Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CHƯƠNG 4.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI


DỊCH VỤ QUỐC TẾ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN
4.0 VÀ ĐẠI DỊCH BỆNH COVID-19
Từ những phân tích trên đây, ta nhận thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác
động ngày càng mạnh mẽ đến thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, thế giới đã và đang
chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong thương mại dịch vụ sau sự bùng phát của đại
dịch Covid-19. Những điều này đã dẫn đến những xu hướng phát triển trong thương mại
dịch vụ như sau:
4.1. Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế

Biểu đồ 24: Kim ngạch, tỷ trọng (trong TMQT) và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu
thương mại dịch vụ giai đoạn 2011 – 2021
(Nguồn:
Kim ngạch XK TMDV 2011 - 2020: Trade Map
Kim ngạch XK TMDV năm 2021: UNCTAD
Kim ngạch XK TMHH: Trade Map)
Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng: tự tính toán)
Nhận xét:
- Từ biểu đồ trên, ta thấy giai đoạn 2011 – 2014, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng
trưởng tương đối ổn định về quy mô và tốc độ. Năm 2015, kim ngạch giảm nhẹ xuống
còn 4.992 tỷ USD. Sau đó, nền kinh tế thế giới bắt đầu có sự khởi sắc và kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lạc quan trở lại và đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn
2011 – 2021 vào năm 2019 (6.217 tỷ USD).
- Do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, năm 2020 thương mại dịch vụ đã chịu
ảnh hưởng nặng nề. Kim ngạch xuất khẩu giảm 1.251 tỷ USD trong năm 2020 từ 6.217 tỷ
USD xuống 4.966 tỷ USD tương đương tốc độ tăng trưởng -20,12%. Tuy nhiên, năm
2021, xuất khẩu dịch vụ đã nhanh chóng phục hồi, với kim ngạch tăng 12,76% so với
năm 2020 và cán mốc 5,6 nghìn tỷ USD.
- Tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng giá trị xuất khẩu thương mại quốc tế
cũng có xu hướng phát triển tương tự. Nhìn chung giai đoạn 2011 – 2021, tỷ trọng có sự
tăng trưởng tương đối ổn định từ 19,63% (năm 2011) đến 24,72% ( năm 2019), song
giảm sâu vào năm 2020 (13,43%) vì đại dịch Covid-19. Con số này tăng trở lại vào năm
2021(20,23%), và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
- Kể từ khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ta thấy được những
bước tiến trong thương mại dịch vụ quốc tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao. Dù chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng
thương mại dịch vụ đã nhanh chóng phục hồi. Tự do hoá là xu thế chủ yếu, vì vậy các
hoạt động ký kết tự do hoá thương mại giữa các khu vực trở thành đòn bẩy giúp thương
mại dịch vụ ngày càng phát triển. Ngoài ra, không chỉ gây ảnh hưởng với tư cách là một
phần độc lập trong thương mại quốc tế, mà thương mại dịch vụ còn góp vai trò hỗ trợ cho
thương mại hàng hoá, hai bên cùng phụ thuộc và thúc đẩy lẫn nhau.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xu hướng này là:
Thứ nhất, dịch vụ là lĩnh vực có tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn với
đầu vào của dịch vụ chủ yếu là con người, bao gồm: kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ
chuyên môn, khả năng sáng tạo... Đây là yếu tố ít bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất và
các yếu tố tự nhiên. Ngay cả trong đại dịch Covid-19, con người vẫn trau dồi kiến thức,
kỹ năng, tay nghề của mình thông qua học tập và làm việc trực tuyến.
Thứ hai, nhu cầu dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống ngày càng tăng,
khuyến khích hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. Điều này dẫn đến việc chất lượng
dịch vụ cần được cải tiến liên tục. Chẳng hạn như sự chuyên môn hóa trong sản xuất,
kinh doanh đã tạo ra cầu đối với dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) như: R&D, phần mềm
máy tính, tư vấn, kiểm toán, quản lý,...
Thứ ba, quy mô dân số cùng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng, từ đó
làm tăng cầu các dịch vụ cá nhân như: y tế, giáo dục, giải trí,... 

Biểu đồ 25: Dân số thế giới giai đoạn 2011 – 2021 (tỷ người)
(Nguồn:World Bank)
- Biểu đồ cho thấy giai đoạn 2011 – 2021 dân số toàn cầu có quy mô tăng liên tục
và ổn định. Sau 1 thập kỷ, dân số năm 2021 (7,84 tỷ người) đã tăng gần 1 tỷ người so với
năm 2011 (7 tỷ người). Tuy nhiên, mức tăng dân số đã bắt đầu chững lại trong những
năm gần đây.

