức cũng là một trở ngại lớn cho việc phân tích và tính toán dữ liệu một cách
hiệu quả.
5.3.2. Đối với nhóm
Vì đây là dự án nghiên cứu đầu tiên của các thành viên nên vẫn còn thiếu kỹ năng sử
dụng phần mềm chuyên dụng, kiến thức chuyên môn chưa cao nên không thể tránh khỏi có
sai sót khi phân tích.

19
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công
Nghệ Và Thiết Kế thuộc trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa môn học
Thống Kê Ứng Dụng Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hoàng Trọng đã dạy dỗ và
hướng dẫn tụi em tận tình trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tham gia những buổi học
của thầy, chúng em đã có thêm những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm thực tiễn, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn là những hành trang quý báu nhất để
chúng em có thể có những bước đi vững chắc khi gia nhập vào cuộc sống quá đỗi khắc
nghiệt ngoài kia. Thầy cũng không ngại mệt mỏi vì tình hình sức khỏe mà luôn tận tâm
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chúng em qua các buổi học và luôn sẵn sàng giải đáp các thắc
mắc của chúng em.
Bộ môn Thống Kê Ứng Dụng Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh là bộ môn thú vị, vô
cũng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của sinh viên cũng như nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường đại học nên chắc chắn sẽ tồn tại
những thiếu sót và còn nhiều chỗ còn chưa chính xác trong bài báo cáo, kính mong thầy
xem xét và góp ý để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân
thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, slide bộ môn Thống kê
ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh.
2. File hướng dẫn thực hiện dự án của thầy Hoàng Trọng.
3. Bài dự thi UEH500 (2021). Khảo sát nhu cầu giải trí của sinh viên.
4. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2015.

PHỤ LỤC

Câu 6. Bạn thường tìm đọc/mua sách qua những nguồn nào?
 Nhà sách
 Mạng xã hội (Facebook, Instagram,...)
 Các sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee,...)
 Google

20
 Người quen giới thiệu

Câu 7. Mục đích bạn đọc sách là gì?


 Giải trí, thư giãn
 Tìm hiểu thêm kiến thức bản thân chưa rõ
 Tham khảo những bài học, kinh nghiệm từ tác giả
 Mục đích khác

Câu 8. Bạn hãy chia sẻ những thể loại nội dung sách bạn thích đọc nhé!
 Truyện tranh
 Truyện ngắn, tiểu thuyết
 Thơ ca
 Sách kỹ năng
 Khác
Câu 9. Các phát biểu về tiêu chí khi lựa chọn sách

Rất Không Bình Đồng ý Hoàn


không đồng ý thường toàn
đồng ý đồng ý
Tôi thường chọn sách trong tầm giá
trung bình
Tôi sẵn sàng chọn mua những cuốn
sách có giá cao
Tôi thường bị thu hút bởi những
cuốn sách có phần trang trí bìa đẹp
Tôi thường chọn sách của những
tác giả nổi tiếng
Tôi thường chọn sách từ những tác
giả mà mình yêu thích
Tôi thường tìm mua những cuốn
sách được người nổi tiếng review,
đánh giá tốt
Tôi thường chọn mua sách qua lời
giới thiệu của người thân,bạn bè

21
Tôi thường tìm hiểu kĩ trước nội
dung sách qua các diễn đàn,website
Tôi thường chú ý đến quà/ưu đãi
kèm theo sách
Tôi thường chọn những cuốn sách
bán chạy nhất hiện nay

22

You might also like