Biểu đồ 26: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011 - 2021 (USD)
(Nguồn: World Bank)
- Chỉ số thu nhập bình quân đầu người tăng dần. Trong vòng 10 năm, thu nhập bình
quân đầu người đã tăng 21,31% từ 9.953 USD (năm 2011) đến 12.070 USD (năm 2021).
Năm 2020 ghi nhận sự sụt giảm do Covid-19, tuy nhiên con số này đã tăng trở lại trong
năm 2021, thể hiện ảnh hưởng ngắn hạn của đại dịch lên mức sống của người dân.
- Tóm lại, hai chỉ tiêu trên thể hiện quy mô dân số và mức sống ngày càng cao, từ
đó tăng cầu đối với các loại hình dịch vụ khác nhau. Nhu cầu của con người đối với dịch
vụ cá nhân như học tập, giải trí,... ngày càng sâu sắc và họ sẵn sàng chi tiêu cho dịch vụ
nhiều hơn chi tiêu cho hàng hoá.
Thứ tư, cạnh tranh trên thị trường kinh tế thế giới ngày càng gay gắt. Điều này xuất
phát từ xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá và hội nhập của nền kinh tế, đó là xu hướng
chuyển dịch từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ, đặc biệt là tại các nước
đang phát triển
Thứ năm, đứng dưới góc độ nhà cung ứng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp
phần tạo ra nhiều dịch vụ mới có tiềm năng phát triển lớn cũng như hỗ trợ cho quá trình
thương mại hóa dịch vụ diễn ra thuận lợi trên quy mô toàn cầu. Nhờ những tiến bộ về
khoa học, nhiều dịch vụ truyền thống nay đã có thể dễ dàng di chuyển xuyên biên giới
các quốc gia và khu vực để đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp. Ví dụ, việc khám -
chữa bệnh đã có thể diễn ra trên nền tảng trực tuyến (telehealth), hay việc áp dụng công
nghệ trong du lịch quốc tế (e-tourism),…
4.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng
các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền
thống
Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, cơ cấu ngành dịch vụ đã có những sự thay đổi đáng kể. Đại dịch Covid-19
cũng góp phần khai thác nhiều hơn các khía cạnh khoa học công nghệ trong dịch vụ, tạo
cơ hội cho các ngành có hàm lượng công nghệ cao, khiến các ngành dịch vụ truyền thống
trở nên khiêm tốn hơn.

Biểu đồ 27: Mức tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của một số ngành dịch vụ chính
năm 2020 (%)
(Nguồn: UNCTAD)
Do ảnh hưởng của Covid-19, năm 2020, trong khi kim ngạch xuất khẩu của các
ngành dịch vụ khác đều thấp hơn năm 2019, thì kim ngạch xuất khẩu của khối ngành viễn
thông, máy tính, thông tin lại tăng 4,1%. Đại dịch đã vô tình tạo điều kiện cho những lĩnh
vực có hàm lượng công nghệ cao phát triển mạnh mẽ và tiềm năng phát triển của các dịch
vụ này gần như vô hạn.
Xu hướng số hoá trong việc cung ứng dịch vụ đã phổ biến hơn trong thời đại cách
mạng công nghiệp 4.0. Dịch vụ cung ứng số là dịch vụ được cung cấp qua mạng công
nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các dịch vụ thông tin - viễn thông, dịch vụ bán
hàng, marketing, bảo hiểm, tài chính, R&D hay thậm chí là y tế, giáo dục,...

Biểu đồ 28: Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cung ứng số trong tổng xuất khẩu
thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 - 2020 (%)
(Nguồn: UNCTAD)
- Tỷ trọng của dịch vụ cung ứng số trong thương mại dịch vụ quốc tế có sự tăng
trưởng ổn định qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh từ 51,79% (năm 2019) lên 63,55%
(năm 2020) do sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh.
- Trong bối cảnh giãn cách xã hội do Covid-19, việc áp dụng công nghệ được
khuyến khích trở thành một phần trong thói quen làm việc, học tập, sinh hoạt của mọi
người, không chỉ các dịch vụ thông tin, viễn thông phát triển mà cả các dịch vụ truyền
thống như y tế, giáo dục cũng được cung ứng và tiêu dùng trực tuyến - góp phần làm tăng
cơ cấu các ngành dịch vụ cung ứng số.
Các ngành mới ngày càng được hưởng nhiều sự hỗ trợ của chính phủ và nguồn đầu
tư FDI. Xu hướng phân bổ FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm
1990 do các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương mại” tại các
thị trường nước ngoài. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư đang dần chuyển dịch từ lĩnh vực sản xuất
sang lĩnh vực dịch vụ, và hiện nay dịch vụ đang là lĩnh vực đầu tư lớn nhất.
Đối với các nhóm dịch vụ truyền thống, theo những phân tích từ chương trước:
- Dịch vụ vận tải quốc tế tuy không giảm doanh thu, nhưng tỷ trọng trong thương
mại dịch vụ quốc tế có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
- Dịch vụ du lịch quốc tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, giảm
mạnh về cả quy mô, tốc độ tăng trưởng lẫn tỷ trọng. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới
UNWTO (2022), lượng khách du lịch năm 2021 (415 triệu người), tuy tăng 4% so với
năm 2020 (400 triệu người), nhưng giảm tới 72% so với năm 2019 (1,5 tỷ người) - trước
khi giãn cách xã hội. 
4.3. Xu hướng hội tụ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa
Trước kia, sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ là hai lĩnh vực độc lập, tách rời
nhau. Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hai khái niệm “hàng
hoá” và “dịch vụ” trở nên khó tách biệt và có mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với nhau
trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hàng hoá là cơ sở cho sự phát triển của dịch vụ và ngược
lại, dịch vụ cũng là một phần tất yếu đóng góp cho sự phát triển của thương mại hàng
hoá. 
Thứ nhất, thương mại hàng hóa có xu hướng tích hợp ngày càng nhiều yếu tố dịch
vụ. Thậm chí, dịch vụ có vai trò quyết định tới sự phát triển của hàng hóa và chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn. Dịch vụ gắn liền với vòng đời của hàng hóa từ khi ra đời đến khi hết
hạn sử dụng. Thương mại hàng hóa luôn phải có thương mại dịch vụ mới có thể phát
triển, từ thiết kế, vận tải, thông tin, tư vấn đến marketing,...
- Thông thường, hàng hoá phải đi kèm cùng dịch vụ mới có giá trị cao. Ví dụ, mua
máy tính, điện thoại luôn kèm theo mua phần mềm, những dịch vụ tích hợp trong đó. Khi
mua bán thiết bị, máy móc luôn phải cung cấp các dịch vụ như đào tạo, bảo hành, sửa
chữa,...
- Đầu vào dịch vụ của các sản phẩm tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho hàng hóa.
Ví dụ, trong quy trình sản xuất và bán ra một chiếc máy tính, những yếu tố dịch vụ như ý
tưởng, thiết kế, thử nghiệm, marketing, thương hiệu,... mang lại nhiều giá trị gia tăng
nhất. Bán máy tính nhưng thực ra là bán dịch vụ trong máy tính.
Thứ hai, sự phát triển của thương mại dịch vụ ngày càng gắn liền với sự phát triển
của thương mại hàng hoá. Nhiều ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào hàng hoá, và chỉ
thương mại hóa được khi có sự phát triển của thương mại hàng hóa. Chẳng hạn:
- Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, logistics... chỉ có thể thương mại hoá và phát triển khi
có sự lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia. Những dịch vụ này phần lớn phục vụ nhu
cầu của nhà cung ứng và khách hàng trong quá trình giao dịch thương mại hàng hóa quốc
tế.
- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông hay các phần mềm công
nghệ chỉ có ý nghĩa tồn tại khi được sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện
thoại,... – những hàng hoá hữu hình.
Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ 4.0 đã làm thay đổi tính chất truyền
thống của dịch vụ, khiến dịch vụ ngày càng có tính chất hàng hoá nhiều hơn. Nhiều dịch
vụ vừa có thể lưu trữ và vận chuyển được đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong
một thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn. Ngày nay, các sản phẩm dịch vụ như phần
mềm liên quan đến máy tính và viễn thông được sản xuất và bán như các loại hàng hoá
thông thường. Nhờ có Internet, các sản phẩm dịch vụ tri thức như trang web đã vượt xa
tính chất của hàng hóa thông thường là có thể được truy cập vô số lần mà không bị hao
mòn. Ví dụ như: Học trực tuyến ( E-learning), Ví điện tử (E-banking), Khám bệnh từ xa
(Telehealth), Hội chợ trực tuyến,…
Thứ tư, ngày nay thế giới đang có xu hướng “dịch vụ hoá” (servicification) các sản
phẩm - biến dịch vụ trở thành một đầu vào sản xuất, hỗ trợ cho hoạt động của doanh
nghiệp hay là một đầu ra đi kèm với sản phẩm (UNCTAD, 2017). Đây không phải một
xu hướng mới nhưng luôn được áp dụng để gia tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Rất khó để phân loại một cốc cafe hay một bữa ăn trưa là hàng hóa hay
dịch vụ. Ở các trường hợp này, người tiêu dùng sử dụng hàng hóa và dịch vụ cùng một
lúc
Như vậy, ngày nay ranh giới giữa dịch vụ và hàng hóa đang dần bị xóa mờ, biểu
hiện cho xu hướng hội tụ ngày một rõ rệt giữa hai lĩnh vực này.
4.4. Tự do hóa thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế
giới, nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến
Theo báo cáo hàng năm của OECD về chỉ số hạn chế thương mại dịch vụ
(Services Trade Restrictiveness Index - STRI), trong năm 2019, hàng rào bảo hộ vẫn có
xu hướng gia tăng nhanh chóng trên mọi lĩnh vực của thương mại dịch vụ. Cụ thể là:
- Mức độ bảo hộ trong thương mại dịch vụ tăng tới 30%, trong khi số biện pháp tự
do hoá thương mại dịch vụ được ban hành cũng giảm 60% (so với năm 2018).
- Xu hướng này ảnh hưởng đến toàn bộ quy mô nền kinh tế, đặc biệt về vốn đầu tư
nước ngoài, xác lập thương mại và sự di chuyển tạm thời của nhà cung ứng dịch vụ - các
lĩnh vực quan trọng thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ.
- Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra trên toàn cầu, sự gia tăng các biện
pháp bảo hộ được ghi nhận nhiều nhất trong các lĩnh vực giữ vai trò then chốt xong xu
hướng số hoá thương mại, đó là dịch vụ ghi âm - ghi hình (hình ảnh động và phát thanh),
máy tính, viễn thông.
- Ngoài ra, các dịch vụ trong lĩnh vực vận tải, ngân hàng, kế toán và xây dựng cũng
chịu tác động tương tự. 
Năm 2020, báo cáo của OECD (2021) cho thấy thế giới tiếp tục có nhiều chính sách
bảo hộ chặt chẽ hơn cả những năm trước đó với tốc độ bảo hộ gia tăng. Cụ thể:
- Các lĩnh vực gia tăng mức độ bảo hộ thương mại trong năm 2020 là dịch vụ máy
tính, ngân hàng thương mại và phát thanh truyền hình.
- Trong số những phương thức cung ứng dịch vụ, phương thức 3 chịu nhiều ảnh
hưởng nhất từ các chính sách bảo hộ này.
- Mặt khác, để đối phó với dịch bệnh, nhiều chính phủ đã hạ thấp rào cản đối với
thương mại số xuyên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc từ xa và các hoạt
động trực tuyến khác.
Tuy vậy, bước sang năm 2021, báo cáo của OECD (2022) chỉ ra nhiều dấu hiệu tích
cực trong nỗ lực tự do hoá thương mại dịch vụ, bao gồm:
- Mức tăng của chỉ số STRI lũy kế trung bình giảm tới 6 lần so với năm 2020, hàm
ý rằng các chính sách hạn chế thương mại dịch vụ mới ban hành năm 2021 đã giảm tính
tiêu cực về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Việc nới lỏng bảo hộ ảnh hưởng rõ rệt tới các dịch vụ được cung ứng theo phương
thức 3, 4.
- Dịch vụ phân phối, ghi âm, vận tải và logistics là các lĩnh vực được tự do hoá
nhất; trái lại, dịch vụ vận tải hàng không, pháp lý và kế toán là những lĩnh vực được bảo
hộ nhất.
- Đặc biệt, Việt Nam được xếp vào một trong ba nền kinh tế có nỗ lực tự do hóa
thương mại cao nhất 2021 (bên cạnh Vương quốc Anh và Indonesia). 
Để ứng phó với Covid-19, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách hạn chế
thương mại dịch vụ nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xoa dịu các hậu quả kinh tế. Tuy
vậy, các chính sách nói trên gây ảnh hưởng không đáng kể tới kết quả nghiên cứu về tự
do hoá thương mại dịch vụ, do chỉ mang tính tạm thời và hướng tới các lĩnh vực mà chỉ
số STRI không xét tới, như sức khỏe, hàng hoá thiết yếu,... (OECD, 2022). Nhưng đa số
các nước cũng có nhiều nỗ lực tự do hóa thương mại như: khuyến khích mở cửa thị
trường, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm chi phí thương mại dịch vụ,...
Tóm lại, số lượng và ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) vẫn phát
triển, giúp xúc tiến thương mại dịch vụ nhờ loại bỏ các biện pháp hạn chế và rào cản. Dự
đoán trong tương lai, xu hướng tự do hoá thương mại sẽ còn nhiều diễn biến tích cực.
Tuy vậy, đa số các quốc gia vẫn áp dụng các cơ chế bảo hộ do vai trò then chốt của dịch
vụ cũng như nhiều mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế quốc tế.
4.5. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến thương mại dịch vụ quốc tế: thúc
đẩy TMDV mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ
bản phương thức cung ứng và tiêu dùng DV
Thứ nhất, sự phát triển của công nghệ góp phần mở rộng thương mại dịch vụ. Việc
gia tăng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại giúp người tiêu dùng ngày càng dễ
dàng tiếp cận các dịch vụ cũng như giúp nhà cung ứng tiếp cận được nhiều khách hàng
hơn và dễ dàng hơn. Cụ thể, về phía người tiêu dùng, công cuộc tìm kiếm và tiêu dùng
dịch vụ diễn ra thuận tiện, đa dạng và nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Còn nhà
cung ứng có khả năng truy cập lượng lớn dữ liệu, từ đó tìm ra cầu thị trường, khám phá
xu hướng tiêu dùng nhằm thoả mãn từng đối tượng khách hàng. Với khả năng tiếp cận
rộng rãi trên các nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp có lợi thế kinh tế theo quy mô, với chi
phí biên của quá trình nghiên cứu thị trường là không đáng kể. 
Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần dịch chuyển cơ cấu thương mại
dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao,
giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh xu
thế này. Dịch bệnh khiến xã hội phải giãn cách, vô hình chung là cơ sở để các ứng dụng
trực tuyến, hay xu hướng chuyển đổi số,... phát triển mạnh mẽ nhằm thích nghi với hoàn
cảnh. Những dịch vụ mới không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong thời buổi dịch bệnh hoành
hành mà sẽ còn trở thành xu hướng được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Chẳng hạn
như sau đại dịch, nhiều cơ sở giáo dục vẫn duy trì những khoá học online, kết hợp giữa
trực tuyến và trực tiếp nhằm cắt giảm chi phí, tiếp cận được nhiều đối tượng học viên hơn
trên phạm vi toàn cầu
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy thương mại dịch vụ mở rộng
về quy mô. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên nền tảng Internet đã làm xuất hiện
ngày càng nhiều loại hình dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới dựa trên nhu cầu ngày
càng gia tăng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều loại hình dịch vụ ngày nay có thể
được thương mại hoá trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, việc khám chữa
bệnh từ xa (telehealth) giữa các khu vực, thậm chí là các quốc gia khác nhau, đang được
áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Việc phân phối các dịch vụ và thông tin liên quan đến sức
khỏe thông qua công nghệ thông tin điện tử - viễn thông cho phép bác sĩ tiếp xúc, chăm
sóc, tư vấn, nhắc nhở, can thiệp, theo dõi bệnh nhân từ xa.
Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi hành vi, thói quen
truyền thống của người tiêu dùng dịch vụ, đồng thời làm thay đổi phương thức cung ứng
của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ theo hướng gia tăng phương thức cung ứng xuyên
biên giới, giảm phương thức có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và tiêu dùng.

Biểu đồ 29: Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet (%)


(Nguồn: ITU)
- Năm 2010, trong khi chỉ có khoảng 1/3 số hộ gia đình trên thế giới có kết nối
Internet, thì sau 10 năm, con số này đã lên tới 65,7%, tương đương 2/3 tổng số hộ. ITU
mong muốn tăng đại lượng này lên 100% (ITU, 2022). Con số này thể hiện sự bao phủ
của Internet là một xu hướng tất yếu hiện nay.
Nhờ sự phủ sóng toàn cầu của Internet, các dịch vụ trực tuyến như E-Commerce, E-
Banking, E-learning,...được sử dụng ngày càng rộng rãi trên toàn cầu. Các dịch vụ truyền
thống hiện nay có thể được cung ứng và tiêu dùng theo những cách thức hoàn toàn mới
như: trình diễn nghệ thuật trực tuyến, hội chợ triển lãm trực tuyến,... giữa các khu vực và
quốc gia khác nhau.
4.6. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được
nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm 
Dưới thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
các sản phẩm dịch vụ không những tăng lên về số lượng, mà còn có có sự thay đổi về
chất lượng và giá cả.
Thứ nhất, khoa học và công nghệ tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng các
ngành dịch vụ từ chiều rộng sang chiều sâu. Cụ thể như sau:
- Với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: công nghệ in 3D, công
nghệ nano, công nghệ sinh học, điện toán đám mây, Internet vạn vật,... đã góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào.
- Hơn nữa, sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu nhờ mở cửa các nền kinh tế, đi kèm với
nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng, là những động lực và cơ hội cho việc
mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Ví dụ, trong lĩnh xe công nghệ, tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các “ông lớn”
như Uber, Grab, Bee, Gojek… khuyến khích họ phải đổi mới, sáng tạo thêm nhiều dịch
vụ đi kèm (như gọi đồ ăn, đặt giao hàng, đi chợ,...) và nâng cao chất lượng dịch vụ (đặc
biệt là về yếu tố con người, nhân công trong dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng mục tiêu. 
Thứ hai, nhờ những tiến bộ về kỹ thuật kể từ cách mạng 4.0, nhìn chung giá của
dịch vụ có xu hướng giảm. Giá dịch vụ được quyết định bởi nhiều yếu tố, và thường khó
xác định hơn giá sản phẩm bởi những đặc tính của dịch vụ. Một số nguyên nhân đằng sau
xu hướng giá giảm là:
- Trước hết, nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, năng suất của người lao
động được nâng cao, hơn nữa có sự hợp lý hoá trong quy trình sản xuất, tận dụng được
lợi thế kinh tế theo quy mô…
- Tự do hoá thương mại dịch vụ cũng góp phần cắt giảm hàng rào bảo hộ giữa các
khu vực và quốc gia, giảm gánh nặng chi phí lên các nhà cung ứng xuyên biên giới, giảm
giá thành. Việc mở cửa, tuy mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, cũng làm gia tăng
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bắt buộc doanh nghiệp phải nâng
cấp dịch vụ, điều chỉnh giá cả,… nhằm chiếm lĩnh thị phần
- Sự ra đời của ngày càng nhiều loại hình dịch vụ kèm theo chất lượng vượt trội cho
phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và sản phẩm thay thế.
- Hơn nữa, khoa học công nghệ còn là “vũ khí” cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và
các quốc gia. Khi vận dụng được những bí quyết trong sản xuất nhờ công nghệ tiên tiến,
kết hợp với nguồn nhân lực có trình độ cao, nhà cung ứng cắt giảm được chi phí sản xuất,
khiến cho giá dịch vụ có xu hướng giảm xuống đáng kể. 

Biểu đồ 30: Doanh thu của thương mại điện tử toàn cầu giai đoạn 2014 - 2021 (tỷ USD)
(Nguồn: Statista)
Minh chứng rõ rệt cho xu hướng chuyển đổi số trong mua sắm và cung ứng giữa
người mua - người bán là sự xuất hiện của thương mại điện tử:
- Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy xu hướng mua sắm, tiêu dùng online ngày càng phổ
biến: năm 2014, doanh thu của thương mại điện tử chỉ đạt 1.300 tỷ USD nhưng lên tới
gần 5.000 tỷ USD vào năm 2021.
- Các sàn thương mại điện tử nổi bật như Amazon, Shopee, Lazada,... với đa dạng
các mặt hàng, giao diện thân thiện, cho phép người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn, mua
sắm chỉ bằng 1 click chuột.
- So với các hình thức bán hàng truyền thống, các mặt hàng trên sàn thương mại
điện tử không những đa dạng mà còn có giá thấp hơn nhờ cắt giảm được chi phí thuê mặt
bằng, nhân công,… Doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm, liên hệ với khách hàng một cách
hiệu quả và thuận tiện, thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Hơn nữa, với tốc độ phát triển của
công nghệ, kèm theo cạnh tranh gay gắt giữa các sàn thương mại điện tử cũng như giữa
các doanh nghiệp, giá thành sẽ tiếp tục giảm xuống trong tương lai. 

You might also like